Bạn đang xem bài viết Công Dụng Của Cây Xấu Hổ Chữa Mất Ngủ, Đau Nhức được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo kinh nghiệm dân gian của những người dân thuộc vùng Diễn Châu, Nghệ An và một số địa phương thuộc miền Nam, công dụng của cây xấu hổ được biết đến như bài thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả.
Cây xấu hổ là gì?
Cây xấu hổ thường được gọi với cái tên là cây trinh nữ, cây mắc cỡ hoặc hàm tu thảo. Cây có kích thước nhỏ, thường mọc thành bụi, khi đụng vào cây sẽ cụp rủ xuống. Người ta dựa vào đặc điểm này mà đặt nên tên của cây. Bộ phận dùng thuốc là rễ và cành lá.
Rễ được đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, sấy hoặc phơi khô, có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố, có tác dụng chỉ khái, hóa đàm, thông kinh, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích. Cành lá thường hái vào mùa khô, dùng tươi hoặc dùng khô, có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần.
Các cây thuốc nam tốt cho sức khỏe ung thư, tiểu đường và xương khớp
Chắc bạn chưa bao giờ nghĩ rằng đôi khi những chậu cây nhỏ trồng quanh nhà lại trở thành vị thuốc hữu dụng mà bạn không thể ngờ tới. Hôm nay Dinh Dưỡng Online giới thiệu các cây thuốc nam tốt cho sức khỏe của bạn Cây thuốc nam chữ…
Dược tính và công dụng của cây xấu hổ với sức khỏe
1. Chữa an thần, mất ngủ
Thảo dược chính là vị thuốc an toàn được tin dùng phổ biến trong việc giải quyết dứt điểm cơn mất ngủ kéo dài. Để đầu óc thoải mái, an thần, ngủ sâu và ngon, hãy thực hiện theo phương pháp sau với cây xấu hổ:
Bài thuốc 1: Rửa sạch cành của cây, thái mỏng hoặc cắt ngắn, mang đi phơi khô khoảng 15 – 20g, đun nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc 2: Kết hợp 15g cây xấu hổ phơi khô, cây nụ áo hoa tím 15g, đất hoa vàng 30gam, lạc tiên, bạch môn, thảo quyết minh mỗi thuốc 10g, đun tất cả và uống mỗi ngày. Duy trì đều đặn trong 1 tuần sẽ thấy kết quả tốt.
2. Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
Bài thuốc chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:
Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống 1 thang/ngày.
Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.
Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống 1 thang/ngày, có thể ngâm rượu.
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp lâu ngày:
Rửa sạch rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g mang đi rang lên, tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Thêm 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Áp dụng bài thuốc trong 4-5 ngày sẽ thấy kết quả tích cực.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp:
Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc uống mỗi ngày.
Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.
Làm thuốc xông tắm chữa viêm khớp:
Chuẩn bị: 40g cây xấu hổ, 40g lá lốt, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 – 40g.
Thực hiện: Rửa sạch, cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, đến khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Xông đến khi nào mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.
Cây lược vàng có chữa được ung thư?
Cây lược vàng trước đây thường được trồng làm cảnh tại nhiều gia đình Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, có một cơn sốt lược vàng có thể chữa được mọi bệnh, đặc biệt là trị khỏi căn bệnh quái ác…
3. Bài thuốc hỗ trợ trị động kinh
Những người thường xuyên bị bệnh động kinh nên thực hiện với bài thuốc dân gian này: Rễ, thân, lá cây xấu hổ phơi khô 20gam, cây câu đằng 10gam sau đó sắc uống mỗi ngày, đặc biệt là khi chuẩn bị đến cơn co giật nên uống nước này. Tuy nhiên, khi thực hiện với công thức này chú ý không nên sắc kỹ cây câu đằng.
Tuy công dụng của cây xấu hổ đã được dân gian công nhận và đưa vào nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, nhưng tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa mỗi người, trước khi áp dụng các bài thuốc, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Công Dụng Của Cây Bồ Hòn
Bồ hòn là một loại dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Quả bồ hòn có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, làm tan máu bầm và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh đường lý hô hấp. Cùng tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của cây bồ hòn ngay trong bài viết sau đây.
1. Tổng quan về cây bồ hònBồ hòn có tên khoa học là Sapindus saponaria L., thuộc họ Sapindaceae (Bò hòn). Cây bồ hòn còn được nhân dân ta gọi trại là cây bòn hòn. Bồ hòn là dạng cây gỗ to, cao khoảng 5 đến 10m hoặc hơn và thường rụng lá vào mùa khô. Bồ hòn có lá kép lông chim, mọc so le và có hoa lưỡng tính. Quả bồ hòn hình cầu, vỏ ngoài dày, có đường sống nổi rõ, quả khi chín thường nhăn nheo, màu vàng nâu và có hạt đen tròn. Mùa hoa thường rơi vào tháng 7-9 và mùa quả khoảng tháng 10-12.
Tại Việt Nam bồ hòn phân bố rải rác hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp (thường dưới 1000m) và trung du bao gồm các tỉnh Yên Bái, Bắc Giang, Nghệ An, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Hà Tĩnh…Trước đây, cây bồ hòn thường được trồng ở một số nơi như đình chùa hay quanh làng bản để tạo cảnh quang, lấy quả và bóng mát. Bộ phận dùng của cây bồ hòn là quả và hạt. Quả được thu hái vào mùa thu, có thể để nguyên hoặc bỏ hạt phơi khô.
2. Thành phần hóa học có trong bồ hòn là gì?Saponin chính là thành phần chính trong quả bồ hòn. Trong thịt quả bồ hòn có thể chứa tới 18% saponosid. Các saponin có trong bồ hòn là những saponin triterpen như sapindosid A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2…Bên cạnh đó, quả bồ hòn còn có mukuroyiosid Ia, Ib… Những loại saponin kể trên đều có hoạt tính bề mặt mạnh. Hiện có nhiều phương pháp chiết xuất saponin từ quả bồ hòn, trong đó cách đơn giản nhất là đun sôi bột quả với nước, sau đó cô đặc dịch chiết và kết tủa saponin bằng muối amoni sulfat. Ngoài ra, trong hạt bồ hòn còn có chứa 9–10% dầu béo.
3. Bồ hòn dược liệu có công dụng gì? 3.1 Công dụng của cây bồ hòn trong đời sốngCây bồ hòn đã có nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Bồ hòn là loại cây thân gỗ nên thường được trồng với diện tích lớn để phủ xanh đồi trọc và cung cấp nguyên liệu gỗ cho sản xuất vật dụng. Các nhà sư cũng thường sử dụng những tràng hạt được xâu từ hạt bồ hòn.
Ngoài ra, saponin trong thịt quả bồ hòn có đặc tính tạo bọt, kháng khuẩn, không độc hại và thân thiện với môi trường. Vì vậy, nước bồ hòn từ lâu đã được ứng dụng để giặt giũ, tắm gội, dùng như chất tẩy trắng, đánh bóng đồ trang sức hoặc dùng để chống sâu bọ, côn trùng… Đặc biệt, nó có hiệu quả rất tốt trong trường hợp giặt đồ len, lụa vì các đồ này thường không chịu được độ kiềm của xà phòng. Có nhiều cách để làm nước bồ hòn nhưng đơn giản nhất là ngâm thịt quả bồ hòn khô, khoảng 10 quả cho 1 lít nước, sau đó đun sôi và ninh nhỏ lửa, tiếp đến để qua đêm rồi lọc lấy nước bồ hòn sử dụng. Bên cạnh đó, người ta còn có thể nghiền bồ hòn thành bột hoặc ủ enzyme để tiện cho việc sử dụng và bảo quản.
3.2 Công dụng của bồ hòn trong y học
Quả bồ hòn: nước sắc từ thịt quả bồ hòn có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, làm tan máu bầm, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và các bệnh đường lý hô hấp như viêm amidan, đau họng, ho gà, viêm phế quản, viêm phổi… Theo y học dân gian, người dân Ấn Độ thường dùng vỏ quả bồ hòn trộn với mật ong rồi làm thành viên hoàn để hỗ trợ điều trị viêm phổi. Ngoài ra, quả bồ hòn còn có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề da liễu. Người ta thường lấy vỏ quả bồ hòn tán nhỏ thành bột nhão rồi bôi lên các vết côn trùng đốt, trị ghẻ, lở, nấm da. Gội đầu bằng nước bồ hòn cũng giúp giảm gàu và nấm tóc. Dùng nước bồ hòn như sữa rửa mặt cũng hỗ trợ trị mụn nhờ đặc tính kháng khuẩn của các thành phần trong thịt quả.
Lá bồ hòn thường được sắc uống để trị ho gà hay giã nát và đắp lên vết côn trùng đốt giúp giảm sưng, đau.
Vỏ cây bồ hòn: tại một số vùng, người dân thường lấy vỏ cây bồ hòn giã nát rồi ngâm nước tắm cho động vật để diệt bọ, rận, chấy.
Rễ bồ hòn: nước sắc từ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều trị cảm mạo, làm tan đờm, giảm ho,…
Hạt bồ hòn: nhân quả bồ hòn có tác dụng chữa hôi miệng, sâu răng.
Ngoài ra phần trên mặt đất của bồ hòn còn có hoạt tính diệt tinh trùng ở chuột và người. Do đó, người ta đang bào chế và thử nghiệm một dạng kem bào chế từ saponin toàn phần của bồ hòn để dùng tại âm đạo với tác dụng ngừa thai.
4. Lưu ý khi sử dụng bồ hòn là gì?Saponin trong quả bồ hòn có thể gây ra độc tính. Tuy nhiên may mắn là cơ thể người lại hấp thu kém nên lượng saponin này sẽ đi ra khỏi cơ thể mà không gây hại. Thành phần saponin thể hiện độc tính đối với cá cao hơn ở người, do đó khi dùng một lượng lớn có thể làm choáng váng hoặc giết chết cá.
5. Bài thuốc từ quả bồ hòn
Bài thuốc để chữa sâu răng, hôi miệng: tán nhân quả bồ hòn (5 – 10g) thành bột, sau đó ngậm và nhổ nước
Bài thuốc diệt sâu bọ, côn trùng: giã nát vỏ cây bồ hòn tươi, hòa với nước và đem phun.
Bài thuốc chữa hắc lào: dùng vỏ quả bồ hòn (20g) và củ riềng già (10g), tất cả tán nhỏ, ngâm với 20ml cồn 90° và dùng bôi ngoài da.
Bài thuốc chữa ghẻ lở, hắc lào: Quả bồ hòn bỏ hạt nấu thành dầu, rồi tán một lượng bằng nhau hạt củ đậu và diêm sinh. Sau đó hòa lẫn vào để bôi sau khi đã rửa sạch vùng da bị bệnh với nước ấm.
Bài thuốc chữa tắc họng, khó nuốt: vỏ quả bồ hòn đồ, phơi, tán nhỏ sau đó thổi vào họng.
Bồ hòn là loại dược liệu có nhiều công dụng trong đời sống và y học dân gian. Tuy nhiên chúng ta không nên sử dụng bừa bãi mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông được thành lập dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y Học Cổ Truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong thăm khám và điều trị sẽ mang đến cho khách hàng các phương pháp trị liệu hiệu quả, an toàn và hợp lý nhất.
Đây là cầu nối giữa Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Với các biện pháp dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, cổ truyền, cùng với các trị liệu không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Trung tâm cũng là địa chỉ thích hợp cho những khách hàng nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị các bệnh lý mạn tính thời đại.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thuốc Otiv Chữa Đau Đầu: Thành Phần, Công Dụng Và Lưu Ý Khi Dùng
Otiv là thuốc hay thực phẩm chức năng? Uống vào lúc nào và đối tượng sử dụng?
Lựa chọn các loại thuốc, thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe đang là xu hướng của nhiều người trong thời gian gần đây. Thuốc OTiv là một trong những sản phẩm được rất nhiều người bệnh tin dùng khi điều trị đau nửa đầu, chóng mặt, cải thiện trí nhớ, v.v…
Otiv là thuốc gì?Thuốc OTiv là sản phẩm dùng khi điều trị đau nửa đầu, đau đầu, chóng mặt, cải thiện trí nhớ,…
Thuốc Otiv chữa đau đầu được bào chế từ các tinh chất của Blueberry và ginkgo biloba, loại trái cây có nhiều chất dinh dưỡng cho não, đồng thời giúp bảo vệ và chống lão hóa các tế bào thần kinh não, cụ thể sau:
100mg dưỡng chất Blueberry Extract (tỉ lệ 4:1)
80mg Ginkgo Biloba Extract (Ginkgo Pure).
Magnesium stearate
Gelatin
Tất cả các thành phần trên được nén trong một viên con nhộng, đảm bảo đủ thành phần và liều lượng theo tiêu chuẩn.
Thuốc otiv có tác dụng gì?Ginkgo Biloba (trái bạch quả) chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ (flavonoid, terpenoid) giúp chống lại các gốc tự do, kích thích tăng tuần hoàn máu não, hỗ trợ lưu thông máu, đưa oxy và các chất dinh dưỡng về nuôi não bộ, giúp ngăn chặn tình trạng máu vón cục.
Trong khi đó, Blueberry (trái việt quất) đặc biệt các chất Anthocyanin, Pterostilbene được khoa học đánh giá cao trong việc trung hòa các gốc tự do, hỗ trợ tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích quá trình tái tạo và dẫn truyền các tế bào thần kinh.
Do vậy, thuốc này được đánh giá cao trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh:
Hỗ trợ giảm đau các chứng đau đầu, đau nửa đầu
Giúp cải thiện và tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng, Parkinson, chứng bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
Phòng ngừa đột quỵ
Hỗ trợ cải thiện thị giác, thính giác
Otiv là thuốc hay thực phẩm chức năng? Uống vào lúc nào và đối tượng sử dụng?Thuốc trị đau nửa đầu này được liệt vào nhóm thực phẩm chức năng, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân để có thể phát hiện, điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.
Độ tuổi sử dụng:
Người được sử dụng từ 12 tuổi trở lên. Những người bị bệnh tiểu đường, đau dạ dày, viêm xoang cũng có thể sử dụng thuốc.
Liều lượng sử dụng:
1 viên/ngày, sử dụng thường xuyên, đều đặn.
Thời điểm uống tốt nhất: Buổi sáng
Nếu người bệnh quên liều có thể uống bổ sung càng sớm càng tốt. Nếu thời gian gần kề đợt với liều uống tiếp theo thì người bệnh nên bỏ liều để uống liều kế tiếp, không nên dùng gấp đôi liều theo quy định hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và bác sĩ.
Trường hợp dùng quá liều và có những tình trạng lạ, người bệnh nên liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra kịp thời.
Mua thuốc Otiv ở đâu? Giá bao nhiêu?Thuốc chữa đau đầu Otiv có được sản xuất và đóng gói tại Mỹ và có phân phối tại Việt Nam.
Nếu có nhu cầu mua thuốc Otiv, người bệnh có thể đến một số địa điểm sau: Nhà thuốc Pharmacity, hệ thống nhà thuốc ECO, các nhà thuốc gần nơi ở, v.v…
Ngoài ra, người dùng có thể đặt mua online tại một số nhà thuốc có tiếng một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Hiện nay, Otiv có 2 quy cách đóng gói cụ thể:
Một hộp thuốc đau đầu Otiv lớn gồm 30 viên, đóng gói trong hộp đảm bảo chất lượng, giá được bán trên thị trường khoảng 330,000đ/hộp.
Một nhỏ 15 viên, giá thành khoảng 175,000đ/ hộp.
Người dùng cần bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ thích hợp dưới 30 ํC. Giá thành sản phẩm sẽ có sự dao động, tùy thuộc vùng miền, địa điểm khác nhau.
Lưu ý khi dùng thuốc Otiv chữa bệnh đau đầu
Với các trường hợp gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc, người bệnh phải dừng uống thuốc và liên hệ ngay đến các phòng khám hoặc bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Khi sử dụng thuốc đau đầu Otiv với một số thuốc khác có thể làm thay đổi khả năng hoạt động và tác dụng của các loại thuốc. Do vậy, người bệnh cần đem các loại thuốc sử dụng để tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Người bệnh không được tự ý tăng – giảm liều lượng thuốc, ngưng dùng hoặc kết hợp với các loại thuốc khác mà không được sự cho phép của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và hiệu quả của thuốc. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi dùng.
Bài viết cung cấp thêm một số thông tin cần thiết để người dùng có thể tìm hiểu trước thông tin trước khi mua thuốc để sử dụng. Với các thành phần thuốc được chiết xuất từ các thực phẩm quý ở tự nhiên, thuốc đau đầu Otiv đã được kiểm chứng khoa học về tính hiệu quả, an toàn. Qua đó, hỗ trợ người bệnh điều trị, cải thiện sức khỏe và đề phòng bệnh tật.
Cây Bồ Công Anh: Thảo Dược Dân Gian Với Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh
Bồ công anh hay rau mũi cày, Thái Lan gọi là Phak – mak – choi, tên khoa học Lactuca indica, thuộc họ cúc Asteraceae. Ngoài việc được xem như một loại rau ở một số quốc gia, còn được xem như một thảo dược dân gian. Được sử dụng trong y học cổ truyền với chức năng giải độc, giảm viêm mà dược lý hiện đại tìm thấy các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện thị giác.
Bồ công anh (Lactuca indica) là một loại cây nhỏ, nhiều nhựa trắng đục. Hoa có 2 loại vàng và tím. Hoa vàng gọi là hoàng hoa địa đinh, hoa tím gọi là tử hoa địa đinh. Đều được dùng làm thuốc như nhau. Mọc hoang nhiều ở miền Bắc nước ta. Một loại nữa cũng được gọi là bồ công anh là cây Chỉ thiên, thường thấy ở miền Nam, tên khoa học Elepphantopuss scaber. Cũng được dùng làm thuốc như vậy.
Cô con gái trong một gia đình nọ đột nhiên nổi nhọt trên vú khiến cả ngực bị sưng, nóng, đỏ và đau đớn. Cô gái sợ hãi nhưng không biết nói cùng ai nên âm thầm chịu đựng. Nhưng cuối cùng vẫn bị dì ghẻ phát hiện, mắng và đuổi cô ra khỏi nhà. Cô gái tủi thân, vào nửa đêm chạy trốn đến bờ sông tự vẫn.
Duyên tương ngộMay thay, bên bờ sông có ông lão đánh cá họ Bồ và con gái Anh Tử của mình đan lưới dưới ánh trăng. Thấy người tự vẫn nên Anh Tử cứu được cô gái. Một lúc sau mới biết vì bệnh trạng của cô, nên Anh Tử tâm sự với cha mình. Ngư lão suy nghĩ một lúc rồi nói: “Ngày mai con hãy hái cho cô ấy một ít thuốc”. Vài tuần sau, bệnh của cô gái được chữa khỏi.
Kết cụcNgười cha đi làm về và biết rằng con gái mình đã đi mất rất hối hận và lo lắng. Bèn cử người đi tìm khắp nơi, thời gian sau tìm được chiếc thuyền của cha con ngư lão. Cô gái cảm ơn và tạm biệt cha con ngư lão để về nhà. Vì chỉ biết ngư lão họ Bồ nên tôn xưng là Bồ Công và người con cứu cô tên là Anh Tử. Tưởng nhớ hai cha con ngư lão nên mới đặt tên cho cây thuốc đó là Bồ Công Anh. Kể từ đó, Bồ công anh lưu truyền dùng chữa sưng vú.
Bồ công anh cung cấp lượng lớn beta carotene và lutein. Tại Thái Lan ước tính loại rau này cung cấp 47% lượng vitamin A cho người dân. Chưa kể lượng lutein trong loại cây này có tác dụng cải thiện thị giác, một hoạt chất chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do.
Một lượng không nhỏ polyphenol, vitamin C và vitamin E trong thực phẩm này đã được tìm thấy. Ngoài ra, còn cung cấp một số thành phần vi lượng như canci, kali, phospho, magie, sắt.
1. Bảo vệ ganAcid quinic đơn độc làm giảm đáng kể mức độ HBV – DNA ngoại bào. Khi kết hợp flavonoid làm giảm nồng độ HBV- DNA trong các tế bào HepG2.
2. Kháng khuẩnBồ công anh toàn cây chứa sterol, choline, inulin và pectin. Những thành phần này có tác dụng diệt khuẩn mạnh đối với Staphylococcus aureus và Streptococcus hemolyticus. Bên cạnh đó còn có tác dụng diệt khuẩn tương đối với Pneumococcus, Meningococcus, Diphtheria, Pseudomonas aeruginosa, khuẩn thương hàn. Chiết xuất này cũng có thể ức chế Mycobacterium tuberculosis, Leptospira và nấm nên thường được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh viêm và nhiễm trùng.
Trên lâm sàng, chủ yếu được sử dụng để điều trị viêm tuyến vú cấp tính, viêm hạch bạch huyết, viêm kết mạc cấp tính, viêm amidan cấp tính, viêm phế quản cấp tính, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Mặt khác, chiết xuất thảo dược này không trực tiếp tác động lên vi khuẩn E. Coli trong niệu quản. Mà làm giảm độ bám dính và xâm lấn của E. Coli vào niệu quản trong bệnh nhiễm trùng niệu quản.
3. Đặc tính chống oxy hóaAcid caffeic có công lớn trong tác dụng chống oxy hóa của Bồ công anh. Thể hiện qua việc ức chế các gốc tự do với một vi lượng nhỏ. Ngoài ra, glycoside flavonoid của thực vật này sau khi được chuyển hóa cũng trở thành một hoạt chất chống oxy hóa trong huyết tương. Cho thấy hàm lượng polyphenol, flavonoid và flavonol cao tương quan tốt với hoạt động chống oxy hóa.
4. Kháng viêmHoạt chất trong Bồ công anh có khả năng ức chế sản xuất NO và giảm biểu hiện của iNOS. Được xem như một tác nhân kích hoạt đại thực bào, đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm.
5. Thị giác thì sao?Hương nhu: nữ hoàng thảo dược Ấn Độ
Vị thuốc húng chanh: hương dược liệu tinh dầu kỳ diệu
Nếu cơ thể cảm giác ớn lạnh, chân tay lạnh hoặc dễ bị cảm lạnh không được sử dụng Bồ công anh. Nếu dùng một lượng lớn có thể bị mất cảm giác ngon miệng, kiệt sức, mệt mỏi, đổ mồ hôi.
Phản ứng bất lợi của bồ công anh rất hiếm, bao gồm 2 loại sau: thỉnh thoảng có phản ứng tiêu hóa, như buồn nôn, nôn, khó chịu ở bụng và tiêu chảy nhẹ. Sau khi uống thuốc sắc và ngâm rượu, có thể sẽ gặp các phản ứng dị ứng như nổi mề đay và ngứa.
Bồ công anh là một dược phẩm tự nhiên dễ dàng tìm thấy. Bên cạnh những tác dụng tích cực cần thận trọng khi sử dụng Bồ công anh như một biện pháp dân gian. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Điều Trị Chứng Mất Ngủ
1. Mất ngủ do lối sinh hoạt hàng ngày không phù hợp
– Do hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích…
– Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
– Do căng thẳng lo âu nhiều trong học tập, làm việc, trong cuộc sống hàng ngày.
– Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
Ngoài ra, theo sự tiến triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề có giá trị nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc.
2. Mất ngủ do nguyên nhân thực thể
Do dùng thuốc để điều trị bệnh: Như các thuốc điều trị đau đầu có chứa cafein, thuốc bảo vệ viêm như corticoide, thuốc lợi tiểu v.v…
Do bệnh lý: Các bệnh lý gây mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do Zona, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh khớp xương v.v… Việc điều trị phải chú ý vào nguyên nhân gây bệnh.
Không dùng thuốc:
Dùng thuốc – thuốc điều trị bệnh mất ngủ
Để chỉ định điều trị, cần phải có chẩn đoán thật chính xác của các nhà chuyên môn. Tuy nhiên, có một số cây cỏ là rau ăn vừa có thể dùng làm thuốc và không độc. Chẳng hạn như hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu… có tác dụng an thần, trị mất ngủ; Một số thức ăn như chuối, các loại hạt quả, đậu phộng (lạc)… giúp điều hòa giấc ngủ.
Các loại cây cỏ như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng) có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và dùng ăn như rau giúp ngủ ngon, hoặc kết hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống trị mất ngủ; Trúc diệp (lá tre); Toan táo nhân (hột trái táo ta, táo chua) nấu nước uống thay nước trà, giúp giấc ngủ mau đến, có thể xem là một loại thuốc ngủ.
Ăn gì để điều trị chứng mất ngủ
Người bị bệnh mất ngủ Nên ăn vị có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, an thần. Tốt nhất nên ăn như: bài trai đồng nấu canh lá dâu hạt sen, hoa lý xào với thịt bò, gỏi ngó sen với thịt vịt, củ sen hầm xương heo, cháo lươn đậu xanh, chè đậu đen táo đỏ, rau diếp sốt cà chua. Hoặc có thể ứng dụng các món canh, cháo súp chế biến từ hạt sen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, mè đen. Nếu nóng quá khó ngủ nên uống nước: tâm sen 12g, lạc tiên 20g sắc nước uống; hoặc nước uống nhân trần 12g, thảo quyết minh 12g, cam thảo 6g nấu uống như trà.
+ Nhà thuốc Việt số 2: 210 Nguyễn Thái Sơn, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. HCM ( ngay ngã 3 Nguyễn Thái Sơn – Phạm Ngũ Lão).
Ngoài ăn uống, cũng có nhiều người thực hiện chữa bệnh mất ngủ bằng bấm huyệt hoặc điều trị chứng mất ngủ bằng đông y mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị chứng mất ngủ để lựa chọn cách thực hiện đơn giản và phù hợp nhất.
Cao Ban Long Là Gì? Công Dụng Chữa Bệnh Của Cao Ban Long
Cao ban long hay cao nhung hươu là loại cao được chế biến từ sừng già của hươu hoặc nai. Loại cao này có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết cách dùng. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.
Cao ban long là gì?Cao ban long trong Đông y còn được gọi là bạch giao, lộc giác giao hay có cách gọi quen thuộc hơn là cao nhung hươu. Loại cao này được chế biến khá công phu từ sừng già của hươu hoặc nai, một số loại thì kết hợp cả sừng hươu và sừng nai để điều chế cao “Mê lộc đồng công”.
Theo Vinmec, để chế biến cao ban long cần luộc sừng hươu trong 10-15 phút bằng nước phèn 1%, sau đó cạo sạch lớp đen vàng bám bên ngoài sừng rồi chẻ mỏng, cạo sạch tủy, phơi khô rồi nấu liên tục trong 24 giờ. Cao ban long thu được sẽ có màu nâu cánh gián, mặt bóng, chắc, dẻo dai và có mùi hơi tanh, vị ngọt hơi mặn. Khi hòa cao ban long vào nước hay rượu sẽ hòa tan hết và không đóng cặn.
Công dụng của cao ban longCao ban long có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như ích khí, hoạt huyết, cầm máu,… nhờ vị ngọt, mặn, tính ấm của mình. Một số công dụng đáng kể của cao ban long đối với sức khỏe con người như:
Bồi bổ sức khỏe: Cao ban long giúp người ốm lâu ngày, người mới phẫu thuật hay những người bị suy nhược, mệt mỏi có sức khỏe tốt hơn, giúp ăn ngon ngủ ngon hơn.
Đối với nam giới: Cải thiện tình trạng xuất tinh sớm, di tinh, cải thiện chức năng và khả năng của tinh trùng, cải thiện tình trạng mộng tinh.
Đối với phụ nữ: Cao ban long giúp tăng cường nội tiết tố của phụ nữ, ngoài ra còn giúp hỗ trợ dưỡng huyết,…
Đối với trẻ em: Cao ban long cung cấp khoáng chất, canxi, axit amin giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ.
Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh từ cao ban longLưu ý: Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng các bài thuốc, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám.
Bài thuốc hỗ trợ cải thiện cho người bị lạnh, di tinh, hoạt tinh, đau lưng mỏi gốiNguyên liệu:
100gr thục địa, 50gr cao ban long, 50gr kỷ tử, 50gr sơn dược, 50gr thỏ ty tử, 50gr sơn thù, 50gr đỗ trọng, 20gr đương quy, 20gr phụ tử, 20gr nhục quế, 20gr mật ong
Cách làm:
Bước 1 Thục địa bạn đem đi trộn cùng cao ban long và mật ong cho thành hỗn hợp sệt
Bước 2 Các nguyên liệu còn lại đem rửa sạch rồi đem đi sao khô rồi tán thành bột nhuyễn
Bước 3 Hỗn hợp bột trên bạn đem đi trộn đều cùng dung dịch thục địa, cao ban long và mật ong rồi điều chế thành viên, mỗi viên 10gr
Cách dùng:
Bạn uống thuốc trên mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần uống 2 viên.
Bài thuốc giúp hỗ trợ bồi bổ tinh huyết, nâng cao chức năng can thận
Nguyên liệu:
300gr thục địa, 120gr hoài sơn sao, 120gr sơn thù, 120gr thỏ ti tử, 120gr quy bản sao, 120gr cao ban long, 120gr ngưu tất.
Cách làm:
Bước 1 Bạn đem rửa sạch các nguyên liệu rồi sao khô
Bước 2 Bạn tán các nguyên liệu thành bột nhuyễn rồi vê thành viên, mỗi viên khoảng 4gr
Cách dùng: Bạn uống đều đặn mỗi ngày khoảng 3 – 4 viên
Bài thuốc hỗ trợ cải thiện chứng thận yếu dương suy giúp an thần và tăng cường hệ tiêu hóa
Nguyên liệu:
20gr ba kích, 20gr nhị hồng sâm, 20gr kỷ tử, 20gr tục đoạn, 100gr cao ban long, 15gr nhục thung dung, 15gr đương quy, 8gr bổ cốt chỉ, 8gr ích trí nhân, 4 lít rượu đế.
Cách làm:
Bước 1 Đem rửa sạch các nguyên liệu rồi để ráo
Bước 2 Cho các vị thuốc vào lọ lớn rồi cho 4 lít rượu vào ngâm trong khoảng 1 tháng
Advertisement
Cách dùng: Bạn uống khoảng 15ml rượu đã ngâm vào mỗi buổi tối, nếu không uống được rượu nguyên chất có thể pha loãng với nước lọc cho dễ uống hơn.
Mua cao ban long ở đâu? Giá bao nhiêu?Bạn có thể tìm mua cao ban long ở những nơi chuyên bán thuốc Đông y hay đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử, đặt hàng trên các website uy tín. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ về thương hiệu điều chế, thương hiệu phân phối cao ban long để tránh mua nhầm hàng giả, hàng pha trộn tạp chất để tránh tiền mất tật mang.
Cao ban long là dược phẩm quý, được điều chế công phu nên giá khá cao. Hiện nay giá của cao ban long dao động khoảng 1 – 1.2 triệu đồng/100gr.
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống
Cập nhật thông tin chi tiết về Công Dụng Của Cây Xấu Hổ Chữa Mất Ngủ, Đau Nhức trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!