Xu Hướng 10/2023 # 100G Cua Đồng Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không? # Top 18 Xem Nhiều | Gqut.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 100G Cua Đồng Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không? # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 100G Cua Đồng Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

100g cua đồng bao nhiêu calo và ăn có béo không? cua đồng vốn là loại thực phẩm quen thuộc của nhân dân ta, nhất là bà con vùng nông thôn. Cua đồng có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon dinh dưỡng khác nhau với giá trị dinh dưỡng cao. Ngày nay, để có những con cua đồng chế biến thực phẩm lại trở thành món đặc sản mà rất nhiều người ưa chuộng.

Cua đồng vốn sinh sống ở vùng nước ngọt, chủ yếu ở ruộng lúa, ít phổ biến hơn ở ao hồ. Chúng ưa sinh sống ở vùng đồng bằng trung du. Cua đồng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều loại cua biển. Trung mình mỗi con cua trưởng thành chỉ nặng khoảng 20g.  Môi trường sống lý tưởng ở vùng đáy, ưa nước sạch, thường sống trong hang với bùn đất ven những cánh đồng lúa. Thức ăn của cua đồng chủ yếu thiên về động vật như cá, ốc, hến….Từ cua đồng người ta có thể chế biến thành vô số những món ngon dinh dưỡng khác nhau như: canh cua mồng tơi, bún riêu cua, cua nấu me, khế, cua rang muối,….tùy vào từng sở thích của mỗi gia đình.

Trước đây, cua đồng vốn rất phổ biến, phân bố rộng, có thể thấy khu vực chợ quê bày bán rất nhiều cua đồng. Tuy nhiên ngày nay, dưới tác động của môi trường nước ô nhiễm cộng với việc canh tác và sử dụng thuốc trừ sâu phổ biến trên những cánh đồng nên cua đã khan hiếm đi rất nhiều. Thậm chí hiện nay cua đồng còn được sản xuất giống và nuôi ở một số vùng của nước ta để phục vụ trong ngành chế biến thực phẩm.

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có chứa khoảng 90 calo 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid. Đặc biệt trong cua đồng có chứa hàm lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi rất cao: trong 100g cua đồng có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…được đánh giá là cần thiết cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, lượng protid trong cua đồng cũng được đánh giá thuộc loại tốt. Qua kiểm tra nghiên cứu, trong cua đến đến 10 axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine)…không phải thực phẩm nào cũng có được.

Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, trong đông y cua đồng có tính lạnh, mùi tanh, vị mặn tác dụng tán huyết, công dụng bổ gân, khớp xương….

Như vậy, rõ ràng có thể nhận thấy cua đồng có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có ngay ở đồng ruộng mà bà con nông dân có thể kiếm làm thực phẩm. Cua đồng có quanh năm. Nhưng vào những mùa hè thu, sau những cơn mưa thường sẽ có nhiều cua hơn trên đồng ruộng…bạn có thể mua về để biến các món ăn dinh dưỡng cho gia đình mình.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, với hàm lượng calo nêu trên thì bạn có thể yên tâm rằng ăn cua đồng sẽ không bị béo. Ngược lại, nếu ăn cua đồng hợp lý còn có thể giảm cân hiệu quả. Lý do bởi trong cua có chứa các loại axitamin bao gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane…

Những chất này có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt, ngăn chặn tình trạng tồn đọng năng lượng, điều chỉnh lượng đường trong máu. Đặc biệt, trong cua đồng còn có một số chất có vai trò tích cực trong việc đốt cháy chất béo, từ đó có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả nhất. Vì thế, bạn không nên bỏ qua các món ăn hàng ngày từ cua đồng. Để giảm cân hiệu quả cùng món cua đồng bạn có thể tham khảo các món ăn sau đây:

 Canh cua mồng tơi

Canh mồng tơi không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Để chế biến món này khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị:

–         100g thịt cua đồng

–         Rau mồng tơi

Để chế biến món ăn này, bạn cho thịt cua giã nhuyễn sau đó lọc lấy nước cốt, thêm chút muối. Với rau mồng tơi rửa sạch sau đó cắt rau vừa ăn. Cho nồi nước cốt cua, có thể thêm nước lọc sau đó đun sôi rồi cho rau mồng tơi vào đun, thêm muối, bột nêm vừa miệng là có thể thưởng thức.

     Cua om dấm bỗng

    Để làm món ăn này, bạn cần chuẩn bị khoảng 100ml giấm bỗng. Cua rửa sạch cắt bớt phần chân, bỏ mai, yếm. Thực hiện chế biến bằng cách cho dầu ăn vào chảo phi thơm hành, cho cua và gạch cua vào đảo đều. Sau đó thêm muối, giấm và đường vào nêm gia vị vừa ăn là có thể thưởng thức.

    Chú ý: mặc dù cua rất tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn cần phải chế biến cua thật kỹ trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn cua sống, không nấu những con cua đã chết. Ngoài ra, đối với những người thường xuyên bị lạnh bụng, tiêu chảy, bệnh nhân gút, mới ốm dậy khi sức đề kháng còn yếu, dạ dày chưa hoạt động ổn định thì không nên ăn các món chế biến từ cua đồng. Những người bị cao huyết áp, dị ứng với cua thì không nên ăn cua đồng.

    NÊN XEM THÊM:

    Ghẹ Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?

    Ghẹ là loài hải sản có quan hệ mật thiết với cua, thường sống ở dưới cát và bùn, chuyên ăn động vật hai mai nhỏ, cá và tảo lớn. Chúng có khả năng bơi tốt bởi chân dẹp giống mái chèo. Kích thước, trọng lượng mà màu sắc có thể khác nhau tùy từng loại. Đây là một số loại ghẹ được bày bán phổ biến ở nước ta:

    Ghẹ đỏ (ghẹ hoa): Loại ghẹ này có màu đỏ, thân có 3 chấm tròn và hình chữ thập trên lưng. Trọng lượng lớn hơn ghẹ xanh, khoảng 3 – 4 con/ kg. Thịt đỏ ngọt, chắc, giá khoảng 300.000đ/ kg.

    Ghẹ xanh: Loại ghẹ này có vỏ màu xám, chân có nhiều viền xanh và đốm trắng ở toàn thân. Ghẹ xanh được đánh giá là loại ghẹ ngon nhất với thịt ngọt chắc hơn ghẹ đỏ. Giá khoảng 400.000đ/ kg.

    Ghẹ ba chấm (ghẹ mặt trăng): Loại ghẹ này có ba chấm tròn trên mai, kích thước nhỏ, 1kg ghẹ được khoảng 5 con. Ít thịt và kém ngọt hơn ghẹ đỏ, ghẹ xanh, chuyên dùng để hấp bia. Giá khoảng 200.000đ/ kg.

    Về mặt dinh dưỡng thì 100g ghẹ chứa khoảng 54 calo với hàm lượng protein cao cùng nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B1, B2, C, canxi, photpho, sắt, omega 3, magnesium… Lượng calo trong ghẹ thấp hơn so với lượng calo trong các loại cá, mực, tôm, nghêu, ốc và cao hơn lượng calo trong hàu, sò, trai.

    Nếu chỉ tính riêng thịt ghẹ thì 100g thịt ghẹ chứa khoảng 110 calo.

    Mỗi ngày chúng ta cần 2.000 calo cho cơ thể tương ứng 667 calo cho một bữa. Trong khi 100g ghẹ chứa 54 calo. Để ăn no với ghẹ, bạn cần khoảng 1 kg tương ứng với 540 calo, thấp hơn lượng calo cần thiết cho 1 bữa nên không gây béo.

    Hơn nữa, ghẹ chứa rất ít chất béo và hầu hết đều là chất béo lành mạnh với nhiều omega 3 có tác dụng tiêu hủy mỡ thừa nên ăn đúng cách sẽ giúp giảm cân hiệu quả.

    Ngoài lợi ích trên thì ghẹ còn là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

    Thịt ghẹ giúp trẻ cao lớn và thông minh hơn: Thịt ghẹ chứa nhiều omega 3 rất tốt cho não bộ của bé đồng thời giúp bé cao lớn và thông minh hơn. Hơn nữa, lượng cholesterol trong thịt ghẹ cũng thấp hơn nhiều so với thịt gà và thịt thăn nên mẹ có thể yên tâm cho bé ăn mà không phải lo lắng điều gì.

    Thịt ghẹ an toàn cho mẹ bầu: Nhiều nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ mang thai ăn ghẹ vừa tốt cho sức khỏe của bản thân vừa ngăn chặn được nhiều tác hại ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi do chứa nhiều proten, sắt cùng omega 3. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý ăn 1 – 2 lần/ tuần, mỗi lần dưới 100g chứ không nên ăn quá nhiều.

    Thịt ghẹ giúp nam giới cải thiện liệt dương, bồi bổ cơ thể: Theo Đông y thì thịt ghẹ có tính lạnh, vị hàn, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết bổ xương, tủy, tăng cường sinh lực, trị chứng liệt dương. Còn theo y học hiện đại thì thịt ghẹ chứa nhiều chất đạm, chất béo tốt, vitamin A, canxi cùng các nguyên tố vi lượng tốt cho sinh lý. Do đó, nam giới có thể bổ sung các món ăn từ ghẹ trong bữa ăn hàng tuần để cải thiện khả năng giường chiếu cho bản thân mà không cần phải tốn tiền uống thuốc hay dùng thêm sản phẩm hỗ trợ.

    Khi có vết thương hở, bạn nên kiêng ăn rau muống, thịt gà, gạo nếp, thịt bò, lòng trắng trứng, đồ ăn cay nóng cùng các loại hải sản như ghẹ. Ăn ghẹ khi có vết thương hở sẽ khiến vết thương bị ngứa, lâu lành đồng thời hình thành sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

    Ho là một phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm mục đích tống các chất ngoại lai ra ngoài (bao gồm vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại khác) và là một triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau.

    Nếu bạn bị ho trong thời gian dài sẽ khó tránh khỏi việc tổn thương tại niêm mạc cổ họng. Điều này khiến niêm mạc cổ họng vốn đã mỏng manh càng trở nên nhạy cảm hơn. Trong khi đó ghẹ lại có vị tanh với hương vị đặc trưng của biển. Vị tanh này khiến cổ họng của nhiều người không thể chấp nhận được, kết quả là ho nhiều hơn. Chính vì vậy, khi bị ho thì bạn tốt nhất nên hạn chế ăn ghẹ cùng các loại hải sản khác.

    Ngoài ra, ghẹ là một loại thực phẩm chứ nhiều sodium và purines không thích hợp với những người bị cao huyết áp hay mắc bệnh gout. Những người bị cảm gió, sốt, mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy cũng không nên ăn ghẹ.

    NÊN XEM THÊM:

    100G Cá Diêu Hồng Bao Nhiêu Calo? Ăn Cá Diêu Hồng Có Béo Không?

    Giá trị dinh dưỡng của cá diêu hồng

    Cá diêu hồng còn được gọi là cá rô phi đỏ. Cá có vị rất ngon, thịt trắng và dùng để chế biến thành nhiều món ăn. Bên cạnh đó, cá diêu hồng có thể giúp giảm lượng cholesterol, giúp xương khớp khỏe mạnh.

    Trong 100g cá diêu hồng có chứa những thành phần sau đây:

    Carbohydrates: 0gr

    Protein: 26gr

    Chất béo: 3gr

    Niacin: 24% RDI

    Vitamin B12: 31% RDI

    Photpho: 20% RDI

    Selen: 78% RDI

    Kali: 20% RDI

    Với các thành phần dinh dưỡng trên, việc ăn cá diêu hồng sẽ rất bổ dưỡng cho sức khỏe, nhất là những ai đang suy nhược cơ thể.

    Công dụng của cá diêu hồng

    Cá diêu hồng có lượng calo rất ít, giúp giảm cholesterol và chất béo trung tính trong cơ thể. Lý do là vì loại cá này có chứa nguồn omega-3 dồi dào giúp cơ thể kiểm soát được mức cholesterol trong máu.

    Bên cạnh đó, cá diêu hồng chứa rất nhiều khoáng chất, protein và vitamin D giúp tốt cho xương khớp. Ngoài ra, cá diêu hồng còn làm giảm cơ loãng xương, giúp sửa chữa tế bào và duy trì hoạt động trao đổi chất của cơ thể.

    Trong 100g cá diêu hồng sẽ thường chứa khoảng 86 calo. Ước tính, 1 con cá diêu hồng 450gr khi chiên sẽ khoảng 580 calo. Nếu bạn làm cá diêu hồng sốt cà thì khoảng 550 calo / 1 con và 1 bát canh chua cá diêu hồng thì chứa khoảng 420 calo.

    Chúng ta nên ăn cá diêu hồng ít nhất một tuần 2 lần, mỗi lần ăn khoảng 300 – 400gr để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất như vitamin, omega-3 cần thiết cho cơ thể

    Theo các chuyên gia, lượng calo tiêu chuẩn cho bữa ăn thường là 667 calo. 100gr cá diêu hồng chỉ chứa 86 calo nhưng nếu bạn ăn cá diêu hồng chiên với cơm trắng, thì tổng mức năng lượng bạn nạp vào cơ thể có thể hơn 710 calo.

    Vì vậy, việc ăn cá diêu hồng có béo hay không còn phụ thuộc vào cách bạn ăn. Nếu bạn ăn cá diêu hồng với một lượng vừa phải và kết hợp chế độ ăn hợp lý sẽ không béo.

    Cá diêu hồng sốt cà chua

    Cá diêu hồng sốt cà chua là một món ăn dễ chế biến. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa có hương vị thơm ngon và phù hợp với mọi người.

    Để làm món cá diêu hồng sốt cà chua, bạn chỉ cần chiên cá diêu hồng. Sau đó làm sốt cà chua theo khẩu vị và rắc lên trên sốt một ít ngò rí. Cuối cùng, bạn rưới sốt cà chua lên cá diêu hồng đã chiên là sẽ có ngay một món ăn tuyệt vời rồi.

    Cá diêu hồng hấp gừng

    Cá diêu hồng hấp gừng là một món ăn ngon, dễ làm và cũng rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, món ăn này chứa rất ít calo.

    Để làm món cá diêu hồng sốt cà chua, bạn chỉ cần chiên cá diêu hồng. Sau đó làm sốt cà chua theo khẩu vị và rắc lên trên sốt một ít ngò rí. Cuối cùng, bạn rưới sốt cà chua lên cá diêu hồng đã chiên là sẽ có ngay một món ăn tuyệt vời rồi.

    Cá diêu hồng kho

    Cá diêu hồng kho là một trong những món ăn quen thuộc của mọi gia đình. Món ăn này vừa thơm ngon vừa chứa rất nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

    Để làm được món ăn này, chúng ta cần sơ chế cá diêu hồng. Sau đó bạn ướp cá với hành, gừng, tỏi, ớt và gia vị tùy chỉnh theo khẩu vị của bạn và mang đi kho. Vậy là món ăn thơm ngon này đã hoàn thành rồi đấy!

    Bạn chỉ nên ăn cá diêu hồng ít nhất 2 lần một tuần để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là những ai đang trong quá trình giảm cân.

    Advertisement

    Bên cạnh đó, bạn không nên ăn đầu, trứng hay gan cá diêu hồng vì chất độc thường tập trung ở những bộ phận này.

    Đồng thời, bạn cần kết hợp việc ăn cá với các thực phẩm như rau củ, tinh bột tốt và luyện tập thể dục để việc giảm cân trở nên thuận lợi hơn.

    Đặc biệt, bạn tuyệt đối không ăn cá diêu hồng sống. Vì khi chưa được chế biến, chúng có thể có ký sinh trùng gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

    Nguồn: U.S. Department of Agriculture (USDA)

    Mua ngay các loại cá và hải sản tại chúng tôi để chế biến nhiều món ăn ngon:

    Sò Có Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?

    Sò (Arcidae) là tên gọi chỉ những loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ có kích thước loại nhỏ và vừa. Sò chủ yếu sống ở môi trường biển, sông, vùng nước lợ. Đặc điểm của sò có 2 mảnh vỏ bên ngoài khép lại, sỏ sò đa dạng về kích thước và màu sắc khác nhau.

    Hiện nay, theo nghiên cứu khoa học có hơn 200 loại sò trong tự nhiên. Tuy nhiên, trong chế biến thực phẩm thì có một số loại thường gặp như sau:

    –         Sò láng điệp: là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người yêu thích. Vỏ của loại sò này có hình rẻ quạt bên trong có 2 vành dài. Sò láng điệp có vị ngọt thanh khi chế biến, có thể nấu súp, xào, nấu canh…

    –         Sò điệp quạt: là loại hải sản khá quen thuộc, thịt sò trắng ngà thơm ngon, không dai, thích hợp cho cả rang lẫn xào. Loại sò này thích hợp trong chế biến các món bổ dưỡng như : rang muối tiêu, sò nướng mỡ hành,…

    –         Sò lông: còn có tên gọi là sò lông biển. Đây là một loại động vật thân mềm thuộc họ sò, có 2 mảnh vỏ hình bầu dục. Sò lông có hình khá giống với các loại sò khác nhưng lớn hơn sò huyết.

    –         Sò mai: loại sò này tương đối lớn có hình dạng to gần bằng một con ốc cánh tiên, cỡ bằng mu bàn tay dạng nan quạt.

    –         Sò dương: hay còn gọi là sò mồng có dạng như sò huyết. Loại sò này có đặc điểm nhiều thịt, màu trắng hồng, dai, thịt chắc, ngọt và thơm.

    100g sò huyết có chứa 71 calo

    100g sò điệp chứa 94 calo

    100g sò lông 51 calo

    100g sò dương 65 calo.

    Sò chính là loại hải sản chứa nhiều dưỡng chất, điển hình như: Sắt, Selen, Photpho, Protein, Kẽm; Vitamin A, Vitamin B1, Vitamin B2; Vitamin B12, I-ốt, Niacin; Canxi, Magiê, Natri, Omega-3,….có lợi cho sức khỏe con người với một số tác dụng như: thúc đẩy sức khỏe hệ tim mạch nhờ hàm lượng vitamin B12 dồi dào. Sò có chứa axit béo omega 3 có thể giúp tăng cường sức khỏe trí não; tác dụng tăng cường miễn dịch rất tốt…v…v

    Tổ chức Y tế thế giới đã từng công bố kết quả rằng: một ngày 1 người trưởng thành cần 200 calo. Như vậy nếu như chia thành 3 bữa ăn chính thì mỗi bữa cần nạp 667 calo. Nếu so sánh tương quan mức năng lượng này với năng lượng có trong sò, ta dễ dàng nhận thấy:

    Các loại sò thường có lượng calo rất thấp. Giả sử bữa ăn chính bạn ăn sò điệp bạn ăn đến 500g sò thì lượng calo là 470 calo- với lượng calo này vẫn thấp hơn calo tiêu chuẩn. Vậy nên có thể kết luận ăn sò không béo.

    Mặc dù vậy chuyên gia cũng khuyến có có những loại sò huyết có thể tích lũy kim loại nặng từ môi trường sống của chúng. Những kim loại này được xác định không tốt cho sức khỏe, có thể gây nên những tổn thương nội tạng nên hạn chế sử dụng.Mặt khác, đối với những người có tiền sử dị ứng với sò huyết thì không nên sử dụng.

    NÊN XEM THÊM:

    100G Muối Tôm Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Mập Không?

    Tây Ninh là vùng đất không có biển nhưng muối tôm Tây Ninh lại là loại muối được biết đến và yêu thích nhiều nhất. Nghe có vẻ lạ nhưng đây là sự thật.

    Bạn có thể ra cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị để mua muối tôm về ăn. Nếu không thì có thể tự làm muối tôm theo 2 cách sau:

    Cách 1: Làm muối tôm từ tôm khô

    Chuẩn bị 100 gram tôm khô, 100 gram muối hột, 5 trái ớt sừng, 30 gram ớt bột, ½ muỗng cafe tiêu cùng vài nhánh tỏi.

    Tôm khô rửa sạch, ngâm với nước lạnh 15 phút rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó đem xay nhuyễn.

    Xay tiếp ớt và tỏi. Cuối cùng là muối. Chú ý rửa lại muối với nước cho hết bẩn, sau đó đem phơi thật khô dưới nắng rồi mới xay.

    Trộn tất cả nguyên liệu với nhau.

    Chia hỗn hợp muối tôm thành từng phần rồi cho lần lượt vào máy sấy thực phẩm, sấy khô ở nhiệt độ 80 độ C.

    Muối tôm sấy xong thì bỏ ra ngoài để nguội rồi cho vào lọ nhựa hoặc lọ thủy tinh để bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, dùng trong 1 – 2 tháng.

    Cách 2: Làm muối tôm từ tôm tươi

    Chuẩn bị 500 gram tôm sông, 500 gram muối hột, 1 củ cà rốt, 100 gram đường trắng, 300 gram ớt hiểm, tỏi và bột ngọt.

    Rửa lại muối với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi phơi thật khô dưới nắng.

    Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, chỉ lấy phần thịt rồi đem xay nhuyễn. Bỏ tôm xay ra thau lớn. Ớt hiểm rửa sạch, xay nhuyễn bỏ tiếp vào thau. Cuối cùng là cà rốt cũng làm tương tự như vậy.

    Thêm 4 – 5 muỗng đường trắng vào thau rồi trộn đều các nguyên liệu.

    Chia hỗn hợp muối tôm thành từng phần rồi cho lần lượt vào máy sấy thực phẩm, sấy khô ở nhiệt độ 80 độ C.

    Muối tôm sấy xong thì bỏ ra ngoài để nguội rồi cho vào lọ nhựa hoặc lọ thủy tinh để bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, dùng trong 1 – 2 tháng.

    Về mặt năng lượng thì muối vốn không chứa calo, chỉ chứa nhiều natri nhưng vì muối tôm có tôm nên hàm lượng calo sẽ khác. Hàm lượng calo trong muối tôm bao nhiêu còn tùy thuộc vào lượng nguyên liệu cùng cách làm của mỗi người, mỗi doanh nghiệp.

    Với cách 1 thì chúng ta có thể tạo ra 240 gram muối tôm được chế biến từ tôm khô chứa khoảng 347 calo. Tương ứng 100g muối tôm chứa khoảng 145 calo.

    Còn với cách 2 thì chúng ta có thể tạo ra 1,5 kg muối tôm được chế biến từ tôm tươi chứakhoảng 1.026 calo. Tương ứng 100g muối tôm chứa khoảng 69 calo.

    Mỗi ngày chúng ta cần nạp khoảng 2.000 calo vào cơ thể tương ứng mỗi bữa cần khoảng 667 calo. Trong khi 100g muối tôm chứa khoảng 69 – 145 calo. Lượng calo này được xem là không quá cao nhưng khi kết hợp với các món ăn kèm chắc chắn sẽ khiến lượng calo tăng lên đáng kể. Nếu bạn ăn muối tôm với các loại củ quả  như củ đậu, dưa chuột, xoài, cóc… đồng thời chỉ ăn một lượng nhất định thì sẽ không gây mập. Nhưng nếu bạn ăn muối tôm kết hợp với các món ăn từ thịt mỡ đồng thời ăn nhiều thì chắc chắn sẽ bị mập. Hơn nữa, ăn nhiều muối tôm còn khiến cơ thể bị tích nước, điều này góp phần ảnh hưởng tới cân nặng, vóc dáng và gây nhiều nguy hại tới sức khỏe như:

    Tăng huyết áp: Ăn nhiều muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với natri khiến ion natri chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, tăng nước trong tế bào, co mạch, tăng huyết áp.

    Đột quỵ: WHO cho biết thường xuyên dùng đồ mặn có thể dẫn tới 62% các ca đột quỵ não. Do đó, bạn cần tránh ăn muối tôm quá nhiều.

    Mắc bệnh tim: Ăn nhiều muối tôm khiến chúng ta phải uống nhiều nước, kéo theo tăng khối lượng máu tuần hoàn kích thích tim làm việc nhiều hơn. Lâu dần làm tâm thất trái to lên dẫn tới suy tim.

    Hại thận: Ăn nhiều muối tôm sẽ khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước làm tăng tuần hoàn máu đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu, tăng nguy cơ sỏi thận, thận nhiễm mỡ…

    Gây bệnh dạ dày: Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy những người thường xuyên ăn đồ mặn có nguy cơ mắc bệnh dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác.

    Yếu xương: Ăn nhiều muối có thể gây mất canxi từ xương, tăng nguy cơ loãng xương.

    Tóm lại, ăn muối tôm có gây mập hay không còn tùy thuộc vào cách ăn của mỗi người. Hãy chủ động điều chỉnh và cân bằng lượng ăn mỗi ngày cho phù hợp để tránh ảnh hưởng tới cân nặng và sức khỏe. Nếu lỡ nạp quá nhiều calo cho cơ thể thì bạn nên giải phóng bớt bằng cách tập luyện.

    NÊN XEM THÊM:

    Bánh Akiko Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?

    Bánh akiko bao nhiêu calo và ăn bánh akiko có béo không là câu hỏi được rất nhiều tín đồ “hảo ngọt” quan tâm. Đặc biệt là đối với những người đang ăn kiêng, giảm cân nghiêm ngặt.

    Bánh akiko được sản xuất bởi công ty oishi – một trong những công ty kinh doanh thức ăn nhẹ đến từ quốc đảo Philippines nổi tiếng thế giới. Ngoài những gói snack thơm ngon, đậu phộng, kẹo oishi với nhiều hương vị đa dạng,… Nhắc tới Oishi, người ta không thể không nhắc tới bánh akiko – loại bánh dạng que, giòn xốp và được rất nhiều người yêu thích, nhất là các bạn nhỏ.

    Bánh akiko được chế biến chủ yếu từ bột, đường và sữa, các nguyên liệu sẽ được trộn đều với nhau thông qua hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất, sau đó được nấu và tạo hình thành dạng que bánh dài vừa phải. Bên trong bánh akiko được trải đều một lớp nhân kem béo ngậy, tương ứng với hương vị của vỏ bánh. Khi ăn bánh akiko, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được hương vị giòn xốp, béo ngậy của chiếc bánh này ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.

    Tính tới thời điểm hiện tại, công ty Oishi đã cho ra mắt khá nhiều hương vị khác nhau cho dòng bánh akiko. Cụ thể như sau:

    Bánh akiko nhân cà phê moka: Được sản xuất và chế biến dựa trên hương vị thực tế của quả cà phê moka đặc trưng tại Philippines. Nhân bánh được làm từ bột cà phê và hương vani, sẽ mang tới hương vị đậm đà và béo ngọt khi thưởng thức.

    Bánh akiko nhân sữa dừa : Bao gồm bột kem, sữa tươi hòa quyện cùng hương thơm của sữa dừa tự nhiên. Giúp chiếc bánh vừa béo ngậy, vừa ngọt ngào như chính tên gọi của chúng.

    Bánh akiko nhân Custard: Bánh nhân sữa được rất nhiều người yêu thích bởi sự quen thuộc, ngọt ngào nhưng không kém phần lạ miệng. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được song song độ giòn ngọt và sự béo ngậy, thơm thơm của sữa tươi.

    Bánh akiko nhân phô mai: Nổi bật với hương vị phô mai béo ngậy, ngọt thơm. Ngay từ miếng cắn đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được que bánh giòn xốp sau đó là sự mềm mịn, béo ngậy của nhân phô mai bên trong.

    Bánh akiko nhân sầu riêng: Khi thưởng thức sẽ mang tới hương vị quen thuộc của trái sầu riêng, vừa ngọt lại vừa béo rất gây nghiện. Kết hợp với vỏ bánh giòn xốp và nhân kem sầu riêng mềm mịn. Loại bánh này sẽ rất thích hợp cho những người là “tín đồ” trung thành của sầu riêng.

    Theo thông tin cung cấp từ nhà sản xuất, trong 1 chiếc bánh akiko (8g) chứa 36 kcal. Thêm vào đó, giá trị dinh dưỡng trong bánh lần lượt như sau: 14g chất béo; 0g chất xơ; khoảng 1g protein; 2g đường; 5g carbohydrate; 1,5g chất béo.

    Một chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ăn bánh akiko sẽ không hề gây béo nếu như bạn biết cách ăn bánh sao cho khoa học và phù hợp với khẩu phần ăn trong ngày của mình. Bởi hàm lượng calo có trong 1 chiếc bánh akiko khá thấp, nếu so sánh với mức năng lượng cần nạp trong ngày là 2000 kcal/ người trưởng thành. Khi bạn ăn 2 cái/ ngày, lượng calo cũng không vượt quá mức cho phép. Do đó, loại bánh này rất thích hợp để sử dụng làm món ăn nhẹ, cung cấp năng lượng cho cơ thể trong ngày.

    Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều (quá 3 chiếc/ ngày), ăn thường xuyên, ăn bánh akiko trước khi đi ngủ,… Lúc này nguy cơ tăng cân, béo phì là vô cùng cao. Mặc dù lượng calo được đánh giá thấp, nhưng giá trị dinh dưỡng trong loại bánh này đều ảnh hưởng không nhỏ tới vóc dáng và cân nặng của bạn. Điển hình như chất carbohydrate, chất béo, đường, protein,… Khi những chất dinh dưỡng này được nạp vào cơ thể vượt mức cho phép, không những cân nặng bị ảnh hưởng, mà hệ tiêu hóa cũng bị tác động không nhỏ khi phải chuyển đổi một lúc quá nhiều năng lượng. Chưa kể, bánh akiko không hề chứa chất xơ, sẽ không thể hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn và đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể.

    Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo đối với những người mắc bệnh thừa cân, tiểu đường, bệnh huyết áp,… Thì nên hạn chế tiêu thụ loại bánh này. Bởi hàm lượng đường trong bánh có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

    NÊN XEM THÊM:

    Cập nhật thông tin chi tiết về 100G Cua Đồng Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không? trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!