Bạn đang xem bài viết Cách Làm Bánh Chưng Cốm Đặc Biệt Thơm Ngon Và Độc Đáo được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách làm bánh chưng cốm là từ khóa được nhiều chị em tìm kiếm bởi sự độc đáo, mới lạ và thơm ngon của món ăn này. Thay vì những chiếc bánh chưng xanh thuần túy, chị em hãy thử đổi mới một chút để làm phong phú thêm mâm cỗ ngày tết mà vẫn giữ được những nét tinh tế, truyền thống với bánh chưng cốm.
Cách làm bánh chưng cốm thơm ngonCách làm bánh chưng cốm
Nguyên liệu làm bánh chưng cốm
Gạo nết ngon: 2kg
Cốm dẹp khô: 1kg
Thịt ba chỉ ngon: 800g
Lá dong: 40 lá
Đậu xanh không vỏ: 800g
Lạt buộc
Gia vị: tiêu, muối, dầu ăn, bột ngọt…
Nguyên liệu làm bánh chưng cốm
Các bước làm bánh chưng cốm Bước 1: Sơ chế nguyên liệuGạo nếp vo sạch rồi ngâm với nước khoảng 4 tiếng cho gạo nở rồi vớt ra để ráo.
Gạo nếp ngâm nở
Trộn gạo nếp với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê dầu ăn để bánh đặm đà hơn.
Trб»™n gбєЎo nбєїp vб»›i gia vб»‹ cho Д‘бє·m Д‘Г
Đậu xanh không vỏ đem ngâm nở mềm.
Đậu xanh ngâm nở
Thịt ba chỉ xắt miếng to bản dày khoảng 2 -3 cm.
Thịt ba chỉ cắt miếng
Lá dong rửa sạch từng lá, nhẹ nhàng để không bị rách. Sau đó dùng khăn lau sạch. Dùng dao cắt phần sống lá để riêng. Phần sống lá cuối cùng sẽ dùng để lót nồi khi nấu bánh.
Lá dong làm sạch
Bước 2: Ướp thịt ba chỉThịt ba chỉ ướp với 1 muỗng cà phê muối, tiêu, bột ngọt và dầu ăn trong 20 phút cho ngấm gia vị. Trong lúc chờ thịt ngấm chúng ta sẽ hấp đậu xanh.
Ướp thịt ba chỉ cho ngấm gia vị
Bước 3: Hấp chín đậu xanhCho đậu xanh đã ngâm vào hấp chín nhừ rồi dùng muỗng tán thật nhuyễn mịn. Trộn đậu xanh đều với 1,5 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê dầu ăn với chút tiêu cho đỗ ngấm gia vị.
Đậu xanh đồ chín rồi làm nhuyễn
Nếu không thích ăn đỗ xanh đồ chín, các bạn có thể để nguyên đỗ trộn với chút gia vị rồi gói trực tiếp.
Bước 4: Trộn cốm và gạo nếpTrộn đều gạo nếp với cốm dẹt, sao cho cốm và gạo quyện với nhau. Chia thành 10 phần bằng nhau tương đương với 10 chiếc bánh.
Trộn gạo nếp với cốm
Bước 5: Gói bánhXếp lá dong 1 lá dọc, 1 lá ngang rồi đến 1 lá dọc sao cho lớp lá ngoài cùng của bánh là mặt phải của lá dong sẽ đẹp hơn.
Xếp lá dong gói bánh
Cho nhân bánh theo thứ tự: gạo nếp và cốm, đỗ xanh, thịt, đỗ xanh và cuối cùng là 1 lớp nếp cốm.
Cho nhân bánh lần lượt
Gói bánh lại cho vuông vắn và đẹp mắt. Cố định bánh lại bằng lạt giang.
Gói bánh và cố định lại bằng lạt
Gói bánh chưng bằng khuôn
Bước 6: Luộc bánh chưngChuẩn bị một nồi lớn luộc bánh, xếp sống lá dong và lá dư vào đáy và xung quanh để bánh không bị cháy và bén. Nấu bánh chưng khoảng 3 – 4 tiếng tính từ lúc nước sôi, sau đó tắt bếp và để bánh trong nồi khoảng 45 – 50 phút cho bánh chín kỹ. Khi nấu bánh nếu nước cạn thì các bạn châm nước sôi vào để nấu bánh tiếp.
Xếp bánh vào nồi luộc
Bước 7: Hoàn thành cách làm bánh chưng cốmKhi bánh chín, các bạn nén bánh chưng cho rền rồi treo lên và thưởng thức dần. Vậy là chúng ta đã hoàn thành cách làm bánh chưng cốm thơm ngon rồi.
Hoàn thành cách làm bánh chưng cốm thơm ngon
Bí kíp để cách làm bánh chưng cốm ngon đúng điệuGạo nếp làm bánh nên chọn loại nếp mùa hoặc nếp cái hoa vàng, hạt bóng mẩy và đều.
Nếp cái hoa vàng ngon
Đỗ xanh nên chọn loại đỗ mới, hạt bóng, mẩy và không bị sâu, hỏng.
Thịt ba chỉ nên chọn loại vừa có nạc, vừa có mỡ để bánh sẽ ngon và ngậy hơn. Thịt ba chỉ nên chọn loại thịt lợn ngon để thịt không có mùi hôi ảnh hưởng đến chất lượng bánh.
Khi luộc bánh, nếu cạn nước tuyệt đối không được châm nước lạnh bởi làm thế bánh sẽ bị lại gạo khiến bánh sượng, không ngon.
Bánh chưng cốm rền thơm ngon
Đăng bởi: Nguyễn Tuấn Anh
Từ khoá: Cách làm bánh chưng cốm đặc biệt thơm ngon và độc đáo
3 Cách Làm Bánh Chưng Rán Siêu Ngon Không Ngán
Bánh chưng rán nước lọc
Bánh chưng rán nước lọc
Bánh chưng rán nước lọc là một công thức được người dùng mạng xã hội chia sẻ lại. Sau đó nó đã làm mưa làm gió, rất nhiều người áp dụng cách này để làm bánh chưng và thành quả thu được rất bất ngờ. Bánh chưng rán nước lọc giòn rụm, vàng ươm ăn không hề ngán bởi không có dầu mỡ.Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm bánh chưng rán nước lọc:
1 đồng bánh chưng
Vừng rang
Nước lọc
Cách làm
Nếu như là bánh chưng hình vuông truyền thống, bạn hãy cắt bánh thành tám miếng mỏng. Sau đó xếp bánh chưng đã cắt vào chảo, thêm 300ml nước lọc vào và đun sôi trên lửa vừa.
Sau khoảng 3 phút bạn sẽ dùng đũa hoặc muỗng dằm nhuyễn bánh chưng và dàn đều thành một lớp mỏng giống như lúc rán trứng.
Bạn để khoảng năm phút cho bánh vàng đều một mặt rồi mới lật lại và tiếp tục chiên thêm mặt kia trong vòng 5 phút nữa.Tùy vào độ dày của bánh chưng mà bạn có thể canh thời gian rán cho chuẩn. Bạn chỉ cần dán đến khi nào thấy bánh chưng chín vàng đều cả hai mặt là được.
Sau khi bánh chưng chín, bạn cho bánh ra đĩa, cắt thành từng miếng vừa ăn rồi cho thêm một chút vừng rang lên trên để trang trí. Bạn ăn kèm với các loại tương và dưa muối hành muối đều rất ngon và hấp dẫn.
Bánh chưng rán dầuBánh chưng rán dầu
Bánh chưng rán dầu là cách mà mọi người thường áp dụng nhất để tránh bánh chưng. Vì nói nhanh gọn và tiện lợi, hương vị cũng rất ngon. Bạn cần chuẩn bị:
1 đồng bánh chưng
Dầu ăn
Cách làm
Đầu tiên bạn bóc bánh chưng rồi dùng dao hoặc chính dây lạt để cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Sau đó cho chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, tráng đều khắp mặt chảo và bật lửa ở mức trung bình đến khi nào thấy dầu nóng thì bạn cho từng miếng bánh chưng vào và chiên 1 mặt với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút.
Sau khi thấy một mặt của bánh đã vàng giòn, bạn lật bánh lên để rán tiếp mặt còn lại thêm 5 phút nữa. Sau khi chín đều hai mặt bạn có thể cho bánh chưng rán ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu để thấm bớt dầu thừa, ăn sẽ không bị ngán.
Bạn có thể ăn kèm với tương ớt, dưa muối để tăng thêm hương vị.
Bánh chưng rán bằng nồi chiên không dầuBánh chưng rán bằng nồi chiên không dầu
Làm bánh chưng rán bằng nồi chiên không dầu rất đơn giản, bạn sẽ không phải đứng để canh xem khi nào bánh chín mà chỉ cần hẹn giờ là được. Đặc biệt bánh chưng khi rán bằng nồi chiên vẫn giòn và thơm giữ được hương vị vốn có.
Bạn cần cắt bánh chưng thành những miếng nhỏ, nhưng cũng đừng cắt quá mỏng bởi vì sẽ làm xấu và nát bánh.
Trước khi cho bánh chưng và nuôi thì bạn cần làm nóng nồi ở nhiệt độ 180độ C trước năm phút.
Sau đó bạn lót một lớp giấy bạc xuống lòng nồi, cho bánh vào và cài đặt nhiệt độ 150 °C trong vòng 15 phút. Bạn có thể quét thêm một lớp dầu lên trên để cho bánh chưng không bị khô và giòn hơn.
Cuối cùng chỉ cần cho bánh ra dĩa, chuẩn bị thêm tương ớt, xì dầu hoặc hành muối ăn kèm là bạn đã có thể thưởng thức được rồi.
Topcachlam
Đăng bởi: Vũ Tiến Đạt
Từ khoá: 3 cách làm bánh chưng rán siêu ngon không ngán
Cách Làm Mắm Tép Chưng Thịt Thơm Ngon Đơn Giản Tại Nhà
Nguyên liệu làm mắm tép để chưng thịt
1kg tép đồng tươi
500g gạo
1 bát rượu trắng
100g muối
Các bước thực hiện làm mắm tép đồng
Sơ chế tép
Tép đồng bạn nên chọn tép tươi có màu hồng nhạt, nguyên con, không bị nát. Cho tép vào rổ, nhặt kỹ và loại bỏ toàn bộ tạp chất, cặn bẩn trong tép, xóc muối hạt rồi rửa lại nhiều lần với nước. Rửa liên tục đến khi nước dùng để rửa tép trong lại và không còn lắng cặn. Đây là bước quan trọng vì tép phải thật sạch thì mắm tép mới ngon và không bị hư.
Chuẩn bị một nồi nước đun sôi để nguội, hòa tan rượu trắng rồi thả tép vào, khuấy nhẹ, rửa tép qua hỗn hợp này rồi vớt ra, rửa lại bằng nước sạch và để ráo.
Khi tép đã ráo nước, bạn đổ tép vào cối rồi dùng chày giã nhuyễn. Có thể thay cối bằng máy xay, tuy nhiên giã nhuyễn tép trong cối sẽ giúp thành phẩm mắm tép thơm ngon hơn.
Rang gạo làm thính
Làm nóng chảo trên bếp, cho gạo vào và rang với lửa nhỏ. Bạn rang gạo đến khi thấy gạo chuyển màu vàng, hơi cháy sém thì tắt bếp, để nguội rồi đổ vào máy xay. Tiến hành xay nhuyễn gạo rang thành thính rồi để vào tô riêng. Thính sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lên men khi làm mắm tép.
Ngâm mắm tép
Bạn chuẩn bị hũ thủy tinh hoặc chum đất để ngâm mắm, rửa sạch rồi lau khô. Sau đó, bạn cho một lớp tép vào hũ, xen kẽ một lớp muối và cuối cùng là một lớp thính. Lần lượt làm đến khi hết nguyên liệu rồi đậy chặt nắp lọ.
Để nguyên hũ trong khoảng 10 – 15 ngày trong môi trường ấm, khô ráo, hoặc phơi nắng ở nhiệt độ vừa phải.
Bạn có thể dùng lọ thủy tinh để quan sát màu sắc của mắm tép. Chú ý không mở nắp lọ kiểm tra trong thời gian ngâm. Khi thấy mắm tép có màu đỏ hồng tươi, nước mắm sánh đặc và có mùi thơm dịu nhẹ là thành phẩm đạt yêu cầu và có thể ăn được.
Ở bước này, bạn cần lưu ý quan sát tinh tế màu tép và độ sánh đặc của mắm đúng yêu cầu thì mới lấy mắm ra và thưởng thức. Sau khi đã có thành phẩm mắm tép đạt chuẩn, 2 cách làm mắm tép chưng thịt được hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn có một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Cách làm mắm tép chưng thịt nạc
Nguyên liệu làm mắm tép chưng thịt nạc ngon
500g thịt nạc vai
5 muỗng mắm tép
3 – 4 củ hành tím
1 củ riềng
2 nhánh sả tươi
2 củ tỏi
Gia vị: đường, hạt nêm, dầu ăn, tiêu xay
Các bước thực hiện mắm tép chưng thịt tại nhà đơn giản
Sơ chế nguyên liệu
Lưu ý khi mua thịt, bạn nên chọn thịt vai có một chút mỡ, không nên chọn miếng thịt có quá nhiều nạc khi ăn sẽ rất khô, cũng không nên chọn loại thịt nhiều mỡ hơn vì sẽ gây ngấy.
Thịt sau khi mua về bạn đem rửa sạch với nước muối loãng hoặc chần sơ qua nước sôi để khử mùi hôi, sau đó cho vào máy và tiến hành xay nhỏ. Chú ý không nên xay thịt quá nhuyễn.
Sả tước bỏ phần xơ, rửa sạch, cắt nhuyễn.
Tỏi, hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
Riềng cạo vỏ và phần đen rồi đem rửa sạch và băm nhỏ.
Ướp thịt nạc
Bạn ướp thịt vừa xay với 3 muỗng đường, 5 muỗng mắm tép, thêm vào riềng, sả băm và một ít tiêu xay. Trộn đều cho thịt ngấm gia vị và ướp trong khoảng 1 tiếng.
Làm mắm tép chưng thịt nạc
Làm nóng chảo trên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu sôi thì bạn cho hành tím, tỏi vào phi vàng thơm. Thêm thịt xay vào đảo đều cho thịt tơi ra. Bạn đảo cho đến khi thịt ra nước rồi tiếp tục đun ở lửa vừa đến khi nước thịt cạn. Trong quá trình nấu, nếu bạn thấy thịt khô quá có thể cho thêm một chút dầu ăn.
Quan sát thấy thịt ngả sang màu nâu đậm, săn lại và có mùi thơm thì tắt bếp, có thể thêm ớt cay vào tùy theo khẩu vị, dọn món ra đĩa và thưởng thức cùng cơm trắng nóng hổi. Hoặc bạn để nguội thịt chưng mắm tép rồi cho vào lọ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.
Cách làm mắm tép chưng thịt ba chỉ
Nguyên liệu làm mắm tép chưng thịt thơm ngon
300g thịt ba chỉ
5 muỗng mắm tép
1 củ gừng
2 nhánh sả
2 củ hành tím
Gia vị: nước màu, đường
Công thức thực hiện món mắm tép chưng thịt
Sơ chế nguyên liệu
Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng mỏng vừa ăn.
Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi thái sợi.
Sả tước bỏ phần xơ, rửa sạch, thái nhuyễn.
Pha mắm tép với đường và chút nước cho hơi sánh.
Hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
Ướp thịt ba chỉ
Phi thơm hành tím, đổ nước mắm pha loãng vào đun liu riu khoảng 1 – 2 phút, vừa đun vừa khuấy đều. Sau đó đổ ra bát để nguội.
Trộn đều thịt với hỗn hợp mắm, nước màu rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại, ướp trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng.
Làm mắm tép chưng thịt ba chỉ
Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào, phi thơm hành khô và gừng thái sợi. Sau đó, cho thịt vào xào săn. Khi thịt chín, bạn nêm gia vị cho vừa ăn rồi cho sả băm vào, đảo thêm khoảng 2 phút rồi tắt bếp, dọn món và thưởng thức. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể thêm ớt băm vào để món ăn thêm hương vị hấp dẫn.
Video hướng dẫn cách chế biến mắm tép chưng thịt
ThГґng tin cГЎch nấu mбєЇm tГ©p chЖ°ng thб»‹t thЖЎm ngon tбєЎi nhГ
Thời gian chuẩn bị : PT15M
Thời gian nấu : PT30M
Tổng thời gian : PT55M
Số lượng người ăn : 4
Món ăn dành cho bữa : trưa, tối
Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam
Tổng calories Món ăn : 270 calories
Đăng bởi: Thị Huyền Đặng
Từ khoá: Cách làm mắm tép chưng thịt thơm ngon đơn giản tại nhà
Cách Làm Bánh Papparoti Đơn Giản, Thơm Ngon
Papparoti là món bánh quen thuộc với mọi người. Là sự kết hợp hài hòa giữa hương thơm ngào ngạt của cà phê, phủ đầy lớp vỏ bánh tạo nên lớp vỏ giòn rụm, bên trong lớp bánh là sự dai mềm cùng với vị béo từ bơ. Hương vị đặc trưng đó khiến ăn hoài không ngán. Hôm nay cùng chúng mình vào bếp để học cách làm bánh Papparoti đơn giản, thơm ngon này nha!
Bánh Papparoti thơm ngon, dễ làm (Nguồn: YouTube Sukie’s Kitchen)
Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ làm bánh Papparoti Nguyên liệu làm bánh Papparoti Phần vỏ bánh Papparoti
Bột mì: 320 gram (hoặc bột mì đa dụng ít nhất 11% protein)
Muối: ¾ muỗng cà phê
Đường: 8 muỗng cà phê
Sữa tươi không đường: 170 ml
1 quả trứng
Phần topping cà phê
Cà phê nguyên chất: 1 muỗng cà phê
Nước nóng: 4 muỗng cà phê
Bơ lạt: 60 gram
Đường bột: 60 gram (hoặc đường hạt mịn)
1 quả trứng
Bột mì số 8: 70 gram
Ca cao nguyên chất: ½ muỗng cà phê
Dụng cụ làm bánh Papparoti
Tô lớn: 2 cái
Khăn ướt: 1 cái (dùng để ủ bột)
Lò nướng
Cách làm bánh Papparoti Bước 1: Trộn bột
Rây bột mì vào tô, cho muối và đường vào cùng. Hòa tan men với sữa tươi. Cho hỗn hợp men và sữa vào hỗn hợp bột và cho thêm trứng.
Sau đó trộn bột đến khi bột thành khối thì bắt đầu nhào bằng tay ( trong quá trình nhào nếu thấy bột khô cho thêm ít sữa, nhưng không được cho quá nhiều vì về sau bột sẽ nhão, bánh không được nở tròn)
Khi bột tương đối mịn, tiếp tục cho bơ vào nhồi (bơ để nhiệt độ phòng cho mềm)
Nhồi đến khi bơ và bột hòa quyện, bột dai mềm là được.
Quét dầu ăn vào tô và xung quanh bột, dùng khăn ướt phủ kín tố, ủ bột nơi ấm áp khoảng một 1h hoặc đến khi bột nở gấp đôi.
Trộn bột làm bánh Papparoti (Nguồn: YouTube Sukie’s Kitchen)
Bước 2: Tạo hình cho bánh
Sau khi bột nở, chia bột thành viên từ 9 – 12 viên tùy theo sở thích bánh to hay nhỏ.
Ve tròn bột.
Nếu bạn thích bánh có nhân có thể socola hoặc bơ vào giữa bột ( nếu dùng bơ thì để bơ ở tủ lạnh, để bơ cứng dễ đặt vào trong hơn).
Khi tạo hình xong, tiếp tục ủ cho đến khi bánh nở gấp đôi, khoảng 40 phút tùy theo nhiệt độ phòng.
Tạo hình bánh Papparoti (Nguồn: YouTube Sukie’s Kitchen)
Bước 3: Làm topping cà phê
Cho cà phê hòa tan với nước nóng.
Đánh tan 1 quả trứng.
Nghiền bơ, cho đường mịn vào bơ trộn đều.
Tiếp tục cho trứng vào hỗn hợp bơ và đường ( chia trứng ra thành nhiều lần để hỗn hợp dễ trộn hơn).
Sau khi đã trộn đều trứng, bơ và đường cho cà phê vào.
Rây bột mì vào.
Cuối cùng cho thêm bột ca cao.
Trộn topping cà phê làm vỏ bánh (Nguồn: YouTube Sukie’s Kitchen)
Bước 4: Phủ topping lên bánh
Cho hỗn hợp vừa trộn vào túi bắt kem.
Bóp phần kem lên mặt bánh. Chỉ bóp đến rìa bánh thêm 1 đến 2 vòng tránh bị chảy xuống khay.
Bước 5: Nướng bánh
Làm nóng lò trước với nhiệt độ 180 độ.
Nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ trong vòng 18 -20 phút.
Trình bày và thưởng thứcNhững chiếc bánh Papparoti không cần trình bày quá cầu kỳ, một chiếc dĩa đơn giản không quá nhiều họa tiết hoặc một chiếc giỏ xinh xắn mới màu sắc nhẹ nhàn, sẽ làm nổi bật lên màu nâu đặc trưng đặc trưng của bánh.
Trình bày và thường thức bánh thôi (Nguồn: YouTube Sukie’s Kitchen)
Một số mẹo khi làm Papparoti
Trong quá trình nhào bột, nếu thấy bột khô có thể thêm ít sữa. Lưu ý không cho quá nhiều, tránh bột nhão sẽ làm bánh không được tròn khi thành phẩm.
Thời gian ủ bột sẽ tùy thuộc vào nhiệt độ trong phòng bếp của bạn, nếu ở nhiệt độ phòng lạnh thì thời gian bột sẽ ủ lâu hơn.
Phủ topping cà phê lên mặt bánh và phủ lên rìa từ 1 đến 2 vòng, tránh để topping chảy tràn xuống khay.
Nếu lò không đủ nướng hết tất cả bánh, thì nên bỏ phần bánh còn lại vào ngăn mát, tránh bánh bị chảy.
Đăng bởi: Vật Giá
Từ khoá: Cách làm bánh Papparoti đơn giản, thơm ngon
Bánh Cốm Phố Hàng Than, Dẻo Thơm Thức Quà Đặc Trưng Của Hà Nội
Ở Việt Nam, mỗi vùng miền đều có những đặc sản đặc trưng riêng gây thương nhớ cho nhiều người. Nếu Bến Tre người ta nhắc nhiều tới kẹo dừa, Quảng Ngãi có kẹo mạch nha, Hải Dương có bánh đậu xanh… thì bánh cốm là đặc sản không ai không nhớ khi nhắc đến Hà Nội.
Bánh cốm là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà đặc trưng dành cho du khách mỗi khi đến với Hà Nội.
Thức quà từ hạt cốm sấy khôBánh cốm nổi tiếng nhất có lẽ xuất phát từ phố Hàng Than. Năm 1865, ông tổ dòng họ Nguyễn Duy ở phố Hàng Than đã nghĩ ra cách đem sấy khô hạt cốm để làm nên bánh cốm. Trước kia, ở phố chỉ lẻ tẻ vài ba nhà làm cốm, nhưng hiện tại dọc phố đã có hơn 50 cửa hàng: Nguyễn Ninh, Bảo Minh, An Linh, Linh Hương… Có nhà xào cốm bằng củi than, cũng có nhà làm cốm bằng bếp ga, điện… chỉ có nguyên liệu và cách làm là không khác nhau.
Chế biến cầu kìĐể làm nên thương hiệu của bánh cốm Hàng Than người làm bánh phải có một quy trình làm rất công phu và tỉ mỉ. Nguyên liệu bánh cốm được chọn từ hạt thóc nếp, đều là những bông nếp già. Cốm làm xong sấy khô, đóng gói thật kĩ cho khỏi ẩm. Khi làm bánh trộn cốm với nước cho hạt mềm, rồi pha cùng đường, đặt lên bếp đem xào trên chảo nóng khoảng 2 giờ. Khi đảo cốm phải đảo thật đều tay, cho tới khi cốm nhuyễn lại, giữ được màu xanh ngọc.
Nhân bánh béo thơmNhân bánh được làm từ đậu xanh và dừa. Đậu xanh cũng được lựa từ nhiều vùng khác của tình miền Bắc, khi ngâm có độ nở vừa phải, xào cho đến khi nước bốc hết hơn, chỉ còn đường và đậu hòa quyện với nhau, tạo ra nhân bánh thơm ngon vừa phải. Bánh cốm khi làm xong còn được ướp thêm một số hương vị tạo mùi khác. Người ta chia nhân thành từng viên, rồi dùng cốm đã nấu bọc bên ngoài.
Hương vị gây thương nhớCốm được làm ra một cách hoàn hảo thì phải có màu xanh lá mạ. Khi cầm cốm trên tay thì có độ mềm dẻo, kéo giãn nhất định. Khi thưởng thức, thì cảm nhận được vị thanh của vỏ bánh cùng vị bùi thơm của nhân đậu xanh và dừa. Và càng khó cưỡng hơn khi vừa thưởng thức bánh cốm vừa nhâm nhi tách chè mạn, tạo nên hương vị rất hòa hợp. Tất cả hòa quyện tan nhanh trong miệng, khó quên được.
Nét văn hóa lâu đời của người dân Hà ThànhBánh cốm hình vuông có màu xanh tượng trưng cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bởi những giá trị truyền thống còn lưu giữ lại, bánh cốm đã trở thành nét văn hóa lâu đời của người dân Hà Nội. Bánh cốm được truyền tay cho những đứa con xa xứ, những bậc cha mẹ ông bà, của những người thân bạn bè ở nơi xa tới thăm. Để họ cảm nhận được giá trị của những người làm bánh, thể hiện tình thân ấm áp sau những bữa cơm gia đình, cùng ngồi bên tách trà thưởng thức bánh. Hay gợi lên ấn tượng đẹp, cảm tình với nền ẩm thực phong phú đa dạng của Việt Nam.
Theo Trần Thị Cẩm Nhi (Wiki Travel)
Đăng bởi: Thành Tân
Từ khoá: Bánh cốm phố Hàng Than, dẻo thơm thức quà đặc trưng của Hà Nội
Hướng Dẫn Cách Làm Bánh Trung Thu Rau Câu Trái Cây Độc Đáo, Mới Lạ
Nếu như trong bài viết trước mình đã giới thiệu tới các bạn cách làm bánh trung thu rau câu nhân bánh Flan vừa độc đáo lại vừa lạ mắt với vỏ ngoài của bánh là lớp vỏ rau câu, còn phần nhân là những miếng bánh flan ngon ngậy đặc trưng. Thì trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh trung thu rau câu trái cây vừa ngon lại vừa độc đáo không kém. Bề ngoài là hình dạng của những chiếc bánh trung thu truyền thống, còn hương vị lại có vị thanh mát, dịu ngọt của rau câu và các loại trái cây. Chắc chắn sẽ khiến cho ngày Tết Trung Thu của gia đình bạn trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Cùng tìm hiểu cách làm bánh trung thu ngon và mới lạ này với chúng mình ngay thôi!
Là một dịp lễ đặc biệt giúp cả gia đình cùng xum họp, quây quần bên nhau, thưởng thức vị ngọt ngào, ấm áp của những chiếc bánh trung thu và nhấm nháp tách trà nóng để cùng trò chuyện rôm rả. Vì vậy những chiếc bánh trung thu có ý nghĩa rất lớn, sẽ càng quý báu hơn khi những chiếc bánh đó do chính tự tay bạn thực hiện, vừa ý nghĩa lại đảm bảo an toàn nữa. Bánh trung thu rau câu trái cây có hình dáng y nguyên chiếc bánh trung thu truyền thống nhưng lại có hương vị được thay đổi hoàn toàn. Loại bánh này có vị ngọt dịu cùng phần trái cây ăn kèm cực hấp dẫn.
Rau câu là một món tráng miệng rất ngon và mát vào mùa hè và là một trong những món tráng miệng rất được ưa chuộng. Rau câu có nhiều hương vị để lựa chọn tùy vào loại trái cây hay hương liệu cho vào. Sẽ thật tuyệt vời hơn khi làm nhân trong của bánh trung thu tạo nên bánh trung thu rau câu trái cây cực kỳ hấp dẫn.
Cách làm bánh trung thu rau câu trái cây Nguyên liệu cần thiết để làm bánh trung thu rau câu trái cây– Phần nguyên liệu 1:
– Phần nguyên liệu 2:
Cách làm bánh trung thu rau câu trái cây– Bước 1: Cho nước, đường, bột agar, lá dứa (ở phần nguyên liệu 1) vào nồi đun trên lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đến khi nước trong nồi sôi thì bạn vớt bỏ lá dứa và cho sữa tươi vào, khuấy thêm một lúc nữa rồi tắt bếp.
– Bước 2: Chia hỗn hợp ra làm 2 phần bằng nhau, ở mỗi phần bạn nhỏ một giọt màu thực phẩm vào, khuấy đều. Sau đó, đổ rau câu vào khuôn, rồi đặt vào tủ lạnh.
Cách làm bánh trung thu rau câu trái cây thật sự độc đáo với thành phần nhân là các loại trái cây mát lành và bổ dưỡng.
– Bước 3: Rửa sạch hoa quả, gọt bỏ vỏ rồi cắt nhỏ.
– Bước 4: Lấy khuôn từ trong tủ lạnh ra thử xem rau câu đã đông chưa. Đồng thời cho nước, đường, lá dứa và bột agar ở hỗn hợp 2 vào nồi, đun trên lửa vừa. Sau khi nước trong nồi sôi, bạn vớt bỏ lá dứa và cho tất cả phần trái cây đã cắt sẵn vào, tắt bếp, rồi tiếp tục khuấy thêm vài phút nữa.
– Bước 5: Múc nước trái cây cho vào khuôn, và cho vào tủ lạnh giữ lạnh thêm 2 giờ đồng hồ nữa.
Lời kếtĐăng bởi: Quỳnh Như
Từ khoá: Hướng dẫn cách làm bánh trung thu rau câu trái cây độc đáo, mới lạ
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Bánh Chưng Cốm Đặc Biệt Thơm Ngon Và Độc Đáo trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!