Xu Hướng 10/2023 # 5 Làng Nghề Truyền Thống Ở Miền Bắc Vào Mùa Tết # Top 10 Xem Nhiều | Gqut.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 5 Làng Nghề Truyền Thống Ở Miền Bắc Vào Mùa Tết # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 5 Làng Nghề Truyền Thống Ở Miền Bắc Vào Mùa Tết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cuối năm đi thăm các làng nghề truyền thống như làm bánh chưng, trồng hoa đào, bưởi Diễn… bạn sẽ cảm nhận rõ rệt hơn không khí Tết đang đến rất gần.

Làng bánh chưng Tranh Khúc

Bánh ở làng Tranh Khúc được người dân gói bằng tay nhưng rất đều và đẹp. Ảnh:Lê Hiếu

Không khí Tết đã tràn ngập khắp các gia đình ở làng Tranh Khúc, Thanh Trì, Hà Nội từ hơn một tháng nay. Nhà nào cũng tất bật chuẩn bị cho các đơn hàng phục vụ Tết với khoảng sân xanh mướt lá dong và những bếp than đỏ lửa đêm ngày. Bánh chưng của làng nổi tiếng rền, ngon và đẹp mắt. Để có được điều đó, các công đoạn từ chọn, rửa lá, ngâm gạo, đỗ, ướp thịt đến gói, luộc bánh đều được người dân trong làng thực hiện rất tỉ mỉ và chuyên nghiệp.

Điều đặc biệt trong mỗi chiếc bánh chưng Tranh Khúc là hầu hết được gói bằng tay, nhưng chiếc nào chiếc nấy vuông vức và đều tăm tắp. Người dân trong làng cũng ít khi bán lẻ mà thường làm theo đơn đặt hàng của khách từ hàng chục đến hàng trăm chiếc. Tùy theo cỡ mà mỗi chiếc bánh có giá khác nhau, từ 25.000 đến 50.000 đồng, thậm chí 70.000 đến 100.000 đồng nếu khách có nhu cầu.

Làng làm hương ở Hưng Yên

Hương phơi như những bông hoa trên sân. Ảnh: Vũ Minh Quân

Nếu muốn cảm nhận hương Tết đích thực, bạn nên dành một ngày đến Cao Thôn, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 40 km. Nổi tiếng với nghề làm hương xạ truyền thống, đây là nơi bạn sẽ được tận mắt chứng kiến các công đoạn làm nên hương vòng, hương nén và hương sào.

Sau khi chế thuốc, se, nén, hương thô được đem phơi ở sân hoặc trên giàn để giữ được màu, mùi và bắt lửa. Không chỉ được ngắm những bông hoa kết từ hương đẹp mắt, du khách còn được đắm chìm trong mùi thơm của các loại thảo mộc – thành phần làm hương – như quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi, quế, bạch đàn… Trong tiết trời se lạnh cuối năm, mùi thơm của các loại hương nén, hương vòng làm không khí Tết đến gần hơn bao giờ hết.

Làng hoa Nhật Tân

Đào nở rộ trên vườn hoa Nhật Tân. Ảnh: Vy An

Gần Hà Nội có rất nhiều làng hoa truyền thống, nhưng nhộn nhịp nhất phải kể đến Nhật Tân. Các nhà vườn nằm khá gần chợ hoa Quảng Bá. Bạn chỉ cần đi qua chợ, đến ngõ 264 đường Âu Cơ rẽ vào rồi đi thẳng là sẽ đến. Nhiều nhất ở đây là các vườn đào với đủ loại, đủ màu cùng các dáng thế khác nhau. Tuy nhiên, đắt khách vẫn nhất là đào bích, bông to, dày cánh, đậm màu – loại đào nổi tiếng Nhật Tân.

Những vườn quất cảnh ở đây cũng rất hút khách nhờ quả to, chĩu chịt, màu vàng đều, đẹp mắt. Những ngày này, Nhật Tân luôn nhộn nhịp khách từ các nơi đến chọn và đặt mua đào, quất chơi dịp Tết. Giá cũng tùy cây, từ vài trăm đến cả chục triệu đồng. Bạn không mua cũng có thể đến chụp ảnh tại các nhà vườn để ghi lại khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp. Ngoài ra, các vườn hoa xung quanh với túy điệp, cánh bướm, violet… cũng rất đáng để bạn ghé qua khi đến Nhật Tân.

Làng miến dong Cự Đà

Miến dong vàng óng của làng Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội. Ảnh: Lam Linh

Ngoài tương bần, miến dong cũng là đặc sản nổi tiếng của làng cổ Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Do là thành phần không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết nên từ vài tháng trước, người dân Cự Đà đã phải chạy đua cùng thời gian để làm miến đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tết càng đến gần, không khí lao động sản xuất ở đây càng trở nên khẩn trương bởi không chỉ sân, giàn mà các mái nhà cũng đều được tận dụng để hong, phơi.

Bước đến làng Cự Đà, bạn sẽ thật sự ấn tượng bởi màu vàng óng ả của sợi miến xen lẫn cùng màu trầm nâu cổ kính của những ngôi nhà cổ. Ngoài miến vàng, miến dong màu trắng đục cổ truyền của làng Cự Đà cũng rất được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt trong dịp Tết. Miến ở đây nổi tiếng dai nhưng vẫn rất mềm, không bị nát, thơm và ngọt khi nấu.

Làng bưởi Phú Diễn

Vườn bưởi trĩu quả ở Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Lê Bích

Trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc không thể thiếu màu vàng của bưởi, và loại quả được ưa dùng nhất ở Hà Nội chính là bưởi Diễn. So với các giống ở nhiều nơi khác, bưởi được trồng ở Phú Diễn, Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội) có màu vàng tươi, hương thơm đặc trưng, múi mọng nước, ngọt dịu. Nhiều khách hàng kỹ tính còn cất công xuống tận đất Diễn để mua được loại bưởi chính gốc về cúng tổ tiên.

Ngay từ đầu làng, du khách đã có thể thấy không khí của làng nghề vào vụ Tết. Bưởi bày bán khắp nơi. Các sạp hàng đầy ắp một màu vàng tươi tốt của những quả bưởi căng tròn, bóng mịn. Tuy diện tích trồng đã thu hẹp nhiều so với trước nhưng hương thơm bưởi Diễn tỏa ra từ các nhà vườn vẫn đủ sức níu chân du khách. Sau khi tham quan, bạn có thể mua một vài quả để bày Tết hoặc làm quà, giá từ 30.000 đến 60.000 đồng tùy loại.

Theo VNE

Món Ăn Truyền Thống Trong Mâm Cơm Ngày Tết Miền Bắc Việt Nam

Banh chưng

Bánh Chưng là món đầu tiên trong danh sách những món ăn truyền thống ngày Tết Việt Nam. Món ăn là điểm đặc trưng không thể thiếu trong dịp Tết đến xuân về.

Có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, bánh chưng tượng trưng cho mặt đất; là thức bánh mà Lang Liêu làm ra để dâng lên vua cha, nhằm thể hiện lòng biết ơn với vua cha và đất trời. Nhắc đến Tết là nhắc đến bánh chưng, món ăn thể hiện sự kết tinh của trời đất. Sự kết hợp giữa gạo nếp dẻo, đậu ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã đem đến cho ngày Tết một thứ bánh ngon tròn vị.

Xôi gấc

Xôi gấc rất bổ dưỡng, tốt cho người có thị lực kém. Xôi gấc cũng cung cấp các chất bổ khác cho cơ thể và rất được người miền Bắc ưa chuộng. Màu đỏ tươi của gấc tượng trưng cho sự mong cầu may mắn. Do vậy, món xôi gấc thường được người miền Bắc dùng thiết đãi bạn bè và người thân trong mâm cỗ.

Tết đến, xuân về là dịp để chúng ta gặp mặt người thân trong gia đình và những người bạn lâu ngày gặp lại. Mọi người cùng nhau thưởng thức các món ngon ngày Tết miền Bắc vừa ngon, vừa bổ dưỡng. .

Chè kho

Đây là món ăn ngày Tết ở miền Bắc, quen thuộc nhất với người dân Hà Nội. Chè kho rất giản dị trong việc kết hợp nguyên liệu, chỉ cần đậu xanh, vừng trắng và đường cát là có thể nấu thành nồi chè. Chè có một hương vị đặc biệt thơm thơm mùi của đỗ xanh, chút thoang thoảng của nước hoa bưởi ăn vừa mát vừa mềm mịn tan ngay trong miệng.

Gà luộc

Mâm cỗ của người Việt nói chung và người miền Bắc nói riêng không thể vắng bóng đĩa thịt gà. Người ta thường chọn gà vườn trong việc cúng kiến và ăn uống đầu năm bởi thịt gà thả vườn thường chắc thịt, thơm và ngọt. Gà có thể cúng nguyên con hoặc gà chặt xếp ra đĩa. Vị ngọt thơm của thịt gà ăn kèm lá chanh, chấm gia vị chanh ớt luôn tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.

Giò lụa, giò thủ

Trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt Nam, giò lụa luôn được đặt ở vị trí trung tâm và là một trong những món ăn không thể thiếu. Chả lụa là món ăn làm từ thịt lợn được giã nhuyễn trong cối đá, gói bằng lá chuối và luộc chín. Khi sử dụng, chả lụa được thái thành khoanh tròn và bày lên dĩa. Những miếng chả lụa trắng mịn, vị ngọt, giòn dai.

Giò dùng thịt đầu lợn chế biến gọi là giò thủ. Làm giò thủ, tai lợn, thịt thủ, không giã mà thái nhỏ, trộn thêm mộc nhĩ, nước hương, hạt tiêu rồi xào chín. Xong, gói bằng lá chuối tươi, buộc lạt cho chặt rồi luộc hoặc hấp cách thủy. Khi giò chín, vớt ra rồi ép, dùng 4 thanh tre cặp quanh khoanh giò, cột cho chặt, treo trên bếp. Khi ăn cũng thái như giò lụa.

Thịt đông

Thịt đông là món riêng có của mùa đông xuân Bắc bộ. Trong làn không khí lạnh, thịt đông trở nên ngon hơn. Món này được làm từ thịt lợn ba chỉ, đôi khi được sử dụng cả gà, cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, để nguội rồi cho ngăn mát tủ lạnh. Một miếng thịt đông kèm một củ dưa hành, thì thật đúng nghĩa Tết miền bắc.

Thịt bò kho quế

Thông thường, món này được chuẩn bị từ ngày 29 Tết để kịp cúng trưa 30 và mấy ngày Tết. Để làm món này, người ta chọn loại thịt bò nạm. Sau đó ướp với chút nước cốt tỏi, chút mắm muối rồi cho thịt ba chỉ cắt mỏng vào giữa, cuộn tròn lại, dùng lạt buộc chặt rồi chiên sơ trước khi cho vào nồi kho. Tiếp theo có thể thả miếng thịt bò vào nồi nước sôi đã có sẵn nước tương, chút đường và một miếng quế nhỏ rang thơm, nấu cho đến khi thịt mềm thì vớt ra, để nguội. Gỡ bỏ những cọng lạt và cắt thịt thành khoanh, miếng thịt bò mềm mà chắc chứ không nát. Món này có thể ăn kèm với bánh chưng hay cơm nếp vào ngày Tết thì tuyệt ngon.

Nem rán

Nguyên liệu để làm nhân nem rán gồm: thịt lợn nạc băm nhỏ, thịt cua bể hay tôm nõn, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô, giá sống (hay củ đậu), trứng, hạt tiêu, muối, gia vị… Tất cả trộn đều rồi dùng bánh đa nem đã được nhúng nước cho mềm gói lại thành những cuốn tròn rồi rán chín vàng trong chảo ngập mỡ. Bánh đa nem phải kén loại bánh tráng mỏng và dai để gói thì nem rán sẽ ngon hơn, vỏ giòn mà không bị vỡ.

Nước chấm nem rán phải pha chế thật ngon, khéo điều hòa giữa vị mặn của nước mắm ngon; vị ngọt của mì chính; đường (nếu pha bằng nước dừa tươi thì không cần đường), vị chua của chanh (hay dấm); rồi hòa chung với nước lọc; thêm vào ít tỏi băm nhỏ; vài lát ớt tươi sao cho vừa đủ độ mặn, ngọt, chua, cay, dậy mùi thơm của tỏi, ớt.

Canh miến nấu măng

Trong các món ngon ngày Tết miền Bắc, canh miến nấu măng hấp dẫn đến lạ kỳ. Trong số các món canh truyền thống của đất Bắc, bạn không thể bỏ qua bát canh miến nấu với măng khô, bộ lòng gà hoặc sườn non. Vị béo ngậy của sườn, gà hòa quyện cùng hương thơm bùi của măng tạo nên sức hút kỳ lạ cho món canh miến.

Người miền Bắc cũng giống miền Trung thích ăn canh chan với cơm. Do vậy, bạn nên chuẩn bị một tô canh miếng thơm ngon, bổ dưỡng tăng tạo màu sắc cho mâm cơm ngày Tết thêm phần sung túc và ấm cúng.

Canh bóng thập cẩm

Canh bóng nấu với su hào, cà rốt, đậu Hà Lan. Su hào, cà rốt được cắt tỉa hoa, khi nấu lưu ý không để nát. Giò lụa và trứng tráng mỏng thái chỉ, tôm, mỗi thứ để một góc, trên đặt mấy cọng rau mùi. Khi ăn gắp mỗi thứ một ít, bỏ vào bát. Phụ gia còn có tôm nõn và thịt thăn. Hai thứ này cho vào nước dùng nấu trước cho ngọt.

Dưa hành

Nhắc tới Tết là người dân Việt nam lại nhớ tới 2 câu sau:

“THỊT MỠ DƯA HÀNH CÂU ĐỐI ĐỎ

CÂY NÊU TRÀNG PHÁO BÁNH CHƯNG XANH”

Dưa hành là món ăn dân dã và bình dị nhưng không kém phần hấp dẫn khi dùng chung với những món ăn truyền thống khác trong dịp Tết. Dưa hành không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng cho người dùng mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Món dưa hành ngon đòi hỏi những củ hành phải trắng mịn, nổi vân xanh có độ giòn và vị chua vừa phải. Theo những người có kinh nghiệm thì bí quyết làm dưa hành ngon là nhờ cách pha nước ngâm.

Rau nộm

Bên cạnh những món nem, giò chả dễ gây ngán trong ngày Tết, mâm cỗ không thể thiếu món rau nộm. Món nộm ngày Tết miền Bắc vô cùng đa dạng, đơn giản, dễ làm và rất được ưa chuộng nhờ hội tụ đầy đủ sắc, hương, vị tuyệt vời nhất. Các món nộm thường được chọn làm món khai vị trong mỗi bữa ăn. Màu sắc, hương vị vô cùng phong phú của nộm sẽ mang đến cho bạn bè và người thân những trải nghiệm thú vị về ẩm thực và khơi nguồn cho những câu chuyện vui vẻ đầu xuân.

Đăng bởi: Trúc Nguyễn

Từ khoá: Món Ăn Truyền Thống Trong Mâm Cơm Ngày Tết Miền Bắc Việt Nam

Đi Tìm Về Nghề Truyền Thống Ở Cát Cát – Sapa ( Phần 1 ).

Câu chuyện nghề truyền thống là một câu chuyện không mới ở các làng nghề Việt Nam… Vậy bạn có phải là một người “hoài cổ” không, nếu không phải, bạn có “bàng quang” tới mức đi lướt qua hình ảnh những người phụ nữ say sưa ngồi thêu thùa, se sợi bên hiên nhà, an yên trong trời miền cao lãng đãng ở Cát Cát – Sapa… Dù bạn dừng lại để hiểu về một nghề đẹp của đồng bào dân tộc Mông hay bỏ qua nó thì nghề này vốn luôn có rất nhiều điều thú vị. Ở Cát Cát khó phân định ranh giới giữa việc giữ nghề truyền thống để làm du lịch và giữ nghề truyền nối thuần túy trong gia đình, bởi đồng bào dân tộc ở đây họ thật sự đã thổi được cái “hồn” của văn hóa bản địa vào sự tinh túy của nghề…

Người phụ nữ H’mông chăm chú tỉ mẫn với từng nhịp dệt

MỤC LỤC

Nghề se lanh, dệt vải của bà con dân tộc “H’Mông”ở Cát Cát Sapa.

MUỐN ĐẾN VỚI CÁT CÁT – BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO DỊCH VỤ CHO THUÊ XE Ô TÔ CHẤT LƯỢNG Ở SAPA TẠI ĐÂY!

Việc đầu tiên phụ nữ Mông làm là thu hoạch cây lanh và được phơi thành những đụm to ở bất cứ khoảng đất rộng nào.

Những cây lanh được bó thành đụm phơi giữa đồng

Khi lanh đã đủ khô được mang về nhà, tước vỏ… Công đoạn này tưởng như đơn giản, nhưng cũng yêu cầu sự tỉ mỉ, phải tước cẩn thận để sợi lanh liền mạch, nếu sợi lanh thô bị đứt đoạn thì khó khăn hơn trong khâu nối sợi tiếp theo. Người phụ nữ Mông phải giã lanh và nối sợi, đây là công đoạn vất vả và tốn nhiều công sức nhất, giã sao cho mềm sợi, rồi tỉ mẩn nối những sợi lanh sao cho đều và đẹp…Nếu không yêu công việc này, không tìm thấy niềm yêu thích ngoài thói quen, thì khó có thể hoàn thành công việc.

Công đoạn giã cây lanh, nối sợi

Quy trình tạo ra sản phẩm thổ cẩm nổi tiếng ở Cát Cát – Sapa

Bạn có tự hỏi, ở thị trấn sương mù Sapa, nơi bản làng Cát Cát, những người phụ nữ thuần phác, không bon chen thương trường, cuộc sống không có nhiều bóng dáng của công nghệ cao, họ thường làm gì để chăm lo cuộc sống, làm gì trong một ngày thường nhật?

Chuẩn bị cho dệt  thổ cẩm ở Cát Cát – Sapa

Người đồng bào se từng sợi lanh nhỏ bằng tay

Sau khi se và nối sợi bằng tay, sợi được đưa lên guồng se tiếp một lần nữa rồi cho vào guồng thu sợi, công đoạn này nhằm tạo ra một sợi lanh “tinh chất”khác với sợi lanh thô ban đầu, để chuẩn bị cho công đoạn dệt vải.

Người thợ se sợi bằng chiếc guồng đơn sơ.

Nét tinh tế trong thành phẩm của nghề truyền thống ở Cát Cát – Sapa

Qua các công đoạn sơ chế, sợi lanh có màu trắng, mịn, dai và tiếp tục lăn mỏng, phẳng hơn, sau đó được xếp thành con chỉ dệt và dệt thành vải.

Để tạo hoa văn, họa tiết, người Mông Sapa thường dùng kỹ thuật vẽ sáp ong do những người lớn tuổi có kinh nghiệm lâu năm thực hiện. Sáp ong được đun trên bếp lửa cho nóng chảy, người thợ dùng bút vẽ có cán bằng gỗ, ngòi bằng đồng nhúng vào sáp nóng và vẽ lên vải. Chất “mực” đặc biệt này vẽ đến đâu khô đến đó, hoa văn ăn vào từng thớ vải. Việc vẽ sáp ong là nhằm ngăn màu chàm nhuốm vào vải, bởi khi nhuộm xong, vải được đem ngâm trong nước nóng, lúc này sáp ong sẽ chảy ra và để lộ những họa tiết hoa văn. Về với Cát Cát hay bản Tả Phìn, bạn được trải nghiệm với việc nung và vẽ sáp ong này.

 Chàm cắt về, người dân Mông Sapa đem vò nát để lấy nước. Thứ nước cốt đó được đổ vào thùng gỗ thông, qua một lớp tro bếp để trong bao tải rồi pha thêm nước ngâm khoảng 1 tuần. Theo kinh nghiệm của đồng bào Mông các khu vực bản làng Sapa phải có tro bếp thì chàm mới giữ màu được lâu, không phai.

Thùng chứa chàm nhuộm vải thổ cẩm Sapa

Sau nhuộm chàm, phơi khô, chuyển sang công đoạn mài bóng vải: vải được đặt trên một miếng gỗ và mài bằng một tấm đá. Để tạo độ trơn khi mài, người ta bôi sáp ong lên vải. Đôi chân người phụ nữ khéo léo đẩy đi đẩy lại tấm đá, khi vải sáng bóng lên là được. Những tấm vải này dùng để làm áo khoác ngoài cho đàn ông và vạt áo trước cho phụ nữ với ưu điểm đẹp và rất bền.

Công đoạn lăn đá cho vãi mịn mượt

Nếu bạn đã kiên trì đọc tới công đoạn cuối cùng để tạo nên một tấm vải có hoa văn, họa tiết được dệt từ sợi lanh của bà con dân tộc Mông thì ắt hẳn bạn cũng muốn một lần được “sở mục thị” quy trình làm ra mảnh vải, để thấm sự cần mẫn và tinh xảo của phụ nữ Mông ở Cát Cát – Sapa, cảm nhận của bạn sẽ “thật” hơn khi được “ngửi” mùi vải mới dệt, và được khoác trên mình một sản phẩm bất kì của bà con dân tộc nơi đây: một chiếc khăn, một chiếc áo, hay chỉ là một chiếc khăn tay thô mộc đã nhuốm màu chàm…

Nghề truyền thống ở Sapa

Tìm hiểu về cái hồn, cái tinh túy của những sản phẩm thổ cẩm được những người phụ nữ Mông ở bản Cát Cát, Sapa tạo nên, hẳn bạn cũng sẻ muốn sở hữu một sản phẩm cho mình?!

Đăng bởi: Lê Qúy Trường

Từ khoá: Đi tìm về Nghề truyền thống ở Cát Cát – Sapa ( Phần 1 ).

5 Lễ Hội Truyền Thống Đặc Sắc Ở Nhật Bản

Lễ hội mừng năm mới Oshougatsu

Khác hẳn với các nước láng giềng như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Việt Nam, Nhật Bản chọn ngày 1 tháng 1 dương lịch hằng năm để chào mừng năm mới, gọi là lễ Oshougatsu. Đây được xem là ngày lễ lớn nhất Nhật Bản, diễn ra trong nhiều ngày với nhiều hình thức ăn mừng đại lễ khác nhau. Tết Oshougatsu diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3. Người dân Nhật Bản chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8/12 đến 12/12. Vào những ngày này, mọi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng và trang trí nhà cửa đón năm mới như đặt cây thông Kadomatsu hoặc treo dây Shimekazari trước cửa nhà. Cũng như Tết cổ truyền ở Việt Nam, người Nhật sẽ đi chùa vào những ngày đầu năm mới, ăn bữa cơm tất niên cùng những món ăn truyền thống, lì xì đầu năm và trẻ em Nhật thì tham gia những trờ chơi dân gian như Tokoage và cầu lông Hanetsuki.

Lễ hội hoa anh đào Hanami

Hanami trong tiếng Nhật có nghĩa là ngắm hoa, thưởng hoa. Lễ hội Hanami được xem là một trong những lễ hội hoa lớn nhất và lâu đời nhất Nhật Bản. Hằng năm, cứ vào độ cuối tháng 3, đầu tháng 4, hoa anh đào trên khắp đất nước Nhật Bản bắt đầu nở rộ, người Nhật lại háo hức đón chờ Hanami như đón chờ một món quà tuyệt đẹp của mùa xuân. Hanami diễn ra và kéo dài trong khoảng 10 ngày, trong dịp lễ này, người Nhật sẽ ngồi dưới những tán hoa anh đào tuyệt đẹp, tổ chức tiệc tùng, cùng nhau hát hò, nhảy múa và bình phẩm về vẻ đẹp của hoa. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp người Nhật mặc áo kimono truyền thống, cùng nhau chia sẻ những bữa cơm ấm áp với những món ăn truyền thống như cơm hộp bento, sushi và rượu sake.

Lễ hội đèn lồng Obon

Obon là lễ hội đèn lồng truyền thống của người Nhật, đây cũng được xem như là Đại lễ Vu Lan báo hiếu vì đây chính là dịp để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn với ông bà, cha mẹ. Obon thường diễn ra vào tháng 7, ở mỗi vùng miền của Nhật lại có những ngày tổ chức khác nhau. Vào những ngày đầu tiên của lễ, người ta thường treo đèn lồng trước cửa nhà để tổ tiên có thể về viếng thăm, đi thăm viếng, tu sửa lăng mộ. Vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người ta đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, các bờ biển, xem như là để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ. Thông thường, trong đêm thả lồng đèn, người ta còn đốt pháo hoa.

Lễ hội cá chép Koinobori Matsuri

Koinobori trong tiếng Nhật có nghĩa là cờ cá chép, với người Nhật, cá chép tượng trưng cho lòng dũng cảm và tính ngoan cường khi dám vượt vũ môn để hóa rồng và làm nên những chuyện đại sự, cũng giống như tính cách của các bé trai nên Koinobori cũng có nghĩa là Lễ hội của các bé trai. Có một điều trùng hợp là Lễ hội cá chép diễn ra vào đúng ngày 5 tháng 5 âm lịch, tức trùng với Tết Đoan Ngọ của Việt Nam, tuy nhiên, cờ cá chép đã được treo khắp các cung đường của Nhật từ trước 2 tháng. Vào dịp lễ này, ngoài việc trước các cửa nhà được trang trí bằng những dải cờ cá chép đủ màu sắc, người ta thường hay làm món Obento truyền thống và những món ăn mô phỏng hình cá chép với mong muốn cầu cho con cái được khỏe mạnh và phát triển tốt.

Lễ hội Gion

Lễ hội Gion là một trong những lễ hội lớn nhất Nhật Bản, được tổ chức ở đền Yasaka vào tháng bảy hằng năm. Với ý nghĩa cầu sức khỏe và xua tan bệnh dịch, người dân đã tổ chức những buổi lễ tế để giữ cho tinh thần vượt qua sầu muộn, sự sợ hãi và luôn được thoải mái, thanh tịnh. Một trong những hoạt động độc đáo nhất của lễ hội chính là lễ diễu hành Yamaboko Yunko vào ngày 17/07 qua các đường phố náo nhiệt của Tokyo. Ngoài lễ diễu hành, Gion cũng có nhiều hoạt động chuẩn bị, vui chơi, hội họp rất phong phú như nghi thức thanh tẩy Mikoshi, lễ dựng kiệu Hoko và Kama. Lễ hội Gion kéo dài xuyên suốt trong tháng 7.

Theo Võ Vân Anh (Wiki Travel)

Đăng bởi: Trần Thùy Dương

Từ khoá: 5 lễ hội truyền thống đặc sắc ở Nhật Bản

Nghề Khảm Trai Ở Làng Chuôn Ngọ

Những con ốc biển óng ánh được xẻ ra thành nhiều mảnh nhỏ, uốn thẳng, là, cắt, dũa rồi ghép hàng nghìn chi tiết thành những họa tiết tinh xảo.

Làng Chuôn Ngọ thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là một trong những làng nghề nổi tiếng về nghề khảm trai. Đến làng bạn sẽ cảm nhận được không khí của một làng nghề đang phát triển nhanh.

Chất liệu khảm thông thường được lấy từ trai, ốc. Trước tiên, người thợ xẻ ốc theo ba đường gân nổi của xương ốc, lọc bỏ lớp ngoài và lớp trong, lấy lớp tinh khiết ở giữa, sau đó mài nhẵn và ép phẳng, rồi dùng bàn là nóng làm phẳng. Người thợ khảm trai dùng những mảnh vỏ trai để khảm (gắn) lên các đồ vật. Các công đoạn cần phải thực hiện khá tỉ mỉ. Đầu tiên là phải vẽ mẫu tranh, sau đó lấy cưa chuyên dụng cắt mảnh ốc theo mẫu hoa văn định trước.

Chi tiết sóng nước vừa được cắt dũa. Để cắt và dũa chi tiết nhỏ và tinh xảo như thế này đòi hỏi tay nghề giỏi và sự tập trung cao độ của người thợ.

Các chi tiết cắt xong đươc ghép nổi tạm thời như tranh hoàn chỉnh trên gỗ. Người thợ sẽ lấy bút chì vẽ đường viền của các chi tiết gắn tạm trên mặt gỗ. Sau đó thợ khắc sẽ khắc lõm xuống gỗ sau khi bỏ vỏ trai ra. Phần khắc lõm sẽ được bôi keo rồi gắn các chi tiết vỏ trai sao cho bằng với mặt gỗ phẳng.

Người thợ dùng hai con dao để quét keo ở mặt gỗ lõm, rồi ấn những mảnh trai đã được cắt định hình âm xuống. Gỗ được chọn làm mặt tranh là gỗ gụ. Loại gỗ này khi đánh bóng sẽ có màu nâu trầm rất hòa hợp với màu trai, ốc. Sau khi vỏ trai được gắn xuống mặt gỗ, đến công đoạn tỉa chi tiết bằng dao chuyên dụng.

Nét nổi bật của tranh khảm trai Chuôn Ngọ là những mảnh trai không vỡ, luôn phẳng, đục gắn xuống gỗ rất khít. Chi tiết trang trí trên khảm trai rất sinh động, đặc sắc. Những mảnh trai vô tri, vô giác, qua bàn tay khéo léo, óc sáng tạo phong phú được gắn vào gỗ trở thành sản phẩm, có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.

Khớp chi tiết cắt với bản vẽ.

Hình tượng phượng, một trong tứ linh.

Miếu thờ cụ tổ làng nghề là Trương Công Thành. Sử sách còn ghi cụ Trương từng làm Phó tướng cho Lý Thường Kiệt. Sau khi dẹp giặc xong cụ từ quan đi ngao du sơn thuỷ. Khi phát hiện những mảnh vỏ trai, ốc, xò trôi dạt vào bờ với màu sắc tự nhiên, cụ nảy sinh ý tưởng ghép thành các hoạ tiết hoa văn sinh động, dần dần phát triển thành nghề khảm ngày nay.

Nghề hiện đang được truyền lại từ đời nay qua đời khác theo phương pháp cầm tay chỉ việc.

Gà mẹ là một trong những mẫu mã có tính tìm tòi và làm mới từ truyền thống của nghệ nhân Nguyễn Đức Biết làng Chuôn Ngọ.

Tinh hoa nghề Việt – Làng khảm trai Chuôn Ngọ

Đăng bởi: Quách Tố Nam

Từ khoá: Nghề khảm trai ở làng Chuôn Ngọ

Món Ăn Truyền Thống Của Thái Lan Ngon Rẻ: Ăn Gì, Ở Đâu?

Món ăn truyền thống Thái Lan

Những món ăn truyền thống của Thái Lan Pad Thái – món ăn truyền thống Thái Lan nổi tiếng nhất

Du lịch Thái Lan nên ăn món gì ngon? Pad Thái chính là món ăn đầu tiên tôi muốn giới thiệu đến bạn. Từ lâu Pad Thái đã không còn là món ăn xa lạ đối với các du khách yêu thích đất nước chùa vàng. Ra đời gần 90 năm nay, ngày trước Pad Thái chỉ là món ăn đường phố được bày bán tại các cửa hàng nhỏ hay trên các xe tuk tuk dọc những con đường ở Bangkok, còn bây giờ, Pad Thái có những cửa hàng riêng và nổi tiếng trên toàn thế giới. Pad Thái là sự kết hợp hoàn hảo của các hương vị: mặn, ngọt, chua, béo, ngậy với thành phần gồm có: bánh phở, trứng, giá, tôm, hành, đường, chanh Thái và đậu phộng giòn, bùi. Một phần Pad Thái có giá khoảng 70 – 80 baht (tương đương với hơn 40.000 vnđ).

Pad Thái

Som Tum – món ăn truyền thống Thái Lan được yêu thích nhất

Son Tum

Tom Yum Koong – món ăn truyền thống thơm ngon, hấp dẫn ở Thái Lan

Kinh nghiệm ăn uống ở Thái Lan? Nếu ở phương Tây những món súp được xem là những món khai vị thì ở Thái Lan Tom Yum Koong – món súp tôm với vị cay nồng và chua chua đặc trưng lại được biết đến là món ăn truyền thống của Thái Lan rất được thực khách ưa chuộng. Súp tôm đặc biệt thu hút bởi ngoài hương vị độc đáo, nó còn vô cùng thơm hương đặc trưng của dừa non khiến bao thực khách mê mẩn. Những chú tôm sú béo ngậy, chắc thịt được sốt cùng với dừa non đã tạo nên món ăn Thái Lan hấp dẫn, chinh phục các du khách ngay từ miếng ăn đầu tiên. Súp tôm thường được ăn nhiều vào mùa đông bởi vị cay đặc trưng sẽ khiến bạn như muốn bốc hỏa và mùa hè.

Tom Yum Koong

Cà ri Thái – món ăn truyền thống độc đáo, lạ của Thái Lan

Kinh nghiệm du lịch Thái Lan 2023 nên ăn món gì ngon? Cà ri thường nổi tiếng ở Ấn Độ, Nhật Bản… mà ít ai biết rằng, cà ri Thái lại là món ăn truyền thống độc đáo, thu hút của Thái Lan khiến bao vị khách khó lòng cưỡng lại. Cà ri Thái không quá nồng mùi quế hồi, nổi tiếng với vị béo ngậy và thơm nhẹ của nước cốt dừa, kết hợp cùng nhiều loại rau như măng tre, cà pháo, cà tím, lá chanh, ớt xanh, hành tỏi, riềng nấu với hải sản, gà hoặc bò tạo nên món ăn đa dạng nhiều thành phần và vô cùng thơm ngon, lôi cuốn.Cà ri Thái có tới tận 3 loại phù hợp với khẩu vị của từng vị khách, cà ri đỏ với vị cay nồng đặc trưng, cà ri xanh dành cho những bạn ít ăn cay và cà ri vàng có vị cay vừa và có vị nồng giống với cà ri Ấn.

Cà ri Thái

Khao Chae –  món ăn truyền thống Thái Lan lôi cuốn nhất

Một trong những món ăn được yêu thích vào mùa hè là Khao Chae – món ăn truyền thống Thái Lan không thể thiếu trong ngày lễ Songkran. Khao Chae có hương vị thơm ngon, hấp dẫn cũng bởi cách chế biến tỉ mỉ, cầu kì đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Đầu tiên, gạo được nấu qua cho mềm nhưng vẫn còn hơi sống, sau đó gạo được cho vào rây xả qua với nước nhiều lần để loại bỏ hết bột cám ở ngoài. Nước ướp hương hoa là nguyên liệu quan trọng nhất cũng đòi hỏi sự cầu kì nhất của món Khao Chae. Trước tiên, đổ nước vào một nồi lớn rồi cho thêm một nhúm hoặc một vài cánh hoa nhài hoặc hoa hồng tươi vào nồi nước, sau đó thả trên mặt nước một ngọn nến thơm nhỏ đang cháy. Lấy nắp đậy hờ nồi nước trong 15 phút rồi lại tiếp tục cho hoa và thay một ngọn nến với hương hoa khác vào nồi nước. Cứ làm vậy 3 lần để hương vị ngấm thuần vào nước. Khi nước được thì rắc nhẹ gạo đã chế biến vào rồi dùng miếng vải thưa để bọc kín nồi nước và đem cho vào hấp cách thủy. Khao Chae thường ăn kèm với thịt lợn xay nhồi hạt tiêu non, thịt bò hoặc thịt lợn xé sợi tẩm ngọt, củ cải Trung Quốc muối chua, pa tê tôm… đem đến hương vị thơm, ngon, độc đáo vô cùng.

Khao Chae

Xôi Thái Lan – món ăn truyền thống ngon, rẻ của Thái Lan

Nên ăn món gì ngon khi đi du lịch Thái Lan? Món xôi Thái Lan nghe có vẻ bình thường, kém hấp dẫn nhưng lại là món ăn rất nổi tiếng, quen thuộc của người dân Thái. Xôi Thái thường được ăn kèm với các loại trái cây như: xoài, sầu riêng, mít… sự kết hợp giữa vị dẻo của xôi cùng hương thơm, vị tươi mát của trái cây khiến món ăn càng thêm hấp dẫn hơn. Giống như cơm, xôi Thái cũng là món ăn chính trong mâm cơm của người Thái. Để món ăn thêm thơm, ngon hơn, khi ăn người ta thường dưới lên xôi một chút nước cốt dừa, rắc thêm ít vừng thêm phần bùi, ngậy, thơm cho món xôi. Có nhiều quán ăn có món xôi Thái rất ngon, một trong số đó bạn có thể tới chợ đêm Thonglor, Sukhumvit Soi 38, Bangkok để thưởng thức món xôi xoài vô cùng nổi tiếng ở Thái Lan.

Xôi mít Thái Lan

Lẩu Thái – món ăn Thái Lan ngon khiến bao thực khách mê mẩn

Tổng hợp những món ăn truyền thống ở Thái Lan khiến du khách mê mẩn, yêu thích? Ở miền Nam Thái Lan, món lẩu rất được người dân và cả những du khách ưa chuộng. Lẩu Thái đặc trưng với vị cay xé của ớt tươi, vị thơm của lá chanh, vị cay tê của gừng tươi và một chút vị ngọt của đường thốt nốt. Lẩu Thái thu hút còn bởi thành phần vô cùng đa dạng, có tôm sú bóc vỏ, nấm rơm, cà chua, ớt tươi, ngò, tỏi, hành, lá chanh, sả, riềng, rau muống… Đặc biệt, một trong những món lẩu Thái thơm ngon nhất phải kể đến món lẩu hải sản dễ dàng chinh phục các du khách ngay từ miếng ăn đầu tiên. Lẩu hải sản Thái Lan hấp dẫn với các thành phần: cua biển, mực tươi, sò điệp, tôm sú, cá chẻm, hỗn hợp hải sản, hành, lá chanh, cà chua, húng quế, nấm rơm, ớt tươi, gừng, đường và nước chanh chua chua.

Lẩu Thái

Kao Phad – món ăn truyền thống Thái Lan bình dị nhất

Thêm một món ăn ngon của Thái Lan nữa bạn không nên bỏ lỡ đó chính là Kao Phad – món cơm rang bình dị lại khiến bao du khách khó cưỡng lại. Trông bề ngoài, Kao Phad không khác mấy so với món cơm rang thông thường nhưng chỉ khi thưởng thức bạn mới cảm nhận được hương vị đặc trưng, độc đáo của nó. Tôm và thịt gà là hai nguyên liệu chính của món ăn này, ngoài ra thành phần còn có: trứng, hành, tỏi, cà chua và rau mùi. Kao Phad Thái ăn không hề bị khô, mỗi miếng ăn đậm đà nước sốt tương sẽ khiến bạn ăn hoài mà không thấy chán.

Khao Phad

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều hơn về ẩm thực Thái Lan, những món ăn ngon, độc đáo của Thái Lan tại: Những món ăn nổi tiếng ở Thái Lan ngon nhất tổng hợp; Những món ăn đường phố ở Thái Lan ngon, rẻ

Đăng bởi: Hạ Uyên

Từ khoá: Món ăn truyền thống của Thái Lan ngon rẻ: Ăn gì, ở đâu?

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Làng Nghề Truyền Thống Ở Miền Bắc Vào Mùa Tết trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!