Xu Hướng 10/2023 # Cấu Tạo Máy Sấy Lạnh Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Sấy Lạnh # Top 10 Xem Nhiều | Gqut.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cấu Tạo Máy Sấy Lạnh Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Sấy Lạnh # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cấu Tạo Máy Sấy Lạnh Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Sấy Lạnh được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong bài viết trước, Nông nghiệp Online (NNO) đã giới thiệu với các bạn về máy sấy lạnh và một vài đặc điểm chính của dòng máy sấy này. Trong bài viết ngày hôm nay, NNO sẽ tiếp tục giới thiệu với các bạn về cấu tạo máy sấy lạnh và nguyên lý hoạt động của dòng máy sấy này. Do mỗi đơn vị sản xuất sẽ có thiết kế khác nhau nên trong bài viết này NNO sẽ nêu cấu tạo máy sấy lạnh cơ bản. Còn nguyên lý hoạt động của máy sấy lạnh thì khá giống nhau nên NNO sẽ giải thích cụ thể về nguyên lý để các bạn hiểu rõ hơn.

Nguyên lý hoạt động của máy sấy lạnh

Máy sấy lạnh là dòng máy sấy có khả năng sấy khô sản phẩm ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường. Khi sấy bằng máy sấy lạnh thậm chí nhiệt độ sấy giảm xuống tới 15 độ C nhưng sản phẩm vẫn đảm bảo khô như sấy bằng nhiệt độ cao. Nguyên lý sấy lạnh áp dụng khả năng khuếch tán và cân bằng độ ẩm trong không khí. Khi độ ẩm trong không khí thấp hơn độ ẩm bên trong sản phẩm cần sấy khô thì hơi nước bên trong sản phẩm sấy sẽ khuếch tán (bay hơi) dần vào không khí đến khi độ ẩm trong không khí bằng với độ ẩm bên trong sản phẩm sấy thì quá trình này mới ngừng lại.

Máy sấy lạnh áp dụng nguyên lý này để thực hiện việc sấy khô mà không cần tăng nhiệt độ sấy lên quá cao như phương pháp sấy nhiệt. Máy sấy lạnh sẽ có một cơ chế tuần hoàn giúp làm khô không khí trong buồng sấy một cách liên tục. Nhờ đó, quá trình hơi nước bên trong sản phẩm sấy bị bay hơi vào không khí sẽ diễn ra liên tục làm sản phẩm cần sấy khô đi nhanh chóng.

Trong quá trình hút ẩm, các loại máy sấy này thường sử dụng cơ chế hút ẩm bằng cách làm lạnh không khí. Do đó, nhiệt độ sấy của máy có thể điều chỉnh được thấp hơn nhiệt độ môi trường. Mặc dù nhiệt độ sấy có thể xuống thấp dưới 10 độ C nhưng khi đó hiệu quả sấy sẽ không tốt nên các hãng sản xuất máy sấy lạnh thường giới hạn nhiệt độ sấy ở mức thấp nhất là 10 – 15 độ C.

Cấu tạo máy sấy lạnh

Dựa trên nguyên lý ở trên, có thể thấy ngay máy sấy lạnh dù được thiết kế như thế nào thì cấu tạo máy sấy lạnh cũng gồm một số bộ phận sau:

Khu vực buồng sấy: đây là không gian đặt sản phẩm cần sấy khô. Yêu cầu cho khu vực buồng sấy này thường phải đảm bảo có khả năng giữ nhiệt tốt. Khi buồng sấy giữ nhiệt tốt máy sấy sẽ tiết kiệm điện năng hơn khi hoạt động.

Hệ thống quạt hút thổi: nhìn vào sơ đồ nguyên lý trên bạn sẽ thấy ngay việc có một hệ thống quạt hút thổi là rất cần thiết. Hệ thống quạt này có tác dụng giúp không khí bên trong buồng sấy chuyển động tuần hoàn từ buồng sấy đi qua hệ thống tách ẩm rồi lại trờ lại buông sấy.

Hệ thống tách ẩm: hệ thống tách ẩm là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo máy sấy lạnh. Hệ thống tách ẩm này thường sử dụng bộ tách ẩm có cấu tạo tương tự như hệ thống điều hòa nhiệt độ cũng gồm dàn nóng, dàn lạnh, máy nén (block), van tiết lưu, … Khi không khí đi qua hệ thống tách ẩm này, hơi nước trong không khí sẽ bị giữ lại và theo đường ống chảy ra bên ngoài máy.

Thanh nhiệt điện trở: bộ phận này cũng không thể thiếu trong máy sấy lạnh. Thanh nhiệt điện trở có vai trò cung cấp nhiệt lượng khi có dòng điện chạy qua giúp máy đạt được nhiệt độ theo đúng cài đặt của người dùng.

Khay sấy: bên trong buồng sấy thường cần một hệ thống khay sấy để đặt sản phẩm sấy lên khay. Tùy từng loại sản phẩm sấy mà khay sấy có thể thiết kế dạng lỗ, dạng lưới hay dạng liền. Phổ biến nhất vẫn là khay sấy dạng lỗ có thể sấy đa năng nhiều loại sản phẩm, khay sấy dạng lưới thường dùng để sấy các hạt ngũ cốc nhỏ như hạt vừng, còn khay sấy liền thường dùng để sấy bột.

Bộ điều khiển: máy sấy lạnh hay các dòng máy sấy khác đều phải có một bộ điều khiển. Bồ điều khiển này giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh các thông số một cách trực quan.

Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Khi Máy Lạnh Không Hoạt Động Hoặc Có Dấu Hiệu Bất Thường

Máy lạnh không hoạt động hoặc vận hành kém Máy lạnh ám bụi bẩn lâu ngày

Một trong những nguyên nhân khiến máy lạnh không hoạt động hoặc vận hành kém là do bụi bẩn bám lâu ngày không được vệ sinh trên máy lạnh. Do đó, bạn cần định kỳ kiểm tra và làm sạch toàn bộ máy.

Thời hạn vệ sinh định kỳ của máy lạnh gia đình là khoảng 4 – 5 tháng/lần, đối với máy lạnh tại văn phòng là tầm 3 – 4 tháng/lần, còn tại nhà hàng là 2 – 3 tháng/lần. Đặc biệt, máy lạnh tại các khu công nghiệp, nhà máy thường bám bụi bẩn sản xuất nên cần vệ sinh hàng tháng.

Máy lạnh bị thiếu hoặc xì gas

Gas máy lạnh là thành phần quan trọng và không thể thiếu để giúp máy lạnh thải hơi. Do đó, bạn cần kiểm tra dung tích gas máy lạnh định kỳ khoảng 1 – 2 năm/lần để biết khi nào cần nạp thêm hoặc có gặp vấn đề gì dẫn đến hết gas hay không.

Nếu gặp tình trạng máy lạnh bị xì gas, nguyên nhân có thể là do sự cố xì van hoặc rò rỉ ống dẫn gas. Để khắc phục, bạn cần thay mới van gas hoặc ống gas để máy lạnh hoạt động trở lại bình thường.

Quạt dàn nóng không hoạt động

Quạt dàn nóng có nhiệm vụ làm mát các chi tiết bên trong bằng cách hút không khí bên ngoài và thổi vào bên trong. Nếu quạt dàn nóng không hoạt động sẽ ảnh hưởng đến việc tản nhiệt và khiến máy lạnh không lạnh.

Bạn cần chú ý kiểm tra các chi tiết có thể xảy ra sự cố tại quạt dàn nóng như: mô tơ quạt, cánh quạt để tìm ra cách xử lý. Thường xuyên vệ sinh cánh quạt và thay dầu cho mô tơ khi phát hiện tiếng ồn đến từ quạt dàn nóng.

Dòng điện không ổn định

Bất kỳ thiết bị điện tử nào cũng đều có yêu cầu cao về dòng điện sử dụng để có thể hoạt động bình thường. Khi thấy máy lạnh hoạt động bất thường bạn hãy dùng đồng hồ đo điện áp để kiểm tra xem điện áp có bị yếu hoặc quá tải hay không.

Nếu có, bạn cần điều chỉnh lại điện áp phù hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc sử dụng máy ổn áp để ổn định lại dòng điện giúp hiệu năng của máy lạnh không tiếp tục bị ảnh hưởng.

Máy lạnh tỏa ra mùi hôi bất thường

Một số nguyên nhân khiến máy lạnh tỏa ra mùi hôi như: vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng, bụi bẩn,… Vì vậy, việc vệ sinh máy lạnh để tránh các vật thể bên ngoài vướng, mắc vào máy lạnh là hoạt động vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, khí gas bị rò rỉ cũng khiến máy lạnh tỏa ra mùi hắc khó chịu và có thể khiến người dùng bị ngộ độc không khí dẫn đến ngất xỉu. Để xử lý, bạn cần kiểm tra đường ống gas, nếu có rò rỉ thì cần liên hệ thợ sửa chữa ngay.

Đặc biệt, mùi hôi khó chịu cũng có thể xuất phát từ ống xả nước máy lạnh. Nguyên nhân là do ống xả được kết nối với ống xả nước của nhà vệ sinh nên mùi hôi từ nhà vệ sinh có thể bị trào ngược lên máy lạnh. Do đó, bạn nên chú ý khử mùi cho ống xả.

Có tiếng kêu lách cách và xào xạc khi hoạt động Lỗi do lắp đặt sai

Nếu ngay từ khi lắp đặt máy lạnh gặp phải sai sót thì sẽ dẫn đến tiếng kêu lách cách và xào xạc khi máy lạnh hoạt động. Nguyên nhân có thể là do thợ lắp đặt sai kỹ thuật khiến cho ống đồng trong máy lạnh bị méo.

Ngoài ra, ốc vít trong máy lạnh qua thời gian sử dụng lâu dài cũng dễ bị lỏng, bong ra khỏi tường khiến máy lạnh bị rung. Khi đó, bạn cần kiểm tra các mấu ghép của máy lạnh với tường để kịp thời vặn khít lại ốc.

Lỗi do quạt gió máy lạnh

Quạt gió trong máy lạnh cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tiếng ồn khi máy lạnh vận hành. Khi sử dụng máy lạnh trong thời gian dài, quạt máy lạnh có thể bị lỏng khỏi khớp khiến quạt quay không cân bằng và tạo ra tiếng ồn lạch cạch.

Để khắc phục, bạn cần tháo quạt ra để kiểm tra xem quạt có hư hỏng gì không. Nếu có, bạn cần thay mới. Còn nếu không hư hỏng, bạn hãy vệ sinh cánh quạt sạch sẽ và lắp chặt lại vào trong máy.

Chất lượng máy lạnh

Một trong những nguyên nhân không thể khắc phục chính là bản chất loại máy lạnh mà bạn mua vốn dĩ gây tiếng ồn. Có một số dòng máy lạnh khi vận hành sẽ gây tiếng ồn ở mức độ vừa phải, tuy nhiên nếu bạn là người thích sự yên tĩnh thì chiếc máy lạnh có lẽ sẽ khiến bạn khó chịu.

Do đó, nếu thiết bị ở nhà đã cũ, bạn có thể thay mới một chiếc máy lạnh khác với công nghệ vận hành không gây tiếng ồn như công nghệ Inverter giúp máy hoạt động êm ái, hoặc máy có tích hợp chế độ hoạt động siêu êm Quiet,…

Máy lạnh 2 chiều Panasonic 2.5 HP CU/CS-XZ24XKH-8

Máy lạnh bị chảy nước

Bên cạnh nguyên nhân không được bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ khiến máy lạnh bị chảy nước thì còn một số nguyên nhân khác như: lỗi lắp đặt, ống thoát nước bị nghẹt, lưới lọc bị bẩn, quạt dàn lạnh bị hỏng hay máy lạnh thiếu gas.

Để xử lý nguyên nhân do lỗi lắp đặt, bạn cần xem xét độ dốc của đường ống thoát nước có phù hợp hay chưa hoặc độ dài của ống có phải quá dài mà thiếu lỗ thông gió hay không. Do đó bạn cần lắp đặt, căn chỉnh lại đúng vị trí dàn lạnh, máng nước, ống thoát nước,…

Ngoài ra, khi ống thoát nước bị nghẹt, bạn có thể sử dụng bơm áp lực để thổi ra những cặn bã mắc kẹt trong ống giúp cho ống thông thoáng hơn. Bên cạnh đó, lưới lọc bị bẩn dẫn đến tình trạng máy lạnh bị chảy nước chính là dấu hiệu bạn cần vệ sinh lưới ngay. 

Quạt dàn bị hỏng sẽ biểu hiện bằng việc máy lạnh bị đóng tuyết

Advertisement

kiểm tra quạt và đem đi sửa chữa khi gặp tình trạng này.

Cuối cùng, bạn chỉ cần kiểm tra và nạp lại gas khi gặp vấn đề máy lạnh bị chảy nước do thiếu gas. Và sau đó, máy lạnh sẽ lại hoạt động bình thường.

Nhiệt độ quá lạnh so với bình thường

Tuy chức năng chính của máy lạnh là làm lạnh nhưng nếu nhiệt độ tỏa ra vượt quá mức cài đặt của người dùng thì đây chính là dấu hiệu bất thường thể hiện máy lạnh đang gặp vấn đề. Nguyên nhân chính là do bộ điều khiển nhiệt độ Chiller bị hư hỏng.

Khi đó, bạn cần kiểm tra lại bộ điều khiển Chiller và sửa chữa hoặc thay mới khi cần thiết.

Máy Sấy Ớt Khô, Chọn Loại Nào Và Sấy Bao Lâu Thì Khô

Nhiều bạn muốn làm ớt khô bán hoặc muốn chuyển từ mô hình làm thủ công sang dùng máy sấy ớt khô sẽ thắc mắc một số vấn đề như máy sấy ớt khô nên dùng loại nào, sấy ra sao và bao lâu thì khô. Trong bài viết này, NNO sẽ giải thích cụ thể cho các bạn về máy sấy ớt khô cũng như cách sấy ớt khô để cho chất lượng tốt nhất.

Máy sấy ớt khô nên chọn loại nào

Hiện nay máy sấy có nhiều kiểu nhiều loại nhưng phân loại theo cách sấy thì có 3 loại chính là máy sấy nhiệt đối lưu, máy sấy lạnh (sấy bằng không khí khô) và máy sấy thăng hoa (máy sấy đông khô – sấy ở nhiệt độ âm). Để sấy ớt thì tốt nhất các bạn nên dùng máy sấy nhiệt đối lưu thông thường là ok nhất. Lý do tại sao máy sấy ớt khô nên chọn máy sấy nhiệt thì có 3 lý do, thứ nhất là chi phí đầu tư máy rẻ, thời gian sấy nhanh và đáp ứng được chất lượng sấy tốt.

Giải thích cụ thể hơn để các bạn rõ, máy sấy nhiệt giá thành rẻ nhất, máy sấy lạnh giá thường đắt gấp đôi máy sấy nhiệt, máy sấy thăng hoa đắt gấp gần 10 lần máy sấy nhiệt. Thời gian sấy nhiệt thường nhanh hơn sấy lạnh, đối với những sản phẩm sấy có thể gia nhiệt lên cao như sấy ớt thì thời gian sấy sẽ có thể nhanh gấp rưỡi so với sấy lạnh. Vậy nên xét về chi phí, xét về thời gian sấy và xét về cả chất lượng sấy thì máy sấy ớt khô các bạn nên chọn máy sấy nhiệt là tối ưu nhất.

Cách sấy ớt khô

Để sấy ớt bằng máy sấy các bạn cứ cho ớt vào máy, đặt nhiệt độ sấy khoảng 65 – 70 độ C và sấy đến khi ớt bóp giòn vụn thì thôi. Tuy nhiên, để ớt khô nhanh hơn thì có 2 cách như sau:

Cách 1: Các bạn thái đôi quả ớt hoặc thái làm 3 sau đó mới cho vào máy sấy thì thời gian sấy sẽ nhanh.

Cách 2: Nếu bạn bán ớt sấy khô nguyên quả thì không thể cắt ớt ra để sấy như trên được. Lúc này bạn cần luộc qua ớt hoặc hấp để cho lớp vỏ bên ngoài của quả ớt mềm ra. Làm như vậy thời gian sấy ớt sẽ nhanh hơn mà vẫn giữ được chất lượng của quả ớt vì ớt luộc qua trong khoảng vài phút thì màu sắc vẫn được giữ nguyên.

Sấy ớt bao lâu thì khô

Sấy ớt tùy vào cách sấy và quả ớt to hay nhỏ mà thời gian có thể chênh lệch đôi chút. Xét ở mức quả ớt to tương đối như các loại ớt chỉ thiên thì thời gian sấy như sau:

Nếu thái lát quả ớt thành 2 3 phần thì thời gian sấy khô ớt vào khoảng 8 – 10 tiếng (nhiệt độ sấy 70 độ C).

Nếu sấy nguyên quả thì thời gian sấy vào khoảng 15 – 16 tiếng (nhiệt độ sấy 70 độ C).

Với các thông tin trên, nếu bạn đang muốn mua máy sấy ớt khô thì nên chọn loại máy với nhiệt độ sấy dưới 100 độ là phù hợp nhất. Loại máy sấy này có giá thành rẻ nên chi phí đầu tư ban đầu không cao, thời gian sấy khá nhanh so với các loại máy sấy khác và chất lượng ớt sau khi sấy xong vẫn đảm bảo giữ màu đẹp.

Sơ Đồ Mạch Điện Máy Ấp Trứng Và Nguyên Lý Hoạt Động Cơ Bản

Sơ đồ mạch điện máy ấp trứng

Các bạn lưu ý vị trí của các bộ phần trong sơ đồ là tương đối, tùy vào cấu tạo của từng loại máy mà vị trí lắp đặt có thể khác nhau nhưng vẫn dựa trên nguyên lý hoạt động chung giống nhau.

Nguyên lý hoạt động cơ bản

Trước khi đi vào nguyên lý hoạt động các bạn cần phải biết tác dụng của từng bộ phận trong máy ấp:

Mạch điều khiển: điều khiển hoạt động của máy ấp theo chương trình được cài đặt từ người dùng.

Khay tạo ẩm: khay này chứa nước giúp tăng độ ẩm trong máy ấp. Khay này có thể là một khay nước hoặc là một bộ tạo ẩm tự động. Nếu là bộ tạo ẩm tự động thì sẽ được kết nối với mạch điều khiển.

Khay trứng: khay trứng dùng để chứa trứng khi ấp. Một số máy không cần khay trứng mà đặt trứng xuống luôn sàn máy. Khay trứng này còn có thể thiết kế với động cơ để có thể đảo trứng tự động. Nếu không có tính năng đảo tự động thì người dùng phải tự đảo trứng bằng tay.

Bóng nhiệt: bóng nhiệt có thể là bóng đèn sợi đốt hoặc bóng halogen. Tác dụng của bóng đèn là cung cấp nhiệt cho máy ấp duy trì được nhiệt độ ấp phù hợp.

Quạt: quạt có tác dụng giúp không khí trong máy được lưu chuyển đều giúp nhiệt độ trong máy gần như đồng đều ở mọi khu vực.

Cảm biến: cảm biến sẽ đo nhiệt độ, độ ẩm trong máy để gửi thông tin về cho mạch điều khiển hoạt động. Tùy vào thiết kế của từng máy mà vị trí đặt cảm biến sẽ khác nhau. Vị trí đặt cảm biến này cực kỳ quan trọng nên cần đặt đúng vị trí mà nhà sản xuất yêu cầu.

Đi vào nguyên lý hoạt động, khi các bạn cắm điện cho máy ấp trứng hoạt động và đã cài đặt các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, thời gian đảo trứng thì máy sẽ hoạt động như sau:

Bước 1: Quạt gió trong máy sẽ hoạt động liên tục khi cắm máy.

Bước 2: Cảm biến đo các thông số về nhiệt độ, độ ẩm gửi về cho mạch điều khiển.

Bước 3: Mạch điều khiển căn cứ vào thông số nhận được để điều khiển hoạt động của bóng nhiệt, tạo ẩm tự động. Nếu thiếu nhiệt thì bóng nhiệt sẽ bật để tăng nhiệt cho buồng ấp, nếu thừa nhiệt bóng nhiệt sẽ ngắt đến khi nào thiếu nhiệt ở một mức độ nào đó sẽ lại hoạt động trở lại. Độ ẩm cũng hoạt động tương tự như bóng nhiệt nhưng là về độ ẩm.

Bước 4: Mạch điều khiển căn cứ vào cài đặt để điều khiển khay đảo trứng đảo trứng theo chu kỳ thời gian.

Với nguyên lý hoạt động như vậy bạn sẽ thấy quạt gió trong máy luôn chạy khi máy cắm điện. Nếu quạt gió trong máy không chạy chắc chắn là có vấn đề. Bóng nhiệt trong máy sẽ có lúc hoạt động có lúc không theo dạng ngắt bật để đảm bảo nhiệt độ trong máy dao động trong khoảng nhiệt độ cài đặt. Khay tạo ẩm cũng hoạt động dạng ngắt bật để đảm bảo độ ẩm trong máy đạt được độ ẩm cài đặt.

Một lưu ý quan trọng đó là trứng cũng cần phải thở nên máy ấp trứng cần có lỗ thông khí. Vì có lỗ thông khí nên nếu nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài cao hơn nhiệt độ và độ ẩm cài đặt thì các thông số của máy đo được sẽ bị cao hơn thông số cài đặt và máy không thể tự giảm nhiệt hay giảm độ ẩm được. Đây là lý do bạn cần phải để máy ấp hoạt động trong môi trường mát mẻ để tránh việc máy bị quá nhiệt dẫn đến trứng bị chết phôi.

Với sơ đồ mạch điện máy ấp trứng và nguyên lý hoạt động cơ bản thì chắc các bạn cũng thấy ngay thiết kế của máy và mạch điều khiển chính là 2 thứ “đắt giá” nhất trong máy ấp trứng. Vì thế, khi mua máy ấp trứng bạn không nên thắc mắc tại sao thiết kế của hai hãng tương tự nhau nhưng giá lại chênh lệch nhiều như vậy.

Các Lệnh Cơ Bản Trên Remote Máy Lạnh Electrolux

Bài viết sử dụng remote minh họa từ: Máy lạnh Electrolux ESM09CRF-D4 1.0 HP

Electrolux 1 HP ESM09CRF-D4

Ngừng kinh doanh

6

Xem đặc điểm nổi bật

Chế độ Turbo làm lạnh nhanh.

Bộ lọc HD giúp lọc sạch không khí.

Chế độ tự làm sạch giúp hạn chế việc phải vệ sinh máy thường xuyên.

1. Nút ON/OFF (BẬT/TẮT)

Nhấn nút này để BẬT hoặc TẮT máy lạnh.

2. Nút MODE (Đặt chế độ)

Nhấn nút này để lần lượt chọn các chế độ AUTO (Tự động), DEHUMIDIFY (Hút ẩm), FAN (Quạt), COOL (Làm mát) và HEAT (Làm ấm).

Trong đó, AUTO là chế độ mặc định khi bật điều hòa. Khi ở chế độ HEAT, nhiệt độ ban đầu là 280C còn ở các chế độ khác, nhiệt độ ban đầu là 250C.

3. Nút Light (Đèn)

Nhấn nút này để BẬT hoặc TẮT đèn hiển thị trên thân máy. Ở chế độ bình thường khi bật điều hòa thì nút Light đang ở chế độ BẬT

4. Nút FAN (Quạt)

Nhấn nút này để lần lượt chọn tốc độ quay của quạt, bao gồm Auto (Tự động), Low (Chậm), Medium (Trung bình), High (Mạnh). Khi máy lạnh được bật lên, chế độ quạt Auto là mặc định.

Ở chế độ DEHUMIDIFY (Hút ẩm), tốc độ quay của quạt được cài đặt cố định ở tốc độ Low (Chậm)

5. Nút Turbo (Tăng tốc)

Nhấn nút này trong chế độ COOL hoặc HEAT để cánh quạt hoạt động ở chế độ Turbo (tốc độ cánh quạt cực đại) và điều hòa sẽ hoạt động với công suất lớn nhất giúp làm lạnh nhanh hơn. Nhấn nút này một lần nữa nếu muốn tắt chế độ Turbo

Không gian sẽ nhanh chóng mát mẻ với chế độ Turbo

6. Nút X-Fan

Ở chế độ Làm Lạnh hoặc Hút Ẩm, nhấn nút X-FAN thì chức năng tự động làm sạch sẽ được kích hoạt. Sau khi tắt máy lạnh, cánh quạt bên trong máy sẽ tiếp tục hoạt động trong vòng 10 phút để làm khô bên trong khối trong nhà, ngăn không cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Không khí trong lành với chế độ X-Fan

7. Nút Time On (Hẹn giờ bật)

8. Nút Time Off (Hẹn giờ tắt)

9. Nút Swing (Đảo gió)

Nhấn nút này, các cánh đảo gió sẽ tự động chuyển động lên & xuống. Nhấn thêm lần nữa để tắt chế độ các cánh đảo gió sẽ dừng ở vị trí cuối cùng trước khi tắt.

 10. Nút I Feel

Khi nhấn nút này, cứ mỗi 10 phút, điều khiển sẽ sẽ gửi thông tin nhiệt độ tới máy. Máy sẽ điều chỉnh để nhanh chóng đạt được nhiệt độ cài đặt trên điều khiển ngay vị trí bạn đặt remote. Nhấn nút này một lần nữa để hủy chế độ I Feel.

*Tính năng này giúp máy lạnh cảm biến được nơi đặt remote sau đó máy sẽ tự động làm lạnh nhanh khu vực đó.

11. Các nút Control (Điều chỉnh)

Nhấn nút Mũi tên lên để tăng nhiệt độ cài đặt.

Nhấn nút Mũi tên xuống để gỉam nhiệt độ cài đặt.

Advertisement

Ở chức năng hẹn giờ hoặc đồng hồ, các nút này được dùng để điều chỉnh thời gian.

12. Nút Clock (Đồng hồ)

Nhấn nút này và biểu tượng đồng hồ sẽ nháy. Bạn có thể nhấn hai nút mũi tên lên/xuống để cài đặt thời gian mà bạn muốn.

13. Nút Temp (Nhiệt độ)

Nhấn nút này để thay đổi nhiệt độ hiển thị trên điều khiển từ nhiệt độ cài đặt sang nhiệt độ thực trong phòng.

14. Nút Eco (Tiết kiệm)

Nhấn nút này để bật chế độ Tiết kiệm năng lượng. Đây là một chế độ lý tưởng để sử dụng trong phòng ngủ. Nhấn một lần nữa nếu muốn tắt chế độ đi.

Chế độ Eco lý tưởng trong phòng ngủ

Lưu ý: Tùy thuộc vào model khác nhau mà thứ tự các nút bấm trên remote có thể thay đổi.

Hướng Dẫn Sử Dụng Remote Máy Lạnh Gree Gwc09Wa

Cách xác định tên đầy đủ của sản phẩm

Bạn có thể quan sát ở tem năng lượng dán trên máy hoặc trên hộp để biết được tên đầy đủ của máy lạnh. Hoặc nếu mua sản phẩm tại chúng tôi bạn có thể cung cấp số điện thoại mua hàng cho tổng đài 1800.1061 (miễn phí) để được hỗ trợ kiểm tra.

Tổng quan các tính năng trên remote

Các chế độ cơ bản

Để thực hiện được các chế độ cơ bản của máy lạnh Gree GWC09WA-K3DNB7I, bạn nhấn vào Mode để chọn chế độ:

Nếu bạn muốn thay đổi nhiệt độ hãy nhấn nút Temp để xem nhiệt độ hiện tại. Sau đó nhấn nút mũi tên lên hoặc xuống để tăng hoặc giảm nhiệt độ (chỉ thay đổi 1 độc C khi nhấn tăng hoặc giảm).

Lưu ý: Khi máy đang ở chế độ quạt Fan thì không thể thay đổi nhiệt độ.

Điều chỉnh tốc độ quạt

Để điều chỉnh tốc độ của quạt, bạn nhấn nút Fan – nút thay đổi cài đặt tốc độ quạt gió. Sau đó bạn chọn chế độ gió thổi ra mạnh hoặc nhẹ theo nhu cầu sử dụng.

Các tốc độ của chế độ Fan:

Điều chỉnh hướng gió

Để điều chỉnh hướng gió bạn thực hiện như sau:

Nhấn nút Swing để điều chỉnh cánh đảo gió lên hoặc xuống.

Bạn di chuyển cánh đảo của gió đến vị trí mong muốn và bấm lại nút Swing để dừng lại.

Các chế độ đảo gió:

Chế độ I-FEEL

Để bật chế độ này, bạn nhấn nút I Feel lúc này máy lạnh sẽ kích hoạt cảm biến thông minh. Bộ cảm biến này có khả năng nhận diện vị trí của remote, tự động tập trung làm mát vào nơi đó.

Chế độ SLEEP

Để bật chế độ này, bạn cần thực hiện:

Nhấn nút Sleep để máy hoạt động ở chế độ ngủ. Chức năng này cớ thể dùng với các chế độ làm lạnh, chế độ khử ẩm hoặc sưởi ấm (điều hoài Gree 2 chiều), để duy trì nhiệt trong tình trạng dễ chịu nhất cho người sử dụng.

Để hủy chế độ này bạn nhấn nút Sleep thêm một lần nữa

Lưu ý: Chế độ Sleep không dùng cho chế độ làm mát và chế độ tự động Auto.

Chế độ TURBO

Để bật tính năng này bạn Nhấn nút Turbo, nhưng ở tính này có 2 chế độ:

Chế độ làm lạnh, máy lạnh sẽ thổi một luồng khí mát lạnh với tốc độ quạt cực lớn.

Chế độ sưởi ấm, máy lạnh sẽ thổi một luồng khí tỏa nhiệt với tốc độ quạt cực lớn.

Do vậy, bạn có thể tận hưởng một không gian thoải mái nhất.

Cài đặt hẹn giờ

Cài đặt hiện giờ có 2 phần

Phần 1: Hẹn giờ bật máy tự động:

Bước 1: Bạn nhấn nút Timer trên remote, lúc này màn hiền sẽ hiện trị số 0,5 và chữ “Hour On” nhấp nháy.

Bước 2: Bạn điều chỉnh nhiệt độ lên hoặc xuổng để lựa chọn thời gian bật máy mong muốn (mỗi lần nhẫn sẽ tăng hoặc giản 30 phút).

Advertisement

Bước 3: Bạn nhấn lại nút Timer để kích hoạt.

Phần 2: Hẹn giờ tắt máy tự động

Bước 1: Bạn nhấn nút Timer trên remote, lúc này màn hình sẽ hiện thị số 0,5″ và chữ “Hour Off” nhấp nháy.

Bước 2: Bạn điều chỉnh nhiệt độ lên hoặc xuống, để lựa chọn thời gian tắt máy mong muốn (mỗi lần nhấn sẽ tăng hoặc giảm đi 30 phút).

Bước 3: Sau khi chọn giờ xong, bạn nhấn lại nút Timer để kích hoạt

Cập nhật thông tin chi tiết về Cấu Tạo Máy Sấy Lạnh Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Sấy Lạnh trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!