Bạn đang xem bài viết Đàn Nam Giao Ở Đâu? Khám Phá Di Tích Lịch Sử Đầy Giá Trị Của Cố Đô Huế được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, từng có 5 triều đại lập nên đàn tế Nam Giao để thực hiện các nghi thức tế trời, đất, tổ tiên. Tuy nhiên, cho đến hiện nay thì Đàn Nam Giao ở Kinh thành Huế là công trình duy nhất còn sót lại gần như nguyên vẹn. Đàn tế này được sử dụng trong các buổi Đại lễ tế giao của triều Nguyễn. Vào năm 1993, Đàn Nam Giao được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa thế giới.
Nội dung chính
1. Đàn Nam Giao ở đâu?
Địa chỉ:
Phường Trường An, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên – Huế
Giá vé tham quan:
25.000 đồng/khách
Đàn Nam Giao (Kinh thành Huế) được xây dựng ở làng Dương Xuân, phía Nam kinh thành. Ngày nay, nơi đây thuộc địa phận Phường Trường An, Thành phố Huế.
Ảnh: Sưu tầm
Ban đầu các buổi tế lễ được tổ chức mỗi năm một lần vào mùa xuân và kéo dài trong 3 ngày. Từ đời vua Thành Thái đến năm 1945 thì giãn ra 3 năm một lần. Dưới thời vua Bảo Đại thì thời gian tế lễ rút gọn lại chỉ còn diễn ra trong 1 ngày.
2. Hướng dẫn di chuyển tới Đàn Nam GiaoNằm cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 4km, bạn có thể di chuyển dễ dàng tới Đàn Nam Giao bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Nếu tự di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô thì bạn chỉ cần đi hết đường Điện Biên Phủ là đến. Còn nếu đi bằng xe bus, bạn có thể bắt xe tuyến số 5. Tuyến này còn có nhiều trạm dừng tại các điểm tham quan nổi tiếng như Trường Quốc học Huế, Chùa Bảo Quốc, Đàn Nam Giao hay Lăng Khải Định.
3. Kiến trúc của Đàn Nam Giao Tổng quan về kiến trúc của Đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 10ha. Tổ hợp kiến trúc này bao gồm công trình chính là Giao đàn và các công trình phụ (như Trai cung, Thần trù, Thần khố,…).
Ảnh: Sưu tầm
Bốn mặt Đông, Tây, Nam, Bắc của đàn được trổ thành 4 cửa, với cửa chính là cửa Nam. Trước mỗi cửa này đều có một bức bình phong bằng đá, với chiều rộng 12,5m, chiều cao 3,2m và dày 0,8m. Hiện nay, công trình chỉ còn bảo tồn được 3 bức ở cửa Đông, cửa Tây và cửa Nam.
Bao quanh công trình là rừng thông xanh mát nhưng qua thời gian đã không còn nguyên vẹn mà được thay thế bằng một số loại cây khác. Trước đây, nhà vua, hoàng thân cùng các vị quan lớn đều phải trồng và chăm sóc cây thông của mình ở đây. Thời đó, đây là loại cây tượng trưng cho người quân tử phóng khoáng và khí phách.
Giao ĐànGiao đàn là trung tâm của Đàn Nam Giao, đồng thời là nơi diễn ra các nghi lễ chính của lễ tế Nam Giao. Nơi dây được thiết kế với khuôn viên hình chữ nhật với diện tích 390m x 265m, gồm có 3 tầng. Kiến trúc của hạng mục này tuân theo thuyết Tam Tài trong văn hóa Phương Đông: Thiên – Địa – Nhân, Trời tròn – Đất vuông.
Ảnh: Sưu tầm
Tầng 1 gọi là Viên Đàn, được xây thành hình tròn, với lan can quét vôi xanh, ngụ ý là Thiên Thanh (Trời). Tầng 2 là Phương Đàn, có dạng hình vuông, lan can quét vôi màu vàng, biểu trưng cho Địa Hoàng (Đất). Tầng cuối cùng cũng là hình vuông, nhưng quét vôi đỏ, tượng trưng cho Nhân (con người).
Mỗi tầng lại được trổ cửa và xây các bậc thềm ở cả bốn phía. Trong đó, ba phía Đông – Tây – Bắc xây 9 cấp, còn phía Nam xây 15 cấp. Theo các nhà sử học đánh giá, kiến trúc Đàn Nam Giao dưới triều Nguyễn đặt Con Người bình đẳng với Trời, Đất và thần linh. Điều này cũng đúng với tư tưởng Thái Hòa của đất nước ta trong thời đại này.
Các công trình khác ở đàn Nam GiaoTrai cung là nơi nhà vua thực hiện trai giới thanh tịnh trước khi chủ trì buổi lễ tế Giao. Trai cung được xây bao quanh bởi tường gạch hình chữ nhật, chiều dài 85m, chiều rộng 65m. Công trình nằm ở phía Tây Nam của Giao đàn, được xây dựng theo thế “tọa bắc hướng nam”.
Ảnh: @huynh.nguyen.944
Cổng chính của Trai cung nằm ở hướng Nam và được trổ thêm 1 cửa ở hướng Bắc. Các hạng mục chính trong Trai cung gồm có Chính điện, nhà Tả túc, Hữu túc, phòng Thượng trà, sở Thượng thiện,…
Ngoài ra, Đàn Nam Giao còn có một số công trình phụ tiêu biểu khác nhưng ngày nay đã không còn tồn tại nữa. Chẳng hạn như:
Tế sinh sở – nơi giết mổ những con vật sẽ đem cúng trong buổi tế lễ
Thần trù – nhà bếp để chuẩn bị các đồ vật dùng trong buổi tế lễ.
Thần khố – khu vực nhà kho nơi để các đồ tế khí.
Cùng nhiều công trình tạm chỉ phục vụ trong lễ tế được dựng lên bằng gỗ, lợp tranh,…
4. Những mốc lịch sử của Đàn Nam GiaoTheo dòng chảy của thời gian, Đàn Nam Giao gắn liền với những dấu mốc lịch sử quan trọng. Cụ thể:
Trước năm 1945
25/03/1806, công trình được chính thức bắt đầu được xây dựng
27/03/1807, vua Gia Long lần đầu tiên tổ chức buổi đại lễ tế Đàn Nam Giao.
Trong suốt 79 năm độc lập của nhà Nguyễn sau đó, từ năm 1807 đến năm 1885, lễ tế Nam Giao được tổ chức đều đặn vào mỗi mùa xuân hàng năm.
1886 – 1890 triều đình dừng việc tổ chức lễ tế
1891 – 1945, buổi lễ được tổ chức trở lại với thời gian diễn ra 3 năm một lần.
23/03/1945, ngày diễn ra buổi tế lễ cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn tại Đàn Nam Giao.
Ảnh: Sưu tầm
Sau năm 1945
Từ tháng 8/1945, sau khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị, triều đại phong kiến nhà Nguyễn kết thúc, đàn tế không còn được sử dụng thường xuyên. Sau đó lại bị chiến tranh tàn phá nên công trình này rơi vào cảnh đổ nát, hoang phế.
Năm 1977, người ta xây một đài tưởng niệm liệt sĩ trên nền của Viên Đàn xưa kia.
Năm 1992, đài tưởng niệm liệt sĩ được di dời, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố Đô Huế bảo vệ và lập hồ sơ phục vụ công tác tôn tạo, trùng tu lại di tích cổ này.
Năm 1993, công trình được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới và nằm trong số 16 di tích có giá trị toàn cầu nổi bật.
Năm 1997, Đàn Nam Giao chính thức được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia và bắt đầu quá trình trùng tu, tôn tạo.
Năm 2004, tại Festival Huế năm đó Lễ tế Nam Giao đã được phục dựng tại Đàn Nam Giao và trở thành điểm nhấn của lễ hội này cho đến hiện nay.
5. Các điểm tham quan gần Đàn Nam GiaoĐiểm tham quan Khoảng cách (km)
Núi Ngự Bình
1,7
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)
2,9
Kinh thành Huế
4,2
Cầu Tràng Tiền
4,2
Lăng Khải Định (Ứng Lăng)
5,5
Chùa Thiên Mụ
6,6
Lăng Minh Mạng
8,2
Đăng bởi: Diểu Lý
Từ khoá: Đàn Nam Giao ở đâu? Khám phá di tích lịch sử đầy giá trị của Cố đô Huế
Giữ Lại Cố Đô Huế Thì Được Tích Sự Gì?
Người ta không thể đắm chìm trong ký ức. Nhưng không thể gọi các đấng tiên đế lên để tra vấn “sao lại chọn xây Đàn Xã tắc ở chỗ đó”.
1. Sau khi đánh tan nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu Gia Long và mở ra một triều đại có thể nói là khắc nghiệt nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.Là kinh đô, Huế là biểu tượng của nhà nước quân chủ chuyên chế. Thậm chí, một trong những công trình tiêu biểu của cố đô này là Khiêm lăng, nơi an nghỉ của Tự Đức – chắt nội Gia Long – rộng tới 12 ha, gắn liền với lời oán thán: Vạn niên là vạn niên nào/Thành xây xương lính hào đào máu dân. Sự oán giận bùng phát bằng việc 3.000 lính, thợ nghe theo lời hiệu triệu phản kháng của anh em Đoàn Trưng, Đoàn Trực kéo về tấn công kinh thành mà sử gọi là loạn “Giặc chày vôi” vì vũ khí của quân khởi nghĩa là chày.
Theo logic của Hiệp hội Vận tải Hà Nội, có thể suy luận là Nhà nước nên giải tán luôn cố đô Huế vì chẳng có tích sự gì.
Và cũng theo cái logic ấy, phần còn lại của Nhà tù Hỏa Lò ở giữa lòng Thủ đô hay nhà tù Côn Đảo, một địa ngục trần gian… và vô vàn công trình khác gắn với quá khứ tàn bạo và đau thương cũng nên xóa bỏ?
2. Quá khứ – lịch sử là ký ức của mỗi con người, mỗi quốc gia dân tộc. Quá khứ, dù đau thương hay đẹp đẽ, người ta cũng không bao giờ tìm cách chối bỏ, tìm cách quên đi. Mất ký ức, chỉ có thể là những kẻ không bình thường đáng thương. Còn như nhà sử học Dương Trung Quốc, người nổi tiếng sắc sảo và lịch lãm, hẳn phải rơi vào tình trạng không kiểm soát được cảm xúc, phải rất giận dữ thì mới thốt lên những lời cay nghiệt đến thế: “Người NGU mới nói phá Đàn Xã tắc để xóa tàn dư phong kiến!”.
Là một trong các loại đàn tế cổ, đàn Xã Tắc là nơi được lập để tế Xã thần (Thần Đất) và Tắc thần (tức Thần Nông) – hai vị thần của nền văn minh lúa nước. Theo tác giả Đào Duy Anh trong Từ điển Hán Việt, “Xã tắc” có nghĩa là “Thuở xưa dựng nước (….). Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế thần nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”.
Giáo sư Lê Văn Lan cho biết: Từ xa xưa, không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều, kinh đô Việt Nam và Trung Hoa, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng. Giữ gìn, bảo tồn đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc. Phong kiến, không là thứ gì xấu xa. Đó là hình thái thứ hai trong số các hình thái kinh tế – xã hội của loài người kể từ khi thoát thai khỏi xã hội nguyên thủy mông muội. Hình thái ấy, là sự tất yếu mà các dân tộc văn minh đều phải trải qua.
Ở Việt Nam, dẫu còn nhiều tranh cãi ở góc độ khoa học, nhưng cơ bản, người ta đều thừa nhận, chế độ phong kiến hình thành và phát triển trong thời kỳ từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX sau đó dưới chế độ thực dân (từ thời nhà Ngô đến nhà Nguyễn). Hình thái kinh tế – xã hội phong kiến gắn liền với nhà nước phong kiến đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, chính thức là từ ngày 2/9/1945 nhưng trên thực tế, nó đã đánh mất vai trò sau 56 năm kể từ ngày Hoàng đế Gia Long lên ngôi, khi không lãnh đạo, không thống nhất được ý chí dân tộc để chống ngoại xâm.9 thế kỷ ấy, các triều đại phong kiến đã đạt được nhiều đỉnh cao rực rỡ: Ngô Quyền mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc sau 1.000 năm Bắc thuộc. Nhà Lý là công cuộc định đô Thăng Long. Ba lần chiến thắng Đế quốc Nguyên Mông là chiến công hiển hách trong lịch sử nhân loại của nhà Trần. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt đỉnh cao vào thời Lê.
Nhà Nguyễn, dẫu gây nhiều tranh cãi, nhưng là triều đại đã mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước có hình hài như ngày hôm nay…
Đừng bắn súng lục vào quá khứ!
3. Và người ta cũng không thể đắm chìm trong ký ức. Nhưng không thể gọi các đấng tiên đế lên để tra vấn “sao lại chọn xây Đàn Xã tắc ở chỗ đó”. Vậy thì chỉ có thể quy trách nhiệm cho tầm nhìn hữu hạn của các nhà quản lý, các chuyên gia quy hoạch.
Danh sách các khách sạn giá tốt tại HuếÔng Nguyễn Hoàng Long – phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã bày tỏ một cách khôn ngoan: “Quan điểm chung của lãnh đạo thành phố là bảo tồn giá trị lịch sử, những gì đã ghi dấu ấn từ thế hệ cha ông, điều đó là rõ ràng không phải bàn cãi. Cho nên sự phát triển luôn phải hài hòa với sự bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa của đất nước”.
– Khách sạn Thanh Thảo Huế, 1 sao từ 176.000 VND/đêm
– Khách sạn Thiện Ân Huế, 2 sao từ 164.000VND/đêm
– Khách sạn River View Huế, 3 sao từ 415 .000VND/ đêm
Đăng bởi: Tiểu Phụng Trần
Từ khoá: Giữ lại Cố đô Huế thì được tích sự gì?
Cơm Hến Cố Đô Huế
Cơm hến
Cái món ăn đơn giản với hến, cơm nguội cùng các loại rau vườn lại trở thành món ăn đặc sản, hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước chỉ có đi Huế thì mới thưởng thức được hương vị đúng chất thơm ngon. Thành phần món ăn đơn giản, nhưng ẩn chứa bên trong là sự tinh tế đến mức cầu kỳ của người Huế.
Hến là thành phần quan trọng nhất của món ăn. Ở Huế, con hến không to như các vùng khác nhưng cho vị ngọt rất ngon miệng. Hến ngâm nước gạo một thời gian để nhả hết nhớt cũng như bùn đất. Rửa sạch và đem luộc cho đến khi hến há vỏ. Vớt hến cho vào rổ, sàng lấy thịt. Lấy phần nước luộc hến sau khi đã lắng cặn.
Các thành phần khác cũng được chuẩn bị rất kỹ. Cơm trắng sau khi nấu chín, được để nguội, các loại rau ăn kèm như xà lách, húng thơm, cải xanh, môn… rửa sạch, thái nhỏ, lõi chuối non, khế chua được thái sợi. Một bát cơm hến là sự pha trộn của tất cả các nguyên liệu, cho một ít cơm nguội, các loại rau, một ít hến, thêm đậu phộng rang vàng còn nguyên hạt và vỏ, đôi ba lát da heo chiên phồng, hành phi và một nguyên liệu không thể thiếu là mắm ruốc Huế. Đặc biệt, người Huế rất ăn cay nên cơm hến cũng không ngoại lệ. Trộn đều tất cả các nguyên liệu và thưởng thức.
Mỗi thứ một hương vị nhưng khi pha trộn vào nhau lại có sự bổ sung đến hài hòa. Tô cơm hến vừa thơm, vừa có vị ngọt của hến, của nước luộc hến. Đó còn là cái vị đậm đà của mắm ruốc Huế, cái bùi của đậu phộng, giòn rụm của da heo, vượt lên trên tất cả là vị cay xe lưỡi của ớt Huế. Có thể nói cơm hến là món ăn cay nhất trong ẩm thực Huế, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng với người Huế như vậy mới đã, mới thấm và mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn. Chỉ cần ăn 1 lần bạn sẽ cứ muốn đi Huế chỉ để thưởng thức món cơm Huế thơm ngon cay xé cả lưỡi.
Canh hến rau muống
Đây là món ăn được nhiều người ưa thích vị sự ngon miệng cũng như tính mát lành của nó. Là món ăn nhà quê nên nguyên liệu và cách chế biến cũng rất đơn giản, chỉ là một ít rau muống rửa sạch nấu chung với hến.
Đun nồi nước sôi, thả hến vào đun cùng đến khi hến hả miệng, tắt bếp, đợi nguội, đổ nước luộc hến ra để riêng qua một bát sạch, đãi hến lấy phần thịt, bỏ vỏ. Cho hến, gừng vào lại nước luộc hến, đun sôi và cho rau muống vào, nêm gia vị vừa ăn, không nên nêm nhiều gia vị làm mất đi vị ngọt tự nhiên của nước luộc hến.
Trong những ngày trời trở nóng, bát canh hến nấu rau muống mát lành và thanh ngọt tự nhiên sẽ giúp bạn xua đi cái nóng nực của thời tiết bên ngoài.
Hến trộn xúc bánh đa
Đĩa hến trộn hấp dẫn từ con hến đến cọng rau, hành xanh um, cùng với lạc rang giã nhuyễn, rau húng, các loại, ớt sừng xanh cắt mỏng và ớt tương, xúc ăn với bánh tráng gạo nướng hòa quyện thành một hương vị thật khó quên. Chính cái hương vị đặc biệt của con hến, mùi thơm cay nồng của hỗn hợp gia vị tiêu, ớt, chanh và rau răm; kết hợp bánh tráng mè đen giòn rộm giúp món ăn càng thêm hấp dẫn.
Đăng bởi: Hà Trần
Từ khoá: Cơm hến Cố Đô Huế
Lầu Bà Cố Hỷ – Di Tích Lịch Sử Đậm Dấu Ấn Văn Hóa Trà Vinh
Tỉnh Trà Vinh sở hữu cảnh quan thiên nhiên đa dạng, nền văn hóa đặc sắc với những công trình kiến trúc ẩn chứa nhiều nét đẹp về lịch sử của vùng đất này, trong số đó phải kể đến lầu Bà Cố Hỷ.
Lầu Bà Cố Hỷ – Di tích lịch sử đậm dấu ấn văn hóa Trà VinhLầu Bà Cố Hỷ Ba Động còn được gọi với các tên ngắn gọn hơn là “lầu Bà Ba Động” và tên chính thức là “lầu Bà Cố Hỷ Thượng Động Nương Nương”.
Ảnh: banquanlyditichtravinh.
Thờ bà cố là một tín ngưỡng dân gian truyền thống của ngư dân người Việt. Tín ngưỡng này phát triển mạnh tại vùng đất Bình Thuận, Nam Trung Bộ, được ngư dân mang theo như một hành trang văn hóa tâm linh trên đường di cư vào Nam nhiều thế kỷ trước.
Ảnh: banquanlyditichtravinh.
Lầu Bà Cố Hỷ Ba Động được hình thành gắn với quá trình khai hoang lập làng của người dân Trường Long Hòa. Ban đầu cơ sở tín ngưỡng này chỉ đơn sơ với bộ khung gỗ tạp, lợp lá dừa nước. Đến đầu thế kỷ XX dân làng chung tay xây dựng lại bằng gỗ căm xe, mái ngói. Trong kháng chiến chống Mỹ, lầu Bà bị máy bay ném bom là hư hại và đến năm 2008 được xây dựng lại khang trang như hiện nay.
Khách thập phương viếng lễ lầu Bà Cố Hỷ. Ảnh: banquanlyditichtravinh.
Lầu Bà Cố Hỷ Ba Động với kiến trúc chính là ngôi lầu thờ Bà nối liền với vỏ ca dùng để thực hiện nghi thức múa bóng rỗi cũng như chuẩn bị lễ vật dâng cúng. Phía trước sân là một ngôi miếu nhỏ thờ Đại càn nguyên soái hay Nam Hải Đại càn tướng quân, tức linh vị cá voi. Phía sau là nhà trù, tức nhà bếp, còn phía trái là dãy nhà dùng để đãi đằng khách thập phương về dự lễ vía bà.
Đường vào lầu Bà Cố Hỷ. Ảnh: dulichtravinh.
Lầu Bà là kiến trúc một trệt, một lầu. Tầng trệt thờ bà Chúa Xứ. Án thờ bà Chúa Xứ đặt ở chính giữa. Bên trái là áng thờ hai cậu “Tài” và “Quí” theo cách phát âm của người Phúc Kiến. Bên phải là án thờ Nam Hải Quốc gia tức linh vị cá voi, sinh vật linh thiêng mà tương truyền là được Phật Bà Quán Thế Âm giao nhiệm vụ tuần tra trên biển, cứu người gặp nạn.
Tiền khởi nghĩa, lầu Bà là nơi hội họp của Chi bộ Đảng và của tổ chức Thanh niên Tiền phong Trường Long Hòa, chuẩn bị các mặt tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền tại địa phương vào tháng 8/1945. Không lâu sau đó, thực dân Pháp lăm le xâm chiến Trà Vinh bằng đường biển thì ngôi lầu Bà là nơi trú quân của lực lượng Cộng hòa vệ binh tỉnh cùng quần chúng nhân dân lập phòng tuyến ven biển cản bước quân thù. Lầu Bà Cố Hỷ Ba Động được Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh xếp hạng di tích Lịch sử – Văn hóa cấp tỉnh năm 2023.
Đăng bởi: Ngân Nguyễn
Từ khoá: Lầu Bà Cố Hỷ – Di tích lịch sử đậm dấu ấn văn hóa Trà Vinh
Khám Phá Vẻ Đẹp Ngàn Năm Tuổi Của Làng Cổ Phước Tích Ở Huế
Cổng vào làng Phước Tích đậm chất cổ xưa – Ảnh: Sưu tầm
Nằm cách thành phố du lịch Huế khoảng 40 km về phía bắc, làng cổ Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Theo sử sách, làng Phước Tích được thành lập vào năm 1470 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Khung cảnh của Phước Tích thơ mộng bởi nằm cạnh dòng sông Ô Lâu huyền thoại nổi tiếng, nước sông xanh ngắt hiền hòa quanh năm khiến nơi đây trông giống như một hòn đảo trên mặt đất.
Dòng sông Ô Lâu hiền hòa ở làng cổ Phước Tích – Ảnh: Sưu tầm
Trải qua hơn 500 năm tồn tại, kiên cường vượt qua các cuộc chiến tranh binh lửa và sự tàn phá của thiên nhiên, kiến trúc làng cổ Phước Tích – điểm đến nổi tiếng của du lịch Huế, vẫn giữ gìn được gần như nguyên vẹn vẻ đẹp nguyên sơ ban đầu của đời sống sinh hoạt làng quê Việt Nam với không gian yên bình tĩnh lặng, phong cảnh hữu tình yên ả với cây đa, bến nước, sân đình…
Không gian làng quê Phước Tích vô cùng bình yên, trong lành – Ảnh: Sưu tầm
Phong cảnh hữu tình yên ả với cây đa, bến nước của làng cổ Phước Tích – Ảnh: Sưu tầm
Kiến trúc cổng vào của nhà tổ họ Lương chạm khắc tinh xảo – Ảnh: Sưu tầm
Vẻ đẹp cổ xưa của nhà tổ họ Trương ở làng cổ Phước Tích – Ảnh: Sưu tầm
Cây thị gần ngàn năm tuổi hùng vĩ nằm ngay cổng làng Phước Tích – Ảnh: Văn Thông
Điều lý thú là các ngôi nhà rường ở Phước Tích không ngăn cách bằng cổng và hàng rào xây gạch như những ngôi nhà chúng ta thường thấy, mà chỉ cách nhau một khu vườn rộng với hàng rào hở được dựng bằng các cây chè tàu xanh mướt cắt tỉa gọn gàng, uốn lượn theo trục đường làng, ngõ xóm và lối đi vào cổng nhà. Chính lối trang trí bình dị này đã tạo nên sự hấp dẫn kỳ lạ khi làng cổ Phước Tích – điểm du lịch Huế nổi tiếng có thể hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên một cách hài hòa nhất.
Hàng rào chè tàu uốn lượn theo trục đường làng và lối đi vào từng nhà – Ảnh: Văn Thông
Mỗi ngôi nhà rường nơi đây đều có một khu vườn rợp bóng cây xanh – Ảnh: Sưu tầm
Rất nhiều du khách từ mọi miền đến du lịch Huế và du ngoạn làng cổ Phước Tích đều không khỏi ngạc nhiên và ấn tượng bởi vẻ đẹp cổ kính tự nhiên của Phước Tích. Tuy Việt Nam có khá nhiều làng cổ như làng Đường Lâm (Hà Nội), làng Túy Loan (Đà Nẵng)… nhưng chỉ có làng cổ Phước Tích mới có khung cảnh làng quê cổ kính tuyệt đẹp và hệ thống nhà rường cổ dày đặc với kiến trúc hoa văn chạm khắc tinh xảo. Có thể nói những ngôi nhà rường nơi đây có một sức hút mãnh liệt, gợi dậy trong lòng các vị khách du lịch Huế cảm xúc bâng khuâng, bồi hồi khi nhớ về một triều đại lịch sử xa xưa của nước Việt.
Cận cảnh một ngôi nhà cổ 3 rương ở Phước Tích – Ảnh: Sưu tầm
Phước Tích còn nổi tiếng với nghề gốm từ hơn 500 năm nay. Cùng với việc lập làng, những lưu dân phía Bắc vào đây đã mang theo nghề gốm và qua thời gian làm nên tên tuổi của gốm Phước Tích. Với kỹ thuật nung bằng rơm, làng gốm Phước Tích còn tạo ra các sản phẩm nổi danh một thời như những chiếc om nấu cơm cho vua ngày xưa:
Om Phước Tích ngon cơm hoàng đế,
Sen Hà Trì quý thể Phú Xuân.
Nghề gốm Phước Tích đã có hơn 500 năm tuổi – Ảnh: Sưu tầm
Tuy nhiên, về sau con cháu trong làng phần lớn chọn con đường lập nghiệp phương xa nên đến năm 1995, lò gốm cuối cùng trong làng cũng tắt lửa. Cho đến kỳ Festival Huế 2006, một số lò gốm Phước Tích đã được hồi sinh qua tour Hương Xưa làng cổ – một trong những hoạt động được du khách du lịch Huế rất yêu thích.
Gốm Phước Tích được trưng bày trong Festival Huế thu hút rất nhiều du khách – Ảnh: Sưu tầm
Đăng bởi: Thảo Vân Nguyễn Thị
Từ khoá: Khám phá vẻ đẹp ngàn năm tuổi của làng cổ Phước Tích ở Huế
Đền Thờ Bác Hồ Ở Bạc Liêu – Di Tích Lịch Sử Cấp Quốc Gia
Bạc Liêu là một “vùng đất mới” về tuổi đời và bề dày văn hóa so với các vùng, miền khác, nhưng tại Bạc Liêu vẫn có những di sản văn hóa rất giá trị không kém phần đặc sắc và có ý nghĩa đối với du khách. Trong đó phải kể đến Đền Thờ Bác Hồ tọa lạc tại ấp Bà Chăng A, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, cách trung tâm huyện Vĩnh Lợi khoảng 5 km về hướng Tây – Nam và cách trung tâm TP. Bạc Liêu khoảng hơn 20km về hướng tây.
Cổng vào
Năm 1969, nghe tin Bác Hồ kính yêu mãi mãi đi xa, quân dân xã Châu Thới vô cùng bàng hoàng, đau đớn. Với tình yêu thương của Bác đối với nhân dân miền Nam ruột thịt nên nhân dân nơi đây có tâm nguyện chung là xây dựng Đền thờ Bác ngay tại quê hương để ngày đêm hương khói cho Người. Hàng ngàn cán bộ, nhân dân trong xã và huyện đã không sợ hy sinh, gian khổ, ngày đêm góp sức, góp công xây dựng Đền thờ Bác ngay chính mảnh đất đầy khói lửa, đạn bom Châu Thới anh hùng…
Tháng 3/1970, Xã ủy Châu Thới thực hiện chủ trương của Huyện ủy Vĩnh Lợi tiến hành xây dựng Đền thờ Bác. Sau 2 lần Đền thờ bị địch đốt phá, nhân dân cũng như Xã ủy Châu Thới và Huyện ủy Vĩnh Lợi quyết tâm xây dựng đền kiên cố bằng xi măng, cốt sắt…
Công việc mua vật liệu để xây dựng gặp nhiều khó khăn do phải đi qua nhiều đồn bốt của địch, nhưng với động lực là lòng kính yêu Bác, nhân dân xã Châu Thới xung phong đi mua vật liệu, mỗi người mua một ít, mua làm nhiều lần. Khi đã chuẩn bị xong, lúc 10h ngày 25/4/1972 Xã ủy Châu Thới đã làm Lễ khởi công xây dựng Đền thờ Bác. Sau 24 ngày đêm không ngại đạn pháo của địch, nhân dân và Xã ủy Châu Thới đã hoàn thành việc xây dựng Đền thờ. Sáng 19/5/1972 (ngày sinh nhật Bác), Lễ khánh thành Đền thờ Bác được tiến hành trong niềm hân hoan và trang nghiêm của trên một ngàn người trong Xã Châu Thới và các chiến sĩ huyện Vĩnh Lợi.
Việc xây dựng đền thờ ngay trong lòng địch đã khó khăn, việc bảo vệ đền thờ càng khó khăn gấp bội. Sau khi đền thờ hoàn thành, địch thường xuyên huy động các phương tiện đánh phá nhưng bằng tất cả tình cảm của người con miền Nam đối với vị cha già kính yêu của dân tộc, các lực lượng du kích, lực lượng địa phương quân Vĩnh Lợi và Đội bảo vệ đền thờ một lòng quyết tâm bảo vệ Đền thờ Bác.
Đền thờ Bác Hồ
Ghi ơn công lao to lớn, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, nhiều năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã luôn quan tâm đến việc trùng tu, nâng cấp.
Đến nay Đền thờ Bác Hồ Bạc Liêu được xây dựng trên một khuôn viên đất rộng 11.000m2 với các kiến trúc chính như: Ngôi Đền thờ Bác Hồ, Nhà bao che đền, Nhà trưng bày, Hội trường và phòng làm việc, khu dịch vụ và khu vườn được trồng nhiều loại cây xanh. Đặc biệt, trong khuôn viên di tích nổi bật với hồ sen thơm ngát. Đền thờ Bác Hồ ở Châu Thới được đánh giá là một trong những Đền thờ Bác đẹp nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tượng Bác Hồ được đặt trang trọng ngay giữa Nhà Trưng bày
Ngoài khu vực chính của Đền thờ còn có hoa viên và hội trường để chiếu phim tài liệu giới thiệu với du khách khái quát về thân thế và sự nghiệp của Bác.
Chân dung Bác Hồ qua thời gian
Trang phục giản dị mà Bác thường mặc
Đền được xây dựng bằng gạch, đòn tay gỗ dầu, phía trước có mái hiên và ban công đổ mái bằng. Khoảng hơn 300 tài liệu và hiện vật phản ánh quá trình nhân dân xã Châu Thới chiến đấu bảo vệ đền thờ và các tư liêu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch được lưu giữ tại nhà trưng bày.
Đền thờ Bác Hồ ở Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa Thông tin nay Bộ Thể Thao Văn Hóa và Du Lịch xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1998. Đây là niềm tự hào của quân và dân Bạc Liêu, hàng năm vào các ngày lễ lớn, ngày nghỉ đặc biệt vào ngày sinh nhật Bác có rất đông du khách và nhân dân thăm viếng.
Nơi trưng bày tình cảm sâu nặng Bác Hồ với Miền Nam và Miền Nam với Bác Hồ
Du lịch Bạc Liêu, đến với Đền thờ Bác Hồ, du khách sẽ thấy được tinh thần anh dũng và sự mưu trí của quân dân Châu Thới (Vĩnh Lợi) cũng như tấm lòng của nhân dân Bạc Liêu đối với vị cha già của dân tộc thông qua những hiện vật được trưng bày tại di tích.
Đền thờ Bác Hồ Bạc ở xã Châu Thới vừa là di sản văn hóa tinh thần của người dân ở địa phương, vừa là điểm sáng để giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của ông cha ta cho thế hệ hôm nay và mai sau. Và nay còn là địa điểm du lịch Bạc Liêu thu hút đông khách trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu đến tham quan, viếng Bác, tỏ lòng biết ơn sâu sắc công lao vô cùng to lớn của Người.
Đăng bởi: Mạnh Quân
Từ khoá: Đền thờ Bác Hồ ở Bạc Liêu – Di tích lịch sử cấp Quốc gia
Cập nhật thông tin chi tiết về Đàn Nam Giao Ở Đâu? Khám Phá Di Tích Lịch Sử Đầy Giá Trị Của Cố Đô Huế trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!