Xu Hướng 10/2023 # Cho Con Bú: Khi Đầu Ngực Bị Đau Nứt Và Chảy Máu # Top 18 Xem Nhiều | Gqut.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cho Con Bú: Khi Đầu Ngực Bị Đau Nứt Và Chảy Máu # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cho Con Bú: Khi Đầu Ngực Bị Đau Nứt Và Chảy Máu được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi đầu vú mẹ nứt và chảy máu

Thời gian đầu khi cho bé bú, ngực của mẹ có thể bị đau. Nếu đau nhức quá lâu hoặc đầu vú bị tổn thương (nứt, chảy máu), mẹ nên đi bác sĩ để giải quyết tận gốc cơn đau và thoải mái hơn khi cho bé bú.

Đầu ngực bị đau do nguyên nhân gì?

Nguyên nhân chính là mẹ cho bé bú sai tư thế dẫn đến việc bé nút vú mẹ không đúng, khiến mẹ cảm thấy đau nhức hoặc núm vú bị chảy máu. Mẹ chỉ cần thay đổi tư thế cho bé là mọi chuyện sẽ được cải thiện ngay.

Dùng máy hút sữa không đúng cách cũng gây nên đau đớn cho núm vú mẹ. Một số bà mẹ chỉnh mức độ hút quá cao hay phần phễu chụp núm vú quá nhỏ. Tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn đúng kích thước phễu chụp và điều chỉnh tần số hút phù hợp.

Nếu bé yêu bị nhiễm trùng nấm men trong miệng, mẹ có thể bị lây và việc này khiến núm vú bị đau. Các dấu hiệu cho thấy mẹ bị nhiễm nấm: núm vú ngứa, đỏ, đau đớn trong lúc cho bé bú và sau đó.

Núm vú của mẹ cũng có thể bị nứt hoặc chảy máu vì da khô hoặc bị eczema (chàm). Eczema làm da có vảy, đỏ ửng, gây ngứa hoặc đau đớn. Nếu mẹ nghĩ mình bị eczema, hãy đến bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt.

Bé bị dính thắng lưỡi. Dây thắng lưỡi là lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi. Nếu thắng lưỡi ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của đầu lưỡi thì gọi là dính thắng lưỡi. Điều này có thể gây nên một số vấn đề khi bé bú mẹ. Tuy nhiên, chỉ cần tiểu phẫu là bé sẽ không sao. Các bác sĩ có thể sẽ khám lưỡi của bé để biết có phải núm vú mẹ bị đau là do bé bị bính thắng lưỡi hay không.

Mẹ cần làm gì?

Trong lúc cho bé bú

Kiểm tra tư thế của bé. Khi cho bé bú, hướng mặt bé về phía bầu vú. Hướng môi dưới bé nằm dưới núm vú, điều này giúp cằm bé chạm sát vào bầu vú. Mẹ chạm nhẹ núm vú vào miệng bé để kích thích phản xạ tìm vú và chờ bé há to miệng sẵn sàng để đưa núm vú vào miệng.

Thử nhiều tư thế khác nhau khi cho bé bú. Mẹ sẽ nhận ra được tư thế phù hợp cho bé và thoải mái cho mẹ.

Cho bé bú ở bên ít đau trước. Bé thường bú rất nhẹ nhàng ở bầu vú này vì ít đói và bớt hứng thú hơn.

Đắp khăn lạnh lên phần đầu ngực bị đau trước khi cho bú. Hơi lạnh sẽ xoa dịu cơn đau, nhất là khi bé bú dòng sữa đầu.

Mẹ có thể bị nhiễm trùng vú khi cho bé bú nếu miệng bé đã bị nhiễm trùng

Sau khi cho bé bú

Nhẹ nhàng làm sạch núm vú để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mỗi ngày một lần, sử dụng xà phòng kháng khuẩn, không mùi nhẹ nhàng làm sạch vết nứt và rửa sạch với nước. Không được dùng rượu, kem dưỡng ẩm hoặc nước hoa lên núm vú.

Sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn. Nếu mẹ có vết thương hở, chuyên viên tư vấn sẽ kê đơn để mua loại thuốc khác.

Dùng thuốc mỡ có chứa lanolin dành cho các mẹ cho con bú. Thoa một ít thuốc mỡ lên núm vú sau mỗi lần cho bé bú. Điều này giúp mẹ bớt đau và vết nứt không bị đóng vảy.

Dùng miếng dán lạnh hydrogel trị đau nhức núm vú. Tránh chạm vào núm vú trước khi dán vì vi khuẩn từ các ngón tay của mẹ có thể bị mắc kẹt dưới các miếng hydrogel. Thay đổi miếng dán thường xuyên.

Dùng thuốc giảm đau. Mẹ có thể dùng ibuprofen hay acetaminophen trước khi cho bé bú 30 phút để giảm đau đầu ngực và vú bớt sưng.

Nếu mẹ quá đau, hãy ngừng cho bé bú và hút sữa ra bình trong vòng một ngày hoặc lâu hơn để đầu núm vú có thời gian hồi phục. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách duy trì nguồn sữa và tránh thương tổn cho núm vú về sau. Cơn đau đầu ngực sẽ lành nhanh chóng và mẹ lại sẵn sàng cho bé bú ngay.

Mẹ nên đến bác sĩ nếu núm vú bị nứt vẫn còn đau đớn và chảy máu sau 24 giờ, hoặc nếu mẹ bị sốt, viêm, chảy mủ, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng khác. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở và dẫn đến nhiễm trùng vú.

Liệu bé có bị ảnh hưởng?

Thực tế là núm vú bị nứt hoặc chảy máu sẽ không ảnh hưởng đến bé. Bé có thể nuốt phải ít máu của mẹ nhưng máu sẽ ra khỏi cơ thể khi bé đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu không được bú theo đúng tư thế, bé sẽ không nhận được đúng lượng sữa cần thiết.

Mẹ vẫn cho bé bú được chứ?

Một khi đã xác định và khắc phục tình trạng núm vú đau đớn, mẹ có thể và nên tiếp tục cho bé bú trong lúc đợi lành vết thương. Nếu mẹ quá đau, hãy hút sữa ra bình trong vòng một ngày hoặc lâu hơn để cơ thể được nghỉ ngơi và dùng sữa từ bình nuôi bé trong thời gian này.

Uống Cà Phê Khi Đang Cho Con Bú: Lợi Hay Hại?

Uống cà phê khi đang cho con bú: lợi hay hại?

Cà phê là thức uống được dùng phổ biến và dễ gây nghiện vì nó chứa chất caffeine giúp bạn tỉnh táo hơn. Cũng vì đó nên nhiều bà mẹ khi đang cho con bú vẫn tiếp tục duy trì thói quen uống cà phê mỗi ngày. Liệu có nên uống cà phê khi đang cho con bú? Bách hóa XANH sẽ trả lời giúp bạn. 1Có nên uống cà phê khi đang cho con bú?

Theo TS. Dược khoa Trương Anh Thư thuộc Bệnh viện Y dược TPHCM, khi bạn uống cà phê sẽ có một lượng nhỏ (ít hơn 1%) sẽ đi vào sữa của bạn và tồn tại trong vài tiếng. Nếu con của bạn dưới 3 tháng tuổi thì phải thật cẩn thận bởi sự chuyển hóa của trẻ nhỏ không thể phá vỡ hay loại bỏ được lượng caffeine có trong cơ thể chúng. Điều này sẽ khiến chất caffeine có trong cà phê tích tụ và gây ra tình trạng khó chịu, cáu kỉnh và mất ngủ ở trẻ.

2Các mẹ nên uống cà phê với liều lượng như thế nào?

Mặc dù nó ảnh hưởng đến sự khó chịu của trẻ nhưng không nhất thiết là các mẹ cai cà phê một cách tuyệt đối. Điều quan trọng ở đây là bạn nên hạn chế lượng cà phê nạp vào cơ thể trong giai đoạn này. Thường thì bạn duy trì thói quen uống cà phê 1 – 2 ly trong ngày, đảm bảo lượng caffeine không được vượt quá 300mg (lưu ý rằng từng loại hạt cà phê khác nhau sẽ có lượng caffeine khác nhau).

Bên cạnh đó, chất caffeine có trong cà phê sẽ phát huy tác dụng 1 giờ sau khi uống. Do đó, cần uống ít nhất 8 ly nước trong ngày vì cà phê sẽ khiến bạn thiếu nước, ảnh hưởng đến việc cung cấp sữa cho trẻ. Để chắc chắn caffeine mà bạn đang nạp vào cơ thể không ảnh hưởng tới trẻ hãy làm một bài thử.

Uống 1 – 2 ly cà phê trong ngày, cho con bú bình thường rồi quan sát hành vi của trẻ có gì khác hay không (ví dụ khó chịu, cáu kỉnh, không chịu ngủ) thì hãy giảm bớt lượng cà phê nạp vào hoặc ngừng uống. Còn nếu quan sát không thấy có biểu hiện gì khác lạ thì bạn vẫn tiếp tục uống, không có vấn đề gì hết.

Để đảm bảo sức khỏe cho bé và có thể giúp mình duy trì thói quen uống cà phê mỗi ngày, bạn cần lưu ý liều lượng cũng như cách uống cà phê khoa học. Chúc cả hai mẹ con đều khỏe mạnh!

Nguồn: Hellobacsi

Mua sữa bầu tại Bách hóa XANH bổ sung dinh dưỡng cho mẹ trong suốt thai kỳ:

Bách hóa XANH

Chứng Đau Đầu Khi Tập Gym: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Một nghiên cứu khảo sát 1800 người Na Uy chỉ ra rằng, 12% người tham dự có cảm giác đau đầu khi tập gym ít nhất một lần trong đời. Cơn đau này có thể lan rộng ra 2 bên thái dương, có thể kéo dài từ 5 phút cho tới 48 phút, theo như một bài báo cáo về đau đầu và các cơn đau tạm thời.

Điều đầu tiên cần làm khi mắc chứng đau đầu khi tập gym là thư giãn

Nguyên nhân của chứng đau đầu khi tập gym 1. Tăng nhịp tim có thể dẫn đến đau đầu khi tập gym

Hãy nghĩ tới những lúc bạn tập luyện cật lực, các hoạt động khiến nhịp tim tăng và lượng oxy cần cho não và cơ bắp cũng tăng theo, điều đó khiến các mạch máu phải giãn ra để tăng cường lượng máu lưu thông. Và chính thay đổi đó làm cho huyết áp ở não thay đổi, đó có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu tạm thời.

Để phòng ngừa, hãy xem lại cách tập của bản thân, bạn đã tập đúng thứ tự các bài tập từ dễ đến khó chưa? Có khởi động trước khi tập không? Các điều trên đều có thể là nguyên nhân, vì bạn phải thay đổi kích thước mạch máu rất đột ngột để đáp ứng được nhu cầu máu và oxy của bài tập.

Bạn không thể bỏ qua khâu khởi động trước khi tập

2. Nín thở trong lúc tập

Cách bạn thở trong lúc tập gym cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu khi tập gym này. Nhiều người có thói quen nhịn thở trong vô thức khi đang tập, điều này gây áp lực lên sọ dẫn đến đau đầu, theo phản xạ tự nhiên của cơ thể.

Để phòng tránh, bạn hãy chú ý đến từng nhịp thở của cơ thể, cụ thể là không nín thở lần nào trong suốt quá trình thực hiện động tác. Nhịp thở phải đúng với nhịp lên xuống của động tác thì mới gọi là thở đúng và đủ.

3. Tập không đúng form

Bằng cách nào đó, nhiều người giữ thói quen gồng hoặc tập với các tư thế chưa chuẩn xác, đây cũng có thể góp phần gây ra triệu chứng đau đầu khi tập gym. Ví dụ, cúi đầu khi deadlift hoặc gồng vai khi kéo xô, có thể làm cho cổ, vai, gáy chịu áp lực, khiến các cơn đau đầu xuất hiện.

Tập đúng form giúp hạn chế chứng đau đầu khi tập gym

Để khắc phục, hãy tập trước gương hoặc quay video lại quá trình tập để bạn chú ý tới form tập luyện. Khi thực hiện các động tác một cách bài bản và đúng kỹ thuật, chứng đau đầu của bạn có thể sẽ giảm rõ rệt do lúc này áp lực lên các cơ đã bớt dần. Tập thật chậm rãi và đảm bảo chất lượng của từng nhịp là yếu tố quan trọng, không chỉ về mặt nâng cao hiệu quả luyện tập mà còn về sức khỏe và an toàn.

4. Thiếu nước và dinh dưỡng cũng có thể gây ra chứng đau đầu khi tập gym

Một vấn đề gây đau đầu không kém đó là không cung cấp đủ nước và dinh dưỡng trong lúc luyện tập. Một số người giữ thói quen chỉ uống nước khi khát, việc này có thể dẫn đến thiếu nước lên não và khiến cho việc tập luyện của bạn kém hiệu quả.

Mặt khác, nhiều người bỏ qua bữa ăn nhẹ trước khi đến phòng gym, gây tụt đường huyết và đuối sức khi tập, dẫn đến chứng đau đầu khi tập gym.

Để khắc phục vấn đề này, bạn nên lưu ý cách sinh hoạt và tập thói quen uống nước, kể cả khi không khát, cũng như ăn nhẹ trước khi tập 30 phút. Thêm vào đó, thói quen ghi chú lịch trình và chế độ tập cũng góp phần giúp bạn theo dõi quá trình của bản thân, qua đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Đừng xem nhẹ hoặc lờ đi cơn khát của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn uống khoảng nửa lít nước trước khi đến phòng tập, và uống một ngụm nhỏ nước sau mỗi hiệp.

Nếu bạn bị mất ngủ thì đừng nên tập luyện vào ngày hôm sau. Thay vào đó, bổ sung thật nhiều nước và ngủ một giấc thật sâu sẽ là một lựa chọn để bạn không gặp phải tình trạng đau khu vực đầu khi tập gym.

5. Căng thẳng có thể khiến bạn đau đầu

Nếu bạn đáp ứng đủ nhu cầu về nước, dinh dưỡng và giấc ngủ, cũng như đảm bảo tập đúng kỹ thuật mà tình trạng đau đầu vẫn tiếp diễn, thì nguyên nhân có thể đến từ những căng thẳng bạn gặp trong cuộc sống. Căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol và kết hợp với việc luyện tập thì nồng độ càng cao hơn nữa, dẫn đến chứng đau đầu khi tập gym. Ngoài việc thư giãn trong cuộc sống, trong quá trình tập bạn cũng nên có những giờ phút nghỉ ngơi đúng cách để tập luyện không là gánh năng cho bản thân.

Căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể gây ra chứng đau đầu khi tập gym

Chỉ có một cách giải quyết duy nhất đó là bạn dừng tập luyện khi đang gặp căng thẳng. Cố gắng cân bằng lại cuộc sống và trở lại phòng gym trong một ngày gần nhất. Nếu bạn không thể chịu nổi cảnh ngồi không, hãy đi dạo hoặc vận động nhẹ để tránh việc ù lì cũng như duy trì thói quen tập luyện.

Cách khắc phục chứng đau đầu khi tập Gym

Nguyên nhân thì chúng ta đã biết, nên cách khắc phục sẽ đơn giản như sau

Luôn chú ý nhịp tim của mình đừng để bị tăng đột biến nhất là khi tập Cardio chưa quen.

Uống nước đầy đủ, không uống quá nhiều cũng như quá ít.

Chú ý hơi thở của mình đều đặn, dùng cơ thì thở, dãn cơ thì hít.

Tập thêm Cardio để giúp nhịp tim ổn định khi tập nặng.

Khi nhịp tim tăng đột biến thì phải dừng tập luyện lại ngay, chờ đến khi nó ổn định lại thì hãy tiếp tục.

Ăn ngủ đủ giấc (ông bà vẫn kêu ăn được ngủ được là tiên mà).

Phòng tập nên chọn phòng thông thoáng, nếu quá chật chội có thể ra ngoài hít thở không khí thêm rồi quay lại tập.

Cách phòng tránh đau đầu khi tập Gym

 Bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để đảm bảo mình hoàn toàn khỏe mạnh để chịu được môn thể thao gắng sức và tìm đến một huấn luyện viên thể hình hướng dẫn bạn các bước tập ban đầu, phù hợp với sức khỏe của bạn.

Tập luyện với tư thế chuẩn, kể cả chi tiết nhỏ nhất. Đây cũng là lý do vì sao khi tập tạ hay hít xà không nên để đầu ngẩng lên quá cao. Không để nhịp tim tăng nhanh đột biến và vượt quá mức mình có thể cảm nhận được là an toàn.

Luôn uống đủ nước khi tập luyện, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất. Đừng quên cả việc uống nước trong cả ngày, tuyệt đối không để cảm thấy khát.

Không giữ hơi khi tập: co cơ thì thở ra, giãn cơ thì hít vào.

Nên tập các bài tập có tác dụng tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Không lao vào tập gắng sức liên miên mà nên đan xen các khoảng nghỉ. Nguyên tắc là chỉ tập hiệp tiếp theo khi nhịp tim, hơi thở và huyết áp đã trở lại ổn định.

Tập luyện ở những nơi thoáng khí, cố gắng ra ngoài hít thở thật nhiều ôxy nếu bạn đang phải tập ở nơi thiếu ôxy.

Nếu ngày hôm đó tập luyện mà bạn bị cơn đau đầu do gắng sức hãy dừng việc tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi trong ít nhất 1 tuần. Việc vội vàng lao vào tập luyện có thể làm các cơn đau đầu trầm trọng thêm. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu đau ngày một tăng dần.

Nhìn chung, chứng đau đầu khi tập gym không khó khắc phục, tuy nhiên cần thời gian và kiên nhẫn, đồng thời áp dụng đúng phương pháp và có một chương trình tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý là điều quan trọng.

Đăng bởi: Sương Hoàng

Từ khoá: Chứng đau đầu khi tập gym: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Thuốc Otiv Chữa Đau Đầu: Thành Phần, Công Dụng Và Lưu Ý Khi Dùng

Otiv là thuốc hay thực phẩm chức năng? Uống vào lúc nào và đối tượng sử dụng?

Lựa chọn các loại thuốc, thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe đang là xu hướng của nhiều người trong thời gian gần đây. Thuốc OTiv là một trong những sản phẩm được rất nhiều người bệnh tin dùng khi điều trị đau nửa đầu, chóng mặt, cải thiện trí nhớ, v.v…

Otiv là thuốc gì?

Thuốc OTiv là sản phẩm dùng khi điều trị đau nửa đầu, đau đầu, chóng mặt, cải thiện trí nhớ,…

Thuốc Otiv chữa đau đầu được bào chế từ các tinh chất của Blueberry và ginkgo biloba, loại trái cây có nhiều chất dinh dưỡng cho não, đồng thời giúp bảo vệ và chống lão hóa các tế bào thần kinh não, cụ thể sau: 

100mg dưỡng chất Blueberry Extract (tỉ lệ 4:1)

80mg Ginkgo Biloba Extract (Ginkgo Pure). 

Magnesium stearate

Gelatin 

Tất cả các thành phần trên được nén trong một viên con nhộng, đảm bảo đủ thành phần và liều lượng theo tiêu chuẩn. 

Thuốc otiv có tác dụng gì?

Ginkgo Biloba (trái bạch quả) chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ (flavonoid, terpenoid) giúp chống lại các gốc tự do, kích thích tăng tuần hoàn máu não, hỗ trợ lưu thông máu, đưa oxy và các chất dinh dưỡng về nuôi não bộ, giúp ngăn chặn tình trạng máu vón cục.

Trong khi đó, Blueberry (trái việt quất) đặc biệt các chất Anthocyanin, Pterostilbene được khoa học đánh giá cao trong việc trung hòa các gốc tự do, hỗ trợ tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích quá trình tái tạo và dẫn truyền các tế bào thần kinh.  

Do vậy, thuốc này được đánh giá cao trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh: 

Hỗ trợ giảm đau các chứng đau đầu, đau nửa đầu 

Giúp cải thiện và tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng, Parkinson, chứng bệnh Alzheimer ở người cao tuổi. 

Phòng ngừa đột quỵ 

Hỗ trợ cải thiện thị giác, thính giác 

Otiv là thuốc hay thực phẩm chức năng? Uống vào lúc nào và đối tượng sử dụng?

Thuốc trị đau nửa đầu này được liệt vào nhóm thực phẩm chức năng, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân để có thể phát hiện, điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả. 

Độ tuổi sử dụng:

Người được sử dụng từ 12 tuổi trở lên. Những người bị bệnh tiểu đường, đau dạ dày, viêm xoang cũng có thể sử dụng thuốc. 

Liều lượng sử dụng:

1 viên/ngày, sử dụng thường xuyên, đều đặn. 

Thời điểm uống tốt nhất: Buổi sáng

Nếu người bệnh quên liều có thể uống bổ sung càng sớm càng tốt. Nếu thời gian gần kề đợt với liều uống tiếp theo thì người bệnh nên bỏ liều để uống liều kế tiếp, không nên dùng gấp đôi liều theo quy định hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và bác sĩ. 

Trường hợp dùng quá liều và có những tình trạng lạ, người bệnh nên liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra kịp thời. 

Mua thuốc Otiv ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc chữa đau đầu Otiv có được sản xuất và đóng gói tại Mỹ và có phân phối tại Việt Nam. 

Nếu có nhu cầu mua thuốc Otiv, người bệnh có thể đến một số địa điểm sau: Nhà thuốc Pharmacity, hệ thống nhà thuốc ECO, các nhà thuốc gần nơi ở, v.v… 

Ngoài ra, người dùng có thể đặt mua online tại một số nhà thuốc có tiếng một cách nhanh chóng và tiện lợi. 

Hiện nay, Otiv có 2 quy cách đóng gói cụ thể: 

Một hộp thuốc đau đầu Otiv lớn gồm 30 viên, đóng gói trong hộp đảm bảo chất lượng, giá được bán trên thị trường khoảng 330,000đ/hộp. 

Một nhỏ 15 viên, giá thành khoảng 175,000đ/ hộp.   

Người dùng cần bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ thích hợp dưới 30 ํC. Giá thành sản phẩm sẽ có sự dao động, tùy thuộc vùng miền, địa điểm khác nhau. 

Lưu ý khi dùng thuốc Otiv chữa bệnh đau đầu

Với các trường hợp gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc, người bệnh phải dừng uống thuốc và liên hệ ngay đến các phòng khám hoặc bệnh viện để được điều trị kịp thời. 

Khi sử dụng thuốc đau đầu Otiv với một số thuốc khác có thể làm thay đổi khả năng hoạt động và tác dụng của các loại thuốc. Do vậy, người bệnh cần đem các loại thuốc sử dụng để tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Người bệnh không được tự ý tăng – giảm liều lượng thuốc, ngưng dùng hoặc kết hợp với các loại thuốc khác mà không được sự cho phép của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân. 

Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và hiệu quả của thuốc. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi dùng.

Bài viết cung cấp thêm một số thông tin cần thiết để người dùng có thể tìm hiểu trước thông tin trước khi mua thuốc để sử dụng. Với các thành phần thuốc được chiết xuất từ các thực phẩm quý ở tự nhiên, thuốc đau đầu Otiv đã được kiểm chứng khoa học về tính hiệu quả, an toàn. Qua đó, hỗ trợ người bệnh điều trị, cải thiện sức khỏe và đề phòng bệnh tật.

Chảy Máu Cam Ở Người Lớn: Những Điều Cần Biết

Chảy máu cam ở người lớn là tình trạng máu mũi tự nhiên chảy ra với số lượng lớn từ ở các vách ngăn mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có yếu tố căng thẳng và lo âu. Vậy chảy máu cam ở người lớn có nguy hiểm không?

1. Tổng quan về chảy máu cam ở người lớn

Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam, xảy ra khi các mạch máu nhỏ bên trong mũi bị vỡ do tổn thương. Tình trạng chảy máu cam được chia thành hai loại:

Bạn đang đọc: Chảy máu cam ở người lớn: Những điều cần biết

Chảy máu mũi trước: Máu chảy từ niêm mạc mũi ra mũi trước do màng nhầy trở nên quá khô, hoặc có một tác động lực trực tiếp vào mũi. Tình trạng này rất hiếm khi nguy hiểm;

Chảy máu mũi sau: Là tình trạng nghiêm trọng hơn, máu xuất phát ở phía sau khoang mũi rồi chảy xuống miệng và họng, gây ho khạc hoặc nôn ra máu.

Theo một điều tra và nghiên cứu năm 2005, chảy máu cam chiếm 1/200 trường hợp thăm khám tại phòng cấp cứu ở Hoa Kỳ. Trẻ nhỏ và người lớn trên 65 tuổi là những đối tượng người tiêu dùng dễ bị chảy máu cam .

2. Nguyên nhân gây chảy máu cam ở người lớn

Stress và lo lắng

Một trong số những yếu tố nguy cơ gây chảy máu cam ở người lớn là do căng thẳng và lo âu mãn tính. Hiệp hội lo âu và trầm cảm Hoa Kỳ (ADAA) ước tính rằng có hơn 40 triệu người trưởng thành ở Mỹ mắc chứng rối loạn lo âu. Đây cũng là những đối tượng có nhiều nguy cơ bị chảy máu mũi mãn tính, chảy máu tái phát hoặc chảy máu đột ngột.Có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng căng thẳng và lo âu là một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam ở người lớn. Tuy nhiên cũng có khả năng tình trạng căng thẳng và lo lắng kéo dài sẽ dẫn đến một số hành vi, hay các vấn đề sức khỏe cũng như việc dùng thuốc của bệnh nhân. Và đây mới chính là yếu tố kích thích trực tiếp gây chảy máu cam.Ví dụ, các tình huống khiến con người lo lắng như mang thai, sợ độ cao, cạnh tranh trong thể thao hoặc bị chấn thương thể chất, … cũng đều có nguy cơ gây chảy máu cam. Trong những trường hợp này, cảm giác căng thẳng không trực tiếp gây ra chảy máu mũi, mà nguyên nhân chính là do tình huống cụ thể làm cho chúng ta phải lo lắng và kèm theo đó là chảy máu cam.

Nhức đầu

Nhức đầu do căng thẳng có thể dẫn đến hoặc đi kèm với chảy máu mũi.

Ngoáy mũi hoặc xì mũi mạnh

Một số người có xu hướng ngoáy mũi hoặc xì mũi thường xuyên khi cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, và chính điều ngày cũng có thể gây chảy máu mũi.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp không chỉ được xem như một yếu tố kích thích chảy máu cam, mà còn khiến lượng máu chảy ra nhiều hơn ở mỗi lần. Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị huyết áp cao cũng có chứa thành phần làm loãng máu khiến tình trạng chảy máu mũi càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Chế độ ăn uống

Một vài loại thực phẩm có trong chính sách nhà hàng cũng hoàn toàn có thể gây chảy máu mũi, ví dụ điển hình như thức ăn quá cay nóng, bia rượu, sô cô la và trái cây họ cam quýt .

Thời tiết

Chảy máu cam ở người lớn cũng thường xuất hiện vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là vào mùa đông hanh khô.

3. Điều trị chảy máu cam 3.1. Các bước sơ cứu ban đầu

Mặc dù thường không quá nguy khốn nhưng thực trạng chảy máu mũi cũng sẽ khiến bản thân bệnh nhân và những người xung quanh cảm thấy sợ hãi, sợ hãi. Áp dụng những bước sơ cứu bắt đầu đúng cách hoàn toàn có thể giúp giảm bớt sự lo ngại khi một người bị chảy máu mũi .

Bất kể chảy máu cam là do nguyên nhân gì, phương pháp sơ cứu chảy máu cam ban đầu cũng đều tuân thủ 3 bước như sau:

Bước 1: Ngồi thẳng.

Bước 2: Hơi nghiêng đầu về phía trước.

Bước 3: Bóp mũi lại và thở từ từ bằng miệng trong khoảng 10 phút cho đến khi máu chảy chậm lại hoặc ngừng hẳn.

Khi máu có tín hiệu chảy chậm lại, cần uống một chút ít nước để tránh khung hình bị mất nước. Nếu được, nên nghỉ ngơi trong phòng có máy phun sương tạo ẩm hoặc ở những nơi mà không khí không quá khô cứng .

3.2. Lưu ý khi bị chảy máu cam do căng thẳng

Nếu chảy máu cam ở người lớn mà nguyên nhân bắt nguồn từ sự căng thẳng, bệnh nhân cần lưu ý:

Cố gắng thư giãn và thở đều.

Trong thời gian chờ cho máu ngưng chảy, nên chú ý đến độ sâu của mỗi nhịp thở và chuyển động lên xuống của lồng ngực khi hô hấp.

Tránh các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống để điều trị chảy máu cam hiệu quả.

Nên đến nơi yên tĩnh và vắng vẻ khi xuất hiện tình trạng chảy máu cam.

Mọi người thường có khuynh hướng phản ứng can đảm và mạnh mẽ khi nhìn thấy máu, do đó những bác sĩ khuyên bệnh nhân nên tìm một nơi lý tưởng trong thời hạn đợi máu ngưng chảy. Khi ở một mình hoặc chỉ cùng với một người thân thiện, việc trấn an niềm tin cũng như lấy lại bình tĩnh về mặt cảm hứng và tâm lý cũng sẽ thuận tiện hơn .

4. Phòng ngừa chảy máu cam ở người lớn

4.1. Giảm căng thẳng

Bạn có thể kết hợp các kỹ thuật thư giãn vào cuộc sống hàng ngày để giảm căng thẳng và lo lắng, chẳng hạn như:

Yoga

Yoga đã được chứng tỏ là một liệu pháp điều trị huyết áp cao và giảm lo ngại hiệu suất cao. Thực hành những động tác yoga như tư thế em bé ( Child Pose ) và tư thế trái núi ( Mountain Pose ) hoàn toàn có thể giúp bạn cảm thấy cân đối và bình tĩnh hơn .

Body scan

Trong những lúc căng thẳng, bạn cũng có thể thử một bài tập chánh niệm có tên là “body scan” để cảm thấy thư giãn và kết nối nhiều hơn với cơ thể. Để thực hiện bài tập này, bạn cần ngồi thả lỏng và hít thở thật sâu tương tự như khi đang thiền, đồng thời dành toàn bộ sự tập trung để cảm nhận từng nhóm cơ khác nhau trên khắp cơ thể. Bài tập này có tác dụng giúp bạn dành toàn bộ sự chú ý vào cảm xúc thực tại và thoát khỏi những suy nghĩ phiền muộn hay rắc rối đang khiến bạn phải lo lắng.

4.2. Rèn luyện thói quen tốt

Uống nhiều nước;

Giảm tiêu thụ caffeine;

Thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức khỏe tim mạch;

Dành thời gian ra ngoài gần gũi với thiên nhiên;

Trang bị máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ và tránh các tác nhân gây dị ứng.

Trả lời cho câu hỏi chảy máu cam ở người lớn có nguy hiểm không, các bác sĩ cho rằng tình trạng này thường không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng nếu chảy máu cam thường hay tái phát nhiều lần, cần trình bày với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân có phải là do căng thẳng hay không. Một số trường hợp chảy máu cam nặng hoặc chảy máu cam liên tục chính là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe cần được chẩn đoán và điều trị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Trần Nhà Bị Nứt Có Nguy Hiểm Không

Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không

Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc cũng như lo lắng mà rất nhiều khách hàng gửi tới chúng tôi nhờ tư vấn về mức độ nguy hiểm của nứt trần nhà.

Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không?

Để trả lời câu hỏi “Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không?” chúng ta cùng xem hình ảnh sau đây:

Đây là hình ảnh trần nhà bị nứt và sập trần nguy hiểm do tải trọng quá nặng. Vì vậy Phương Nam Cons chúng tôi khuyên các bạn khi trần nhà bị nứt thì ta cần xem xét thật kỹ nguyên nhân, cũng như mức độ nghiêm trọng của vết nứt như thế nào??? Có đạt ngưỡng nguy hiểm hay không?? Hay chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây thấm đột cho ngôi nhà.

Phân loại vết nứt trần nhà

Có các loại vết nứt thường thấy của bề mặt trần nhà đó là vết nứt vữa và vết nứt sâu bê tông.

Đối với những vết nứt nhỏ thì thường là vết nứt vữa. Các vết nứt này hầu như vết nứt không có phát triển thêm. Nó chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cả ngôi nhà và cũng ít gây ảnh hưởng tới kết cấu xây dựng.

Đối với vết nứt sâu dài và rộng, có thể là do vết nứt sâu bê tông bên trong. Đối với loại vết nứt này nếu không xử lý nhanh chóng nó sẽ ảnh hưởng tới kết cấu của toàn bộ căn nhà. Nước mưa có thể thẩm thấu dần vào xi măng, thấm vào bức tường bên trong. Tình huống xấu nhất là những tảng bê tông có thể rơi rụng xuống gây ảnh hưởng đến an toàn những người trong gia đình.

Trường hợp này bạn cần ngay một đơn vị xử lý chống thấm chuyên nghiệp xử lý càng sớm càng tốt. Vì với những vết nứt trần, nếu để lâu ngày có thể từ những vết nứt đó sẽ dẫn tới tình trạng rạn nứt của tường. Gây hỏng hóc cho toàn bộ công trình nhà bạn.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng trần nhà bị nứt

Có rất nhiều nguyên nhân gây nứt trần nhà và chúng ta có thể điểm danh một số nguyên nhân như:

Do nhiệt độ quá cao vượt quá khả năng chịu lực sẽ gây ra hiện tượng nứt trần.

Trần nứt do kết cấu nền móng yếu gây lún sụt không đều.

Do lỗi kết cấu quá tải (Có sự nhầm lẫn trong quá trình định hướng tải trọng ngôi nhà không phù hợp). Tham khảo về gia cố kết cấu.

Do chất lượng thi công không đạt: Thợ thi công ẩu về kỹ thuật, phương pháp, chất lượng bê tông kém.

Do yếu tố ngoại lực tác động.

Ngoài ra, việc bỏ qua khâu chống thấm trần nhà nhằm tạo lớp bảo vệ cho trần nhà tránh các tác động mưa, nắng của môi trường,… khiến trần bị nứt nhanh hơn.

Nếu như trần nhà của bạn bị nứt do kết cấu nền móng hoặc do kết cấu quá tải thì đây là một dấu hiệu hết sức nguy hiểm. Tình trạng sụt lún nghiêm trọng có thể khiến cho trần sập vậy bạn phải nhanh chóng tìm đơn vị xử lý công trình xây dựng giúp cho bạn. Tình huống xấu nhất là nhà bạn có thể di dời đến 1 nơi ở khác.

Cách xử lý vết nứt trần nhà nhỏ

Với những trần nhà có xuất hiện vài vết nứt khá nhỏ và ít – nguyên nhân là chống thấm không tốt. Thì trước tiên bạn cần nghĩ ngay đến việc khắc phục nó như thế nào. Bạn có thể xem xét lại chế độ chống thấm của ngôi nhà như thế nào, thi công được bao nhiêu năm,… Nếu có bất kì vấn đề nào xuất hiện là do chống thấm không tốt thì bạn nên tiến hành chống thấm lại ngay.

Chú ý đối với các căn hộ chung cư:

Việc bị thấm dột từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà trên tầng. Nếu trần chỉ mới bị ố vàng, có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.

Đối với nhà phố:

Trần nhà chỉ thấm nước nhẹ. Có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm. Kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.

Cách xử lý trần nhà bị nứt tránh nguy hiểm

Trong nhiều trường hợp, những vết nứt có thể xuất hiện nghiêm trọng hơn. Chúng thường ở dạng chồng chéo lên nhau. Lúc này, việc tự xử lý tại nhà được xem là khá nguy hiểm. Hiện nay có 3 cách phổ biến các đơn vị thi công thường sử dụng để xử lý vết nứt trần nhà.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ chống thấm tường nhà bảo hành 12 năm

– Xử lý bằng Xi lanh (Đối với bê tông có độ dày <= 30cm)

– Xử lý cắt bề mặt bê tông theo hình chữ V. (Đối với vết nứt rạn bề mặt, có thể nhiều chồng chéo lên nhau)

Lưu ý: Nếu như trần nhà bạn có tình trạng nứt quá phức tạp thì bạn nên gọi đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để có giải pháp tốt nhất.

Cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng cách bơm keo

Để sử dụng cách chống thấm dột trần nhà bị nứt bằng cách bơm keo thì ta cần chuẩn bị dụng cụ như sau:

Máy bơm keo áp lực

Kim bơm keo

Máy thổi bụi

Máy mài cầm tay

Keo xử lý vết nứt ( Có thể sử dụng keo chống thấm AS – 4001SG; Neomax 820; Silicone; RTV; Acrylic; Polyurethane; dột TX 911,…)

Sau đó ta thi công bơm keo xử lý vết nứt như sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt vết nứt và trám toàn bộ vết nứt bằng keo với mục đích để bịt kín vết nứt.

Bước 2: Khoan lỗ cách vết nứt khoảng 5 đến 10cm, xiên 45 độ, sâu khoảng 20 đến 25cm. Sau đó thổi bụi rồi đưa kim bơm vào lỗ khoan.

Bước 3: Dùng máy bơm áp lực bơm keo vào lỗ khoan

Bước 4: Sau khi bơm keo chống thấm đầy vào lỗ khoan thì tiến hành rút kim và trám vá lại lỗ khoan bằng vữa trộn phụ gia Sika latex. Đợi đủ 12 ngày rồi tiến hành khoan rút lõi lấy mẫu đem đi thí nghiệm cường độ.

Bước 5: Tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.

Cách xử lý trần nhà bị nứt bằng Xi lanh

Vật liệu chống thấm sử dụng gồm Keo Epoxy SL 1400, Keo trám SL 1401 hoặc Sikadur 752 để bơm vào các vết nứt. Keo Epoxy giúp liên kết chắc với bê tông, bịt kín vết nứt đồng thời gia cố bê tông, tạo thành khối đồng nhất.

Quy trình thi công ta sẽ tiến hành thi công qua các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt nơi bị nứt sạch sẽ. Loại bỏ bụi bẩn tạp chất còn sót lại. Nếu trần nhà bạn có trát vữa thì phải đục tẩy hết lớp vữa trát đó đi. Sau đó kiểm tra kích thước của vết nứt bằng thước đo.

Bước 2: Đánh dấu các vị trí để đặt xi lanh, nên đánh dấu khoảng cách giữa các vị trí từ 15 – 20 cm.

Bước 3: Gắn bát nhựa vào các vị trí đã được đánh dấu, sử dụng keo Epoxy SL 1401 để gắn bát nhựa. Sau đó trám dọc vết nứt đã được gắn bát nhựa bằng keo SL 1401, mục đích để keo Epoxy sau khi bơm không bị chảy ra ngoài.

Bước 4: Kiểm tra bề mặt keo. Nếu đã khô chúng ta bắt đầu tiến hành gắn xi lanh vào bát sau đó từ từ bơm dung dịch keo SL 1400 vào. Lưu ý, chuẩn bị nhiều xi lanh chứa keo Epoxy khác nhau một lúc. Điều này để có thể liên tục bơm vào cho đến khi keo không vào được nữa thì dừng lại. Trường hợp muốn tăng áp lực trong quá trình bơm có thể dùng dây cao su để bổ trợ.

Bước 5: Sau khi bơm khoảng 3 – 4h đồng hồ, dung dịch keo Epoxy đã đủ thời gian đông cứng. Tiến hành rút xy lanh ra. Sau đó sử dụng các loại máy chuyên dụng để trà nhám và làm phẳng bề mặt các vết nứt.

Bước 6: Nghiệm thu công trình, tiến hành bàn giao và đưa vào sử dụng một cách bình thường.

Cách xử lý bề mặt trần nhà bị nứt theo cách cắt bề mặt hình chữ V

Quy trình xử lý vết nứt đúng kỹ thuật như sau:

Bước 1: Xác định vết nứt một cách chính xác.

Bước 2: Sau khi đã định vị vết nứt chính xác. Ta tiến hành đục gạch tại các vị trí vết nứt và khi đã tìm thấy vết nứt thì đục cho đến khi nào vết nứt kết thúc thì thôi.

Bước 3: Sử dụng máy mài bê tông cầm tay và mài sạch sẽ vết nứt hiện rõ ràng hơn.

Bước 4: Dùng máy cắt cầm tay và cắt mở rộng vết nứt. Cố gắng cắt ra hai bên theo hình chữ V với chiều sâu khoảng 2 đến 3cm.

Bước 5: Tiến hành vệ sinh các vết nứt sạch sẽ sau khi cắt.

Bước 6: Sử dụng hồ dầu kết nối (Xi măng trộn với nước và phụ gia Latex) tưới lên bề mặt vết nứt. Sau đó tiến hành đổ vữa Grout lên vết nứt cho bằng mặt sàn mái.

Bước 7: Sau khi vữa Grout hoàn toàn khô thì tiến hành quét phụ gia chống thấm lên vết nứt. Đồng thời rải lưới thủy tinh gia cường lên ngay khi lớp chống thấm thứ nhất chưa khô.

Bước 8: Sau khi lớp chống thấm khô thì ta quét lại thêm 1 đến 2 lớp nữa. Đợi khô hoàn toàn thì tiến hành láng vữa chống thấm và lát gạch.

Bước 9: Ngâm thử nước sau đó tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình.

Lưu ý khi xử lý nứt trần nhà

Ngoài ra, chúng tôi cũng lưu ý khách hàng để hạn chế thấp nhất nguy cơ nứt trần. Chúng ta cần lưu ý nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nứt và cần dịch vụ chống thấm ngay từ lúc bắt đầu xây dựng.

Lựa chọn biện pháp xử lý nứt trần phù hợp:

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của trần nhà mà chúng ta sẽ chọn giải pháp phù hơp. Ví dụ như trần nhà chỉ bị nứt, thấm dột ít thì chúng ta sẽ chọn sử dụng keo chống thấm sẽ nhanh chóng & tiết kiệm chi phí.

Điều nữa chúng tôi khuyên bạn, nếu bạn không quá am hiểu về xây dựng và chống thấm thì hãy cân nhắc và tìm đơn vị xử lý công trình xây dựng, chống thấm trợ giúp. Vì đơn vị chuyên nghiệp sẽ có nhiều trang thiết bị, cũng như kinh nghiệm,… sẽ giúp quá trình thi công được nhanh chóng, an toàn & hiệu quả. Cũng như sẽ thực hiện các biện pháp chống thấm chuẩn nhất để hạn chế thấp nhất hiện tượng nứt trần xảy ra nữa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cho Con Bú: Khi Đầu Ngực Bị Đau Nứt Và Chảy Máu trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!