Xu Hướng 10/2023 # Đình Cẩm Phô: Ngôi Đình Cổ Nổi Tiếng Bậc Nhất Hội An # Top 11 Xem Nhiều | Gqut.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Đình Cẩm Phô: Ngôi Đình Cổ Nổi Tiếng Bậc Nhất Hội An # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đình Cẩm Phô: Ngôi Đình Cổ Nổi Tiếng Bậc Nhất Hội An được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đình Cẩm Phô là đình làng cổ bậc nhất hiện nay của Hội An. Được hình thành từ thế kỷ XV, ngôi đình đậm nét thuần Việt và đến nay vẫn giữ được “hình hài” cũ, thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

Hội An gây thương nhớ cho du khách bởi nhiều điều độc đáo, trong đó phải kể đến không gian cổ kính được tạo nên từ các ngôi đình làng đậm chất thuần Việt. Nếu bạn muốn tìm hiểu về kiến trúc xưa hay tò mò về không gian sinh hoạt của ông bà ta ở thế kỷ XV, đừng quên ghé đình Cẩm Phô khi du lịch Hội An nhé!

1. Thăm đình Cẩm Phô – Đình làng trăm năm tuổi của người Việt

Tọa lạc ở trung tâm phố cổ, đình Cẩm Phô là một trong những địa chỉ check-in Hội An được đông đảo du khách tìm đến.

Làng Cẩm Phô được hình thành từ cuối thế kỷ XV, là đình làng có tuổi thọ lớn nhất tại Hội An. Tính đến nay đình đã trải qua hai lần tu bổ, lần thứ nhất vào năm 1817 và lần hai vào năm 1897. Vào những ngày đầu được lập, đình là nơi thờ Thành Hoàng, bà Đại Càn, các vị thần sông nước và một số vị thần bảo hộ cho làng. Đến lần tu bổ thứ hai, đình thờ thêm các vị Tiền hiền và Hậu hiền. Lúc này người dân gọi đình là “Cẩm Phô Hương Hiền”.

Trước thế kỷ XIX, địa phận của làng Cẩm Phô kéo dài từ cống Ông Đá đến Cồn Chài, từ Trường Lệ đến Cẩm Nam. Với diện tích rộng lớn và đông đúc dân cư sinh sống, làng đã góp phần rất lớn vào sự phồn thịnh của thương cảng Hội An thời bấy giờ.

Địa chỉ: Số 52 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam.

Cách di chuyển: Từ bến xe Hội An, bạn đi theo đường Huỳnh Thúc Kháng nối đường Nguyễn Thị Minh Khai khoảng 100m sẽ thấy số 52 Nguyễn Thị Minh Khai. Di tích đình Cẩm Phô nằm ngay trong khu cư dân của phường Cẩm Phô. 

2. Khám phá kiến trúc độc đáo đình Cẩm Phô Hội An

Đình Cẩm Phô là đình làng tiêu biểu của người Việt với không gian cây đa, bến nước, sân đình đã gắn liền với bao thế hệ và in dấu trong thơ ca. Đình có diện tích lên tới 1125m2, được xây theo hướng Đông – Nam. Toàn bộ công trình tạo nên hình chữ “Quốc” độc đáo.

Đình Cẩm Phô chào đón du khách với cổng tam quan được xây hoàn toàn bằng gạch khang trang và chắc chắn, được đề tên “Cẩm Phô Hương Hiền”. Đỉnh hai trụ biểu là hai búp sen nở và hai quả cầu lớn.

Điểm nhấn của công trình nằm ở khu vực chính điện, trước chính điện là tiền đình được xây dựng theo kiểu 4 mái, hai bên chính điện là hai gian nhà ba gian Đông – Tây.

Khu vực chính điện được chia làm 5 gian, mỗi gian được ngăn cách bởi cột và tường cao chạm nóc, tạo thành lối đi hình bán nguyệt. Ba gian giữa là nơi đặt bàn hương án được chạm trổ tỉ mỉ và chi tiết.

3. Tham gia lễ hội rước Long Chu tại đình Cẩm Phô

Lễ rước Long Chu là một trong những lễ hội độc đáo của Hội An, diễn ra vào ngày 15/07 âm lịch hằng năm tại các làng biển nằm trong thị xã. Đây còn gọi là lễ hội thuyền rồng, với ý nghĩa rước vua chúa và thần tướng để bảo vệ người dân khỏi tà ma và dịch bệnh. Long Chu được các nghệ nhân lành nghề tỉ mẩn kết từ tre, trang trí lộng lẫy ở hai đầu thuyền và buộc hình nhân, cắm cờ, lọng phía trong.

Buổi lễ được thực hiện bởi các thầy phù thuỷ, còn người dân sẽ đốt pháo chờ rước Long Chu rồi xin bùa về đeo trước cửa nhà để xua đuổi tà ma. Lễ rước Long Chu được tổ chức trang trọng, không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn giúp gắn kết cộng đồng thị xã Hội An trong nhiều năm qua.

Ngoài đình Cẩm Phô, Hội An còn thu hút du khách bởi nhiều địa điểm đẹp khác như: Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, VinWonders Nam Hội An, biển Cửa Đại, Cù Lao Chàm,…

Để có chuyến du lịch Quảng Nam – Hội An thật trọn vẹn và thuận tiện di chuyển nhiều nơi, du khách nên lựa chọn điểm lưu trú có vị trí đắc địa và dịch vụ chất lượng như Vinpearl Resort & Spa Hội An. Toạ lạc bên bãi biển Cửa Đại, các villa nơi đây được thiết kế với mái vòm rộng, hiên lớn rộng rãi và gần gũi với thiên nhiên.

Đặc biệt, hệ thống tiện ích, dịch vụ vượt trội như bể bơi vô cực ngoài trời rộng lớn nhất thành phố Hội An, nhà hàng phục vụ những món đặc sản xứ Quảng, phòng gym và yoga hiện đại,… nhất định sẽ khiến du khách cảm thấy dễ chịu và thoải mái trong suốt thời gian nghỉ dưỡng.

Trọn bộ bí kíp “phá đảo” VinWonders Nam Hội An – Tổ hợp vui chơi giải trí số 1 Hội An

Đăng bởi: Thông Huỳnh

Từ khoá: Đình Cẩm Phô: Ngôi đình cổ nổi tiếng bậc nhất Hội An

Khám Phá Ngay 10 Ngôi Chùa Ở Nghệ An Linh Thiêng Nổi Tiếng Bậc Nhất

Chùa ở Nghệ An là địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng. Cùng khám phá nét cổ kính, kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp thanh tịnh tại các đền chùa ở Nghệ An.

Chùa ở Nghệ An thường tọa lạc trên các đồi núi cao do tỉnh Nghệ An có địa hình chủ yếu là trung du và đồi núi. Các ngôi chùa ở Nghệ An là điểm đến tâm linh thu hút rất nhiều du khách trong chuyến hành trình du lịch Nghệ An. Cùng tìm hiểu ngay danh sách các chùa tại Nghệ An nổi tiếng nhất!

1. Chùa Cổ Am Nghệ An – Có tượng Quan Âm lớn nhất Việt Nam

Địa chỉ: tọa lạc trên núi đá Hổ Lĩnh, xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Chùa Cổ Am được xây dựng từ thế kỉ XV và là nơi có tượng Quan Âm lớn nhất Việt Nam. Tượng Quan Âm ở đây có 3 khuôn mặt hướng về 3 phía vô cùng độc đáo. Kiến trúc của chùa được pha lẫn giữa hiện đại và cổ xưa, chắc chắn sẽ làm du khách thích thú.

Hàng tháng, chùa Cổ Am mở các lớp dạy giáo lý, tu niệm Phật dành cho các Phật tử gần xa trau dồi kiến thức Phật giáo. Hằng năm, tại chùa Cổ Am còn diễn ra các lễ hội ở Nghệ An như: Cầu an đầu năm, Đại lễ Vu Lan, Đại lễ Phật Đản, Lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật A Di Đà.

2. Chùa Cần Linh Nghệ An (Chùa Sư Nữ)

Địa chỉ: tọa lạc ở khối 10, phường Cửa Nam, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An

Một ngôi chùa ở Vinh Nghệ An vô cùng nổi tiếng đó là chùa Cần Linh. Chùa được bao bọc xung quanh bởi các ngọn núi Thiên Nhẫn, Đại Hải, Hồng Lĩnh, núi Chung. Chùa Cần Linh ở Nghệ An được xây dựng trên một khoảng đất cao ráo, phía đông và nam có dòng sông Cồn Mộc chảy qua. Phía trước là một ao sen tuyệt đẹp.

Ngôi chùa ở Nghệ An – Cần Linh có từ thế kỷ IX với tên gọi cũ là Linh Vân Tự. Diện tích chùa Cần Linh lên tới 5208m2. Các kiến trúc ở chùa gồm: bái đường, tam quan, chính điện, nhà tả vu, hữu vu, tăng đường.

3. Chùa Đảo Ngư (Chùa Song Ngư) – ​​Đi bằng thuyền máy từ bãi tắm Cửa Lò

Địa chỉ: tọa lạc tại đảo Song Ngư, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Địa điểm không thể bỏ lỡ trong cuốn sổ tay du lịch Cửa Lò Nghệ An đó chính là chùa Đảo Ngư. Để đến chùa Đảo Ngư, bạn chỉ mất khoảng 25 phút đi thuyền máy từ bãi tắm Cửa Lò. Ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ XIV và thờ thần Sát hải đại vương Hoàng Tá Thốn.

Chùa Đảo Ngư là ngôi chùa linh thiêng ở Nghệ An. Nằm giữa hai lạch lớn Cửa Lò, Cửa Hội nên các ngư dân, thương gia đều ghé vào chùa cầu cho trời yên biển lặng, buôn may bán đắt. Chùa có giếng ngọc cổ hơn 700 năm tuổi – nơi duy nhất có nước ngọt trên đảo Song Ngư.

4. Chùa Đại Tuệ ở Nghệ An – Nơi duy nhất thờ Phật Mẫu Đại Tuệ ở Việt Nam

Địa chỉ: tọa lạc trên đỉnh núi cao nhất của dãy Đại Huệ, tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Ngôi chùa có nhiều tượng hồng ngọc nhất;

Ngôi chùa trên núi có hồ nước nhân tạo rộng lớn nhất;

Ngôi chùa có số lượng tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất;

Ngôi chùa có câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất.

Nơi đây còn là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Mẫu Đại Tuệ ở Việt Nam. Bức tượng Phật Mẫu Đại Tuệ được đúc hoàn toàn bằng đồng đỏ chất lượng cao, có chiều cao 2.3m, bệ rộng 1.15m và nặng 1100kg. Chùa Đại Tuệ là một trong những thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất về văn hóa, lịch sử của mảnh đất Bắc Trung Bộ.

5. Chùa Lô Sơn Nghệ An, thị trấn Cửa Lò

Địa chỉ: tọa lạc dưới chân núi Cao, thuộc khối 6, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Một trong các chùa ở Nghệ An vô cùng linh thiêng đó là Lô Sơn. Chùa Lô Sơn được xây dựng vào năm Vĩnh Thịnh (1705 – 1719), đời vua Lê Dụ Tông. Đây là di tích văn hóa cổ xưa. Tấm bia đá cổ tại chùa còn được ghi vào sách “Hoan châu bi ký”.

Chùa thiêng ở Nghệ An – Lô Sơn tọa lạc trên một khu đất cao với địa thế khá đẹp. Chùa hướng về phía bắc, dựa vào núi Lô Sơn. Chùa Lô Sơn được bài trí bằng rất nhiều tượng Phật như: tượng Quan Âm, Thích Ca, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tam Thế…

6. Chùa Chung Linh Nghệ An (Chùa Chung Linh Tự)

Địa chỉ: tọa lạc trên ngọn núi Chùa, xóm Liên Chung, xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Chùa Chung Linh – ngôi chùa đẹp ở Nghệ An thờ Phật, được xây dựng cách đây hơn 500 năm. Chùa gắn với lịch sử xây dựng mảnh đất Cát Ngạn. Chung Linh từng là ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất tại Thanh Chương. Mặt trước của chùa là dòng sông Giăng thơ mộng, êm đềm.

7. Chùa Phổ Nghiêm Nghệ An (Chùa Hoàng Lao hay chùa Trung Kiên)

Địa chỉ: tọa lạc trên núi Làng Kho, tại thôn Trung Kiên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Phổ Nghiêm là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Nghệ An. Được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, chùa Phổ Nghiêm có kiến trúc mang đậm đặc trưng thời nhà Nguyễn – kiến trúc “trùng thiềm điệp ốc”. Chùa có kết cấu của nhà ba gian. Phổ Nghiệm có 2 khu vực: chính điện và khu vực nhỏ là nơi nghỉ ngơi của chư tăng.

Nơi đây đang cất giữ một số cổ vật vô cùng quý hiếm. Đó là những pho tượng Phật Quan Thế Âm và 4 tấm bia đá cổ xưa. Ngôi chùa là nơi lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của tỉnh Nghệ An.

8. Chùa Thiên Tạo Nghệ An – Ngôi chùa cổ độc đáo

Địa chỉ: bên trong lòng ngọn núi đá vôi tại làng Vũ Kỳ, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Ngôi chùa Thiên Tạo nằm sâu trong lòng hang đá với chiều cao 24m, rộng 13.3m. Chùa Thiên Tạo thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Trần hang vuốt nhọn tít lên cao. Dưới nền lại vô cùng bằng phẳng và khô ráo.

9. Chùa Đức Sơn Nghệ An – Chùa cổ nhất Nghệ An

Địa chỉ: tọa lạc tại xóm Nam Sơn, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Chùa gì ở Nghệ An cổ nhất? Chùa Đức Sơn được xây dựng từ thời nhà Trần và được coi là ngôi chùa cổ nhất xứ Nghệ. Kiến trúc chùa gồm: cổng, nhà khách, lầu hộ pháp, chùa thượng, chùa hạ, nhà tổ sư.

Chùa là nơi lưu giữ nhiều hiện vật vô cùng quý hiếm, có giá trị kiến trúc, lịch sử lâu đời. Đó là hệ thống tượng pháp, bức đại tự, chuông chùa và các bộ sách cổ. Chùa Đức Sơn còn là nơi có 210 bản gỗ khắc Kinh thư.

10. Chùa Gám Nghệ An (Chùa Chí Linh)

Địa chỉ: xóm 6, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Chùa Gám nằm trong khu quần thể du lịch tâm linh sông Dinh – Rú Gám. Chùa Gám thờ Phật, theo tông phái Trúc Lâm. Hoa văn họa tiết tại chùa vô cùng tinh xảo. Chùa được làm từ gỗ lim. Kéo dài khắp 5 gian là các mảng chạm lộng. Nổi bật trong đó là hình tượng tứ linh Long – Ly – Quy – Phụng.

Bên cạnh những ngôi chùa linh thiêng, Nghệ An còn rất nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh xinh đẹp động lòng người như đền Cuông Nghệ An, làng Sen quê Bác, thành cổ Vinh… Nghệ An hứa hẹn sẽ là địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn rất nhiều du khách.

Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:

Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất

Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl

Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác

Đăng bởi: Đại Nhân Nguyên

Từ khoá: Khám phá ngay 10 ngôi chùa ở Nghệ An linh thiêng nổi tiếng bậc nhất

Đến Dinh Cậu Phú Quốc Khám Phá Ngôi Miếu Cổ Linh Thiêng

Dinh Cậu Phú Quốc là một trong những địa điểm du lịch tâm linh mà bạn nhất định phải ghé qua một lần khi đến với Phú Quốc. Nơi đây có những vẻ đẹp mê hồn và truyền thuyết ly kỳ, là nơi thờ những vị thánh thần bảo vệ, che chở cho ngư dân trong những chuyến ra khơi đầy gian khó. Và sau đây, hãy cùng Halo khám phá chi tiết ngôi miếu linh thiêng này nhé!

Nội dung chính

1. Giới thiệu về Dinh Cậu Phú Quốc Dinh Cậu Phú Quốc ở đâu?

Tọa lạc ngay tại trung tâm đảo Ngọc, thuộc thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc, Dinh Cậu là một địa điểm tham quan tâm linh mà du khách nhất định phải ghé qua khi đến với đảo Ngọc. Bởi nơi này ẩn chứa những câu chuyện bí ẩn khiến nhiều du khách tò mò. Dinh Cậu nằm trọn trên một mỏm đá nhô ra biển. Từ bờ cát, muốn đến Dinh Cậu phải đi qua một chiếc cầu nho nhỏ.

Ảnh: @nataly_india

Tọa lạc vị trí đắc địa, từ Dinh Cậu, bạn có thể chiêm ngưỡng những cảnh đẹp tuyệt mỹ mà không phải vị trí nào cũng có thể nhìn thấy được. Người ta quan niệm rằng, Dinh Cậu là “lá bùa may mắn” bảo vệ ngư dân trên đảo thoát khỏi hoạn nạn, tai ương. Và có lẽ chính vì cái tâm niệm này, mà du khách gần xa luôn muốn đến tham quan ngôi miếu này khi có dịp đến với huyện đảo Phú Quốc xinh đẹp.

Truyền thuyết ly kỳ về Dinh Cậu Phú Quốc

Có rất nhiều câu chuyện tâm linh xoay quanh Dinh Cậu. Người dân trong vùng kể lại rằng, từ xưa đến nay, người dân nơi đây chỉ kiếm sống bằng nghề đi biển đánh bắt cá. Những chuyến đi biển gian nan với sóng to, gió lớn, mỗi chuyến đi biển như không thấy ngày về.

Ảnh: @curiouspair

Và một ngày, nhiều người ra khơi gặp cơn sóng dữ, lâu không thấy về. Bỗng nhiên, họ thấy một mỏm đá nhô lên tại cửa biển và họ đã trú ngụ ở nơi này để tránh cơn sóng to. Dân trên đảo cho rằng đây là hòn đá thiêng nên lập miếu thờ để cầu mong thần linh che chở. Và từ khi lập miếu, sóng yên biển lặng, ngư dân ít gặp tai ương trên con đường đi kiếm sống.

Ngày lễ hội hàng năm được tổ chức tại Dinh Cậu Phú Quốc

Dinh Cậu có tên gọi khác là miếu thờ Long Vương. Ở điện chính, người ta đặt miếu thờ chúa Ngọc Nương Nương và thánh thượng Hai Cậu là cậu Quý và cậu Tài. Người ta quan niệm rằng, đây là những tiên nhân bảo vệ những ngư dân miền biển.

Ảnh: @kshakhuyen

Dinh Cậu, cho đến thời điểm này, đã tồn tại được hơn 300 năm. Bên cạnh việc là chốn tâm linh, là nơi mà người ngư dân quan niệm rằng, có thể che mưa, chắn gió, giúp cho những chuyến ra biển không gặp tai ương, Dinh Cậu còn là một địa điểm du lịch Phú Quốc nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách.

Người ta thường kéo đến Dinh Cậu để dâng lễ vào những ngày lễ trong năm như ngày tết, ngày rằm hay mồng một. Và đặc biệt, lễ hội Dinh Cậu thường được tổ chức vào ngày 15-16/10 âm lịch. Cũng chính vào dịp này,  mọi người đổ xô đến dâng lễ, thắp nhang cầu nguyện bình an, may mắn, sức khỏe cho cha mẹ, con cái và gia đình.

2. Hướng dẫn cách di chuyển đến Dinh Cậu Phú Quốc

Vì nằm ngay trung tâm thị trấn Dương Đông, cách chợ đêm Phú Quốc chưa đầy nửa cây số, nên di chuyển tới Dinh Cậu khá dễ dàng. Từ chợ đêm Phú Quốc, bạn rẽ vào đường Nguyễn Đình Chiểu, sau đó rẽ trái sang Nguyễn Trung Trực, cứ thế đi thẳng khoảng 250m nữa sẽ đến được Dinh Cậu.

Ảnh: @marychloe90

3. Thời điểm phù hợp để tham quan Dinh Cậu

Dinh Cậu Phú Quốc nằm ngay bên mép biển nên khung cảnh thiên nhiên vô cùng thoáng rộng. Đây cũng là nơi đón gió cả bốn mùa. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là thời điểm mùa khô, nơi đây thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên sóng biển cũng lớn hơn. Khoảng độ mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 9, bờ biển chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên mưa nhiều. Tuy nhiên, vào thời điểm này, nơi đây sẽ có những ngày nắng đẹp, biển xanh, mây trắng, vô cùng thích hợp để tắm biển, nghỉ dưỡng.

Ảnh: @tonghoangvu

4. Những cảnh đẹp không thể bỏ qua tại Dinh Cậu  Ngắm hoàng hôn trên Dinh Cậu

Đây được coi là địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất trên đảo Phú Quốc. Đứng từ Dinh Cậu, nhìn về hướng xa xăm, bạn sẽ thấy được ánh hoàng hôn lãng mạn của buổi chiều tà nhuộm đỏ cả một vùng trời Phú Quốc rộng lớn, bao la. Vừa ngắm hoàng hôn buông xuống, vừa tận hưởng con gió mát rượi từ biển thôi vào thì còn gì bằng! Con nước trong vắt in bóng ánh tịch dương làm cho lòng người trở nên lắng đọng và bình yên biết mấy.

Ảnh: @seashellsphuquochotel

Bên cạnh Dinh Cậu Phú Quốc còn có một ngọn hải đăng cao lớn đứng sừng sững giữa biển trời. Bạn có thể đứng trên đỉnh ngọn hải đăng để thu trọn hết thảy cảnh biển Dinh Cậu bao la vào trong tâm mắt.

Hòa vào dòng người trong lễ hội Dinh Cậu

Đến đây vào ngày lễ chính của Dinh Cậu, bạn cũng có thể được hòa vào dòng người đông đúc của buổi lễ hội nơi đây. Lễ hội Dinh Cậu rất nhộn nhịp với nhiều hoạt động giải trí vô cùng sôi động, hào hứng. Đặc biệt, lễ hội còn có trò đua thuyền trên biển vô cùng hấp dẫn.

Ảnh: @ben.nguyen.999

Đi chợ đêm Phú Quốc

Không chỉ nhộn nhịp ngày lễ hội, gần Dinh Cậu cũng có chợ đêm Phú Quốc rất sầm uất và đông khách. Du khách ở đây chủ yếu là khách du lịch phương xa. Chợ đêm Phú Quốc hoạt động từ 19:00 – 23:00.

Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ngon, những đặc sản đặc trưng của miền biển. Có thể kể đến các đặc sản ngon miệng như hải sản nướng, kem cuộn Thái Lan, bánh chuối nướng xôi,… Ngoài ra, chợ còn bày bán rất nhiều đồ lưu niệm được làm từ vỏ ốc, vỏ sò,…

Dinh Cậu Phú Quốc là một trong những địa điểm du lịch tâm linh vô cùng linh thiêng mà du khách nhất định phải ghé qua khi có cơ hội du lịch Phú Quốc. Đến đây rồi, đừng quên thắp một nén nhang lên bàn thờ các thánh thần Dinh Cậu để cầu sức khỏe, bình an, may mắn nhé!

Bài viết bạn quan tâm:

Đăng bởi: Nguyễn Tuấn Điệp

Từ khoá: Đến Dinh Cậu Phú Quốc khám phá ngôi miếu cổ linh thiêng

Top 30 Địa Điểm Du Lịch Hội An Khiến Bạn Mê Mẩn Không Muốn Về

MỤC LỤC

Hội An điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế

Đến với Hội An, chúng ta như được sống lại với các thời kỳ phát triển thịnh vượng của lịch sử, tìm hiểu được nhiều hơn nguồn gốc của các làng nghề cổ tồn tại từ xưa tới nay. Nhưng chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta không thể biết Hội An có gì đặc biệt hay Hội An có những điểm đến nào thú vị.

Có lẽ, trong cuộc đời của mỗi chúng ta đều có một lần mong muốn đến với Hội An. Để rồi sau lần gặp gỡ ấy, chúng ta lại tiếp tục có hẹn với nơi này thêm nhiều lần nữa. Bởi vì sao, bởi vì điều gì chỉ trong lòng ta mới thấy rõ. Không ít lũ bạn đã xem Hội An như một chốn đi về, để rồi mỗi dịp rãnh rỗi, lại hùa nhau “Ê, đi Hội An không”. Thế là cả lũ lại nháo nhào lên, cứ “tay không đánh giặc” thế mà đi thôi. Đi Hội An thì chẳng cần gì nhiều tiền, thậm chí đi về rồi mà chẳng tốn lấy một đồng ngoại trừ tiền giữ xe.

Ngồi thuyền thả Hoa Đăng – Hội An.

Vây, Hội An có gì thú vị? Đầu tiên sẽ là Chùa Cầu, đây là một di tích nổi tiếng không ai không biết đến, nếu bạn nhìn vào tờ tiền Polyme 20 nghìn sẽ thấy hình ảnh của Chùa Cầu in trên đó đấy. Đó không chỉ là một điểm tham quan, selfie hay trạm dừng chân nghỉ ngơi mà Chùa Cầu giống như một cửa ngõ, vì nó mở đầu cho hàng loạt các điểm đến hấp dẫn tiếp theo. Vì hầu hết các địa điểm du lịch Hội An đều tập trung ở các tuyến đường trong lòng phố cổ nên thật sự rất thú vị nếu bạn đi bộ để tham quan.

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HỘI AN NẰM TRONG PHỐ CỔ 1. Chùa Cầu

Là cây cầu cổ kính có nguồn gốc từ rất lâu đời, từ tận thế kỷ 17. Cầu được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng nên còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản. Cầu có kiến trúc rất độc đáo, có mái che và cách trang trí, họa tiết thể hiện được sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc của Nhật, Việt, Hoa và cả Phương Tây. Có một ngồi miếu nhỏ ngay giữa cầu thờ Huyền Thiên Đại Đế. Nếu các bạn để ý thì trên tờ tiền mệnh giá 20.000đ của mình sẽ có hình ảnh Chùa Cầu đấy nhé.

Địa chỉ: Đường Nguyễn Thị Minh Khai, P. Minh An, TP. Hội An.

2. Nhà cổ Tấn Ký 

Là ngồi nhà tồn tại gần 2 thế kỷ, có lối kiến trúc rất độc đáo được xây dựng với các loại vật liệu truyền thống. Nhà được chia làm nhiều gian, mỗi gian có cách sử dụng riêng, kiến trúc của ngôi nhà đơn giản để phục vụ cho mục đích là buôn bán hàng hóa với phía trước dùng để trưng bày hàng hóa còn phía sau thông với mặt sông dùng làm nơi xuất nhập hàng hóa.

Nhà cổ Tấn Ký rất nổi tiếng ở Hội An

Nhà cổ tấn ký tồn tại đến ngày hôm nay dù được 1 lần tu sửa, vẫn giữ nguyên lối kiến trúc nguyên thủy. Tới đây, du khách sẽ ngắm nhìn được sự cổ kính của ngôi nhà với rêu phong phủ kín và kiến trúc độc đáo của ngôi nhà toát lên được tay nghề của các thợ địa phương ngày xưa.

Địa chỉ: 101 Nguyễn Thái Học, P. Minh An, TP. Hội An

3. Bảo tàng Lịch sử – Văn Hóa Hội An

Nghe cái tên thôi là các bạn cũng đã đoán ra bên trong có gì rồi đúng không? Là nơi trưng bày những hiện vật ghi dấu những giai đoạn phát triển qua các thời kỳ của Phố cổ Hội An. Nơi đây còn lưu giữ lại những tinh túy của các làng nghề xưa như: Gốm, sứ, gỗ, giấy, đồng sắt rất độc đáo và đặc sắc.

Bảo tàng là điểm đến yêu thích của những du khách muốn tìm hiểu thêm về lịch sử Hội An.

Địa chỉ: 10B đường Trần Hưng Đạo, P. Minh An, Hội An.

4. Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An 

Những nghệ nhân đang miệt mài tạo hình sản phẩm.

Địa chỉ: 9 Nguyễn Thái Học, P. Minh An, TP. Hội An

5. Nhà cổ Phùng Hưng 

Đây chắc là ngôi nhà cổ nổi bật nhất ở phố cổ Hội An, dù đã trải qua hơn cả thế kỷ mà vẫn đẹp và có hồn cho tới tận ngày nay. Với lối kiến trúc đặc biệt kết hợp kiến trúc của 3 nước Việt Nam – Trung Quốc – Nhật Bản đem đến cho ngôi nhà vẻ đẹp kiêu sa và rất nổi bật. Ngôi nhà được đưa vào top di sản cấp Quốc Gia vậy nên các bạn cũng biết nó đẹp và đặc biệt thế nào rồi đó. Đến Hội An mà không đến tham quan ngôi nhà này thì hơi phí đấy các bạn nhé.

Nhà cổ Phùng Hưng có vẻ ngoài không quá nổi bật.

Địa chỉ: 4 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Minh An, TP. Hội An

6. Nhà thờ tộc Trần

Một góc nhà thờ tộc Trần.

Địa chỉ: 21 Lê Lợi, P. Minh An, TP. Hội An

7. Hội Quán Quảng Đông

Được đồng bào hội quán người Hoa Kiều – Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, đến nay vẫn gìn giữ được nét kiến trúc cổ của người Trung Hoa xưa. Thoạt đầu, nơi này được xây dựng để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, đến nay đã chuyển sang thờ thần Quan Công và Tiền Hiền. Giờ đây, hội quán Quảng Đông cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Hoa xa quê, họ đến để gặp gỡ cũng như là để giúp đỡ đồng hương với nhau trong công việc làm ăn.

Hội Quán Quảng Đông – điểm đến của du khách thập phương

Địa chỉ: 176 Trần Phú, P. Minh An, TP. Hội An

8. Hội quán Phúc kiến

Cũng có nguồn gốc trên 1 thế kỷ, đây là nơi thờ thần, hội họp và họp hội đồng hương của người Phúc kiến, tới đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những kiến trúc uy nghi, độc đáo và tráng lệ. Tất cả các đồ vật được chạm trổ rất tinh xảo. Hội quán Phúc Kiến cũng đã được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990.

Vẻ rực rỡ của hội quán Phúc Kiến.

Địa chỉ: 46 Trần Phú, P. Cẩm Châu, TP. Hội An

9. Hội Quán Triều Châu

Nơi này trước kia được xây dựng để thờ Phục Ba Tướng Quân Mã Viện, vị thần có khả năng chế ngự sóng gió giúp cho các tàu thuyền ra khơi được thuận buồm xuôi gió. Hội Quán cũng được biết đến là 1 trong 3 hội quán nổi tiếng nhất ở Hội An, trở thành địa điểm du lịch Hội An hấp dẫn, nhờ những chi tiết được chạm trổ tinh xảo cùng những tác phẩm được đắp sành sứ tuyệt đẹp.

Một bức ảnh về Hội quán Triều Châu.

10. Chợ Hội An

Là điểm giao thương, buôn bán tấp nập, tồn tại và hoạt động đến bây giờ nhưng chợ vẫn không mất đi được vẻ cổ kính vì lối kiến trúc độc đáo. Màu sắc chủ đạo vẫn là màu vàng. Tới đây bạn sẽ được trải nghiệm thú vị về cảnh mua bán tấp nập của người xưa, gợi nhớ về viễn cảnh Hội An cũng là một thương cảng sầm uất vào cuối thế kỷ 17. Chợ nay đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Hội An được yêu thích bởi du khách có thể đến tham quan, mua sắm và thưởng thức những món đặc sản với giá hấp dẫn.

Một góc chợ Hội An.

Địa chỉ: 19 Trần Phú, P. Cẩm Châu, TP. Hội An

11. Chợ đêm Hội An

Nằm ở phố mới An Hội, là nơi mua sắm các đồ vật lưu niệm của phố cổ dành cho du khách, chợ đêm Hội An là nơi bạn có thể tha hồ lựa chọn cho mình những đồ vật yêu thích. Ở đây cực kỳ đa dạng các đồ ăn vặt và cả đồ lưu niệm. Một trong những sản phẩm gọi là đặc trưng của phố cổ Hội An được bày bán ở đây rất nhiều chính là “Đèn Lồng“ với đầy đủ màu sắc và kích cỡ, giá cả ở chợ đêm cũng rất hợp lý. Nếu như chưa biết chơi gì ở Hội An ban đêm thì bạn nên đến chợ đêm đầu tiên.

Phố đèn lồng Nguyễn Hoàng luôn đông đúc mỗi đêm.

Địa chỉ: Nguyễn Hoàng, P. Minh An, TP. Hội An

12. Cầu An Hội

Lại 1 địa điểm không thể bỏ qua nếu bạn tham quan phố cổ, nhiều du khách nhầm lẫn nó với Chùa Cầu, nhưng nó lại là một cây cầu hoàn toàn khác. Là địa điểm đặc trưng của phố cổ, cầu An Hội bắc ngang qua dòng sông Thu Bồn tấp nập thuyền qua lại.

Cầu An Hội yên bình bắc qua sông Hoài.

Thành cầu được làm bằng gỗ chạm khắc rất tỉ mỉ và tinh xảo, bên trên được trang trí bằng vô số đèn lồng với đầy đủ màu sắc rất lỗng lẫy. Cũng chính bởi thiết kế ấn tượng, bắc ngang sông Hoài mà nơi này mỗi ngày cầu đón hàng ngàn lượt khách đi qua. Nếu là các tín đồ checkin và sống ảo thì đây là nơi thích hợp nhất để các bạn thể hiện mình.

Địa chỉ: Đường Bạch Đằng, P. Minh An, TP. Hội An

13. Du Thuyền sông Hoài

Đến phố cổ nhất định bạn phải trải nghiệm dịch vụ này nhé! Để bạn có thể thử cảm nhận được cảnh giao thương tấp nấp của bến cảng ngày xưa, ngồi trên thuyền bạn sẽ ngắm được hết phố cổ về đêm lung linh và huyền ả như thế nào? Nhộn nhịp nhất là vào mỗi ngày rằm, bạn ngồi thuyền thả đèn Hoa Đăng và thưởng thức trọn vẹn khung cảnh cả dòng sông nhuộm 1 màu đèn Hoa đăng. Còn gì bằng nữa phải không các bạn?

Du thuyền sông Hoài

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HỘI AN NẰM GẦN PHỐ CỔ 14. Công viên Ấn Tượng Hội An 

Nằm ngay gần phố cổ, là khuôn viên rộng lớn với rất nhiều cảnh đẹp để chúng ta tha hồ checkin và sống ảo, trong khuôn viên là những hoạt động văn hóa nghệ thuật tái hiện lại Hội An ngày xưa.

Tại đây, vào mỗi đêm (trừ thứ 3) điều xuất hiện show diễn mang tên Ký Ức Hội An, là show diễn nghệ thuật tổng thể lớn nhất thế giới với dàn diễn viên gồm 300 người. Các hoạt cảnh, âm thanh, ánh sáng rất lung linh và sống động, mang đến những màn biểu diễn nghệ thuật đỉnh cao. Đến Hội An thì nhất định bạn cũng phải đến đây để trải nghiệm 1 lần sẽ thấy Hội An rất thú vị.

Show diễn Ký Ức Hội An – màn biểu diễn thực cảnh lớn nhất thế giới.

Địa chỉ: 200 Nguyễn Tri Phương, P. Cẩm Nam, TP. Hội An.

15. Làng Gốm Thanh Hà 

Nằm cách phố cổ Hội An khoảng 2km, làng Gốm Thanh Hà là nơi lưu giữ và bảo tồn làng nghề gốm truyền thống của người dân Hội An. Tại đây trưng bày rất nhiều đồ gốm cổ và quý hiếm có hàng trăm năm tuổi. Tới đây bạn sẽ được tận mắt chứng kiến các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm bằng hình thức chuốt gốm thủ công rất độc đáo. Và đặc biệt bạn sẽ được thử 1 lần tự tay mình làm ra sản phẩm gốm để về làm quà lưu niệm cho bạn bè và người thân nhé.

Hình ảnh công viên đất nung ở làng gốm Thanh Hà

16. Làng Lụa Hội An

Lại là 1 làng nghề truyền thống nữa được gìn giữ cho đến ngày hôm nay, làng lụa Hội An với khuôn viện rộng rãi, được bố trí rất đẹp mắt. Bên trong làng lụa là nơi trưng bày những sản phẩm lụa rất đẹp được dệt bằng thủ công vô cùng tỉ mỉ với họa tiết nhiều màu sắc rất bắt mắt, vào đây mình sẽ được đi tham quan nhà nuôi tằm, nhà dệt truyền thống Champa,nhà dệt bằng máy Cửu Diễn, nhà ươm tơ thủ công.

Lụa Hội An luôn là món quà gửi trao đến du khách.

Tới đây chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng quy trình sản xuất ra 1 sản phẩm lụa tơ tằm từ các thợ dệt địa phương và các bạn đừng quyên mua lại 1 vài sản phẩm lụa để làm quà cho người thân mình nhé.

Địa chỉ: 28 Nguyễn Tất Thành, P. Cẩm Phổ, TP. Hội An

17. Làng rau Trà Quế 

Làng rau Trà Quế cũng tồn tại lâu năm những chỉ mới được du khách biết đến trong mấy năm gần đây. Đây là nơi dành cho du khách muốn trải nghiệm thực tế về cách làm rau của người dân nơi đây. Bạn sẽ được hóa thân thành người “nông dân làng rau Trà Quế” thực thụ, trải nghiệm tưới rau, trồng rau, và chăm bón như thé nào.

Tới đây bạn còn được thưởng thức ẩm thực truyền thống của xứ Quảng và đi kèm không thể thiếu chính là đặc sản rau Trà Quế. Bạn cũng có thể tự vào bếp học nấu các món rồi thưởng thức sản phẩm mình làm ra nhâm nhi thêm ít rượu Hồng Đào nữa! Cảm giác thật là tuyệt vời.

Thử một ngày làm nông dân tại làng rau Trà Quế.

Địa chỉ: Làng Trà Quế, xã Cẩm Hà, TP. Hội An.

18. Rừng dừa Bảy Mẫu Tam Thanh

Là một địa điểm du lịch Hội An nằm không quá xa khu vực phổ cổ, rừng dừa Bảy Mẫu Tam Thanh đích thị là nơi dành cho những tín đồ mê sông nước. Chẳng cần phải lặn lội xuống tận miền Tây, rừng dừa với khung cảnh dừa nước rậm rạp, khung cảnh yên tĩnh hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách cảm giác như được bao quanh bởi sông nước miền Tây.

Ngoài đưa du khách đi tham quan một vòng rừng dừa, những người dân địa phương ở đây cũng sẽ trổ tài làm “vòng tay bằng lá dừa”, “múa thúng” rất điệu nghệ.

Múa thúng – màn trình diễn đặc sắc đến từ người dân địa phương

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HỘI AN NẰM XA PHỐ CỔ 19. Biển An Bàng 

Là bãi biển đẹp nhất của Thành Phố Hội An, mỗi ngày biển An Bàng đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan và tắm biển. Biển ở đây rất bằng phẳng, nước biển trong xanh ngắt và bãi cát vàng phẳng lỳ rất lý tưởng để tắm biển. Ở đây cũng có rất nhiều trò chơi và hoạt động thú vị, hải sản ở đây cũng rất đa dạng và phong phú. Bạn tha hồ thưởng thức hải sản ở đây mà không lo về giá.

Chợ An Bàng luôn hấp dẫn du khách bởi bãi biển xanh ngắt.

Địa chỉ: P. Cẩm An, TP. Hội An

20. Biển Cửa Đại 

Nằm cách phố cổ Hội An không xa nữa là Biển Cửa Đại, cũng là bãi biển thuộc top đẹp nhất nhì Hội An. Nhưng ở đây không tấp nập bằng biển An Bàng, du khách tới đây chủ yếu là để ngắm cảnh biển chứ ít nghỉ dưỡng vì cách đây vài năm biển Cửa Đại bị sạt lở khá nhiều. Ngoài ra, ở đây hàng quán cũng rất nhiều, bạn có thể thưởng thức hải sản với giá rất phải chăng.

Một thoáng biển Cửa Đại.

Địa chỉ: P. Cẩm An, TP. Hội An.

21. Cầu Cửa Đại

Là cây cầu đẹp và hùng vĩ nhất Quảng Nam, nối thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên của Quảng Nam. Bạn đứng ngay giữa cầu nhìn xuống mới thấy hết vẻ đẹp và sự hùng vĩ của cầu với dòng sông thu bồn sạch đẹp chảy qua, 2 bên sông là hàng dừa nước uống lượn uyển chuyển, xa xăm là 1 vài chiếc thuyền của ngư dân về đậu đỗ. Hãy thử 1 lần tới đây các bạn nhé.

Vẻ đẹp hùng vĩ của cây cầu mang tên Cửa Đại.

Địa chỉ: Xã Cẩm Thanh, TP. Hội An

22. Đảo Cù Lao Chàm

Nơi đây thì chắc các bạn cũng biết đến nhiều rồi vì Cù Lao Chàm là một đảo nổi tiếng của Quảng Nam. Rất nhiều dịch vụ bạn sẽ được trải nghiệm khi bạn đăng ký Tour Cù Lao Chàm 1 ngày như: Lặn ngắm san hô, tắm biển ở bãi biển Cù Lao Chàm, tham quan khu bảo tồn biển, chợ Tân Hiệp, giếng cổ Champa, chùa Hải Tạng…rất nhiều điểm thú vị khác. Lại 1 địa điểm lý tưởng nữa để đợi các bạn khám phá và tìm hiểu.

Bãi tắm Cù Lao Chàm

Địa chỉ: Xã Tân Hiệp, TP. Hội An

23. Khu vui chơi Vinpearl Nam Hội An

Là khu phức hợp nhà hàng ăn uống, công viên nước, khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp vừa mới hoạt động nhưng Vinpearl rất quy mô và có tầm ảnh hưởng rất lớn. Lấy bối cảnh chính ở trung tâm khuôn viên là phố cổ Hội An, bạn sẽ được ngắm nhìn 1 phố cổ Hội An thu nhỏ nữa khi đến với Vinpearl Nam Hội An. Là địa điểm checkin quá lý tưởng cho những bạn trẻ thích sống ảo. Đặc biệt nhất khi đến với vinpearl Nam Hội An là tiết mục trình diễn nhạc nước vào 19h30 hằng đêm các bạn nhé.

Vinpearl Land – nơi bạn thoải sức với các trò chơi mạo hiểm

ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HỘI AN – NHỮNG ĐIỂM CHECK IN NỔI TIẾNG CỦA GIỚI TRẺ 24. Lò gạch cũ Hội An

Sau khi tham quan hết các địa điểm du lịch Hội An nằm trong phố cổ, nhiều bạn trẻ tỏ ra hào hứng khi nhắc đến một điểm mới toanh hót hòn họt gần đây, đó chính là cái lò gạch cũ. Từ một cái lò gạch cũ bỏ hoang, nằm bơ vơ giữa cánh đồng nay đã được sửa chữa để trở thành một địa điểm sống ảo của giới trẻ. Gần đó cũng là một quán cafe cực xịn xò, được thiết kế theo mô hình farmstay là nơi mà bạn trẻ ghé lại để nghỉ ngơi, uống nước sau khi đã check in thấm mệt.

Check in Lò Gạch Cũ.

Địa chỉ: Xã Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam.

25. Chùa Bà Mụ Tam Quan

Là một địa điểm mới được biết đến trong thời gian gần đây, chùa Bà Mụ Tam Quan sau khi được tu bổ với kiến trúc độc đáo đã vô tình trở thành background sống ảo của giới trẻ. Mặc dù các hạng mục của chùa đã bị phá hủy gần hết tuy nhiên phần cổng chùa vẫn còn giữ gần như nguyên vẹn. Và chính không gian này, với màu sắc cổ kính pha lẫn với sắc màu đỏ ấn tượng, đã trở thành điểm check in được yêu thích nhất.

Chùa Bà Mụ – nơi sản sinh ra những bức ảnh độc và chất.

26. Những con đường hoa giấy

Là một vẻ đẹp rất riêng của Hội An, những con đường hoa giấy không phải là một địa điểm du lịch Hội An bạn có thể đến bất cứ lúc nào, bởi chúng xuất hiện theo mùa. Đến mùa, từng khóm hoa giấy với đủ sắc màu rực rỡ khoe sắc làm cho không gian phố cổ đã vốn yên bình nay càng trở nên lãng mạn hơn. Một địa điểm du lịch bụi Hội An bạn không nên bỏ lỡ.

Những bức tường hoa giấy ghi dấu ấn của những đôi bạn trẻ.

27. Bức tường rêu phong Hoàng Văn Thụ

Gần 10 năm nay, bức tường Hoàng Văn Thụ đã trở thành niềm cảm hứng bất tận của những nhiếp ảnh gia và nhiều bạn trẻ. Ngược lại với màu sắc nổi bật của những bức tường vàng ở Hội Ân, bức tượng Hoàng Văn Thụ lại gây thương nhớ bởi được phủ đầy những mảng rêu xanh cũ kỹ.

Bức tường Hoàng Văn Thụ nay đã không còn.

28. Những quán cafe Hội An ấn tượng

Hội An thu hút rất nhiều người bởi không chỉ ở khung cảnh bình yên, cổ kính của phố cổ mà nơi đây còn liên tục mọc lên những quán cafe được decor rất ấn tượng. Sau những giây phút dạo quanh phố cổ đã thấm mệt, du khách thường chọn cho mình một góc nhỏ nơi những quán cafe để thưởng thức tách cafe hay thức uống yêu thích. Trong không gian hoài cổ ấy, bỗng như thế Hội An trở nên bình yên và cổ kính hơn bao giờ hết.

Những quán cafe cổ kính làm nên nét đặc trưng của Hội An.

29. Sân bóng rổ Lễ Nghĩa

Rất nhiều du khách đã quá quen với những cái tên như Chùa Cầu, sông Hoài, phố đèn lồng nhưng với cái tên sân bóng rổ Lễ Nghĩa lại quá mới mẻ. Dù không phải là một địa điểm du lịch Hội An quá nổi tiếng như hứa hẹn đó sẽ là một điểm check in – sống ảo độc đáo của giới trẻ.

Một điểm check in mới mẻ ở Hội An.

20. Làng bích họa Tam Thanh

Dù là một địa điểm du lịch Hội An nằm khá xa nhưng nhiều bạn trẻ cũng không ngại đường xa đến đây để check in. Như bước ra từ một câu chuyện cổ tích, làng bích họa Tam Thanh từ một ngôi làng ven biển đơn sơ, nay đã được khoác một lớp áo mới rực rỡ hơn. Những nét vẽ đến từ những họa sĩ nổi tiếng trên khắp mọi nơi đã khiến cho ngôi làng ấy bỗng trở nên sống động, tươi mới hơn.

Một thoáng yên bình bên làng bích họa Tam Thanh.

ĐẾN NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HỘI AN NÊN ĂN GÌ – GỢI Ý NHỮNG MÓN NGON 

Cao Lầu Hội An chắc chắn là món bạn ăn thử đầu tiên.

Ẩm thực Hội An được chia làm 3 loại chính, đó là các món chính, các món ăn vặt và tráng miệng. Để mình sẽ kể ra cho các bạn một vài món, dù có thể không có thời gian để ăn hết, nhưng bạn không thể bỏ qua những cái tên sau đây:

+ Món chính: Mỳ Quảng, Cao Lầu, Cơm Gà, bánh xèo, Bánh mỳ

+ Món ăn vặt: Bánh đập hến xào, thịt nướng, ốc hút, bánh bèo, kem ống, nước mót, tàu phớ, bánh bột lọc,vv…

+ Món tráng miệng: Chè thập cẩm, xí mà phù, chè xoa xoa

Dù phong phú về ẩm thực nhưng hầu hết các món ăn ở Hội An đều mang phong cách gần gũi, dân dã hầu như không có món cao sang mĩ vị. Đó cũng là nét hấp dẫn độc đáo của nơi này, khiến không ít du khách thích thú, bởi đơn giản đi du lịch mà đồ ăn vừa ngon lại vừa rẻ tiền thì điều đó không tồi một chút nào.

ĐI DU LỊCH HỘI AN TỰ TÚC HẾT BAO NHIÊU TIỀN?

Đến với Hội An, phần lớn mọi người đều thích đi tự túc hơn là đi tour, bởi khi ấy có thể tự khám phá mọi thứ theo cách của riêng mình, có thể chủ động hơn về thời gian. Còn với những khách lớn tuổi, khách ở xa đến Đà Nẵng và chọn Hội An là một điểm đến, thì theo mình vẫn nên đi tour Hội An Ngũ Hành Sơn. Vì đơn giản, vừa có thể kết hợp đi danh thắng Ngũ Hành Sơn và buổi chiều, vừa tham quan phố cổ vào buổi tối.

Nếu như đi tour, bạn chỉ cần trả một khoảng chi phí nhất định là khoảng 300k gồm xe đưa đón, ăn uống, vé tham quan, hướng dẫn viên thì đi tự túc lại tùy vào mỗi bạn. Nếu bạn đi tự túc, không mua vé tham quan, mang theo đồ ăn, nước uống thì chi phí không cao, thậm chí chỉ tốn k gửi xe.

+ Chi phí di chuyển đến Hội An:

Để có thể tiện hơn trong việc di chuyển đến phố cổ cũng như tham quan các địa điểm du lịch Hội An ở xa phố cổ như làng gốm, làng mộc, biển An Bàng, rừng dừa Bãy Mẫu thì xe máy là phương tiện hữu ích nhất.

Giá thuê xe máy: 150k/ xe/ 2 người + 50k đổ xăng là 200k, mỗi người 100k.

Giá đi xe buýt: 25k/ 1 chiều/ 1 người, khứ hồi là 50k/ 1 người.

Giá đi xe đưa đón: 600k/ 2 chiều.

+ Chi phí tham quan phố cổ:

Ở Hội An có những di tích nếu muốn tham quan bắt buộc phải mua vé vào cổng, sẽ có khoảng 20 địa điểm, và khi mua vé bạn có quyền được chọn 4/20 địa điểm đó để tham quan. Giá vé khoảng 80k/ người. Các địa điểm chủ yếu là Chùa Cầu, các hội quán, nhà cổ, bảo tàng,vv…

Lưu ý: Nếu không có nhu cầu tham quan mà chỉ đi dạo phố, bạn không cần phải mua vé. Vé là tự nguyện. Ngoài ra, có một số các điểm đến nằm ngoài phố cổ khi vào phải mua vé, mức giá khá rẻ.

Làng gốm Thanh Hà: 15k/người

Công viên đất nung Thanh Hà: 30k/người

Làng rau Trà Quế: 10k/người

Vinpearl Land Nam Hội An: 500k/người (vé trọn gói)

+ Chi phí khách sạn ở Hội An:

Nếu bạn có nhu cầu qua đêm ở Hội An, có thể thuê ở phòng gần trung tâm để tiện cho việc tham quan, di chuyển, giá khoảng 400k/ đêm/ 2 người. Ngoài ra, các homestay chủ yếu cho dân phượt, bụi, còn các resort, khách sạn cao cấp dành cho các khách đến Hội An với mục đích nghỉ dưỡng.

+ Chi phí ăn uống ở Hội An:

Đồ ăn ở Hội An không thiên về hải sản nên chi phí ăn uống sẽ không cao như Đà Nẵng, nếu 1 ngày ở Hội An mình nghĩ cầm 200k là ăn phê pha.

KINH NGHIỆM CHECK IN NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HỘI AN – Nên đi đến các địa điểm du lịch Hội An vào thời gian nào?

Một năm Hội An có 2 mùa, 1 mùa mưa và 1 mùa khô. Vì đặc thù của chuyến đi Hội An chủ yếu là ngắm cảnh, ăn uống chứ ít hoạt động tắm biển nên bạn có thể đến Hội An bất kỳ lúc nào, miễn trời quang mây tạnh thì ok. Vì thời tiết tháng 5, 6, 7 khá là nóng bức, nhiệt độ có thể lên mức 40 độ c, nên theo mình thời điểm lý tưởng nhất vẫn là tháng 1, 2 và tháng 8, 9. Lúc này, thời tiết có phần dịu nhẹ hơn nên việc đi dạo ngoài trời cũng dễ chịu hơn.

– Đến Hội An nên đi bằng phương tiện nào cho tiện?

Sẽ có 2 hình thức cho bạn lựa chọn như sau:

1 là đi tour: Sẽ bao gồm xe đưa đón tận nơi, vé tham quan, ăn uống, hướng dẫn viên.

2 là đi tự túc: Nếu chọn đi tự túc thì mình nghĩ đi xe máy sẽ tiện hơn, còn nếu mà muốn đi taxi, xe đưa đón thì thuê riêng khá đắt, nên chuyển sang đi tour sẽ rẻ và tiện hơn nhiều.

– Check in những địa điểm nổi tiếng Hội An nên chuẩn bị những gì?

Mình thấy đi Hội An là khỏe nhất, cứ thế mà đèo xe máy đi thôi, đói thì dừng lại ăn chứ chẳng ai mang theo gì cả. Nếu kỹ hơn, các bạn nhớ mang theo giấy tờ (để thuê xe máy), kem chống nắng và một đôi giày thật tốt để đi bộ.

Bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng về trang phục nếu muốn có một album ảnh ở Hội An.

Trong bài Kinh nghiệm du lịch Hội An, mình đã tổng hợp hết tất cả các thông tin cần thiết cho bạn, đó là những thông tin mà mình nghĩ nó hữu ích, dù là đi tự túc hay đi tour. Các bạn nên tham khảo bởi trong đó có những thông tin rất thú vị, những điều mình đã trực tiếp trải nghiệm và chia sẻ lại với mọi người.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM VÀ CẦN TRÁNH KHI THAM QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HỘI AN + Những điều nên làm khi đến các địa điểm tham quan ở hội An

Nên mua vé vào tham quan phố cổ: Dù không bắt buộc nhưng vì tiền vé nhằm mục đích là để trùng tu, sữa chữa các di tích như Chùa Cầu, nhà cổ, bảo tàng nên mình nghĩ mua vé để góp một phần vào việc tôn tảo các Di tích ấy cũng là việc nên làm.

Ghé thăm Hội An từ buổi chiều: Hầu như mọi người sẽ bảo là Hội An đẹp nhất về đêm và khuyên bạn nên đi vào thời điểm này. Tuy nhiên, nó chỉ mới là một góc của Hội An mà thôi. Theo mình, nếu không có thời gian ở cả ngày, các bạn nên đến đây vào buổi chiều, sau đó chơi cả tối xong thì về. Thời gian chuyển giao giữa ngày và đêm ở Hội An rất đẹp, khi mà hoàng hôn vừa buông xuống là những ánh đèn lồng rực rỡ lại bỗng rực sáng lên.

Thời khắc chuyển giao giữa ngày đêm ở Hội An đem đến nhiều cảm xúc.

Thử một lần chơi bài chòi: Bài chòi là một trò chơi dân gian của Hội An, rất thú vị, nó là nét đặc trưng riêng của phố cổ, giống như Ca Huế trên sông Hương vật. Kết hợp trong những làn điệu dân da là thú vui tao nhã của người xứ Quảng, dường như ai cũng hào hứng rút cho mình vài ba thẻ để thử tài may mắn.

+ Ghé thăm các địa điểm tham quan ở Hội An cần tránh làm điều gì?

Đi Hội An vào mùa mưa: Đây chắc chắn là điều mà bạn nên nhớ, vì ít ai đi Hội An vào mùa mưa cả, nhất là vào mùa lũ lụt lại càng không. Khi ấy, cả phố cổ chìm ngập trong nước lũ, hàng quán đóng cửa, trả lại cho Hội An một không gian yên ắng đến lạ thường.

Đi xe máy vào khu vực phố đi bộ: Hội An có quy định cấm xe máy đi vào khu vực phố cổ vào những khung giờ nhất định, mục đích để khách tham quan có không gian riêng để tham quan. Vậy nên với những bạn nào chưa đến Hội An một lần nào thì nên biết giờ cấm xe vào phố cổ Hội An là khi nào để sắp đi cho hợp lý.

Mặc trang phục hở hang khi đến các điểm linh thiêng: Hội An có nhiều địa điểm linh thiêng như khu vực thờ cúng, chùa chiền, hội quán nên bạn cần chú ý về trang phục của mình.

Chen lấn, xô đẩy: Đây là một hành động bị cho làm thiếu văn minh, lịch sự và ở Hội An thì nó dường như không có. Bởi Hội An là điểm đến của rất nhiều vị khách quốc tế, vì vậy mà người dân và cả khách du lịch có thói quen xếp hàng rất tốt.

Nếu việc đi lại khó khăn hoặc không có thời gian nhiều tìm hiểu bạn cũng tham khảo đi Tour Hội An dễ vừa rẻ – Vừa tiện lại dễ dàng đi nha. Khi đọc xong bạn cảm thấy bài viết của mình hữu ích thì chia sẻ cho mọi người đều biết nhé. Nếu có cơ hội mình sẽ tìm hiểu thêm nhiều những địa điểm du lịch Hội An hơn để giới thiệu đến các bạn. Chúc các bạn có chuyến du lịch vui vẻ và ý nghĩa!

Đăng bởi: Nguyên Dương

Từ khoá: Top 30 địa điểm du lịch Hội An khiến bạn mê mẩn không muốn về

Du Lịch Cao Bằng Mùa Nào Đẹp Nhất, Đáng Đi Nhất?

Du lịch Cao Bằng mùa nào đẹp nhất? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều du khách đi tìm đáp án để lên cho mình một kế hoạch du lịch Cao Bằng hợp lý nhất. Đây chính là bài cẩm nang mà bạn đang cần để giải đáp cho câu hỏi Du lịch Cao Bằng mùa nào đẹp nhất đó nhé. Nào! Hãy xem chúng mình tìm ra đáp án cho câu hỏi Du lịch Cao Bằng mùa nào đẹp nhất nhé.

Du lịch Cao Bằng mùa nào đẹp nhất? Thời điểm tuyệt vời tới Cao Bằng

Cao Bằng mỗi mùa lại mang một vẻ đẹp khác nhau không hề lẫn lộn, đến với Cao Bằng mùa nào bạn cũng sẽ cảm nhận đượng sự bình yên của mảnh đất này. Nhưng có lẽ Cao Bằng đẹp nhất là vào mùa thu khi mà những cơn nắng gắt đã qua đi nhường chỗ cho những tia nắng nhẹ nhàng càng làm cho Cao Bằng rực rỡ hơn bao giờ hết. Thu ở Cao Bằng không có lá vàng rụng đầy đường như ở Hà Nội, Thu Cao Bằng là lúc những con nước đổ mạnh tạo thành những dải lụa trắng tại Thác Bản Giốc nổi bật giữa núi rừng bao la.

Tham khảo thêm

Cứ độ thu về là Cao Bằng lại đẹp đến ngỡ ngàng khi những cánh đồng chín muộn vàng ươm vẫn cứ chạy theo tia nắng chiều đến tít chân trời, những mái nhà đơn sơ ẩn hiện sau màn khói bếp tạo nên một khung cảnh đẹp như tranh thủy mặc. Ghé thăm hang Pác Bó, suối Lê – Nin vào thu ai cũng ngỡ như đang lạc vào chốn tiên cảnh bồng lai. Dòng suối Lê – Nin xanh biếc chảy quanh chốn yên bình nơi Bác Hồ đã từng sống và làm việc khiến nơi này mang một vẻ đẹp lung linh đến lạ. Những tia nắng nhẹ xuyên qua tán lá chiếu xuống mặt suối như những vì tinh tú đang tỏa sáng trên dải thiên hà bao la.

Thu Cao Bằng cũng là mùa của dã quỳ, của hoa tam giác mạch. Những bông hoa nhỏ bé nở rộ khắp nơi này như thay cho Cao Bằng một chiếc áo mới ấm áp hơn để chờ đón những ngày đông đang tới. Nếu đến Cao Bằng vào mùa thu bạn nên đi vào ngày thường bởi đây là mùa du lịch Cao Bằng nên cuối tuần sẽ rất đông, bạn cũng nên đặt phòng khách sạn trước để tránh cảnh phải lận đận tìm phòng. Cao Bằng còn rất nhiều địa điểm siêu đẹp vào mùa thu. Đến với Cao Bằng để tìm hiểu những điều thú vị nơi đây vào mùa thu tới nhé.

Bây giờ bạn đã có cho mình một lời giải đáp cho câu hỏi “Du lịch Cao Bằng mùa nào đẹp nhất?” rồi nhé. Hi vọng bạn sẽ có chuyến du lịch Cao Bằng trọn vẹn. Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline: 0989 552 520 – 0904 708 218 để được tư vấn tận tình nhất nhé.

Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ!

Đăng bởi: Phương Nguyễn Trọng

Từ khoá: Du lịch Cao Bằng mùa nào đẹp nhất, đáng đi nhất?

Top 6 Ngôi Chùa Thu Hút Khách Hành Hương Nhất An Giang

 

Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ là một di tích – danh thắng nổi tiếng của An Giang, nằm dưới chân núi Sam ở TP Châu Đốc. Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, xin lộc, trả lễ, cầu bình an, may mắn… quanh năm, nhất là suốt khoảng thời gian từ đầu xuân đến tận tháng 4 Âm lịch, khi diễn ra lễ hội Vía Bà. Theo truyền thuyết kể lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Tại khu vực danh thắng núi Sam còn có lăng Thoại Ngọc Hầu, cách miếu Bà Chúa Xứ không xa. Thoại Ngọc Hầu là một trong những nhân vật lịch sử quan trọng, đã có công khai phá, mở rộng vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lăng được đặt nằm ở dưới chân núi Sam, bên cạnh vô vàn các di tích khác, nhưng kỳ lạ thay lại không bao giờ ồn ào náo nhiệt như các lăng miếu khác ở đây mà luôn có một không khí lặng lẽ, trang nghiêm, thành kính. Trong đền còn có vô số những bảo vật có giá trị khác như những bức hoành phi, liễn đối, văn bia, văn tế, những áng văn thơ hùng tráng, ca ngợi công đức những bậc tiền nhân, gợi lên một thời oanh liệt của ông cha ta những năm tháng đi khai hoang mở mang bờ cõi, để lại cho con cháu muôn đời sau.

Chùa Tây An

Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia, chùa Tây An ở chân núi Sam được công nhận kỷ lục “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ của dân tộc đầu tiên” tại Việt Nam. Theo các tài liệu lịch sử, chùa được dựng lên từ giữa thế kỷ 19, dưới thời vua Thiệu Trị. Chùa Tây An kể từ thời Phật thầy Pháp Tang trụ trì đến nay đã trải qua 7 đời truyền thừa và qua nhiều lần tu sửa. Kiến trúc ngày nay của chùa được tôn tạo dưới thời Hòa Thượng Bửu Thọ vào năm 1958. Người đã cho xây dựng thêm 3 ngôi lầu cổ, mặt tiền chùa và sửa lại chánh điện, tạo thêm nét kiến trúc phương Đông kết hợp với kiến trúc Ấn Độ. Từ năm 1993 đến nay, Thượng tọa trụ trì Thích Huệ Kỉnh đã tổ chức trùng tu và xây mới nhiều công trình để phục vụ du khách thập phương đến hành hương vào mỗi năm. Chùa Tây An được xây dựng trên nền cao, thoáng rộng trong khuôn viên có diện tích 15.000m2. Phía sau là Núi Sam như bức bình phong làm nổi bật ngôi chùa với một màu xanh thẫm. Điểm đặc biệt nhất và ấn tượng nhất của ngôi chùa là mặt chính với ba cổ lầu nóc tròn hình củ hành với màu sắc sặc sỡ nhưng lại mang một nét hài hòa lạ lẫm.

Chùa Huỳnh Đạo

Chùa Huỳnh Đạo tọa lạc tại khóm Vĩnh Đông 2, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc. Với kiến trúc độc đáo và không giang rộng, chùa Huỳnh Đạo là nơi được nhiều Phật tử lựa chọn để hành hương dịp đầu năm mới. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa, với hai gian thờ chính và một khuôn viên lớn, bên ngoài thờ các vị thần bốn phương. Chùa được xây dựng vào năm 1996, lúc đầu chùa chỉ có ngôi Tam Bảo. Những năm tiếp theo, xây thêm gác chuông, Quan Âm các và nhiều công trình khác tạo nên một khuôn viên hoành tráng thật trang nghiêm, mỹ lệ. Chùa Huỳnh Đạo còn có nhà thờ nằm giữa hồ với hình ảnh con rồng lớn đầy uy lực.

Chùa Vạn Linh

Nằm ở vùng Bảy Núi huyền thoại, núi Cấm cao hơn 700m so với mực nước biển, thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây được nhiều du khách biết đến với phong cảnh non nước hùng vĩ, hữu tình, cùng một số công trình đáng chú ý như tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất châu Á, cùng với đó là ngôi chùa Vạn Linh. Theo nhiều tài liệu, nơi đây từng có tên gọi khác là chùa Lá, ban đầu chỉ là am lá lợp tranh đơn sơ. Ngày nay, chùa Vạn Linh được xây dựng, tôn tạo với kiến trúc uy nghi, có nhiều bảo tháp đẹp mắt, thu hút du khách thập phương. Ngôi chùa Vạn Linh có vị thế rất đặc biệt, là tựa lưng vào trên sườn đồi Bồ Hong (đỉnh cao nhất núi Cấm với 716m), mặt hướng về hồ Thủy Liêm, khuôn viên trồng nhiều hoa, cây cảnh… tương tự như Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt. Chính vì sự kết hợp hài hòa này, quang cảnh ngôi chùa Vạn Linh trở nên uy nghi. Chùa có nhiều bảo tháp đẹp như Bảo tháp Hòa thượng Thích Thiện Quang khai sơn, tháp chuông thờ đức Phật A Di Đà, tháp Bồ tát Quan Thế Âm… Và điểm thu hút nhất của ngôi chùa này chính là Bảo cát Quan Âm cao 40m theo mẫu Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) gồm bảy tầng và đặt thờ nhiều vị Phật, Bồ tát được tạc bằng đá quý.

Phước Lâm Tự

Theo Trần Thị Cẩm Nhi (Wiki Travel)

Đăng bởi: Lý Nguyễn Thị

Từ khoá: Top 6 ngôi chùa thu hút khách hành hương nhất An Giang

Cập nhật thông tin chi tiết về Đình Cẩm Phô: Ngôi Đình Cổ Nổi Tiếng Bậc Nhất Hội An trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!