Xu Hướng 10/2023 # Bệnh Thương Hàn Ở Gà, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Thuốc Đặc Trị # Top 13 Xem Nhiều | Gqut.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Bệnh Thương Hàn Ở Gà, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Thuốc Đặc Trị # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Thương Hàn Ở Gà, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Thuốc Đặc Trị được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh thương hàn ở gà là một bệnh rất phổ biến có thể xảy ra ở gà con lẫn gà trưởng thành. Bệnh thương hàn thường ủ bệnh trong 2 – 5 ngày và nếu không chữa trị kịp thời tỉ lệ chết sẽ khá cao. Mặc dù vậy, bệnh thương hàn gà có nhiều loại thuốc đặc trị nên nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể cứu chữa được. Trong bài viết này, NNO sẽ điểm qua về đặc điểm của bệnh thương hàn ở gà cũng như nguyên nhân, triệu chứng và thuốc đặc trị để các bạn có cái nhìn khái quát về bệnh này.

Đôi nét về bệnh thương hàn ở gà

Bệnh thương hàn trên gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella Gallinarum gây ra. Bệnh cũng có thể thể mãn tính và thể cấp tính với nhiều biểu hiện khác nhau. Khi gà nhiễm khuẩn Salmon sẽ ủ bệnh trong khoảng 2 – 5 ngày va thời gian phát bệnh có thể tới cả tháng. Đàn gà bị thương hàn thường có tốc độ lây lan nhanh và tất cả đều có dấu hiệu chung là bị tiêu chảy, sụt cân và ảnh hưởng lớn tới sản lượng trứng cũng như chất lượng trứng.

Ngoài cái tên thương hàn thì bệnh phó thương hàn và bệnh bạch lỵ cũng thường đi liền với nhau. Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella Gallinarum gây ra. Bệnh phó thương hàn có nguyên nhân do vi khuẩn Salmonella typhimunum và bệnh bạch lỵ lại có nguyên nhân từ vi khuẩn Salmonella pulloru. Tuy đều là vi khuẩn Salmonella nhưng tính chất bệnh không đồng nhất với nhau.

Bệnh tích và triệu chứng bệnh thương hàn ở gà

Nói đến bệnh thương hàn trên gà thì chắc hẳn ai làm chăn nuôi cũng biết bệnh này có đặc điểm là gà bị tiêu chảy phân trắng hoặc vàng với nhiều dịch nhầy. Cùng với đó cũng có một số triệu chứng khác như khớp sưng to, xù lông, kém ăn, bỏ ăn, phân dính bết ở hậu môn, trường hợp nặng gà không đi ngoài được và bị chướng bụng dẫn đến tỉ lệ tử chết giai đoạn này rất cao.

Những triệu chứng bệnh thương hàn ở gà vừa kể trên khá khó để chắc chắn việc gà có bị thương hàn hay không. Thường cách tốt nhất để biết gà bị thương hàn là mổ khám. Bệnh thương hàn khi mổ khám sẽ thấy có nhiều bệnh tích đặc trưng như mật sưng, gan sưng, gan có thể xuất hiện dấu hiệu bị hoại tử khiến gan đổi sang màu đồng hoặc mảng màu xanh. Ở gà mái buồng trứng bị viêm, thoái hóa với các khối u tròn, nguy hiểm hơn là vi khuẩn Salmonella lây nhiễm vào trong trứng gây bệnh khi ấp và lây sang đàn gà con. Ở gà trống triệu chứng ở cơ quan sinh dục là bị viêm dịch hoàn.

Thuốc đặc trị bệnh thương hàn trên gà

Bệnh thương hàn ở gà là do vi khuẩn gây ra nên bệnh này có thuốc đặc trị. Tùy theo điều kiện của từng vùng mà các bạn có thể dùng các loại thuốc khác nhau để tránh trường hợp gà bị kháng thuốc. Để biết nên dùng loại thuốc nào cho phù hợp bạn nên hỏi ý kiến từ các bác sĩ thú y trong khu vực. Còn bình thường bạn có thể áp dụng phác đồ điều trị từ TS. Vũ Ngọc Sơn – Giám đốc trung tâm NC & PT Vật nuôi – Viện chăn nuôi để áp udngj cho gà bị thương hàn như sau:

Dùng thuốc EnroFloxacin hoặc Neomycin hoặc Neoxin hoặc Ampicoli theo liều lượng trên bao bì.

Bổ sung chất điện giải, B-Complex với liều lượng 10g/1kg thể trọng. Đối với gà con dùng với liều lượng 2g/1kg thể trọng.

Với các thông tin trên, có thể thấy rằng bệnh thương hàn ở gà là một bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra. Bệnh này có nhiều triệu chứng đặc trưng như đi ngoài phân vàng, phân trắng kèm theo dịch nhầy, gà bị sưng khớp, kém ăn. Bệnh tích đặc trưng của bệnh thương hàn là gan mật sưng to có thể bị hoại tử, gà mái buồng trứng bị viêm với nhiều u nang, gà trống bị viêm dịch hoàn. Hiện nay có nhiều loại thuốc đặc trị bệnh thương hàn ở gà tuy nhiên phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi vẫn là dùng Enrofloxacin rất tốt và hiệu quả.

Bệnh Viêm Amidan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm amidan là gì?

Chức năng

Triệu chứng viêm amidan

Biểu hiện của viêm amidan là tình trạng viêm tấy và sưng đỏ. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh cảm thấy khó thở bằng miệng. Theo đó, các dấu hiệu viêm amidan bao gồm:

Amidan sưng đỏ

Xuất hiện lớp dịch phủ màu trắng hoặc vàng

Đau đầu

Ăn mất ngon

Khó nuốt

Sưng hạch ở cổ hoặc hàm

Hôi miệng

Giọng nói khó nghe hoặc nghẹt thở

Đối với trẻ em, có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như:

Bụng khó chịu

Đau bụng

Chảy nước dãi

Được xem là căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Thực tế, trẻ nào cũng có thể bị viêm họng amidan ít nhất một lần trong đời.

Nếu các triệu chứng kéo dài dưới 10 ngày được gọi là viêm amidan cấp tính. Tình trạng viêm tái phát nhiều lần trong năm được xem là viêm amidan mãn tính. (2)

Nguyên nhân gây viêm amidan

Những yếu tố như sự thay đổi đột ngột của thời tiết, ô nhiễm môi trường, khói bụi độc hại; người bệnh có tiền sử mắc các bệnh viêm VA, viêm xoang, viêm răng… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Theo đó, một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng amidan bị viêm là:

Đã từng mắc các bệnh đường hô hấp hay các bệnh truyền nhiễm như ho gà, sởi…

Có dị tật ở cổ họng hay amidan

Môi trường ô nhiễm (khói bụi, vệ sinh không kỹ…)

Thời tiết thay đổi đột ngột

Đối tượng mắc bệnh

Trẻ thường bị viêm amidan do vi khuẩn, thường gặp nhất ở trẻ từ 5 – 15 tuổi.

Trẻ trong độ tuổi đi học thường tiếp xúc gần với bạn bè trong trường lớp, rất dễ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây viêm amidan.

Biện pháp chẩn đoán viêm amidan

1. Khám lâm sàng

2. Xét nghiệm

Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng là do virus hay vi khuẩn. Từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Phân loại bệnh viêm amidan

1. Viêm amidan cấp tính

Dấu hiệu đầu tiên khi bị viêm amidan cấp tính là tình trạng cơ thể sốt 39-40 độ C, cảm giác khô rát họng và đau khi nuốt hoặc ho. Các triệu chứng tiếp theo có thể xuất hiện như lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và sưng; toàn thân mệt mỏi, chán ăn và có dấu hiệu tiểu ít, táo bón.

2. Viêm amidan mãn tính

Miệng có mùi hôi

Sốt tái lại nhiều lần

Thể trạng kém, yếu ớt và có thể sốt khi về chiều

Ho khan từng cơn, khạc nhổ có đờm và thường có những cơn ho kéo dài

Thở khò khè, người lớn ngủ ngáy, trẻ em có thể gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ

Viêm amidan mãn tính cũng có thể gây ra sỏi amidan. Nguyên nhân là do các mảnh vật chất như tế bào chết, nước bọt và thức ăn tích tụ trong các kẽ của amidan. Một thời gian sau, các mảnh vụn có thể đông cứng lại thành những viên sỏi nhỏ. Chúng có thể tự bong, hoặc cần các thủ thuật y tế để lấy ra.

3. Viêm amidan quá phát

Phương pháp điều trị viêm amidan

Có rất nhiều phương pháp điều trị, chữa viêm amidan như:(5)

1. Điều trị nội khoa (dùng thuốc…)

Nếu xác định nguyên nhân viêm do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Người bệnh cần uống đúng và đủ liều theo chỉ định ngay cả khi các triệu chứng đã hết hẳn. Điều này giúp ngăn tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Thậm chí, nguy cơ cao sẽ bị sốt thấp khớp và viêm thận nghiêm trọng nếu không tuân theo liều dùng của bác sĩ.

2. Áp dụng các bài thuốc dân gian

Súc miệng với nước muối: Thực hiện súc miệng ở tư thế ngửa mặt lên, đầu ngửa về phía sau, khò nhẹ để nước muối tiếp xúc với cổ họng và amidan. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.

Gừng và mật ong: Nguyên liệu: mật ong và 2 củ gừng. Gừng gọt vỏ, rửa sạch, giã dập hoặc cắt thành lát rồi cho vào chén. Đổ mật ong vào để ngâm. Mỗi ngày, bạn ngậm gừng mật ong nhiều lần cho đến khi các triệu chứng viêm hết hẳn.

3. Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật)

Sau tất cả các giải pháp trên, phẫu thuật cắt bỏ amidan là giải pháp tối ưu để điều trị dứt điểm tình trạng viêm amidan.

Phẫu thuật cắt amidan cũng có thể được thực hiện nếu xảy ra các biến chứng khó kiểm soát như:

Thở khó khăn

Khó nuốt

Cũng theo chúng tôi Lê Minh Kỳ, viêm amidan là bệnh lý thường gặp và có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, người bệnh cần đến thăm khám để được chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả. Cắt amidan giúp loại bỏ ổ viêm trong vùng hầu họng, cải thiện sức khỏe và hạn chế các bệnh về đường hô hấp.

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt amidan không được chỉ định với những đối tượng:

Bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ

Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định

Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh…

Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang triển khai công nghệ Plasma trong điều trị những bệnh lý về cắt amidan. Kỹ thuật tiên tiến này được giới chuyên môn ưu tiên áp dụng vì 5 lý do:

Dao Plasma có khả năng cắt, đốt và cầm máu đồng thời ngay trong khi mổ, giảm thiểu tối đa nguy cơ chảy máu

Hạn chế tổn thương các mô xung quanh nhờ sóng năng lượng phá hủy các mô bị viêm với nhiệt độ phù hợp, không gây bỏng

Ít đau đớn, bệnh nhân có thể xuất viện trong vòng 24 giờ sau cắt amidan, hồi phục sức khỏe nhanh chóng

Hơn nữa, cấu tạo lưỡi dao phẫu thuật mỏng, dẹt, đầu dò thông minh cùng optic nội soi điện tử cho phép phẫu thuật viên tiếp cận chính xác các khu vực viêm nhiễm cần loại bỏ và hạn chế tối đa việc làm tổn thương các mô lân cận, giảm bớt tình trạng viêm tái lại nhiều lần.

Biến chứng của viêm amidan

1. Biến chứng tại chỗ

Trường hợp amidan bị viêm hoặc sưng xảy ra thường xuyên có thể gây ra các biến chứng nặng hơn như:

Khó thở

Nhiễm trùng lan sâu vào mô xung quanh (viêm mô tế bào quanh amidan)

Nhiễm trùng gây tụ mủ sau amidan (áp xe phúc mạc)

2. Biến chứng kế cận

Người bệnh có nguy cơ cao bị viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm hạch, viêm thanh khí phế quản.

3. Biến chứng toàn thân

Nếu viêm amidan do liên cầu nhóm A hoặc một chủng vi khuẩn liên cầu khác không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân sẽ đối diện với nguy cơ mắc các biến chứng như sốt thấp khớp, viêm cầu thận…

Các phòng ngừa viêm amidan

1. Đối với trẻ em

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe cho trẻ, bao gồm: trái cây (dâu tây, các loại quả mọng…), rau xanh (bông cải xanh, rau bina và cà rốt) và các loại vitamin (vitamin C, E, A) làm giảm tình trạng viêm, khó thở ở trẻ.

Nhắc trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để vệ sinh họng, miệng cho trẻ

Nhắc trẻ uống nhiều nước (gồm nước trái cây) để bù nước cho cơ thể do sốt, đồng thời giảm tình trạng viêm, khô họng

Tuân thủ lịch tái khám theo chỉ định và liệu trình của bác sĩ, tránh viêm amidan tái phát gây nhiều biến chứng không mong muốn.

2. Đối với người lớn

Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

Uống nhiều nước

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ

Súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối

Tránh các chất kích thích không tốt cho sức khỏe, gây ảnh hưởng vùng họng như thuốc lá, nước uống có gas, cà phê,…

Giữ gìn không gian sống sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm

Giữ ấm vùng họng khi thời tiết thay đổi

Sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học (tăng cường thu nạp các dưỡng chất giàu vitamin, rau củ quả, khoáng chất,…) nhằm tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Các thắc mắc về bệnh viêm amidan

1. Khi nào nên cắt amidan?

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Nếu tất cả các biện pháp như uống thuốc tây, các bài thuốc dân gian không hiệu quả, kết hợp với yếu tố bệnh ngày càng trở nặng và lặp lại nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan. Do đó, cắt amidan là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các cách thức điều trị khác.

2. Viêm amidan có lây không?

Tình trạng viêm amidan xảy ra khi bộ phận này bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn. Bản thân bệnh không có tính lây lan nhưng các virus và vi khuẩn gây bệnh có thể lây từ người bị bệnh sang người bình thường thông qua nhiều con đường khác nhau, đặc biệt khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Do đó, chúng ta cần ngăn chặn đường lây của bệnh bằng các biện pháp đơn giản mà hiệu quả như rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với những người đang bị cảm, bổ sung vitamin, tăng cường tập luyện thể thao…

Bệnh Sán Lá Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Bệnh sán lá gan là một bệnh lý mạn tính do ký sinh trùng sán lá gan gây ra. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, sán lá gan có thể sống và gây bệnh trong cơ thể từ 20 cho đến 30 năm.

Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, sán lá gan sẽ di chuyển theo ruột tới ống dẫn mật và gan để ký sinh và phát triển. Trong quá trình này, chúng có thể đi lạc đến các cơ quan khác và gây bệnh ký sinh trùng lạc chỗ.

Bệnh sán lá gan là một bệnh mạn tính do ký sinh trùng gây ra

Sán lá gan ký sinh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu,…thậm chí ở cả chó ,mèo. Đặc biệt, ốc là vật chủ ký sinh của ấu trùng sán lá gan lớn.

Ở môi trường ngoài, trứng sán nở thành ấu trùng lông ký sinh trong ốc rồi phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, vào nước và bám vào các loại thực vật sống trong nước để trở thành các nang trùng. Khi người ăn, uống trúng các nang trùng này sẽ bị nhiễm sán.

Đường truyền bệnh sán lá gan chủ yếu là thông qua tiêu thụ thực vật như rau cải xoong, rau diếp nước, bạc hà và mùi tây.

Sán lá gan trưởng thành đẻ 2000 – 4000 trứng mỗi ngày và trứng lại được thải qua đường mật và phân của người nhiễm bệnh.

Thức ăn và nguồn nước nhiễm sán là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

Có 2 loại bệnh sán lá gan là nhiễm sán lá gan lớn và nhiễm sán lá gan nhỏ.

Bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn thường có các triệu chứng như đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức, tính chất đau có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa…

Bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (biếng ăn, bụng khó tiêu). Đôi khi bệnh nhân còn có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.

Sốt và đau vùng hạ sườn phải là dấu hiệu đặc trưng khi nhiễm sán lá gan

Giai đoạn cấp tính: giai đoạn này diễn ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau khi ấu trùng sán lá gan xâm nhập vào cơ thể và có thể kéo dài 2 – 4 tháng. Để có thể ký sinh tại gan chúng phải chui qua lớp niêm mạc gan, gây sốt và đau dữ dội vùng hạ sườn phải.

Giai đoạn tiềm ẩn: ở giai đoạn này không có các triệu chứng rõ ràng, người bệnh có thể không gặp phải triệu chứng nào của bệnh hoặc cũng có thể gặp phải tình trạng gan to và các dấu hiệu cấp khác như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…

Giai đoạn mạn tính: sán lá gan trưởng thành đã di chuyển đến gan và ống dẫn mật. Ở đây, chúng bài tiết các độc tố gây hại cho gan, thậm chí là gây viêm gan. Ngoài ra, việc ký sinh ở ống dẫn mật còn gây tắc ống dẫn mật, dẫn đến xơ đường dẫn mật, sỏi ống dẫn mật và xơ gan.

Sán lá gan sống ký sinh trong ống dẫn mật và gan, nhờ cấu tạo cơ thể có 2 miệng hút giúp chúng bám chặt và hút chất dinh dưỡng cũng như chiếm lấy phần thức ăn của vật chủ. Quá trình bám và hút gây tổn thương nghiêm trọng tại niêm mạc gan.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể gây các bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao như xơ gan cổ trướng, áp xe gan thậm chí là ung thư đường mật.

Các trường hợp ấu trùng sán lá gan lạc chỗ, chúng có thể gây bệnh ở các cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng,…

Xét nghiệm máu

Sau khi sán lá gan xâm nhập vào cơ thể, cơ thể phản ứng lại bằng cách tạo ra các kháng thể. Việc thực hiện xét nghiệm máu giúp xác định kháng thể sán lá gan. Ngoài ra, xét nghiệm công thức máu tìm sự gia tăng bất thường của bạch cầu giúp chẩn đoán bệnh.

Chụp gan

Chẩn đoán hình ảnh gan bao gồm nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI). Các phương pháp này giúp kiểm tra sự có mặt của sán lá gan và các tổn thương do chúng gây ra tại gan.

Xét nghiệm phân

Phương pháp chẩn đoán này giúp tìm thấy sự hiện diện của trứng sán lá gan trong phân của người bệnh. Tuy nhiên, khả năng tìm thấy trứng sán là không cao và yêu cầu phải lấy mẫu phân trong 3 ngày liên tiếp.

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Đau bụng dữ dội, đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức. Cơn đau có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội.

Mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa,…

Rối loạn tiêu hóa (biếng ăn, bụng khó tiêu), sạm da, vàng da.

Nơi khám chữa giun sán uy tín

Nếu gặp các dấu hiệu nên trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc bất kỳ bệnh viên đa khoa nào để được thăm khám và điều trị kịp thời

Tp. Hồ Chí Minh: Viện Pasteur Tp HCM, Viện Sốt rét ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện nhân dân 115,…

Hà Nội: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương,…

Dùng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn. Trong đó, các thuốc chống giun sán giúp loại bỏ sán trưởng thành và trứng của chúng ra khỏi cơ thể như: nitazoxanide, albendazole, praziquantel, triclabendazole,… Ngoài ra, các thuốc giảm đau, tiêu chảy có thể được chỉ định nếu các triệu chứng bệnh trở nặng.

Advertisement

Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được lựa chọn trong điều trị sán lá gan với các trường hợp hiếm gặp như viêm ống dẫn mật, nhiễm trùng ống mật,…

Nhiễm sán lá gan rất nguy hiểm và khó điều trị. Do đó, bạn cần chủ động phòng tránh nhiễm bệnh bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

Luôn ăn chín, uống sôi đặc biệt là các loại rau và cá nước ngọt.

Không ăn rau sống, tiết canh.

Hạn chế ăn nội tạng động vật, đặc biệt là gan. Nếu ăn thì phải nấu chín thật kỹ.

Vệ sinh các loại thực phẩm sạch trước khi chế biến.

Rửa tay thường xuyên và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Ăn chín uống sôi và rửa tay thường xuyên là các biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả

Giun sán

Bệnh sán chó có lây không, lây qua đường nào?

Triệu chứng nhiễm giun bạn cần biết để phát hiện bệnh kịp thời

Nguồn: WebMD, CDC, Medicalnewstoday

Thiếu Vitamin D: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

– Có làn da đen

– Là một người lớn tuổi

– Thừa cân hoặc béo phì

– Không ăn nhiều cá hoặc sữa

– Luôn sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài hoặc ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời

– Mắc bệnh thận mãn tính, bệnh gan hoặc cường cận giáp

– Có tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc bệnh celiac

– Có phẫu thuật dạ dày

– Sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin D, chẳng hạn như statin và steroid

Bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng thường xuyên

Một trong những vai trò quan trọng nhất của vitamin D là giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ để cơ thể có thể chống lại vi rút và vi khuẩn gây bệnh. Nếu bạn thường xuyên bị ốm, đặc biệt là khi bị cảm lạnh hoặc cúm, thì đây có thể là một yếu tố góp phần. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin D với liều lượng lên đến 4.000 IU mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường hô hấp [1].

Mệt mỏi

Mệt mỏi thường xuyên có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và thiếu vitamin D có thể là một trong số đó. Các nghiên cứu điển hình đã chỉ ra rằng nồng độ vitamin D trong máu rất thấp có thể gây ra tình trạng mệt mỏi và có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống [2].

Đau xương và đau lưng

Một đánh giá khác của 81 nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người bị viêm khớp, đau cơ mãn tính có xu hướng có mức vitamin D thấp hơn những người không có các tình trạng này [5].

Tâm trạng chán nản

Tâm trạng chán nản cũng có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin D. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cung cấp vitamin D cho những người bị thiếu hụt giúp cải thiện chứng trầm cảm [6].

Rụng tóc Đau cơ

Nguyên nhân của đau cơ thường khó xác định. Có một số bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt vitamin D có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra đau cơ ở trẻ em và người lớn.

Trong một nghiên cứu, 71% những người bị đau cơ mãn tính được phát hiện là thiếu vitamin D. Giải thích hiện tượng này, nghiên cứu cho rằng thụ thể vitamin D có trong tế bào thần kinh được gọi là thụ thể cảm nhận cảm giác đau. Vì vậy, nó có thể tham gia vào các đường dẫn truyền tín hiệu đau của cơ thể [8].

Bổ sung đa dạng thực phẩm giàu vitamin D sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt này

Thực phẩm chức năng bổ sung

Sự thiếu hụt vitamin D có thể được điều trị bằng cách bổ sung vitamin D bằng viên uống. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các thông tin về các sản phẩm bổ sung vitamin D tốt trên thị trường, nhưng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng để đảm bảo đúng liều lượng.

Đối với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng hoặc nếu mức độ thiếu hụt không thuyên giảm sau khi đã dùng viên uống bổ sung, bạn cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để được kê đơn và có phác đồ điều trị phù hợp

Bổ sung vitamin D bằng thực phẩm

Bên cạnh việc bổ sung viên uống chứa vitamin D, bạn có thể nhận được nhiều lượng vitamin D thông qua thực phẩm giàu vitamin D của chế độ ăn hàng ngày. Một số thực phẩm giàu vitamin D như:

– Cá béo

– Lòng đỏ trứng

– Ngũ cốc

– Sữa và nước trái cây có bổ sung vitamin D

– Sữa chua

– Gan bò

Như vậy, bài viết trên đã khái quát thông tin nguyên nhân, triệu chứng, điều trị thiếu vitamin D. Hi vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm những thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe bản thân và phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin D

Advertisement

Nguồn: Healthline

Sản phẩm vitamin D tại Nhà thuốc An Khang

Chai 20ml

Chai 30ml

Chai 10ml

GIẢM SỐC

Chai 20ml

/Chai

245.000₫-25%

-25%

Hộp 4 ống x 1ml

Nguồn tham khảo

Vitamin D supplementation to prevent acute respiratory tract infections: systematic review and meta-analysis of individual participant data

Vitamin D deficiency and fatigue: an unusual presentation

Vitamin D and sleep in children

Assessment of Relationship between Vitamin D Deficiency and Pain Severity in Patients with Low Back Pain: A Retrospective, Observational Study

The association between vitamin D concentration and pain: a systematic review and meta-analysis

Efficacy of vitamin D supplementation in major depression: A meta-analysis of randomized controlled trials

Vitamin D deficiency in alopecia areata

Vitamin D and central hypersensitivity in patients with chronic pain

Đứt Dây Chằng Chéo Trước: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Đứt dây chằng chéo trước là một trong những tổn thương phổ biến ở khớp gối. Những vận động viên tham gia những môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng chuyền… thường dễ bị tổn thương hơn. Có nhiều phương pháp điều trị đứt dây chằng chéo trước. Có thể là nghỉ ngơi, điều trị phục hồi chức năng, thậm chí phải phẫu thuật. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương và cường độ hoạt động của bạn. Vì vậy, hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị đứt dây chằng chéo trước là rất quan trọng.

Khớp gối được cấu tạo bởi 3 xương: xương chày, xương đùi, xương bánh chè. Các xương kết nối với nhau bới các dây chằng. Có 4 dây chằng chính ở khớp gối. Đó là dây chằng chéo trước và sau, dây chằng bên trong và ngoài. Chúng hoạt động như những sợi dây thừng vững chắc để liên kết các xương với nhau và giữ cho khớp gối ổn định.

Dây chằng chéo trước chạy chéo từ phía ngoài vào trong, từ sau ra trước. Hướng đi của nó giống như hướng khi bạn đặt bàn tay vào túi quần vậy. Nó có vai trò cố định khớp gối theo trục trước sau. Đồng thời, nó giữ chặt xương chày, không cho xương này xoay lệch vào trong so với xương đùi.

Dây chằng chéo trước có thể bị tổn thương theo nhiều cách khác nhau. Có thể là:

Thay đổi hướng đột ngột.

Dừng lại đột ngột.

Tiếp đất không đúng cách từ một cú nhảy.

Tiếp xúc trực tiếp hoặc va chạm với lực mạnh. Ví dụ: dùng chân cản một quả bóng, té đập đầu gối.

Thông thường, nam giới thường bị tổn thương nhiều hơn nữ giới.

Bạn có thể nghe tiếng “rắc” trong khớp gối khi đứt dây chằng chéo trước. Nhưng nó không xảy ra ở hầu hết các trường hợp. Các triệu chứng thường gặp là:

Đau: Bạn có thể cảm thấy đau chói vùng gối. Nếu tổn thương nhỏ, bạn có thể không thấy đau. Một vài trường hợp gặp khó khăn đi đứng trên chân bị thương.

Sưng: Thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu. Bạn có thể giảm sưng bằng cách chườm đá, nâng cao chân.

Khó khăn trong đi lại: Nếu chân của bạn không thể chịu được áp lực, thì việc đi lại sẽ gặp khó khăn. Bạn cảm thấy đau hay khó chịu khi đi nhanh, leo cầu thang, chạy nhảy. Một vài trường hợp thấy khớp gối trở nên lỏng lẻo hơn.

Giảm tầm hoạt động khớp gối: Nếu bị đứt dây chằng chéo trước, có thể bạn không gấp hay duỗi khớp gối như bình thường được.

Trong nhiều trường hợp, bạn vẫn đi lại được. Khi đi, bạn có thể cảm thấy đau hoặc dáng đi bất thường, khó khăn trong leo cầu thang, chạy nhảy. Vì vậy, đứt dây chằng chéo trước có thể bị bỏ sót.

Điều trị dây chằng chéo trước bao gồm phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp nào cần xem xét nhiều yếu tố như: mức độ tổn thương, nhu cầu hoạt động. Ví dụ, vận động viên chơi những môn thể thao cần sự nhanh nhẹn có thể cần phẫu thuật để chơi thể thao một cách an toàn. Ngược lại, những người ít hoạt động, như người già, có thể không cần phẫu thuật.

1. Không phẫu thuật

Như đã nói, khi dây chằng chéo bị đứt hay rách thì không tự lành nếu không phẫu thuật. Nhưng điều trị không phẫu thuật có thể hiệu quả cho những bệnh nhân già hoặc mức độ hoạt động rất thấp. Nếu sự ổn định tổng thể của khớp gối nguyên vẹn, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn không phẫu thuật.

Mang nẹp

Nẹp giúp giữ vững khớp gối của bạn. Để giữ vững hơn nữa, bạn có thể cần đến nạn. Việc dùng nạn giúp bạn không đặt áp lực lên chân bị thương.

Vật lí trị liệu

Khi tình trạng sưng giảm bớt, một chương trình phục hồi chức năng an toàn được khởi động. Các bài tập được thiết kế giúp làm mạnh cơ, lấy lại được tầm hoạt động bình thường của khớp gối.

2. Điều trị phẫu thuật (tái tạo dây chằng chéo trước)

Hầu hết, đứt dây chằng chéo trước  không thể khâu lại được. Vì vậy, dây chằng cần được tái tạo. Nghĩa là, bác sĩ sẽ thay thế dây chằng của bạn bằng một mảnh ghép khác. Mảnh ghép này hoạt động như một nền tảng cho một dây chằng mới phát triển.

Mảnh ghép thường được lấy từ những vị trí khác trong cơ thể. Ví dụ: gân gót, gân cơ tứ đầu đùi, gân cơ thon….

Hiện nay, phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước được thực hiện bằng nội soi. Phương pháp nội soi ít xâm lấn và thời gian hồi phục nhanh hơn. Sau phẫu thuật, bạn cũng cần đến phục hồi chức năng – vật lí trị liệu để trở lại hoạt động như bình thường.

Nếu điều trị không phẫu thuật, bạn có thể quay trở lại sinh hoạt và chơi thể thao sau 3 tháng. Nếu phẫu thuật, thời gian kéo dài hơn, từ 6 – 9 tháng. Con số này chỉ mang tính chất tham khảo. Nó còn phụ thuộc vào cơ địa, việc tuân thủ điều trị của bạn.

Đứt dây chằng chéo trước là một tình trạng khá phổ biến. Tần suất nhiều hơn ở những người chơi thể thao. Đứt dây chằng chéo trước nếu không được điều trị phù hợp sẽ gây nên teo cơ, thoái hóa khớp, giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị về đứt dây chằng chéo trước hết sức quan trọng.

Kiết Lỵ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phương Pháp Điều Trị

1. Bệnh kiết lỵ là gì?

Mùa hè là thời điểm bệnh phát triển nhiều hơn so với mùa đông. Bởi đây là thời điểm thay đổi khí hậu nhanh chóng, kèm theo đó là lối sống, sinh hoạt, ăn uống khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể.

Khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn, trong giai đoạn mang mầm bệnh hầu như không có bất kỳ triệu chứng nào để phát hiện. Một số trường hợp chỉ là biểu hiện đi tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc nặng hơn là lỵ tối cấp. Khi bị áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng ngoài tim, màng phổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Ngoài ra phân của chó, mèo hoặc thú cưng nuôi trong gia đình cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Khi chơi đùa, tiếp xúc với các con vật như sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi vô tình cầm thức ăn đưa tay lên miệng cũng khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Hay trong nhà có ruồi cũng là nguyên nhân, khi ruồi bu vào phân người hoặc những nơi có vi khuẩn gây bệnh rồi đậu lên thức ăn khiến chúng ta ăn phải.

Bên cạnh đó những người không có thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

3. Triệu chứng của bệnh

Sau khi tiếp xúc với vi khuẩn từ 1 đến 2 ngày sau bạn sẽ có các triệu chứng như bị tiêu chảy và kèm theo máu tươi, cơ thể bị sốt, bụng đau quặn. Nếu không được phát hiện kịp thời bệnh có thể nghiêm trọng và có nhiều trường hợp nhập viện khẩn cấp. Có một số trường hợp người bị nhiễm khuẩn không hề có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác.

4. Các phương pháp điều trị bệnh kiết lỵ

Sử dụng kháng sinh

Đối với trường hợp bệnh nhân là trẻ sơ sinh, người già hay những người bị HIV việc sử dụng kháng sinh điều trị là cần thiết. Bởi vì đây là các đối tượng có nguy cơ lây lan bệnh cao hơn so với những người khác.

Bạn có thể đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị bằng thuốc kháng sinh. Khi điều trị bạn nên tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ để đảm bảo nhanh chóng khỏi bệnh. Lưu ý không tự thay đổi đơn thuốc hoặc dùng thuốc không đúng liều lượng gây ra tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Sử dụng chất lỏng và muối thay thế

Truyền nước qua đường tĩnh mạch để bổ sung chất lỏng cho cơ thể

5. Các phòng tránh bệnh kiết lỵ

Thói quen sinh hoạt

Hãy thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn để tránh vi khuẩn. Đặc biệt là trước khi ăn uống hoặc cầm vào đồ ăn.

Nếu trẻ nhỏ nhà bạn đang trong giai đoạn sử dụng tã và bị nhiễm vi khuẩn thì bạn nên lau sạch khu vực xung quanh bằng chất khử trùng rồi bỏ tã vào thùng rác đóng kín. Sau khi vệ sinh cho trẻ xong hãy nhớ rửa tay thật sạch với nước ấm cùng xà phòng để diệt vi khuẩn.

Nên ăn và kiêng ăn gì?

Nên ăn:

Những món ăn không chứa dầu mỡ tốt cho tiêu hóa như rau củ quả luộc và các món nhạt.

Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn tốt như lá chè, tỏi, ngó sen,…

Ăn nhiều các loại hoa quả tươi, sạch hoặc có thể ép thành nước uống.

Kiêng ăn:

Kiêng ăn các loại chế phẩm của sữa và sữa bò.

Không ăn các món ăn cay và có chứa nhiều dầu mỡ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Thương Hàn Ở Gà, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Thuốc Đặc Trị trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!