Xu Hướng 10/2023 # Cứng Hàm: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả # Top 12 Xem Nhiều | Gqut.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cứng Hàm: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cứng Hàm: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cứng hàm có thể gây rất nhiều đau đớn và khó chịu. Mức độ đau thay đổi từ đau lâm râm đến đau nhói, nặng nề. Các dấu hiệu này có thể nặng lên khi nhai hoặc khi ngáp. Hãy đọc bài viết sau để biết được các nguyên nhân gây cứng hàm và cách để giảm sự khó chịu của nó gây ra.  

Cứng hàm có thể gây ra đau đớn ở nhiều vị trí trên cơ thể. Nếu bạn bị cứng hàm, bạn có thể thấy khó chịu ở một hay hai bên mặt, hàm, mũi, miệng, hay tai. 

Ngoài những cơn đau, các dấu hiệu khác của cứng hàm bao gồm: 

Khó khăn khi bạn cố gắng mở miệng 

Khớp hàm bị “khóa” 

Có 7 nguyên nhân thường gặp gây cứng hàm 

1.1 Bệnh lý khớp thái dương hàm 

Bệnh lý này gây đau khớp hàm và các cơ xung quanh. Một hoặc cả hai khớp nhai bị “khóa” lại. Bạn có thể sờ thấy các khớp này bằng cách đặt ngón tay ngay phía trước lỗ tai. Sau đó, khi khép mở miệng, bạn sẽ có cảm giác khớp nhai chạy dưới ngón tay của mình. 

Đau khớp thái dương hàm thường không kéo dài và có thể tự hết. 

1.2 Stress 

Stress và lo lắng đôi lúc có thể khiến bạn vô thức nghiến răng trong lúc ngủ. Bạn cũng có thể cắn chặt hàm trong lúc tỉnh mà không nhận thức được. 

Các hành vi này khiến cho hàm bị cứng và cảm giác đau khi ngủ và cả khi thức dậy. Cơn đau có thể nặng hơn khi bạn ăn uống hay nói chuyện. 

Stress còn có thể gây các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau đầu căng cơ. 

1.3 Chứng nghiến răng

Nghiến răng có thể gây ra do stress, di truyền hoặc các vấn đề răng miệng, như răng mọc không đều. Nghiến răng có thể xảy ra trong lúc ngủ. Điều này còn có thể xảy ra khi bạn đang thức, và có thể là bạn không để ý thấy. 

Chứng nghiến răng gây ra căng cứng và đau đớn ở mặt, cổ và hàm trên hoặc hàm dưới. Nó còn có thể gây ra nhức đầu hay đau tai.

1.4 Nhai quá nhiều 

Nhai kẹo cao su hoặc những thứ khác quá mức cũng có thể dẫn đến căng cứng ở hàm dưới. 

1.5 Viêm khớp

Có một dạng viêm khớp do hiện tượng tự miễn trong cơ thể gây ra. Tự miễn có nghĩa là các tế bào miễn dịch của cơ thể tự tấn công chính các tế bào bình thường khác. Viêm khớp dạng này ảnh hưởng đến các cơ và khớp trên toàn cơ thể. Khoảng 80% người bị viêm khớp dạng này có bệnh lý khớp thái dương hàm, gây nên cứng hàm. 

Bệnh lý này gây tổn thương khớp nhai và các mô xung quanh. Nó còn có thể gây hủy xương ở vùng khớp. 

1.6 Thoái hóa khớp

Mặc dù hiếm nhưng thoái hóa khớp vẫn có khả năng xảy ra ở khớp thái dương hàm. Nó còn gây suy thoái và mất chức năng của xương, sụn và mô ở hàm. Điều này gây ra tình trạng hàm bị cứng và đau. Những cơn đau còn có thể lan đến những vùng xung quanh.  

1.7 Uốn ván 

Uốn ván là một tình trạng nhiễm khuẩn có khả năng đe dọa tính mạng. Triệu chứng bao gồm cứng bụng, khó nuốt và co thắt cơ gây đau ở hàm và cổ. 

Vắc-xin uốn ván giúp phòng ngừa bệnh lý này giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh.  

2.1 Bài tập mở hàm bằng tay 

Thực hiện khép và mở miệng nhẹ nhàng, lặp lại vài lần để khởi động. Sau đó, bạn đặt ngón tay lên phía trên các răng cửa hàm dưới. 

Từ từ kéo xuống cho đến khi bạn cảm thấy hơi khó chịu bên phía hàm bị cứng. Giữ như vậy khoảng 30 giây và sau đó từ từ đưa hàm về vị trí lúc đầu. 

Ban đầu, bạn lặp lại động tác này 3 lần. Sau đó bạn có thể từ từ tăng số lần lặp lên 12 lần. 

2.2 Duỗi khớp hàm 

Bài tập giúp làm giãn các cơ ở hàm và cổ. 

Ấn đầu lưỡi lên hàm trên, ngay phía sau răng cửa mà không chạm vào nó. Tiếp theo, dùng lưỡi để tạo một áp lực nhẹ. Từ từ mở miệng lớn nhất có thể, sau đó từ từ khép miệng lại. 

Dừng lại khi bạn cảm thấy khó chịu. Lặp lại 10 lần. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện bài tập này nếu bài tập gây ra đau đớn cho bạn. 

2.3 Duỗi cơ bằng động tác cười

Động tác duỗi này giúp giảm căng thẳng ở cơ mặt, hàm trên và hàm dưới, và cổ. 

Mở miệng cười rộng nhất có thể mà không cảm thấy căng cứng hay đau. Trong khi cười, từ từ mở hàm thêm khoảng 5cm. Hít sâu bằng miệng, sau đó thở ra, vẫn giữ miệng ở tư thế đang cười. Lặp lại 10 lần. 

Mát-xa hàm có thể giúp tăng lưu lượng máu và giảm căng cơ. Bạn có thể thử mở miệng và nhẹ nhàng xoa các cơ xung quanh tai theo vòng tròn. Đây là vị trí của khớp thái dương hàm. Làm như vậy khoảng vài lần một ngày, ngay cả trước khi ngủ.   

Giảm căng thẳng và lo lắng có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau ở hàm. Các phương pháp giảm stress bạn có thể thử đó là: 

Các bài tập hít thở sâu 

Tập thể dục cường độ thấp, như nhảy, đi bộ, và bơi lội 

Yoga 

Thiền 

Tránh nhai quá nhiều và lạm dụng cơ nhai quá mức. Ăn đồ ăn mềm và không quá dính. Tránh các thức ăn khiến bạn phải nhai nhiều như thịt bò, kẹo dẻo, cà rốt… 

Thừa Estrogen Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa

Tình trạng dư thừa estrogen diễn ra ở cả nam và nữ dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại về sinh lý lẫn tâm lý và đời sống cá nhân của người bệnh.

Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều estrogen khiến nồng độ hormone này trong cơ thể tăng cao hoặc khi nồng độ các hormone progesterone, testosterone giảm xuống, tình trạng này được gọi là thừa estrogen.

Estrogen là hormone sinh dục nữ nhưng vẫn xuất hiện trong cơ thể nam giới, tuy nhiên lượng estrogen ở nữ giới sẽ luôn cao hơn. Đây là loại hormone đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản đối với phái nữ. Ở phái nam, estrogen cũng không kém phần quan trọng đối với chức năng sinh dục.

Vậy nên tình trạng dư thừa estrogen ở cả nữ lẫn nam giới đều sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên tâm sinh lý, tiền đề làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý nghiêm trọng như đột quỵ, đau tim, ung thư vú, ung thư buồng trứng, bệnh tuyến giáp,..

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa estrogen xảy ra ở nam lẫn nữ giới, song có 4 nguyên nhân chính thường gặp:

Sự tăng cường sản sinh estrogen hoặc sụt giảm sản sinh các loại hormone khác như testosterone, progesterone, dẫn đến tỉ lệ các hormone sinh dục trong cơ thể bị mất căn bằng.

Ảnh hưởng bởi tác dụng của thuốc. Một trong những phương pháp chữa trị triệu chứng mãn kinh là liệu pháp thay thế estrogen, tác dụng phụ của liệu pháp này có khả năng làm tăng lượng estrogen. Một số thuốc khác như kháng sinh, thảo dược, phenothiazin hoặc biện pháp tránh thai nội tiết cũng có thể khiến nồng độ estrogen tăng cao.

Gia đình bệnh nhân có tiền sử gặp phải tình trạng estrogen cao.

Béo phì, khối u buồng trứng, bệnh lý về gan cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến nồng độ estrogen tăng cao.

Dấu hiệu ở nữ giới

Cảm giác đau, sưng, có khối u xơ trong ngực

Giảm ham muốn tình dục

Chu kỳ kinh nguyệt không đều, những triệu chứng tiền kinh nguyệt gia tăng

Tâm trạng không ổn định, dễ bất an, hoảng loạn

Rụng nhiều tóc

Trí nhớ suy giảm

Xuất hiện tình trạng đầy hơi

Tăng cân, nhiều nhất ở vùng hông, eo

U xơ tử cung

Khó ngủ hoặc thường xuyên trong trạng thái buồn ngủ, rũ rượi

Bàn tay, bàn chân lạnh

Dấu hiệu ở nam giới

Vô sinh: Estrogen là hormone chịu trách nhiệm một phần vai trò sản xuất tinh trùng khỏe mạnh giúp tăng khả năng thụ thai. Nếu nồng độ estrogen tăng cao, chất lượng tinh trùng có nguy cơ giảm và sẽ dẫn đến vấn đề về năng lực sinh sản, đặc biệt là vô sinh.

Kích thước vú tăng: Estrogen có khả năng kích thích sự phát triển các mô ở vú, khiến ngực của nam giới bị thừa estrogen sẽ to lớn hơn.

Rối loạn cương dương: Lượng estrogen trong cơ thể cao có nguy cơ gây ra nhiều khó khăn cho nam giới trong việc cương cứng dương vật.

Những biến chứng nguy hiểm

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thừa estrogen còn khiến nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

Bệnh về tuyến giáp

U vú lành tính, ung thư vú

Ung thư buồng trứng

Xuất hiện những cục máu đông

Đau tim, đột quỵ

Bệnh tâm lý, trầm cảm

Cách điều trị tình trạng thừa estrogen

Một số cách thức thường được dùng để điều trị thừa estrogen:

Dùng thuốc có khả năng làm giảm nồng độ estrogen

Thay đổi chế độ ăn uống: Kiểm soát nồng độ estrogen thông qua việc cải thiện chế độ ăn uống như giảm các món nhiều chất béo, ăn thực phẩm giàu chất xơ.

Giảm cân đối với người bệnh có dấu hiệu thừa cân, béo phì.

Thay đổi đơn thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị thay thế, nếu bác sĩ nhận thấy loại thuốc đang dùng khiến nồng độ estrogen của bệnh nhân tăng cao.

Trong trường hợp bệnh nhân mắc phải ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể đề xuất cắt bỏ buồng trứng để loại bỏ cơ quan sản xuất lượng lớn estrogen trong cơ thể. Điều này cũng có thể áp dụng với bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Ăn nhiều rau củ, trái cây

Rau củ, hoa quả tươi là nguồn cung giúp cân bằng lượng estrogen tự nhiên trong cơ thể, cải thiện tình trạng thừa estrogen. Một số loại rau quả như xoài, nho, táo, dâu tây, việt quốc, cam, chuối, kiwi, bưởi, khoai lang, mướp, khoai tây, hành tây, cà rốt, dầu olive,.. là những loại bạn nên bổ sung để cân bằng lượng estrogen trong cơ thể.

Hạn chế thịt đỏ

Những loại thịt đỏ chứa nhiều protein có nguy cơ khiến estrogen tăng cao, cụ thể:

Thịt đỏ tươi sống: Thịt bò, thịt dê, thịt cừu,..

Thực phẩm đóng gói: Xúc xích, thịt xông khói, thịt đông lạnh,..

Một số loại thực phẩm tinh chế và nhân tạo: Bột mì trắng, bánh mì trắng, gạo trắng, bánh gato, nước có gas, bánh ngọt,..

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ dồi dào giúp tăng khả năng hấp thụ cholesterol (tiền thân estrogen) giúp hạn chế những tác động chuyển hóa từ mô mỡ thừa, từ đó cân bằng lượng estrogen đồng thời ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như ung thư.

Advertisement

Kiểm soát cân nặng

Thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày một cách khoa học, hợp lý giúp bạn cân bằng nội tiết tố, bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng thừa estrogen, cụ thể:

Ngủ đủ 6 – 8 giờ mỗi ngày, thiết lập đồng hồ sinh học cho cơ thể

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Vận động ít nhất 30 phút/ngày với những bài đơn giản như đi bộ, thiền, yoga, đạp xe, chạy bộ,..

Loại bỏ chất kích thích khỏi cuộc sống hằng ngày

Thức uống có cồn như rượu, bia,..và thuốc lá là những nguyên nhân gây trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng lượng estrogen trong cơ thể. Để giữ nồng độ estrogen luôn ở mức phù hợp, việc tránh xa những chất gây nghiện, chất kích thích có hại là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, bổ sung dưỡng chất từ sữa chua, sữa tươi, nước ép, sinh tố là điều thiết yếu để có được cơ thể khỏe mạnh.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Suy Thận Mạn Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa

Chức năng của thận

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể và giúp cân bằng nội môi.

Khi thận bị suy khiến việc đào thải các chất thải và các sản phẩm chuyển hóa bị ngưng trệ, dẫn đến việc tích tụ chúng lại trong cơ thể gây bệnh đến các cơ quan khác như não, gan, tim,… Ngoài ra, nồng độ kali trong máu tăng cao khi suy thận có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.

Bệnh suy thận mạn hay suy thận mạn tính là quá trình chức năng lọc máu của thận giảm dưới mức bình thường tồn tại kéo dài trên 3 tháng. Quá trình này trải qua từ từ theo thời gian (từ nhiều tháng đến nhiều năm) và sau đó bị mất chức năng vĩnh viễn và không hồi phục.

Bệnh suy thận mạn tính được chia thành 5 giai đoạn theo mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng.

Giai đoạn 1: thận bị hư hại rất nhẹ với mức lọc cầu thận eGFR lớn hơn 90.

Giai đoạn 2: chức năng thận giảm nhẹ, mức lọc cầu thận khoảng 60-89.

Giai đoạn 3: chức năng thận giảm ở mức độ trung bình, mức lọc cầu thận eGFR 30-59.

Giai đoạn 4: chức năng thận giảm ở mức độ nghiêm trọng, mức lọc cầu thận eGFR 15-29.

Giai đoạn 5: suy thận giai đoạn cuối với mức lọc cầu thận eGFR thấp hơn 15. Thận gần như mất hoàn toàn chức năng và bệnh nhân cần lọc máu hoặc ghép thận để duy trì.

Giá trị cho biết mức độ thận lọc chất thải ra khỏi máu eGFR (đơn vị: ml/phút/1.73m2).

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy thận mạn do những tổn thương thận hoặc là biến chứng do các bệnh lý toàn thân khác gây ra như:

Tổn thương tại thận: thường là tổn thương tại các mao mạch cầu thận như viêm cầu thận, viêm thận kẽ, viêm thận sau nhiễm liên cầu tan huyết nhóm A,… gây ra.

Bất thường cấu trúc thận: bệnh thận đa nang, thận hình móng ngựa hoặc thận lạc chỗ,… cũng làm tăng nguy cơ mắc suy thận mạn tính.

Các bệnh lý tắc nghẽn đường tiểu: sỏi thận, sỏi niệu quản, chít hẹp niệu quản hoặc phì đại tiền liệt tuyến,… làm giảm khả năng bài tiết nước tiểu của thận, nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến suy thận.

Nhiễm trùng tiết niệu: thường kéo dài, hay tái phát hoặc bệnh lý trào ngược bể thận – niệu quản.

Bệnh lý toàn thân khác như: tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim,… gây ảnh hưởng đến khả năng lọc máu của cầu thận và gây suy thận mạn tính.

Sử dụng thường xuyên và lâu dài các thuốc gây độc thận mà không kiểm tra chức năng thận định kỳ như kháng sinh vancomycin, gentamycin, kháng viêm NSAIDs.. gây nên tổn thương thận cấp, lâu dài dẫn đến suy thận mạn không hồi phục.

Một số triệu chứng gợi ý suy thận mạn tính như:

Hoa mắt, chóng mặt và nhìn mờ, da niêm nhợt nhạt.

Huyết áp cao trên 140/90 mmHg.

Người mệt mỏi, ăn uống kèm, thường xuyên nôn mửa hoặc cảm thấy buồn nôn.

Đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu và đôi khi có lẫn máu.

Thường xuyên bị chuột rút.

Phù quanh mi mắt và bàn chân hoặc tăng cân nhanh chóng.

Bụng chướng tăng dần hoặc khó thở do tích tụ dịch thừa trong ổ bụng và khoang màng phổi, màng tim.

Huyết áp tăng cao có thể là biểu hiện của suy thận mạn

Rối loạn nhịp tim: ở người bệnh suy thận mạn tính, nồng độ các ion như natri, clo và đặc biệt là kali thường tăng bất thường. Khi nồng độ kali tăng cao có thể dẫn đến loạn nhịp tim và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Suy tim: suy thận mạn tính là giảm khả năng đào thải lượng dịch dư thừa ra khỏi cơ thể khiến tăng khối lượng tuần hoàn cho tim. Theo thời gian, chức năng của tim không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể và dẫn đến suy tim.

Phù phổi cấp: Dịch thừa tích tụ trong các phế nang của phổi dẫn đến khả năng hô hấp giảm, khó thở và khạc ra bọt hồng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Thiếu máu: ngoài chức năng lọc máu, thận còn đóng vai trò sản xuất erythropoietin giúp kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu. Do đó, khi chức năng thận suy giảm sẽ dẫn đến thiếu máu.

Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn theo Hiệp hội thận học Hoa Kỳ 2012

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn theo Hiệp hội thận học Hoa Kỳ 2012 dựa vào 1 trong 2 tiêu chuẩn sau tồn tại kéo dài trên 3 tháng:

Dấu hiệu tổn thương thận

Bất thường cặn lắng nước tiểu.

Rối loạn chức năng ống thận (bất thường ion đồ máu, nước tiểu).

Bất thường cấu trúc thận phát hiện qua hình ảnh học, sinh thiết thận.

Độ lọc cầu thận (GFR)

Độ lọc cầu thận (GFR) giảm dưới 60ml/ph/1.73m2 da kèm hoặc không kèm bằng chứng của tổn thương thận (G3a-G5) kéo dài trên 3 tháng.

Các xét nghiệm

Xét nghiệm máu: nhằm định lượng các chỉ số về chức năng thận như ure và creatinin. Từ đó có thể tính được mức lọc cầu thận và giai đoạn của suy thận mạn.

Xét nghiệm nước tiểu: giúp định lượng thành phần các chất có trong nước tiểu như bạch cầu, hồng cầu hoặc protein niệu,… từ đó có thể đánh giá được chức năng của cầu thận cũng như chẩn đoán nguyên nhân gây suy thận mạn tính.

Chẩn đoán hình ảnh: bác sĩ có thể siêu âm bụng đánh giá cấu trúc thận, chụp X – quang thận, tiết niệu để đánh giá được hình thái của thận, các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường niệu như sỏi hoặc chít hẹp,…

Sinh thiết thận: đây là phương pháp dùng để chẩn đoán nguyên nhân gây suy thận mạn tính. Bác sĩ sẽ dùng một cái kim nhỏ và lấy một mẫu mô thận nhỏ sau đó gửi sang phòng giải phẫu bệnh.

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh suy thận mạn tính kịp thời nếu phát hiện những triệu chứng sau:

Huyết áp tăng cao đột ngột và khó kiểm soát.

Phù chân tăng dần hoặc khó thở.

Tiểu ít hơn bình thường hoặc nước tiểu có màu đỏ.

Ăn uống kém, người mệt mỏi, xanh xao, thường xuyên buồn nôn.

Đau đầu kèm theo nhìn mờ là dấu hiệu cần đến khám bác sĩ sớm

Nơi khám chữa suy thận

Nếu nghi ngờ mắc bệnh thận mạn tính, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa thận tiết niệu càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau:

Tp. Hồ Chí Minh: bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,…

Hà Nội: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Thận Hà Nội, bệnh viện Quân đội Trung Ương 108,…

Điều trị nguyên nhân

Đây là phương pháp điều trị giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh hiệu quả nhất, với mỗi nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị riêng:

Kiểm soát huyết áp dưới 120/80 mmHg với người tăng huyết áp theo phác đồ của bác sĩ.

Kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn uống, tập luyện, thuốc uống hạ đường huyết hoặc tiêm insulin,…

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh thích hợp.

Điều trị biến chứng

Bác sĩ sẽ dựa vào các biến chứng khác nhau để tìm phương pháp điều trị thích hợp. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc tạo máu để kiểm soát huyết áp, giảm triệu chứng phù và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân mắc thận mạn tính.

Người mắc bệnh giai đoạn cuối có hội chứng ure máu cao sẽ thực hiện chế độ ăn hạn chế protein nhằm giảm áp lực cho thận và bảo vệ não bộ.

Có thể sử dụng thuốc để điều trị biến chứng của suy thận mạn

Điều trị bệnh thận giai đoạn cuối

Chức năng thận ở người suy thận giai đoạn cuối gần như suy giảm hoàn toàn và không thể tham gia vào quá trình lọc máu cũng như điều hòa môi trường bên trong cơ thể. Do đó, cần phải thực hiện các biện pháp thay thế để hỗ trợ người bệnh như:

Lọc máu: có thể thực hiện phương pháp thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo chu kỳ nhờ hệ thống lọc bỏ, thải trừ các chất độc hại ra khỏi tuần hoàn bằng các máy móc và hóa chất nằm ngoài cơ thể.

Advertisement

Ghép thận: phương pháp này đòi hỏi phải có quả thận tương thích với cơ thể, kỹ thuật cao và chi phí cao.

Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh suy thận mạn tính đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà như:

Uống nhiều nước (khoảng 2 lít nước) mỗi ngày để tránh sỏi thận, qua đó hạn chế nguyên nhân gây suy thận. Tuy nhiên, nếu bạn đã được chẩn đoán suy thận mạn, lượng nước nhập vào cơ thể mỗi ngày phụ thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ.

Thực hiện chế độ ăn ít đạm, ít kali, phospho, giảm muối để không khiến thận làm việc nhiều hơn và hạn chế mắc bệnh tăng huyết áp.

Kiểm soát huyết áp và đường huyết, cần tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ.

Khi nhận thấy các dấu hiệu như nước tiểu đục, tiểu đêm thường xuyên, tiểu ra máu, đau lưng thì nên đến khám bác sĩ ngay lập tức.

Xét nghiệm máu và thử nước tiểu định kỳ để tầm soát bệnh suy thận mạn.

Cảnh báo 16 dấu hiệu suy thận có thể bạn chưa biết

Cảnh báo 8 dấu hiệu sỏi thận có thể bạn chưa biết

Suy thận cấp tính

Nguồn: Mayo Clinic, Medical News Today, NHS.

Hoa Lan Bị Vàng Lá ⚡️ +12 Nguyên Nhân &Amp; Cách Phòng Trị Hiệu Quả

Trong tự nhiên, lan mọc dưới nắng xuyên qua tán rừng nhiệt đới. Vì vậy, việc chăm sóc lan hồ điệp tại nhà cũng đòi hỏi cây phải nhận được nhiều ánh sáng, nhưng chỉ là ánh sáng gián tiếp chứ không phải ánh sáng trực tiếp.

Khi cây bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào có thể gây cháy lá. Ngay khi thấy lá chuyển sang màu vàng, bạn hãy chuyển cây ra chỗ râm mát, có thể dùng lưới che để cây tiếp nhận ánh sáng gián tiếp, bổ sung thêm nước và chất dinh dưỡng, giúp cây phát triển tốt hơn.

Ngưỡng nhiệt độ thích hợp để cây lan phát triển tốt là 13-27 độ C, nếu để nhiệt độ trên 27 độ C trong thời gian dài cây lan của bạn sẽ bị sốc nhiệt và lá bắt đầu úa vàng, nhăn nheo. Cây sẽ rụng lá và chết nếu tình trạng diễn biến nặng, vì thế cách khắc phục là canh chỉnh nhiệt độ phù hợp cho lan để tránh bị vàng lá cho lan

Lan là loại cây quý nên không thể loại trừ việc bạn chăm sóc cây quá nhiều, lo lắng cây thiếu nước dẫn đến việc tưới nước thường xuyên, rễ cây bị ẩm và thối, lá bắt đầu rụng.

Đầu chuyển sang màu vàng và rụng. Khi bệnh thối rễ khó chữa, bạn có thể phải cắt bỏ toàn bộ cây và trồng lại bằng cây mới.

Khi bắt đầu thấy cây bị ngập úng, bạn nên nhanh chóng thay chậu cho cây. Cắt bỏ lá úa vàng, sau đó đắp thuốc lên vết thương để vết thương mau lành rồi mới chuyển sang chậu khác.

Biểu hiện này có thể dễ bị nhầm lẫn với một cây phong lan bị vàng lá do thừa độ ẩm, nhưng bạn có thể nhận biết rõ hơn bằng biểu hiện toàn bộ của lá chuyển sang màu vàng ồ ạt.

Đó là lúc bạn có thể kết luận rằng cây lan của bạn đang bị ngộ độc phân bón do bón quá nhiều hoặc quá nhiều chất kích thích ra rễ. Cây bị nhiễm bệnh có các lá vàng loang lổ, lan sang các lá non.

Cần xử lý nhanh chóng, cứu cây kịp thời, tưới nước và vệ sinh, ví dụ như chậu cây thì nên thay chậu mới. Khi bón phân cho cây cần lưu ý nguyên tắc, bón đúng liều lượng. Làm theo hướng dẫn trên bao bì phân, hoặc chỉ cần đảm bảo rằng bạn nên giảm một nửa số lượng được chỉ định.

Bạn thấy lá vàng trên cây lan của mình, nhưng đừng quá lo lắng nếu lá ở gốc. Rất có thể cây của bạn chỉ rụng lá khi già tự nhiên, lá chuyển sang màu vàng, khô và rụng đi để cung cấp chất dinh dưỡng cho lá non, nếu bạn thấy khó chịu vì những chiếc lá già này thì có thể cắt đi.

Khi cây lan của bạn được vận chuyển từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác, việc cây lan chuyển sang màu vàng là điều bình thường vì bạn đang thay đổi môi trường sống quen thuộc của cây lan. Cây lan rụng lá và thỉnh thoảng lại nở hoa, chỉ cần chăm sóc như bình thường và để cây lan thích nghi với môi trường mới.

Những cây lan mới mua từ vùng khí hậu khác về nên để nơi thoáng mát không tưới nước trong vòng 2 ngày, nên bổ sung B12 cho cây 3 ngày một lần để giúp cây phục hồi và bén rễ.

Khi rễ cây có dấu hiệu khô héo và không phát triển được nữa thì rất có thể cây lan của bạn đã bị nhiễm nấm. Cây bị mất rễ khiến lá úa vàng và rụng dần để bảo toàn thân cây. Lúc này bạn nên kiểm tra xem đất trồng có bị ẩm quá không, có thể đang vào mùa ẩm cao mà bạn không nhận ra, và bạn vẫn có thể tưới cây bình thường.

Từ đó có thể khiến nấm sinh sôi, nấm lây lan rất nhanh có thể làm chết cây rất nhanh. Bạn nên tách những cây bị nhiễm bệnh ra khỏi vườn lan và ngừng tưới phần còn lại của vườn, theo dõi độ ẩm của giá thể cẩn thận hơn, nếu tình trạng diễn ra nặng thì bạn nên dùng thuốc để ngừa nấm lây lan.

Vết ướt trên lá lan sang vết thương cơ giới có thể mang vi khuẩn, gây bệnh đốm nâu, cháy lá. Thời tiết nắng nóng gay gắt, mưa ẩm kéo dài là điều kiện bệnh phát triển mạnh, gây hại lá và khiến vi khuẩn phát triển mạnh. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh sẽ lây lan ra cả vườn, đồng thời xuất hiện các lá mới vàng úa, thối nhũn.

Ngay khi phát hiện bệnh cần xử lý ngay, bệnh mới phát triển nhẹ, cắt bỏ hết lá vàng úa, thối nhũn, tiến hành các biện pháp như phun thuốc trừ nấm cho vườn để loại bỏ mầm bệnh nhỏ nhất, sát trùng vết thương bằng bột quế cho lan để lan mau hết bệnh nấm

Khi mới bắt đầu trồng lan, bạn có thể chưa biết cách chăm sóc lan dẫn đến lá bị vàng do thiếu chất dinh dưỡng. Việc không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến việc cây bị thiếu chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển của cây, dẫn đến lá cây thường xuyên bị vàng lá.

Cây thiếu các nguyên tố vi lượng như mangan, sắt, kẽm sẽ bị vàng lá. Lúc này bạn có thể tham khảo từ một số người chơi lan lâu năm, hoặc tìm kiếm trên Internet về kỹ thuật chăm sóc lan.

Tưới không đầy đủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến lan bị vàng lá. Nước máy ở các thành phố hiện đại có xu hướng chứa một lượng lớn clo, một nguyên tố ức chế sự phát triển của rễ lan. Khiến lá phong lan ngả vàng và rụng dần.

Để khắc phục vấn đề này, bạn nên tìm nguồn nước sạch cho lan của mình ngay từ đầu, đặc biệt nếu bạn đang trồng lan với mục đích thương mại. Các doanh nghiệp cần phải cẩn thận hơn trong vấn đề này.

Nếu khu vườn của bạn thiếu ánh sáng và thông gió, một loại côn trùng phổ biến trên hoa lan có thể tấn công khu vườn của bạn, đó là bọ trĩ. Môi trường ẩm ướt mà bạn tạo cho lan cũng là điều kiện cho bọ trĩ phát triển, tấn công lan, hút dịch lá, làm khô lá, vàng lá và các loại bệnh khác phát triển.

Trong một số trường hợp, cây lan bị cắt bỏ giá thể hoặc thay giá thể mới bị mất rễ làm cho cây lan bị vàng. Nếu cây bị chặt, gãy và mang về từ rừng, cây sẽ ngừng hấp thụ chất dinh dưỡng nên cây chuyển sang màu vàng và rụng hết các lá hiện có. Bạn chỉ cần cho lan thích nghi dần với môi trường hiện tại và chăm sóc đúng cách là lan sẽ xanh tốt trở lại.

AN-K-ZEB 80WP MANCOZEB XANH là hợp chất kiểm soát bệnh thực vật hiệu quả nhất, với tác dụng phổ rộng, được sử dụng để kiểm soát các loại nấm bệnh khác nhau.

MANCOZEB có tác dụng tiếp xúc, phun lên lan có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm, ngăn ngừa nấm bệnh xâm nhập vào cây, thuốc có thời gian tác dụng lâu không gây ngộ độc cho lan. Có tác dụng phòng trừ tốt bệnh thán thư, bệnh vàng lá, bệnh đốm lá,…

RIDOMAN 720WP là thuốc nội hấp cực mạnh, chuyên đặc trị các loại bệnh như mốc sương, thán thư, đốm quả, vàng lá, thối rễ, rỉ nước, chảy mủ, loét sọc mặt,… giúp bảo vệ lan phát triển xanh tươi, khỏe mạnh.

Đây là dòng thuốc có tác dụng trừ bệnh phổ rộng, hấp thu và thoát nước toàn thân cực mạnh, giúp dập tắt bệnh nhanh chóng, tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây phục hồi nhanh hơn. Hiệu quả ngay sau lần đầu tiên sử dụng trên lan khi bị bệnh.

Nếu lan bị bệnh, bạn có thể phun Hexavil 6SC lên toàn bộ cây để giúp cây mau lành hơn, sử dụng khi lá lan mới úa vàng sẽ hiệu quả hơn.

Đây là loại thuốc có thể biến lá vàng thành lá xanh, đối với cây lan, chất sắt giúp xúc tác hình thành chất diệp lục giúp cây hình thành tốt hơn một số hệ enzym hô hấp có thể gây biến màu lá khi cây thiếu sắt.

Hiện tượng lá xanh xao, vàng úa là do sắt không vận chuyển được đến tất cả các bộ phận của cây làm cho cây ưa nước và lá dần chuyển sang màu vàng. Lá cây sẽ chuyển từ xanh sang vàng khi cây thiếu sắt nghiêm trọng có thể chuyển cây từ xanh sang trắng nhạt.

Khi sử dụng loại thuốc này sẽ giúp cây nhanh phục hồi nên sử dụng vào những ngày nắng, nhưng không sử dụng vào những ngày mưa, nên sử dụng 3 lần liên tiếp.

Dòng thuốc Ac Masun được biết đến là loại thuốc giúp cây phục hồi nhanh chóng sau khi bị vàng lá, được bào chế từ magie + lưu huỳnh và một số phụ gia đi kèm, phun lên cây sẽ giúp cây phục hồi nhanh và ngăn ngừa bệnh thối nhũn do cây không đưa phân lên ngọn, khi dùng cho lan thì nên dùng 1g pha 2 lít nước, khoảng cách tưới từ 5-7 ngày.

Thuốc Captan có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh vàng lá, thối thân, đốm lá, sương mai,… Thuốc hấp thụ và lưu thông thuốc đến các bộ phận khác nhau của cây, tăng cường khả năng kháng bệnh, chống lại bệnh tật.

Thuốc bám lá tốt, không nên dùng khi trời mưa, hạn chế phun thuốc khi trời mưa, nên dùng thuốc khi trời nắng nóng để thuốc phát huy tác dụng tốt hơn.

Antracol giúp lá xanh hơn, khỏe và ít bệnh, thuốc đặc trị nhiều loại sâu bệnh trên nhiều loại cây khác nhau, đặc biệt là hoa lan, giúp lan vàng lá phục hồi giúp lan phát triển khỏe mạnh hơn.

Antracol cung cấp thêm kẽm cho cây, kích thích cây phát triển, giúp lá xanh và cứng hơn, tăng khả năng chống chịu bệnh tật.

Phun Antracol lên lá lan tác động đến alen đa bào của lan, giúp trừ bệnh, đồng thời bảo vệ lan như một chiếc áo giáp kẽm giúp cây phát triển tốt hơn.

Nếu cây lan của bạn có dấu hiệu bị vàng lá và bạn đang muốn mua thuốc bảo vệ thực vật trị bệnh vàng lá cho cây lan của mình thì bạn có thể tham khảo Siêu Thị Phân Thuốc

Siêu Thị Phân Thuốc là đơn vị chuyên phân phối các loại thuốc trừ sâu, vi khuẩn, rệp, nhện và các loại thuốc bảo vệ thực vật khác, giúp người trồng lan khắc phục những bệnh của lan như vàng lá, thán thư, thối nhũn,… hỗ trợ lan phát triển tươi tốt và khỏe mạnh.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật tại Siêu Thị Phân Thuốc có tác dụng phòng trừ sâu bệnh, nấm và côn trùng – các nguyên nhân chính dẫn đến việc lan bị vàng lá rất hiệu quả, được người tiêu dùng đánh giá cao và tin dùng.

Khi bạn mua một sản phẩm từ Siêu Thị Phân Thuốc, bạn sẽ được:

Tư vấn cách trị lan bị vàng lá và chăm sóc đúng cách

Khi nhận hàng, bạn thoải mái kiểm tra hàng rồi sau đó thanh toán

Giao hàng nhanh chóng và toàn quốc

Chi tiết về Siêu Thị Phân Thuốc:

Địa chỉ:  Số 15, Tổ 9, Ấp Ngọc Lâm 2, Phú Thanh, Tân Phú, Đồng Nai

Số điện thoại: 0969647379

Như vậy, bài viết đã cung cấp các nguyên nhân và cách khắc phục hoa lan bị vàng lá, hy vọng thông qua những cách này bạn sẽ biết cách điều trị cho lan của mình không bị vàng lá nữa, giúp bạn trở nên tươi tốt hơn.

Bệnh Sán Lá Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Bệnh sán lá gan là một bệnh lý mạn tính do ký sinh trùng sán lá gan gây ra. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, sán lá gan có thể sống và gây bệnh trong cơ thể từ 20 cho đến 30 năm.

Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, sán lá gan sẽ di chuyển theo ruột tới ống dẫn mật và gan để ký sinh và phát triển. Trong quá trình này, chúng có thể đi lạc đến các cơ quan khác và gây bệnh ký sinh trùng lạc chỗ.

Bệnh sán lá gan là một bệnh mạn tính do ký sinh trùng gây ra

Sán lá gan ký sinh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu,…thậm chí ở cả chó ,mèo. Đặc biệt, ốc là vật chủ ký sinh của ấu trùng sán lá gan lớn.

Ở môi trường ngoài, trứng sán nở thành ấu trùng lông ký sinh trong ốc rồi phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, vào nước và bám vào các loại thực vật sống trong nước để trở thành các nang trùng. Khi người ăn, uống trúng các nang trùng này sẽ bị nhiễm sán.

Đường truyền bệnh sán lá gan chủ yếu là thông qua tiêu thụ thực vật như rau cải xoong, rau diếp nước, bạc hà và mùi tây.

Sán lá gan trưởng thành đẻ 2000 – 4000 trứng mỗi ngày và trứng lại được thải qua đường mật và phân của người nhiễm bệnh.

Thức ăn và nguồn nước nhiễm sán là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

Có 2 loại bệnh sán lá gan là nhiễm sán lá gan lớn và nhiễm sán lá gan nhỏ.

Bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn thường có các triệu chứng như đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức, tính chất đau có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa…

Bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (biếng ăn, bụng khó tiêu). Đôi khi bệnh nhân còn có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.

Sốt và đau vùng hạ sườn phải là dấu hiệu đặc trưng khi nhiễm sán lá gan

Giai đoạn cấp tính: giai đoạn này diễn ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau khi ấu trùng sán lá gan xâm nhập vào cơ thể và có thể kéo dài 2 – 4 tháng. Để có thể ký sinh tại gan chúng phải chui qua lớp niêm mạc gan, gây sốt và đau dữ dội vùng hạ sườn phải.

Giai đoạn tiềm ẩn: ở giai đoạn này không có các triệu chứng rõ ràng, người bệnh có thể không gặp phải triệu chứng nào của bệnh hoặc cũng có thể gặp phải tình trạng gan to và các dấu hiệu cấp khác như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…

Giai đoạn mạn tính: sán lá gan trưởng thành đã di chuyển đến gan và ống dẫn mật. Ở đây, chúng bài tiết các độc tố gây hại cho gan, thậm chí là gây viêm gan. Ngoài ra, việc ký sinh ở ống dẫn mật còn gây tắc ống dẫn mật, dẫn đến xơ đường dẫn mật, sỏi ống dẫn mật và xơ gan.

Sán lá gan sống ký sinh trong ống dẫn mật và gan, nhờ cấu tạo cơ thể có 2 miệng hút giúp chúng bám chặt và hút chất dinh dưỡng cũng như chiếm lấy phần thức ăn của vật chủ. Quá trình bám và hút gây tổn thương nghiêm trọng tại niêm mạc gan.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể gây các bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao như xơ gan cổ trướng, áp xe gan thậm chí là ung thư đường mật.

Các trường hợp ấu trùng sán lá gan lạc chỗ, chúng có thể gây bệnh ở các cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng,…

Xét nghiệm máu

Sau khi sán lá gan xâm nhập vào cơ thể, cơ thể phản ứng lại bằng cách tạo ra các kháng thể. Việc thực hiện xét nghiệm máu giúp xác định kháng thể sán lá gan. Ngoài ra, xét nghiệm công thức máu tìm sự gia tăng bất thường của bạch cầu giúp chẩn đoán bệnh.

Chụp gan

Chẩn đoán hình ảnh gan bao gồm nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI). Các phương pháp này giúp kiểm tra sự có mặt của sán lá gan và các tổn thương do chúng gây ra tại gan.

Xét nghiệm phân

Phương pháp chẩn đoán này giúp tìm thấy sự hiện diện của trứng sán lá gan trong phân của người bệnh. Tuy nhiên, khả năng tìm thấy trứng sán là không cao và yêu cầu phải lấy mẫu phân trong 3 ngày liên tiếp.

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Đau bụng dữ dội, đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức. Cơn đau có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội.

Mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa,…

Rối loạn tiêu hóa (biếng ăn, bụng khó tiêu), sạm da, vàng da.

Nơi khám chữa giun sán uy tín

Nếu gặp các dấu hiệu nên trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc bất kỳ bệnh viên đa khoa nào để được thăm khám và điều trị kịp thời

Tp. Hồ Chí Minh: Viện Pasteur Tp HCM, Viện Sốt rét ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện nhân dân 115,…

Hà Nội: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương,…

Dùng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn. Trong đó, các thuốc chống giun sán giúp loại bỏ sán trưởng thành và trứng của chúng ra khỏi cơ thể như: nitazoxanide, albendazole, praziquantel, triclabendazole,… Ngoài ra, các thuốc giảm đau, tiêu chảy có thể được chỉ định nếu các triệu chứng bệnh trở nặng.

Advertisement

Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được lựa chọn trong điều trị sán lá gan với các trường hợp hiếm gặp như viêm ống dẫn mật, nhiễm trùng ống mật,…

Nhiễm sán lá gan rất nguy hiểm và khó điều trị. Do đó, bạn cần chủ động phòng tránh nhiễm bệnh bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

Luôn ăn chín, uống sôi đặc biệt là các loại rau và cá nước ngọt.

Không ăn rau sống, tiết canh.

Hạn chế ăn nội tạng động vật, đặc biệt là gan. Nếu ăn thì phải nấu chín thật kỹ.

Vệ sinh các loại thực phẩm sạch trước khi chế biến.

Rửa tay thường xuyên và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Ăn chín uống sôi và rửa tay thường xuyên là các biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả

Giun sán

Bệnh sán chó có lây không, lây qua đường nào?

Triệu chứng nhiễm giun bạn cần biết để phát hiện bệnh kịp thời

Nguồn: WebMD, CDC, Medicalnewstoday

5 Nguyên Nhân Tiềm Ẩn Của Mụn Trứng Cá Và Cách Loại Bỏ Hiệu Quả

Mụn luôn là thứ vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra mụn thường là các yếu tố bên ngoài và có thể điều trị được. chúng mình đã tìm ra những cách hiệu quả nhất để loại bỏ mụn trứng cá ở các khu vực trên cơ thể.

Mụn ở chân

Vệ sinh kém và mặc quần áo bó sát là những lý do phổ biến nhất khiến bạn bị mụn ở chân. Mụn nhọt cũng có thể xuất hiện sau khi bạn cạo lông chân bằng dao cạo xỉn màu hay ngăn chặn lại sự phát triển của lông chân. Hãy thêm 5-6 giọt tinh dầu cây trà vào sữa tắm của bạn và tắm rửa sạch như bình thường.

Nguồn: BRIGHTSIDE

Mụn ở cánh tay

Mụn ở chân

Các vấn đề về hệ tiêu hóa, phản ứng dị ứng với chất tẩy rửa và thuốc kháng sinh đều có thể khiến bạn nổi mụn ở vùng cánh tay. Nếu bạn thường xuyên đến bể bơi, phòng tắm hơi hay phòng tập thể dục, bạn có thể sẽ bị nhiễm nấm gây viêm nhiễm và mụn trứng cá.

Nếu mụn của bạn không phải do nấm gây ra, thì có thể loại bỏ chúng bằng nước ép khoai tây: bạn chỉ cần cắt đôi củ khoai tây sống và chà lên vùng cánh tay có mụn. Sau đó rửa sạch sau nửa giờ.

Mụn ở cánh tay

Mụn ở cổ

Mụn ở cánh tay

Cổ áo chật có thể làm bong da và nổi mụn. Mụn ở cổ cũng có thể là kết quả của việc dị ứng với dầu gội đầu hoặc nước xả tóc. Tuy nhiên, một nguyên nhân phổ biến khác gây ra mụn ở cổ là do đam mê đồ ngọt.

Hãy lau cổ bằng một miếng bông thấm nước cốt chanh hoặc miếng chanh tươi, để yên trong 10 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Mụn ở ngực

Mụn ở cổ

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn trên ngực của bạn là do dị ứng với bột giặt hoặc sữa tắm. Những nốt mụn như vậy cũng có thể xảy ra do phản ứng với đồ uống lạnh, gia vị và hải sản. Hãy trộn một ít baking soda với nước và mát-xa da với hỗn hợp thu được. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Mụn ở lưng và vai

Mụn ở ngực

Mụn ở lưng có thể do quai ba lô hoặc quần áo của bạn bó sát vào da. Nếu bạn có những nốt mụn nhỏ màu đỏ, thì đó có thể là phản ứng với chất tẩy rửa hoặc hóa chất gia dụng như bột giặt. Niềm đam mê đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ chiên rán cũng có thể là lý do khiến mụn trứng cá xuất hiện.

Những nốt mụn như thế này có thể điều trị tốt nhất bằng cách tắm nước muối mỗi tuần một lần hoặc rửa nhẹ bằng giấm táo và nước theo tỷ lệ 1: 2.

Mụn ở lưng và vai

Mụn ở lưng và vai

Bạn thường gặp vấn đề về mụn ở những vùng nào trên cơ thể? Bạn đã giải quyết vấn đề của mình như thế nào? Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có những cách điều trị mụn hiệu quả nhất cho bản thân.

Đăng bởi: Lê Thị Diêu Hoa

Từ khoá: 5 Nguyên nhân tiềm ẩn của mụn trứng cá và cách loại bỏ hiệu quả

Cập nhật thông tin chi tiết về Cứng Hàm: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!