Bạn đang xem bài viết Bệnh Đẹn Ở Trẻ Em Và Cách Chăm Sóc Phòng Ngừa Đẹn Quay Trở Lại được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh đẹn ở trẻ em hay còn gọi là bệnh tưa lưỡi là do nấm men Candida albicans trong khoang miệng của trẻ gây ra. Đây là nấm cơ hội, luôn có trong cơ thể người và chỉ phát triển mạnh khi môi trường không tốt hoặc sức đề kháng suy yếu. Nấm có thể nhiễm từ mẹ sang bé khi sinh hoặc nhiễm lúc bé bú.
Bình thường, nấm được kìm chế bởi các vi khuẩn khác cùng sống trong ruột, nhưng khi sức đề kháng của bé giảm, hoặc bé dùng thuốc kháng sinh thì nấm có thể lạm phát sinh sôi, gây nhiễm trùng trên ống tiêu hóa. Bệnh đẹn ở trẻ em thường phát ra ở miệng, sinh ra những mảng màu trắng trên lưỡi, vòm miệng và trong má. Và bệnh cũng làm hăm hậu môn bé, tạo ra những mảng da màu đỏ, gây cảm giác bỏng rát.
Bệnh đẹn ở trẻ em do nấm men gây ra – Ảnh Internet
1. Dấu hiệu của bệnh đẹn ở trẻ emBệnh đẹn ở trẻ em thường có những dấu hiệu đặc trưng như lưỡi của bé có những mảng trắng trên bề mặt và bị nứt những đường nhỏ, sau đó lan dần ra niêm mạc miệng và mép. Lúc đầu chỉ là những chấm nhỏ màu trắng sau đó lan rộng thành mảng trắng rồi chuyển thành vàng nâu, thậm chí có thể lan xuống vùng thanh quản, đặc biệt, tuy hiếm xảy ra nhưng nấm có thể lan xuống sâu tới phổi gây nguy hiểm đường hô hấp hoặc tấn công xuống dạ dày gây tiêu chảy cho trẻ. Đặc biệt không nên cạy bỏ những mảng trắng này vì khiến trẻ đau bỏ bú hoặc bỏ ăn.
Khi sức đề kháng yếu hoặc vệ sinh miệng không kỹ trẻ thường bị đẹn – Ảnh Internet
Khi nấm phát triển, bé chán ăn, cáu gắt, và trẻ còn bú bị đẹn cũng có thể lây nhiễm sang mẹ cho con bú và điều này sẽ tạo thành chu kì tái lây nhiễm cho nhau. Núm vú của mẹ bị nhiễm nấm sẽ bị ngứa và đau, da bong tróc sau đó là đau dữ dội xung quanh vú khi con bú và đau xuyên qua cả núm vú.
2. Cách chăm sóc trẻ sao cho đẹn không quay trở lại 2.1. Nguyên nhân gây bệnh đẹn ở trẻ emĐẹn ở trẻ em có thể là do bé đã bị nhiễm nấm Candida albicans, khi mang thai, mẹ nhiễm nấm âm đạo nên bé bị bệnh ngay từ khi chào đời. Hoặc cũng có thể khi chăm sóc trẻ , mẹ không cẩn thận với các mầm bệnh trú ẩn trong núm vú cao su, bình pha sữa. Hoặc miệng bé bị cặn sữa lên men tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Trẻ sẽ dễ bị đẹn nếu như không được uống nước tráng miệng sau khi bú hoặc ăn bột xong, và trước khi ngủ không đánh răng hoặc trẻ thường ăn bánh ngọt, kẹo cũng dễ bị đẹn. Các trẻ suy dinh dưỡng , sức đề kháng kém, trẻ bị suy hô hấp, có vấn đề về hệ tiêu hóa rất dễ nhiễm nấm và còn thường bị tái nhiễm nhiều lần.
Chăm Sóc Răng Miệng Cho Trẻ Em
Một trong những bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ là sâu răng. Sâu răng có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó, điều quan trọng là nhiều cha mẹ chưa thật sự quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Sâu răng ở trẻ không chỉ tác động đến chức năng tiêu hóa mà về lâu dài sẽ gây ra những vấn đề răng miệng và thẩm mỹ khi trẻ trưởng thành.
Sâu răng có thể gây ra nhiều vấn đề rắc rối cho trẻ. Nếu dạy trẻ về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ nhỏ, bạn có thể giúp ngăn ngừa sâu răng, mất răng và giảm đau cho trẻ.
Răng sữa giúp trẻ nhai thức ăn, nói rõ ràng và tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc sau này. Nếu mất răng sữa sớm sẽ khiến trẻ thiếu tự tin khi giao tiếp vì hàm răng xấu hoặc nghiêm trọng hơn nếu viêm tủy răng xảy ra. Đây là bệnh cảnh nhiễm trùng nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của trẻ.
Đưa trẻ đến khám nha sĩ thường xuyên bắt đầu từ 12 tháng. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội tìm hiểu nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe răng miệng của trẻ cũng như có một nơi đáng tin cậy để liên lạc nếu xảy ra bất cứ vấn đề gì về răng miệng như chấn thương miệng.
Trẻ có thể bị sâu răng do ăn uống thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, sữa, nước trái cây… và có thói quen ngậm thức ăn trong miệng trong thời gian dài. Vì thế, bạn không nên cho trẻ bú sữa bình, nước trái cây hoặc đồ uống ngọt khác trong lúc đi dạo hoặc lúc nằm trước khi ngủ, nhất là trẻ có thói quen bú bình vào ban đêm. Một số trẻ có sở thích cắn móng tay hoặc mút ngón tay. Việc này cũng góp phần gây sâu răng cho trẻ.
Bạn có thể bắt đầu việc làm sạch răng miệng cho trẻ và dạy trẻ đánh răng ngay khi trẻ có hàm răng đầu tiên.
Trong khoảng 6 tháng đầu sau sinh, bạn có thể lau nướu và lưỡi của trẻ bằng khăn ướt hoặc gạc mềm. Khi răng bắt đầu mọc, hãy sử dụng bàn chải đánh răng có sợi lông mềm cho trẻ.
Bạn có thể chọn nhiều kích cỡ bàn chải đánh răng phù hợp với tuổi của trẻ. Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi 3 tháng hoặc sớm hơn nếu bạn thấy lông bàn chải bị tưa.
Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride, đó là chất giúp củng cố men răng và giúp ngăn ngừa sâu răng cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, chỉ cần cho trẻ một ít kem đánh răng. Đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi, hãy cho một lượng nhỏ bằng hạt đậu lên bàn chải đánh răng và đánh răng cho trẻ sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu trẻ nuốt kem đánh răng, lượng nhỏ này sẽ không làm trẻ đau. Khi bắt đầu đánh răng, không phải trẻ nào cũng thích. Vậy nên bạn hãy tạo không khí như một trò chơi và cùng đánh răng với trẻ để giúp con hình thành thói quen đánh răng mỗi ngày.
Chọn kem đánh răng có hương vị fluoride mà trẻ thích như vị dâu. Nhiều loại kem đánh răng dành cho người lớn có thể gây kích ứng miệng trẻ.
chỉ nha khoa
Một khi tất cả các răng mọc sát nhau, hãy dạy trẻ cách xỉa răng với
Khi đến 7 tuổi, trẻ có thể bắt đầu tự đánh răng. Bạn nên giám sát trẻ mỗi khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa cho đến khi bé được 10 tuổi để đảm bảo trẻ lấy đúng lượng kem đánh răng cần thiết hoặc không nuốt kem đánh răng.
Trẻ có thể bị sâu răng ngay khi chiếc răng đầu tiên bắt đầu mọc. Điều quan trọng là phải khám nha sĩ trong khoảng thời gian trẻ vẫn còn có răng sữa. Mặc dù trẻ sẽ mất răng sữa, nhưng việc chăm sóc răng sữa tốt sẽ hình thành thói quen tự vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng vĩnh viễn khi chúng mọc lên lúc bé được 5 đến 6 tuổi.
Ngoài lịch khám răng định kỳ mỗi 6 tháng, bạn nên đưa trẻ đến khám nha sĩ:
Nếu răng trên và dưới không khớp với nhau khi nhai một cách chính xác.
Ngay khi bạn hoặc trẻ nhận thấy có vấn đề với răng hoặc nướu.
Nếu có những đốm đen trong hố hoặc rãnh tự nhiên của răng.
Nếu trẻ dưới 9 tuổi uống thuốc có thể làm ố răng như tetracycline, antihistamin.
Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Bệnh Sán Lá Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Bệnh sán lá gan là một bệnh lý mạn tính do ký sinh trùng sán lá gan gây ra. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, sán lá gan có thể sống và gây bệnh trong cơ thể từ 20 cho đến 30 năm.
Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, sán lá gan sẽ di chuyển theo ruột tới ống dẫn mật và gan để ký sinh và phát triển. Trong quá trình này, chúng có thể đi lạc đến các cơ quan khác và gây bệnh ký sinh trùng lạc chỗ.
Bệnh sán lá gan là một bệnh mạn tính do ký sinh trùng gây ra
Sán lá gan ký sinh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu,…thậm chí ở cả chó ,mèo. Đặc biệt, ốc là vật chủ ký sinh của ấu trùng sán lá gan lớn.
Ở môi trường ngoài, trứng sán nở thành ấu trùng lông ký sinh trong ốc rồi phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, vào nước và bám vào các loại thực vật sống trong nước để trở thành các nang trùng. Khi người ăn, uống trúng các nang trùng này sẽ bị nhiễm sán.
Đường truyền bệnh sán lá gan chủ yếu là thông qua tiêu thụ thực vật như rau cải xoong, rau diếp nước, bạc hà và mùi tây.
Sán lá gan trưởng thành đẻ 2000 – 4000 trứng mỗi ngày và trứng lại được thải qua đường mật và phân của người nhiễm bệnh.
Thức ăn và nguồn nước nhiễm sán là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
Có 2 loại bệnh sán lá gan là nhiễm sán lá gan lớn và nhiễm sán lá gan nhỏ.
Bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn thường có các triệu chứng như đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức, tính chất đau có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa…
Bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (biếng ăn, bụng khó tiêu). Đôi khi bệnh nhân còn có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.
Sốt và đau vùng hạ sườn phải là dấu hiệu đặc trưng khi nhiễm sán lá gan
Giai đoạn cấp tính: giai đoạn này diễn ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau khi ấu trùng sán lá gan xâm nhập vào cơ thể và có thể kéo dài 2 – 4 tháng. Để có thể ký sinh tại gan chúng phải chui qua lớp niêm mạc gan, gây sốt và đau dữ dội vùng hạ sườn phải.
Giai đoạn tiềm ẩn: ở giai đoạn này không có các triệu chứng rõ ràng, người bệnh có thể không gặp phải triệu chứng nào của bệnh hoặc cũng có thể gặp phải tình trạng gan to và các dấu hiệu cấp khác như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…
Giai đoạn mạn tính: sán lá gan trưởng thành đã di chuyển đến gan và ống dẫn mật. Ở đây, chúng bài tiết các độc tố gây hại cho gan, thậm chí là gây viêm gan. Ngoài ra, việc ký sinh ở ống dẫn mật còn gây tắc ống dẫn mật, dẫn đến xơ đường dẫn mật, sỏi ống dẫn mật và xơ gan.
Sán lá gan sống ký sinh trong ống dẫn mật và gan, nhờ cấu tạo cơ thể có 2 miệng hút giúp chúng bám chặt và hút chất dinh dưỡng cũng như chiếm lấy phần thức ăn của vật chủ. Quá trình bám và hút gây tổn thương nghiêm trọng tại niêm mạc gan.
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể gây các bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao như xơ gan cổ trướng, áp xe gan thậm chí là ung thư đường mật.
Các trường hợp ấu trùng sán lá gan lạc chỗ, chúng có thể gây bệnh ở các cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng,…
Xét nghiệm máuSau khi sán lá gan xâm nhập vào cơ thể, cơ thể phản ứng lại bằng cách tạo ra các kháng thể. Việc thực hiện xét nghiệm máu giúp xác định kháng thể sán lá gan. Ngoài ra, xét nghiệm công thức máu tìm sự gia tăng bất thường của bạch cầu giúp chẩn đoán bệnh.
Chụp ganChẩn đoán hình ảnh gan bao gồm nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI). Các phương pháp này giúp kiểm tra sự có mặt của sán lá gan và các tổn thương do chúng gây ra tại gan.
Xét nghiệm phânPhương pháp chẩn đoán này giúp tìm thấy sự hiện diện của trứng sán lá gan trong phân của người bệnh. Tuy nhiên, khả năng tìm thấy trứng sán là không cao và yêu cầu phải lấy mẫu phân trong 3 ngày liên tiếp.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Đau bụng dữ dội, đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức. Cơn đau có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội.
Mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa,…
Rối loạn tiêu hóa (biếng ăn, bụng khó tiêu), sạm da, vàng da.
Nơi khám chữa giun sán uy tínNếu gặp các dấu hiệu nên trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc bất kỳ bệnh viên đa khoa nào để được thăm khám và điều trị kịp thời
Tp. Hồ Chí Minh: Viện Pasteur Tp HCM, Viện Sốt rét ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện nhân dân 115,…
Hà Nội: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương,…
Dùng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn. Trong đó, các thuốc chống giun sán giúp loại bỏ sán trưởng thành và trứng của chúng ra khỏi cơ thể như: nitazoxanide, albendazole, praziquantel, triclabendazole,… Ngoài ra, các thuốc giảm đau, tiêu chảy có thể được chỉ định nếu các triệu chứng bệnh trở nặng.
Advertisement
Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được lựa chọn trong điều trị sán lá gan với các trường hợp hiếm gặp như viêm ống dẫn mật, nhiễm trùng ống mật,…
Nhiễm sán lá gan rất nguy hiểm và khó điều trị. Do đó, bạn cần chủ động phòng tránh nhiễm bệnh bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
Luôn ăn chín, uống sôi đặc biệt là các loại rau và cá nước ngọt.
Không ăn rau sống, tiết canh.
Hạn chế ăn nội tạng động vật, đặc biệt là gan. Nếu ăn thì phải nấu chín thật kỹ.
Vệ sinh các loại thực phẩm sạch trước khi chế biến.
Rửa tay thường xuyên và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Ăn chín uống sôi và rửa tay thường xuyên là các biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả
Giun sán
Bệnh sán chó có lây không, lây qua đường nào?
Triệu chứng nhiễm giun bạn cần biết để phát hiện bệnh kịp thời
Nguồn: WebMD, CDC, Medicalnewstoday
10 Bệnh Thường Gặp Ở Chó Mèo Và Cách Phòng Trị Bệnh
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ ở chó, mèo có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. Bệnh ghẻ ở chó là một căn bệnh ngoài da thường gặp ở chó mèo, khi bị ghẻ cơ thể chó sẽ xuất hiện các dấu hiệu như nổi ửng đỏ, lở loét, rụng lông, ngứa, nấm vảy gầu… Nguyên nhân khiến chó mèo bị ghẻ thường là do ký sinh trùng ngoài da như ve chó, bọ chét, rận, chấy, ghẻ, nấm gây nên. Những con ve này có thể khiến mèo bị ngứa dữ dội và gãi nhiều khiến chúng bị rụng lông và kích ứng da. Tình trạng này được coi là rất dễ lây lan; mặc dù, nó thực sự có nhiều khả năng xuất hiện ở chó hơn. Nếu thấy mèo có dấu hiệu ghẻ thì bạn phải đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Loại ghẻ này không gây hại cho lắm, có thể phòng ngừa và điều trị như sau: thường xuyên tắm rửa vệ sinh cho chó, mèo bằng một số loại lá chát hoặc xà bông chuyên dùng cho vật nuôi. Nếu thú cưng bị ghẻ, các bạn nên dùng một số thuốc bôi ngoài da hoặc dung dịch Sulfur, Benzylbenzoate,…
Để trị ghẻ cho chó hiệu quả nhất hiện nay thì chỉ có thể là sử dụng các dòng thuốc thú y chuyên trị bệnh ghẻ cho chó sẽ là tốt nhất. Trên thị trường thuốc thú ý có rất nhiều các loại thuốc trị ghẻ cho chó khác nhau. Bạn nên sử dụng thuốc xịt chữa viêm da cho chó. Loại thuốc này hiện nay rất phổ biến, được bán rộng rãi trên thị trường dưới nhiều thương hiệu khác nhau. Theo kinh nghiệm của những người nuôi chó lâu năm, thuốc xịt có tác dụng rất nhanh trên da chó trong vòng 24 giờ đối với vùng da bị thương. Thuốc xịt thẩm thấu vào da chó, phá hủy môi trường sống thuận lợi của ve nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn, nấm, bọ chét ký sinh trên da và lông của chó. Bạn chỉ cần làm sạch vùng da bị thương, cạo lông cho ngắn đi để thuốc dễ dàng tiếp xúc, chữa ghẻ cho chó hiệu quả hơn…
Bệnh dạiBệnh ghẻ
Ở Việt Nam, chó nhà là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (95-97%) sau đó đến mèo. Nếu bạn tiếp xúc với chó hoặc mèo đang bị nghi ngờ nhiễm bệnh dại, sẽ có vài dấu hiệu giúp bạn nhận diện bệnh dại ở chó, bệnh dại ở mèo, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Cần đối phó hết sức cẩn thận cũng như không nên tự mình cố bắt những con vật có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Hãy liên lạc ngay với cơ quan kiểm soát động vật, tổ chức động vật hoang dã địa phương, hoặc gọi cho cơ quan chức năng càng sớm càng tốt. Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại. Khi đã lên cơn dại, kể cả là động vật hay con người đều sẽ tử vong nhanh chóng trong đau đớn và hoảng loạn.
Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Động vật nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm bệnh dại cho động vật khác hoặc con người thông qua vết cắn… Trong một vài trường hợp, bệnh dại có thể được lây nhiễm thông qua sự tiếp xúc nước bọt với vết thương hở, niêm mạc như niêm mạc mắt, mũi. Chẳng hạn như động vật bị nhiễm bệnh dại nhưng vẫn còn trong giai đoạn ủ bệnh liếm lên vết thương trên da bạn là bạn đã có thể bị nhiễm bệnh. Hiện nay, bệnh dại không có thuốc điều trị tối ưu. Khi bệnh phát triển ở vật nuôi hay người, cái chết là gần như chắc chắn. Chỉ có một số ít người đã sống sót sau bệnh dại vì có chăm sóc y tế rất sâu. Đã có một số trường hợp báo cáo của chó còn sống sót sau nhiễm trùng, nhưng chúng thực sự rất hiếm.
Bệnh dại
Bệnh care (Sài sốt)Bệnh dại
Bệnh care (Sài sốt) là một bệnh rất nguy hiểm ở chó và có thể gây chết chó con từ 2 – 6 tháng tuổi. Chó trưởng thành trên một năm tuổi ít thấy mắc bệnh này (ít chứ không phải là không có). Vì bệnh chưa có thuốc đặc trị nên thường chúng ta sẽ phải chữa trị các triệu chứng của chó, 1 số chó sau khi chữa trị thành công sẽ có di chứng thần kinh như: Đi choải chân, run rẩy khi đi lại,… Bệnh care ở chó (bệnh sài sốt) gây tác hại trên nhiều hệ nhưng trên hệ tiêu hóa là nặng nhất và rõ nhất. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất của chó. Bệnh xảy ra trên hầu khắp thế giới, giết hại rất nhiều chó không được tiêm phòng. Bệnh có thể xảy ra trên tất cả các lứa tuổi chó nhưng tác hại nặng trên chó con. Các cơ quan bị virus tấn công nhiều nhất là hệ tiêu hóa, hô hấp, da, thần kinh.
Bệnh care ở chó là một căn bệnh nguy hiểm gây hoang mang và lo lắng khắp các cộng đồng thú cưng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đến thời điểm này, họ vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu tìm ra cách chữa bệnh care ở chó hiệu quả nhất. Hiện nay, các bác sĩ thú y sẽ đưa ra cách trị bệnh care ở chó dựa trên các triệu chứng lâm sàng biểu hiện qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp,… của chó nhằm ngăn bệnh di căn đến các cơ quan khác. Đối với bệnh care, chưa có thuốc điều trị đặc biệt, khi chó bị bệnh thì cần phải cách ly để tránh lây lan sang chó khỏe và đưa chó đến các phòng khám thú y gần nhất để được hướng dẫn điều trị. Tuy nhiên các bạn có thể tiêm phòng bệnh care cho cún cưng lúc chó 3 tháng tuổi bằng vắc xin phòng bệnh care.
Bệnh ParrvovirusBệnh care (Sài sốt)
Parvo là bệnh dễ lây lan ở chó, nhưng chó chưa chủng ngừa và chó con nhỏ hơn 4 tháng dễ mắc bệnh hơn. Virus tác động lên đường tiêu hóa ở chó và lây truyền khi chó bệnh tiếp xúc trực tiếp với chó khỏe hoặc mầm bệnh có trong phân, môi trường, hoặc con người. Virus có thể nhiễm lên chuồng trại, thức ăn và nước uống, vòng cổ, dây dắt, hay tay và quần áo của người tiếp xúc với chó bệnh. Trong điều kiện bình thường, virus bền vững với nhiệt độ nóng và lạnh, độ ẩm cao hoặc khô, và có khả năng tồn tại trong môi trường trong thời gian dài. Virus vẫn có thể truyền lây từ nơi này đến nơi khác qua lông hoặc chân chó khi chúng tiếp xúc với chuồng, giày dép hay các vật dụng khác có chứa virus. Bệnh Parvo thường được chẩn đoán và điều trị dựa trên tiền sử của vật nuôi, chẩn đoán và làm xét nghiệm. Chưa có thuốc đặc hiệu để tiêu diệt virus trên chó bị nhiễm, việc điều trị chỉ giúp hỗ trợ cho đến khi hệ miễn dịch của chó đủ khả năng chống lại bệnh.
Chó cần được giữ ấm, điều trị và chăm sóc ngay lập tức để chống mất nước bằng phương pháp truyền dịch, kiểm soát tình trạng ói và tiêu chảy, và ngăn ngừa nhiễm khuẩn kế phát. Việc điều trị bệnh parvo có thể tốn kém, và chó vẫn có thể chết dù được diều trị tích cực. Việc phát hiện bệnh sớm và tích cực điều trị bằng phương pháp đúng có thể đem lại tỉ lệ sống đến 90%. Chó bệnh cần được cách li để giảm thiểu nguy cơ lây lan virus cho chó khỏe. Cần làm vệ sinh và sát trùng chuồng nuôi hoặc các khu vực sinh hoạt của chó để hạn chế lây lan virus. Để phòng ngừa bệnh parvo ở chó, cần tuân thủ đúng lịch chủng ngừa và làm vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó. Chó con dễ bị mắc bệnh vì kháng thể tự nhiên trong sữa chó mẹ có thể không đủ để bảo vệ cho đến lúc hệ miễn dịch của chó con đủ mạnh để tự chống lại bệnh hoặc vắc xin chích vào đã bị trung hòa bởi kháng thể chó mẹ. Vì vậy chủ nuôi cần tuân theo lịch chủng ngừa của bác sĩ thú y để phòng bệnh cho vật nuôi một cách tốt nhất.
Bệnh viêm phế quảnBệnh Parrvovirus
Bệnh viêm phế quản là bệnh viêm niêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay phế quản nhỏ sau đó dẫn đến viêm khí quản. Bệnh nặng dẫn đến viêm phổi. Bệnh hay xảy ra ở chó, mèo khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm, thường từ cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân. Con vật nhiễm cùng lúc một số loài vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: liên cầu, tụ cầu, Klebsiella pneumonia, Bordetella bronchiseptica… Thường kế phát của một số bệnh nhiễm trùng như Carê, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng. Các chất phân tiết bịt kín đường thông khí làm cho khó thở; do vậy, con vật có những biểu hiện đặc trưng như: Con vật ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan, sau trở thành ho ướt và kéo dài. Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, mũi liên tục. Có thể kèm theo sốt 39,5-40,5⁰C, con vật mệt mỏi, bỏ ăn. Tình trạng ho kéo dài sẽ dẫn đến sưng viêm niêm mạc hoặc bị sung huyết.
Điều trị viêm phế quản cấp ở chó có thể bao gồm các thuốc như kháng sinh, thuốc giãn phế quản và thuốc chống viêm. Trong trường hợp chó gặp khó thở, chúng có thể được nhập viện và cho thở oxy. Viêm phế quản mạn tính khó chữa hơn. Các thuốc chống viêm, thuốc chống ho và thuốc giãn phế quản viên có thể giúp giữ cho con vật cảm thấy thoải mái. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng nếu có nhiễm khuẩn. Bệnh béo phì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm phế quản, do đó duy trì trọng lượng lành mạnh là rất quan trọng bởi vậy bác sĩ thú y có thể kê thêm liệu trình ăn kiêng cho cún của bạn nếu cún của bạn gặp vấn đề với bệnh béo phì. Một trong những phương pháp chính là loại bỏ các chất gây kích ứng từ môi trường của cún bao gồm khói, hóa chất, nước hoa, chất gây dị ứng. Điều quan trọng là phải tuân theo bất kỳ cách điều trị nào mà bác sĩ thú y khuyên và thực hiện theo đúng hướng dẫn của họ.
Bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phổiBệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phổi ở chó, mèo là hậu quả của một quá trình bệnh lý hoặc tổn thương ở phổi (kế phát từ bệnh viêm phế quản, ho cũi chó hay các quá trình bệnh lý ở thực quản, khí quản,…) gây bội nhiễm các loại vi khuẩn có sẵn trong đường hô hấp. Bệnh thường gặp vào mùa đông khi mà nhiệt độ xuống thấp đột ngột. Bệnh thuộc dạng viêm cấp tính. Gây tổn thương ở các phế quản rồi lan ra các phế nang. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây tổn thương phổi, viêm lan từ tổ chức gần, dị ứng, tác động của dịch lỏng tràn vào phổi. Tất cả các kích thích bệnh lý thông qua hệ thần kinh trung ương tác động vào phế quản, phế nang làm cho vách phế quản và một số tiểu thùy phổi bị sung huyết, sau đó tiết ra dịch viêm đọng lại trong các phế quản và phế nang gây viêm, con vật có biểu hiện sốt. Do quá trình hô hấp của con vật, dịch viêm tràn sang các phế quản và phế nang khác chưa bị viêm.
Nếu điều trị không tích cực, quá trình viêm lan rộng làm giảm diện tích hô hấp của phổi, đồng thời do quá trình sốt kéo dài gây rối loạn trao đổi chất, con vật có thể trúng độc mà chết hoặc kế phát sang viêm phổi hoại thư, lao phổi… Dấu hiệu chung: phổi phù, sung huyết, có các ổ viêm không đều nhau nằm rải rác khắp các thùy phổi… Để tiêu diệt những tác nhân gây bệnh viêm phổi ở các bé cưng, thì phương pháp dùng thuốc kháng sinh là đơn giản và hiệu quả nhất. Để chọn được kháng sinh tốt nhất, các bác sĩ thường dựa vào kết quả nuôi cấy kết hợp với phân lập vi khuẩn. Bên cạnh đó, việc sử dụng các nhóm kháng sinh có hoạt phổ rộng hoặc các loại kháng sinh với nhau cũng là một cách điều trị hiệu quả. Tình trạng viêm phổi do nhiều loại vi khuẩn gây nên. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh mà bác sĩ lựa chọn kháng sinh phù hợp. Việc điều trị bổ sung phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng của chó cưng. Nếu có nhiều triệu chứng xảy ra cùng lúc, chẳng hạn như bỏ ăn, sốt cao và giảm cân, bạn nên đề nghị bác sĩ thú y cho chó cưng nhập viện.
Bệnh viêm gan truyền nhiễmBệnh viêm gan truyền nhiễm
Bệnh viêm dạ dày, ruột Bệnh leptoBệnh viêm dạ dày, ruột
Bệnh Lepto ở chó (Leptospirosis) tên gọi khác là bệnh xoắn khuẩn ở chó hay bệnh nghệ ở lợn. Đây là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều súc vật (bò, chó, ngựa, cừu, dê, lợn, mèo,…) và có thể lây sang người. Các động vật hoang dã là nguồn dịch thiên nhiên lưu trữ mầm bệnh. Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, nhưng trầm trọng nhất là vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Tuy không lây lan mạnh và làm chết nhiều chó như dịch Carre, Parvo, nhưng nếu mắc nhiễm sẽ bị viêm gan, báng bụng, vàng da rối loạn toàn thân và tử vong. Nguy cơ lây bệnh cho người (chủ nuôi) rất cao qua đường bài tiết nước tiểu của chó, vi khuẩn lepto phát tán, tiếp xúc qua da xâm nhập vào cơ thể người. Nước tiểu động vật mang trùng Lepto theo đường nước mưa tự nhiên vào sông, suối, nước ngầm môi trường, chó mèo, động vật khác hoặc người bơi lội, tắm hoặc uống phải cũng phát dịch bệnh. Bệnh thường xảy ra ở chó dưới 2 năm tuổi và động vật non, mèo thì hãn hữu mới bị.
Khó nhận biết triệu chứng ban đầu bệnh Lepto ở chó vì không có các triệu chứng đặc trưng, rất dễ lẫn với dấu hiệu của nhiều bệnh khác. Thậm chí vài trường hợp, lúc đầu chó cũng không hề có triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 5-14 ngày, thậm chí tới 30 ngày. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là: Sốt 40-41oC, bỏ ăn, nôn ói, đau bụng dữ dội, mệt mỏi, ủ rũ. Lâu ngày có thể phát hiện màu vàng ở niêm mạc mắt, vùng da bụng ít hoặc không có lông. Bụng phình như có bầu sắp sinh báng nước, thể bệnh mạn tính chó vẫn ăn uống nhưng rất gầy gò, nhô sống lưng, tiêu chảy kéo dài, đái ít, nước tiểu sánh đặc, màu nâu sẫm. Chó sẽ chết do có những rối loạn, suy sụp toàn thân, trụy hô hấp, tim mạch. Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh Lepto ở chó mèo. Trên nhãn lọ vacxin ghi chữ “L” viết tắt chữ cái đầu tên bệnh “Leptospirosis”. Tuy nhiên, loại vacxin này có thể gây ra nhiều biến chứng và tác dụng phụ cho thú cưng. Vacxin Lepto có thể gây phản ứng dị ứng cho chó sau khi tiêm. Nên tiêm mỗi năm một lần theo định kì. Những vùng nguy hiểm có dịch Lepto xảy ra thuờng xuyên thì tiêm 6 tháng 1 lần.
Bệnh ho cũi chó (viêm phế quản truyền nhiễm)Bệnh lepto
Ho cũi chó là tên thường gọi của viêm phế quản truyền nhiễm, một loại bệnh thường gặp ở loài chó. Vào giai đoạn chuyển mùa ở miền Bắc, những chú cún cưng của bạn sẽ dễ bị mắc bệnh nhất vì độ ẩm tăng cao và có gió lạnh. Để giảm nguy cơ cún cưng mắc bệnh ho cũi, bạn nên hạn chế đưa chúng đến những nơi công cộng, nơi tập trung nhiều động vật vào thời tiết giao mùa. Nếu phát hiện chúng mắc bệnh ho cũi, tốt nhất bạn nên đưa tới phòng khám thú y. Trong một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi, nhưng vẫn phải theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của thú cưng và lưu ý giữ chúng không được tiếp xúc với những nơi có độ ẩm cao và khói thuốc lá.Bệnh ho cũi ở chó thường có các biểu hiện ra bên ngoài và dễ nhận biết như: Chó ho liên tục, ho khan là triệu chứng dễ thấy. Phát ra tiếng ho hoặc các âm thanh như ngỗng kêu. Chảy nước mũi, nước mắt liên tục. Ói mửa… Trong trường hợp bệnh nhẹ, chó có thể vẫn ăn uống bình thường, đây là giai đoạn khó phát hiện. Khi tình trạng bệnh nặng thêm, các triệu chứng diễn biến phực tạp như chán ăn, sốt cao, hôn mê, viêm phổi,… nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thú cưng. Bệnh ho cũi ở chó thường dễ xảy ra ở chó chưa được tiêm phòng, chó lớn tuổi và chó có sức đề kháng yếu, suy giảm hệ miễn dịch. Ngoài ra, bạn vẫn nên đưa thú cưng đến các phòng khám để kiểm tra sức khỏe vì bệnh ho cũi ở chó có thể tái phát và diễn biến nguy hiểm hơn rất nhiều. Tiêm Vaccine cũng là một biện pháp giúp phòng bệnh ho cũi ở chó.
Bệnh ho cũi chó (viêm phế quản truyền nhiễm)
Đăng bởi: Ngân Huỳnh
Từ khoá: 10 bệnh thường gặp ở chó mèo và cách phòng trị bệnh
Bệnh Kiết Lỵ – Nguyên Nhân, Cách Phòng Và Chữa Bệnh
Bệnh kiết lỵ là gì? Triệu chứng bệnh kiết lỵ
Đau bụng hoặc đau cu rút từng cơn;
Buồn nôn;
Sốt trên 38 độ;
Mất nước, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị
Các loại kiết lỵ
Hầu hết những người trải qua bệnh kiết lỵ đều phát triển bệnh kiết lỵ do vi khuẩn hoặc kiết lỵ kỵ khí. Vi khuẩn bệnh kiết lỵ là do nhiễm vi khuẩn từ Shigella, Campylobacter, Salmonella, hoặc vi khuẩn đường ruột E. coli .
Tiêu chảy do Shigella còn được gọi là shigellosis. Shigellosis là loại kiết lỵ phổ biến nhất.
Bệnh lỵ Amebic ít phổ biến hơn ở các nước phát triển. Nó thường được tìm thấy ở các địa phương nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém.
Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ và ai có nguy cơ mắc bệnh?
Shigellosis và kiết lỵ thường là do vệ sinh kém như:
Nước bị ô nhiễm và đồ uống khác;
Người bị nhiễm bệnh không rửa tay hoặc chưa sạch;
Tiếp xúc cơ thể với người bị bệnh;
Bệnh lỵ Amebic chủ yếu lây lan do ăn thức ăn bị ô nhiễm hoặc uống nước bị ô nhiễm ở các khu vực nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém.
Bệnh kiết lỵ nguy hiểm như thế nào?
Trong một số trường hợp, bệnh kiết lỵ có thể dẫn đến các biến chứng như:
Khoảng 2% bệnh nhân bị biến chứng dạng này. Những người này có thể bị đau khớp, kích ứng mắt và tiểu buốt. Viêm khớp do nhiễm trùng có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
Nhiễm khuẩn huyết:
Co giật:
Đôi khi trẻ nhỏ có thể bị co giật toàn thân. Không rõ tại sao điều này xảy ra. Biến chứng này thường tự khỏi mà không cần điều trị.
Một loại vi khuẩn Shigella , S. dysenteriae đôi khi có thể gây ra HUS bằng cách tạo ra một độc tố phá hủy các tế bào hồng cầu.
Biến chứng nghiêm trọng khác
Chẩn đoán bệnh kiết lỵ như thế nào?
Nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng của bệnh kiết lỵ, hãy đến gặp bác sĩ. Nếu không được điều trị, bệnh kiết lỵ có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng và yêu cầu xét nghiệm phân và máu để chẩn đoán bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh kiết lỵ
Bạn nên tránh các loại thuốc làm chậm hoạt động của ruột chẳng hạn như loperamide (Imodium) hoặc atropine-diphenoxylate (Lomotil) có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.
Shigellosis nặng có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhưng vi khuẩn gây ra bệnh này thường kháng thuốc.
Chủng vi khuẩn Shigella của bạn có thể kháng thuốc và bác sĩ có thể cần điều chỉnh kế hoạch điều trị của bạn.
Bệnh kiết lỵ được điều trị bằng metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax).
Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị truyền tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước.
Cách ngăn ngừa bệnh kiết lỵ
Shigellosis có thể được ngăn ngừa thông qua các biện pháp vệ sinh tốt, chẳng hạn như:
Cẩn thận khi thay tã cho em bé bị bệnh;
Không nuốt nước khi bơi;
Đồ uống với đá viên;
Đồ uống không đóng chai và niêm phong;
Trái cây hoặc rau gọt vỏ, trừ khi bạn tự gọt vỏ;
Sữa chưa tiệt trùng, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa;
Nước đóng chai, nếu con dấu còn nguyên;
Nước có ga trong lon hoặc chai, nếu niêm phong không bị vỡ;
Nước máy đã được đun sôi ít nhất một phút;
Nước máy đã được lọc qua bộ lọc 1 micron có thêm viên clo hoặc i-ốt…/.
6 Thói Quen Giúp Ngăn Ngừa Bệnh Nhồi Máu Não Ở Người Trẻ Hiệu Quả Nhất
Nói không với đồ uống có cồn, đồ uống có gas
Việc sử dụng rượu, bia với số lượng lớn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng với tần suất vừa phải lại có thể làm tăng lượng cholesterol tốt và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ vào chất ethanol. Đồng thời còn cho phép loại bỏ những cholesterol xấu ra khỏi máu và thành mạch. Từ đó sẽ làm làm hạn chế bệnh nhồi máu não ở người trẻ. Theo đó, lượng bia được khuyến nghị tiêu thụ ở nam giới khỏe mạnh là không quá 2 ly/ngày và ở nữ giới khỏe mạnh là 1 ly/ngày (1 ly – 355ml). Tuy nhiên, nếu có thể bạn nên nói không với rượu, bia, đồ có cồn, có gas và các chất kích thích tương tự.
Nói không với thuốc láNói không với đồ uống có cồn, đồ uống có gas
Thói quen hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khi hút thuốc, các tế bào miễn dịch sẽ không thể vận chuyển mang cholesterol từ thành mạch trở lại máu để đưa đến gan. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch. Do đó, một trong những cách để ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu não ở giới trẻ là bỏ thuốc lá.
Thói quen này thường xuất hiện ở nam giới khi gặp áp lực công việc lớn hoặc do suy nghĩ chưa đủ chín chắn tạo thói quen khi còn tuổi trẻ. Cần bỏ hoàn toàn thuốc lá để tránh ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
Nói không với thuốc lá
Bổ sung nhiều chất xơ bão hòaNói không với thuốc lá
Chất xơ hòa tan là một trong những nhóm các hợp chất rất có ích cho lợi khuẩn đường ruột. Những lợi khuẩn này có khả năng ức chế sự phát triển của hai loại lipoprotein có hại là LDL và VLDL (lipoprotein tỷ trọng thấp và lipoprotein tỷ trọng rất thấp). Đồng thời, chất xơ hòa tan còn có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu để ngăn ngừa bệnh nhồi máu não. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan có khả năng giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu não như đậu đen, bơ, khoai lang, súp lơ, đào, cà rốt, táo, đào, ổi, hạt hướng dương, hạt phỉ, yến mạch…..
Bổ sung thực phẩm chứa chất béo bão hòa đơnBổ sung nhiều chất xơ bão hòa
Để ngăn ngừa bệnh nhồi máu não, bạn có thể bổ sung chất béo không bão hòa đơn từ các thực phẩm giàu dinh dưỡng như:
Dầu ô liu
Hạnh nhân
Hạt điều
Đậu phộng
Hạt dẻ cười
Quả ô liu
Hạt bí ngô
Thịt lợn
Bơ
Hạt hướng dương
Trứng
Tập thể dục, thể thao thường xuyênBổ sung thực phẩm chứa chất béo bão hòa đơn
Tập thể dục giúp giảm nguy cơ nhồi máu não bằng cách giảm huyết áp, tăng lượng cholesterol tốt (HDL cholesterol) trong cơ thể và cải thiện toàn diện sức khỏe của mạch máu và tim. Tập thể dục đều đặn còn giúp bạn giảm cân, kiểm soát đường huyết và giảm stress. Nghiên cứu đã chứng minh rằng với cường độ luyện tập 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, cơ thể bạn sẽ có ít nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch, từ đó giảm nguy cơ nhồi máu não. Ngoài ra, việc tập thể dục đều đặn còn giúp làm tăng hiệu quả giảm cân, kiểm soát đường huyết ở mức ổn định và giảm stress rất hữu ích. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, với cường độ tập luyện 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần sẽ giúp cơ thể tránh được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, từ đó sẽ làm giảm nguy cơ bị nhồi máu não.
Tập thể dục, thể thao thường xuyên
Duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng cơ thểTập thể dục, thể thao thường xuyên
Một trong những nguyên nhân có thể gây nguy cơ nhồi máu cao đó là do tình trạng thừa cân, béo phì. Chính vì vậy, việc duy trì một mức cân nặng phù hợp sẽ là thói quen giúp ngăn ngừa nhồi máu não hiệu quả. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng như do di truyền, do tuổi tác, giới tính, lối sống, thói quen trong gia đình, giấc ngủ và thậm chí môi trường sống và làm việc… Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát được cân nặng của mình ở mức hợp lý bằng cách kiên trì theo đuổi thực đơn ăn kiêng, nên lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh và thường xuyên tập luyện thể thao….
Duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng cơ thể
Đăng bởi: Lưu Khánh Sơn
Từ khoá: 6 Thói quen giúp ngăn ngừa bệnh nhồi máu não ở người trẻ hiệu quả nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Đẹn Ở Trẻ Em Và Cách Chăm Sóc Phòng Ngừa Đẹn Quay Trở Lại trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!