Xu Hướng 10/2023 # Khám Phá Bản Giàng Tà Chải Sapa, Bản Làng Sở Hữu Cảnh Đẹp Nguyên Sơ Vùng Tây Bắc # Top 16 Xem Nhiều | Gqut.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Khám Phá Bản Giàng Tà Chải Sapa, Bản Làng Sở Hữu Cảnh Đẹp Nguyên Sơ Vùng Tây Bắc # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Khám Phá Bản Giàng Tà Chải Sapa, Bản Làng Sở Hữu Cảnh Đẹp Nguyên Sơ Vùng Tây Bắc được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bản Giàng Tà Chải Sapa nằm ở xã Xín Sải, được du khách yêu thích vì khung cảnh tuyệt đẹp của ruộng bậc thang, của những cung đường quanh co hùng vĩ và những nét văn hóa đặc sắc của bà con người Dao.

Tìm tọa độ bản Giàng Tà Chải

Bản Giàng Tà Chải Sapa là một bản làng đẹp được nhiều du khách trong và ngoài nước thường xuyên check in. Đây là một bản thuộc xã Tả Phìn, huyện Sapa, cách trung tâm thị trấn Sapa về phía Tây Bắc khoảng 13 km. Từ trung tâm thị trấn Sapa, du khách di chuyển theo hướng thung lũng Mường Hoa, đến với bản Tả Van rồi tiếp tục về bản làng này. 

Bản Giàng Tà Chải nằm ở xã Tả Phìn cách thị trấn Sapa 13 km. Ảnh: @valentino__sam

Bản Giàng Tà Chải tuy còn là cái tên khá mới mẻ nhưng lại là tọa độ du lịch không thể bỏ qua khi bạn đến với thị trấn mờ sương. Bản làng này nằm giữa rừng nguyên sinh rộng lớn, được mẹ thiên nhiên ôm ấp và chở che bốn mùa trong năm. Đến đây, bạn không chỉ được ngắm cảnh đẹp, trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị mà còn được tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống của người Dao.  

Bản Giàng Tà Chải Sapa là bản làng đẹp của người Dao. Ảnh: @giuliacembali

Khu vực này tập trung nhiều người Dao đỏ và các dân tộc thiểu số khác. Họ giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp, tiếp tục phát triển nghề trồng trọt, chăn nuôi, các nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan lát, rèn đúc, khảm bạc,… tạo nên nét văn hóa đa dạng cho cộng đồng. Đây cũng là yếu tố giúp bản làng này độc đáo và thu hút du khách hơn.

Đẹp nức lòng bản Giàng Tà Chải Sapa

Du khách phải trực tiếp xách ba lô lên và đi đến bản Giàng Tà Chải Sapa mới cảm nhận trọn vẹn hơn cảnh đẹp của bản làng này. Nơi đây nằm ở độ cao khoảng 1400 mét so với mực nước biển, được ôm trọn bởi hệ thống rừng nguyên sinh rộng đến 50 ha. Song song đó là 30 ha rừng tái sinh cùng thảm thực vật đa dạng, tô điểm cho khung cảnh bản làng thêm đẹp và hùng vĩ. 

Bản Giàng Tà Chải Sapa sở hữu cảnh đẹp nguyên sơ, trong lành. Ảnh: @minh.hai.7587

Cũng như nhiều bản làng đẹp ở Sapa khác, Giàng Tà Chải chào đón lữ khách phương xa với khí hậu mát lành và tiết trời dễ chịu. Người dân ở bản trồng nhiều ruộng bậc thang, ruộng lúa trải dài xa tắp, vô tận, như “nuốt chửng” lấy những ngôi nhà nhỏ nằm nép mình dưới sườn đồi. Bất kể mùa nào trong năm, ruộng lúa ở đây cũng đẹp và ấn tượng.

Du lịch Sapa, bạn không thể bỏ qua bản Giàng Tà Chải xinh đẹp. Ảnh: @ilukreskiyee

Sapa đâu chỉ có bản Cát Cát, bản Tả Van, Tả Phìn,… mới có ruộng bậc thang. Ở Giàng Tà Chải, du khách có thể dành thời gian trekking trên những cung đường, ngắm ruộng lúa tốt tươi. Nếu đến đây vào tháng 9 – 10, bạn còn được ngắm mùa lúa chín đẹp lãng mạn. Dường như ở cung đường nào đi qua, du khách đều có thể lưu lại những khoảnh khắc đẹp của ruộng bậc thang vàng óng. 

Du lịch Sapa, bạn có cơ hội ngắm bản Giàng Tà Chải mang vẻ đẹp trong lành, thơ mộng. Ảnh: @jlgoh_

Dành thời gian đi bộ quanh bản Giàng Tà Chải Sapa, du khách còn được đi ngang những rừng tre xanh, tự mình chinh phục những cung đường hiểm trở và ngắm nghía trọn vẹn hơn bản làng của người Dao đỏ. Đâu đó trên đường, bạn sẽ nhìn thấy những người Dao mặc trang phục truyền thống với màu sắc rất nổi bật. 

Những em bé ở bản Giàng Tà Chải Sapa. Ảnh: @iamdesertpaul

Trong hành trình khám phá Sapa của mình, bạn hãy một lần đến bản làng này để có thể tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống của cư dân bản địa. Nếu thích chụp ảnh kỷ niệm, bạn hãy thuê trang phục của dân địa phương. Nếu muốn sống như một người Dao, du khách có thể học hỏi cách làm đồ thủ công mỹ nghệ của họ. 

Du khách khám phá vẻ đẹp của bản Giàng Tà Chải Sapa mùa thu. Ảnh: @simpliicitysim

Nếu du lịch Sapa dịp đầu năm mới và đến bản làng này, du khách được tham gia lễ Pút Tồng của bà con Dao đỏ. Đây là lễ hội được tổ chức để tắm gội cho tổ tiên sạch sẽ nhằm cầu mong một năm mới được an lành, no đủ, mùa màng tốt tươi, cuộc sống bình an và hạnh phúc. Với người Dao đỏ, đây là một hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức rất long trọng.

Đến đây, du khách được xuống đồng trải nghiệm cùng bà con nông dân. Ảnh: @cmullzz

Ngày nay, bản Giàng Tà Chải Sapa cũng bắt đầu phát triển du lịch. Người dân biết kinh doanh homestay, cung cấp các dịch vụ ăn uống để du khách được thưởng thức nhiều món ngon hơn khi về thăm bản làng này. Tiêu biểu có thể kể đến thắng cố, măng chua, lợn bản, rượu táo mèo, lợn muối,… Món nào cũng ngon và hấp dẫn du khách. 

Du khách tìm cho mình những phút giây bình yên ở bản làng này. Ảnh: @thuyboeing

Một trong những đặc sản không thể bỏ qua khi đến bản Giàng Tà Chải chính là rượu mầm thóc. Món rượu với hương vị men say nồng đặc trưng phù hợp để uống khi ăn các món ngon bản địa. Đồng thời cũng là món quà quý mà bạn có thể mua về để tặng cho người thân, bạn bè sau chuyến du lịch Sapa. 

Tips khám phá bản Giàng Tà Chải Sapa

Nên khám phá bản Giàng Tà Chải vào mùa nào trong năm? Mùa thu là lý tưởng nhất vì đây là mùa lúa chín, cảnh sắc đẹp và tiết trời mát mẻ, dễ chịu. Trời không quá nắng nóng, nhưng lại không mưa, thuận lợi cho du khách đi lại khám phá bản làng cũng như chụp thật nhiều ảnh check in đẹp mang về. 

Mỗi mùa, bản Giàng Tà Chải mang một vẻ đẹp riêng. Ảnh: @zoebitalk

Mùa xuân từ tháng 12 – 3 hàng năm cũng rất phù hợp để bạn vi vu Giàng Tà Chải. Đây là thời điểm mà bản làng này rực hồng sắc hoa đào. Những buổi sớm mai, bản chìm trong sương sớm, tô vẽ một bức tranh vô cùng thơ mộng, hữu tình. Đặc biệt, khám phá bản làng này vào mùa xuân, du khách còn có cơ hội tham gia nhiều lễ hội ở đây.

Du khách có thể lưu trú tại các homestay trong bản. Ảnh: @rafelbaltrons

Hiện nay, du khách về đây có thể chọn lưu trú ngay tại bản hoặc ở các homestay trong những bản làng lân cận tùy thích. Hành trình khám phá bản này từ 1 – 2 ngày là đủ để bạn có nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Còn nếu quá bận thì chỉ cần 1 ngày là bạn cũng có thể dạo quanh bản làng người Dao này.

Ảnh: Instagram

Đăng bởi: Ngân Nguyễn

Từ khoá: Khám phá bản Giàng Tà Chải Sapa, bản làng sở hữu cảnh đẹp nguyên sơ vùng Tây Bắc

Khám Phá Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn Vùng Tây Bắc

Nằm cách trung tâm thị trấn Tam Đường 25km, thuộc khu vực đèo Hoàng Liên Sơn, đỉnh Ngũ Chỉ Sơn với năm ngọn núi cạnh nhau dựng thẳng đứng ở độ cao khoảng chừng 2.850m so với mực nước biển thuộc địa phận xã Sơn Bình được mệnh là ngọn núi hùng vỹ nhất vùng Tây Bắc. Đây đã trở thành điểm đến trong mơ của nhiều đoàn phượt ưa mạo hiểm.

Khám phá đỉnh Ngũ Chỉ Sơn vùng Tây Bắc

Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn chưa được biết đến nhiều do địa hình hiểm trở, phức tạp nên từ lâu đã vắng dấu chân người. Nơi đây chỉ có đường mòn men theo các sườn núi với rất nhiều thác gềnh và băng qua những vạt rừng nguyên sinh hàng trăm năm tuổi. Trải qua cung đường đèo quanh co uốn lượn, ngắm những cánh đồng lúa bậc thang xa ngút tầm mắt của đồng bào dân tộc Mông. Bao đời nay, người Mông quần tụ sinh sống dưới chân dãy Hoàng Liên, quanh năm cần cù lao động bằng nghề nông nghiệp lúa nước là chủ yếu.

Đan xen là những cánh rừng thông xanh mướt rộng mênh mông hòa quyện trong tiếng gió vi vu, những tiếng chim muông tạo ra một bản hòa ca thật hay của núi rừng đại ngàn Tây Bắc. Cũng chính cung đường làm xao xuyến biết bao du khách này đã được dân phượt mệnh danh với cái tên thật thú vị “Vua đèo vùng Tây Bắc”. Đây cũng là điểm dừng chân ngắm cảnh cho các đoàn du khách ưa thích trải nghiệm và khám phá.

Chặng đường để chinh phục đỉnh Ngũ Chỉ Sơn ước tính dài khoảng 12 km, chủ yếu là đường mòn xuyên qua các vạt rừng nguyên sinh và men theo những chiền núi đá cao nhấp nhô quanh năm mây mù bao phủ. Chặng đường đầu tiên, đi dọc theo con suối, nước suối trong lành mát lạnh, chính từ những con suối này là nguồn cung cấp nước cho cánh đồng lúa và nước sinh hoạt cho người dân xã Sơn Bình; đồng thời cũng là nguồn nước để phát triển nuôi cá nước lạnh như: cá hồi, cá tầm nơi đây.

Càng đi lên cao mới thấy hết được sự hùng vỹ mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này; và cũng đến đây du khách mới hiểu được vì sao nhiều đoàn phượt lại chọn Ngũ Chỉ Sơn để chinh phục, thử sức mình cùng với những thách thức của thiên nhiên. Những núi đá lớn dựng vách thành được bao bọc bởi những tán rừng nguyên sinh rậm rạp, rêu phong. Những nương thảo quả xanh mướt của người dân dọc đường đi đã gây sự tò mò thích thú của nhiều du khách, dưới mỗi gốc thảo quả là những chùm thảo quả chín ôm quanh cụm cây như chuỗi hồng ngọc trên cổ mỹ nữ vậy. Theo người dân nơi đây cây thảo quả không những là một loài cây cho giá trị kinh tế cao mà còn là một loại dược liệu quý có thể chữa được bệnh cho con người và hạt thảo quả còn là một thứ gia vị không thể thiếu được đối với các món ăn ẩm thực của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Đi dọc theo khe suối, cách quốc lộ 4D khoảng chừng 1,5km đường rừng, tại độ cao 2.200m so với mực nước biển, ở giữa hai sườn núi thẳng đứng là thác nước lớn cuồn cuộn chảy xối xả quanh năm, đó là thác Cầu Mây. Dòng thác đẹp không vì độ cao của thác mà vì thác uốn lượn, nước cuộn cuộn chảy ngày đêm không ngừng, bọt nước tung trắng xóa như một cây cầu để nối những đám mây trôi lơ lửng. Chân thác là một khung cảnh cực kỳ lung linh, huyền ảo như chốn bồng lai tiên cảnh. Tất cả được tạo bởi bọt và hơi nước bắn lên, nhưng không kém phần hùng vĩ và tráng lệ. Thác nước chảy qua bao năm khoét sâu vào lòng đá tạo thành vực nước sâu thẳm, xanh biếc; đây là một điểm tắm lý tưởng và cũng là nơi tạo cảm hứng cho những nhiếp ảnh gia không chuyên thỏa sức tác nghiệp tùy theo ý thích. Đến đây ai cũng muốn chụp cho mình những tấm hình đẹp nhất để lưu làm kỷ niệm khi lần đầu đặt chân tới đây.

Lên đến độ cao từ 2.400m, điều mà bất kỳ du khách đi phượt nào cũng cảm nhận thấy đó là sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm. Vì nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn; là eo đón gió nên nơi đây thường có mây trắng phủ quanh năm, sương nặng hạt và nhiệt độ hơi se lạnh. Cũng ở độ cao này, có rất nhiều động thực vật sinh sống, đặc biệt các loại cây thảo mộc phát triển rất nhiều. Trong đó phải kể đến hàng trăm loài cây lấy gỗ như vàng tâm, dổi, nghiến, chò chỉ… với nhiều những loại cây khác nhau mà các cánh rừng vùng tây bắc không nơi nào có. Hàng trăm loại cây dược liệu quý hiếm chưa được khai thác như: gấu tàu, cỏ thơm, tam thất, ngọc cẩu, linh chi và đặc biệt là cây Hoàng Liên, loại cây đã gắn tên gọi của mình với tên gọi của dãy núi hùng vỹ này…. Thảm thực vật nơi đây phong phú đa dạng. Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ với những dải núi đá trùng điệp nối tiếp nhau chạy dài như vô tận.

Tiếp tục cuộc hành trình, du khách sẽ được trinh phục những chặng đường mòn hun hút, cứ lên cao lại lên cao theo nhiều cung bậc khác nhau dường như không có điểm cuối. Ngoảnh lên là những biển mây trôi lơ lửng, cúi xuống là những thung lũng, những rừng cây nguyên sinh bạt ngàn đang sống hòa mình trong mây gió đại ngàn.

Sau gần 6h đi bộ leo núi, du khách sẽ tới được điểm cao khoảng chừng 2.800m, ở đó có thể ngắm rõ đỉnh Ngũ Chỉ Sơn nhất. Vì đỉnh Ngũ Chỉ Sơn rất cao, núi đá nguy hiểm, nên các đoàn khách đi phượt đã lựa chọn đây là địa điểm lý tưởng nhất để quan sát, ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vỹ mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây.

Thời tiết ở đây rất lạnh, vào mùa hè nền nhiệt độ trung bình ban ngày dao động từ 14 – 170C, độ ẩm trên 98% còn về đêm nhiệt độ có lúc xuống tới 9 – 100C. “Núi bàn tay” đang sừng sững hiên ngang đứng vững chắc giữa đất trời Tây Bắc, hình ảnh năm ngọn núi dựng vách thành đã tạo ấn tượng mạnh trong lòng biết bao du khách. Tại nơi đây du khách có thể thỏa thích ngắm những rừng cây nguyên sinh hàng trăm năm tuổi mọc chỗ dày, chỗ rải rác. Sống ở nơi khí hậu trên vùng cao quanh năm sương giá, để tồn tại với thiên nhiên, tự bản thân những cây cổ thụ này sinh ra một lớp vỏ dày ôm quanh thân, và đây cũng là địa điểm sống lý tưởng cho những cây thuộc hệ thân bám như rêu, phong lan, nấm, linh chi…

Những tiếng gió thổi vi vu hòa quyện vào những tiếng xào xạc của lá cây, của núi rừng đại ngàn để rồi viết nên những bản hòa tấu của thiên nhiên hoang dã, lúc trầm, khi bổng; một thoáng mượt mà êm ả, khi lại gia diết cồn cào mang một vẻ rất riêng, rất đặc biệt. Từ độ cao 2800m dường như thiên nhiên muốn phô diễn hết những gì quyến rũ nhất tiềm ẩn trong mình để ban tặng cho con người mà chỉ đỉnh Ngũ Chỉ Sơn mới có được. Tại đây, du khách sẽ có những cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, như có thể sờ nắm được những tầng mây. Không khí nơi đây thật trong lành, thiên nhiên nơi đây như ban tặng cho những ai có ý trí và nghị lực vượt qua khó khăn, đặt chân tới đây để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tiềm ẩn; khung cảnh huyền thoại; có được cái cảm giác bay bổng như những loài chim; con người thật nhỏ bé trước thiên nhiên.

Và cũng từ độ cao này, vào những ngày thời tiết đẹp, trời trong xanh bạn có thể phóng xa tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của toàn bộ khung cảnh Đèo Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan Xi Păng, đỉnh Pu Ta Leng và rất nhiều ngọn núi khác. Một kết quả thật xứng đáng cho những du khách chinh phục được nơi này. Sau khi ngắm cảnh, chụp ảnh, du khách sẽ quay trở lại đường mòn để về nơi tập kết ban đầu. Đây cũng là thời gian để du khách có thể chiêm ngưỡng kỹ hơn những điều thú vị mà khi đi vì quá nóng vội muốn chinh phục đỉnh Ngũ Chỉ Sơn mà du khách đã bỏ qua nó.

Kết thúc cuộc hành trình đầy phiêu lưu, ngước nhìn lại ngọn núi vừa chinh phục, ắt hẳn đọng lại trong lòng du khách nhiều cảm xúc sâu lắng, những trải nghiệm đầy thú vị, đó cũng là kinh nghiệm bổ ích để bổ sung thêm vào vốn hiểu biết của mình về một lĩnh vực còn khá mới mẻ, đó là kinh nghiệm chinh phục những đỉnh cao mà người ta thường gọi là đi phượt hay đi leo núi thám hiểm.

Theo Du lịch VN

Đăng bởi: Nguyễn Nhàn

Từ khoá: Khám phá đỉnh Ngũ Chỉ Sơn vùng Tây Bắc

Bản Lác Mai Châu – Vẻ Đẹp Hoang Sơ Nơi Núi Rừng Tây Bắc

Mục Lục

Đôi nét về bản Lác Mai Châu

Bản Lác Mai Châu mặc dù cũng như bao nơi khác đã được hiện đại hóa công nghệ hóa nhưng bản thân nó vẫn giữ lại một nét đẹp vừa hoang sơ và mộc mạc giản dị. Đó là một vẻ đẹp rất riêng rất lạ của núi rừng Tây Bắc.

Bản Lác nằm gọn mình trong huyện Mai Châu, thành phố Hòa Bình. Nơi đây chính là quê hương của người dân tộc Thái với các dòng họ Hà, Lò, Vi, Mác, Lộc. Thiên nhiên quả thật đã rất ưu ái cho bản Lác Mai Châu khi ban tặng nơi đây một vẻ đẹp yên bình và khoáng đạt. Nằm giữa những đồng ruộng xanh ngút ngàn và những con suối trong veo róc rách chảy, bản Lác Mai Châu giống như một chốn đào hoa tiên cảnh, vô cùng thích hợp đến để nghỉ dưỡng sau những ngày vất vả nơi phố thị ồn ào.

Bởi vì những người dân nơi đây chủ yếu làm ruộng và dệt vải nên đây cũng được coi như thiên đường của ruộng bậc thang và vải thổ cẩm. Có lẽ cũng vì vậy mà nơi đây dần dần trở thành một điểm đến thu hút du lịch bậc nhất của thành phố Hòa Bình. Có người cũng đã từng nói rằng, đến Hòa Bình du lịch mà chưa từng đến bản Lác Mai Châu thì cũng coi như chưa thực sự đến đây du lịch vậy.

Thời gian và đường đi du lịch bản Lác Mai Châu Thời điểm thích hợp để du lịch bản Lác Mai Châu

Mẹ thiên nhiên quả thật rất ưu ái bản Lác Mai Châu, khi ở đây không những có cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà còn có được khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm. Đến đây, bạn sẽ không bắt gặp cái nắng gay gắt của phương Nam, cũng không thấy được cái lạnh cắt da cắt thịt đặc trưng của phương Bắc. Mát mẻ và ôn hòa – đó là những từ ngữ miêu tả tiết thời của bản Lác Mai Châu. Vậy nên, nếu bạn muốn chúng mình review về thời điểm thích hợp để đi du lịch đến đây thì thật sự rất khó, vì bốn mùa nơi đây đều vô cùng tuyệt vời.

Xuân đến hạ đi thu qua đông tới, mỗi mùa bản Lác lại khoác lên mình một chiếc áo khác nhau. Nhưng tựu chung lại chính là mỗi chiếc áo đều rất đẹp, một vẻ đẹp rất riêng, không hề trộn lẫn. Mùa xuân là màu đỏ của hoa mận, hoa ban nở bạt ngàn thôn xóm, điểm xuyết giữa sắc đỏ là sắc xanh của chồi non lá biếc. Mùa hè là màu xanh của những cánh đồng trải dài tít tắp trong những tiếng sáo diều đang bay giữa trời xanh. Mùa thu là màu vàng ươm của ruộng lúa chín, gió đưa hương lúa bay khắp núi rừng bản thôn. Mùa đông là màu đỏ của ánh lửa bập bùng, trong lửa đỏ có dáng hình ai đang múa.

Thực sự mùa nào cũng đẹp, mùa nào cũng nên thơ, nhưng theo kinh nghiệm đi bản Lác Mai Châu của mình thì thời điểm đông du khách nhất chính là tầm tháng 5, tháng 6 – tức mùa nước đổ, và tầm tháng 9, tháng 10 khi mùa lúa chín. Khi đi vào hai thời điểm này bạn sẽ tha hồ cho ra đời những tấm hình để đời nhưng đây cũng là mùa đông khách, bạn có thể sẽ phải chịu cảnh chen lấn đó.

Tuy nhiên với vẻ đẹp của mình, mùa nào ở bản Lác Mai Châu cũng là mùa du lịch.

Đường đi và phương tiện di chuyển đến bản Lác Mai Châu

Vì cách Hà Nội lên đến 140km nên để tới được bản Lác Mai Châu, bạn phải mất 3 đến 4 giờ đồng hồ. Tuy nhiên đường đi đến bản Lác nếu lấy Hà Nội làm điểm xuất phát thì thực sự không quá khó nhưng cũng đừng vì thế mà chủ quan vì đường lên Mai Châu nói chung lên bản Lác nói riêng đều phải đi qua Dốc Cun và đèo Thùng Khe.

Di chuyển bằng xe khách từ Hà Nội lên bản Lác: Lấy Hà Nội làm điểm xuất phát, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn khi di chuyển đến bản Lác Mai Châu. Vì ở Hà Nội có rất nhiều xe di chuyển đến Mai Châu, Hòa Bình. Bạn hoàn toàn có thể ở bến xe Mỹ Đình hoặc Yên Nghĩa bắt xe khách lên Mai Châu. Xe khách sẽ dừng lại ở ngã ba Tòng Dâu, và để lên bản Lác bạn cần bắt xe ôm để đi. Bạn yên tâm thời gian di chuyển rất ngắn, trong lúc đấy bạn có thể tranh thủ ngắm nhìn cảnh vật và cũng có thể nói chuyện với tài xế. Biết đâu nhờ đó bạn biết thêm nhiều chỗ vui chơi ở bản Lác thì sao. Di chuyển bằng xe máy từ Hà Nội lên bản Lác: cũng lấy Hà Nội là xuất phát điểm, bên cạnh việc đi xe khách, bạn cũng có thể tự mình đi xe máy lên Mai Châu. Nhưng như đã nói ở trên, dù đường không khó đi nhưng bạn cũng không được chủ quan. Có hai đường đi từ Hà Nội lên bản Lác Mai Châu.

Đường đi thứ nhất: Từ đường Trần Duy Hưng đi về phía đại Lộ Thăng Long, rồi đi lên Sơn tây, ra đến đường Quốc lộ 6, rẽ vào thành phố Hòa Bình. Sau khi đã vào thành phố Hòa Bình, bạn hãy đánh tay lái của mình đi về phía Cao Phong, đi quan đèo Thung Khe, lại qua ngã ba Tòng Dâu, đi thêm một đoạn ngắn nữa là bạn đã có thể đến Mai Châu rồi.

Đường đi thứ hai: Bạn đi theo quốc lộ 32 đến thị trấn Xuân Mai, từ ngã tư của thị trấn di chuyển theo hướng Quốc lộ 6 để tới Hòa Bình. Khi đã đến thành phố Hòa Bình, bạn sẽ có một lộ trình giống đường đi thứ nhất. Chính là đi về phía Cao Phong, đi quan đèo Thung Khe, lại qua ngã ba Tòng Dâu, đi thêm một đoạn ngắn nữa là bạn đã có thể đến Mai Châu.

Homestay, resort bản Lác Mai Châu

Sau khi đến bản Lác Mai Châu, bạn sẽ không phải lo lắng về địa điểm nghỉ ngơi của mình đâu. Bạn có rất nhiều lựa chọn khi đến đây. Nếu bạn là người dễ làm quen, hoạt bát và cởi mở, bạn hoàn toàn có thể đến nhà người dân trong bản để xin ngủ qua đêm. Mọi người ở đây, ai cũng thân thiện và hòa nhã, đặc biệt vô cùng hiếu khách. Nếu bạn xin ngủ nhờ nhà dân thì nhớ gửi cho chút tiền cơm nha, mặc dù có khả năng cao họ sẽ không nhận nhưng nếu ăn ở miễn phí như vậy thì chắc chắn sẽ có chút ngại ngùng đúng không nào.

Bên cạnh việc xin ngủ nhờ nhà dân, bạn có thể đến những nhà nghỉ hoặc homestay. Vì du lịch đang dần phát triển nên ở đây có rất nhiều nhà nghỉ và homestay. Nhà nghỉ và homestay ở đây đều theo phong cách nhà sàn, mang kiến trúc cổ nhưng vẫn vô cùng tiện nghi và hiện đại. Tùy vào lượng người và nhu cầu bạn có thể thuê trọn một căn nhà sàn hoặc thuê phong đơn.

Mai Châu Mountain View Resort

Ở bản Lác Mai Châu, Mai Châu Mountain View Resort là một resort chuẩn 4 sao tiêu chuẩn quốc tế. Resort được thiết kế với phong cách gần gũi với thiên nhiên. Về phòng ngủ thì theo kiểu bungalow, một nhóm người 6 người lớn vẫn thoải mái ở.

Ngoài ra ở đây còn cung cấp một số các dịch vụ cao cấp như buffet, cho thuê xe đạp, phòng xông hơi hay dịch vụ khám phá văn hóa Mai Châu.

Địa chỉ: Khu Bản Lác 2, thị trấn Mai Châu, Hòa Bình

Mai Châu Riverside Resort

Một nơi rất đáng để lựa chọn nữa là Mai Châu Riverside Resort. Phòng nghỉ ở đây mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Thái. Từ mái nhà, nhà sàn hay những họa tiết nhỏ đều in hằn nét đẹp của dân tộc Thái. Nghỉ dưỡng ở đây, bạn có thể hưởng thụ sự kết hợp hài hòa, đa dạng giữa văn hóa hiện đại phương Tây và văn hóa dân tộc thiểu số. Đây quả là một lựa chọn thú vị.

Địa chỉ: Bản Lác, thị trấn Mai Châu, Hòa Bình.

Đến với bản Lác Mai Châu, bạn có rất nhiều sự lựa chọn về nơi nghỉ dưỡng nhưng theo kinh nghiệm du lịch của mình, bạn nên chọn nơi nghỉ dưỡng mang phong cách nhà sàn dân tộc một chút để có thể tận hưởng được trọn vẹn nét đẹp nơi đây.

Những hoạt động nhất định phải thử khi đến bản Lác Mai Châu Khám phá cảnh đẹp thiên nhiên và check in tại bản Lác Mai Châu

Tạo hóa vô cùng ưu ái với bản Lác Mai Châu khi dành tặng cho bản làng này những nét đẹp vô cùng đặc biệt. Nơi đây có những cánh đồng lúa trải dài bất tận, có hoa ban hoa mận nở đỏ cả rừng, có những ngôi nhà sàn yên bình dưới những hàng cây, có những dòng suối trong veo bốn mùa mát lành, có làn gió mát thổi suốt quanh năm, có những hang động có nghìn năm tuổi. Mỗi hàng cây ngọn cỏ, mỗi một cánh đồng, một dòng suối ở đây đều có được sự ưu ái của mẹ thiên nhiên. Nếu đã đến bản Lác Mai Châu du lịch, bạn nhất định phải thuê một chiếc xe đạp, đạp khắp bản làng xóm thôn, khám phá từng góc nhỏ của nơi đây.

Ngoài ra, cảnh đẹp ở bản Lác sẽ giúp bạn có được những bức ảnh vô cùng ấn tượng. Không ngoa khi nói, mỗi bức ảnh chụp cảnh vật ở đây đều có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Bên cạnh đó, bạn có thể đến tham quan Hang Chiều cách đó không xa. Đây là một địa điểm được rất nhiều du khách yêu thích.

Trải nghiệm phong tục tập quán của người dân bản Lác Mai Châu

Đã đến bản Lác Mai Châu mà chưa một lần trải nghiệm các phong tục tập quán của người Thái thì thật là một thiếu sót to lớn.

Những món ăn nhất định phải thử khi đến bản Lác Mai Châu Cơm lam bản Lác Mai Châu

Cơm lam là một nét đặc trưng của người dân Tây Bắc nói chung và người dân bản Lác nói riêng. Không phải nấu bằng nồi, niêu, cơm lam được nấu trong những ống nứa, ống tre. Người ta mang gạo đi ngâm, sau đó bỏ gạo đã ngâm vào ống nứa hoặc ống tre nướng trên lửa. Khi cơm chín sẽ có một mùi thơm rất đặc trưng từ vỏ nứa. Bóc vỏ nứa ra, bạn sẽ thấy được những ống cơm trắng, thơm, ăn cùng với muối vừng thì phải gọi là mỹ vị.

Bên cạnh màu trắng, cơm lam còn có nhiều màu sắc sặc sỡ, bắt mắt. Để tạo màu cho cơm người ta sẽ dùng nước cốt của nhiều loại lá, như màu tím là của lá cẩm, màu xanh là lá dứa, màu vàng của nghệ,… Món ăn không chỉ có vị ngon mà còn rất bắt mắt. Đây là một món đáng để thử khi du lịch đến bản Lác.

Gà đồi bản Lác Mai Châu

Hiện nay, gà đồi là món ăn rất quen thuộc với nhiều người, nhưng một khi nếm thử gà đồi bản Lác Mai Châu, bạn sẽ cảm thấy những món gà đồi mình ăn trước kia đều rất tầm thường.

Gà đồi là chỉ những con gà được nuôi thả tự nhiên trên đồi, thức ăn cũng là những thứ trong tự nhiên chứ không phải nuôi cám như gà nuôi công nghiệp. Vậy nên, thịt gà đồi rất chắc, thơm và ngọt nước. Bởi thịt gà đồi đã ngon sẵn nên chỉ cần luộc thôi cũng có một món ngon tuyệt. Ngoài ra còn có thể làm các món cũng đặc sắc không kém như gà nướng lửa hay gà nướng đất sét. Hơn nữa, nếu ăn các món gà đồi với cơm lam thì hương vị sẽ tăng lên gấp bội.

Cá suối nướng bản Lác Mai Châu

Nếu yêu thích văn hóa của người dân tộc Thái thì chắc chắn phải biết đến món cá suối nướng. Đây là một món ăn quen thuộc trong các lễ hội truyền thống của những người dân nơi đây. Để làm được món này, con cá nướng phải nặng tầm 4 đến 6 lạng, thịt phải chắc, như vậy nướng lên thịt mới ngọt và mọng nước. Sau khi sơ chế, cá sẽ được ướp một chút gia vị và được nước trên than hồng. Ăn kèm với món này thường là chẩm chéo và xôi ba màu.

Vừa ăn cá suối nướng vừa ngồi bên bếp lửa nghe người già kể chuyện hay xem những cô gái dân tộc ca múa, vạt váy tung xòe như cánh bướm thì đúng không gì tuyệt hơn.

Lợn bản xiên nướng bản Lác Mai Châu

Cũng giống như gà đồi và các loại gia sức khác, lợn ở đây cũng được nuôi thả, thức ăn của chúng là cây cỏ và rễ cây nên thịt lợn ở đây chắc và rất ít mỡ. Với thịt lợn thì có thể chế biến được rất nhiều món ngon nhưng món ngon nhất phải kể đến lợn bản xiên nướng. Thịt được chế biến sạch sẽ, ướp cùng với các gia vị vùng núi và được nướng bằng than, do đó thịt lợn sẽ có da vàng giòn còn thịt bên trong thì mọng nước. Nghe thôi cũng thấy thèm đúng không nào?

Đăng bởi: Hằng Phạm Vlog

Từ khoá: Bản Lác Mai Châu – Vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Tây Bắc

Review Chi Tiết Khu Du Lịch Bản Cát Cát – Ngôi Làng Cổ Tây Bắc

Khu du lịch Cát Cát là một trong những địa điểm không thể nào bỏ qua khi quý khách đi du lịch Sapa. Mùa thu là lúc những thửa ruộng bậc thang nơi Tây Bắc vàng óng màu lúa chín giữa tiết trời mát mẻ, dễ chịu, quyến rũ biết bao tâm hồn lữ khách. Giữa khung cảnh thiên nhiên giản dị mộc mạc đó, xuất hiện một bản làng xinh xắn vô cùng cuốn hút. Ở bài viết này chúng mình sẽ cùng bạn khám phá những con suối nhỏ, thung lũng hoa, những tấm thổ cẩm,…ở ngôi làng nhỏ Cát Cát.

Đôi Điều Về Bản Cát Cát Sapa

Bản Cát là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư người H’Mông. Bản Cát Cát được hình thành từ khoảng giữa thế kỷ XIX; đến đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt mỹ của nơi đây và chọn nó làm nơi nghỉ dưỡng. Cái tên Cát Cát được gọi theo thác CatScat do người Pháp đặt.

Từ những vườn hoa đầy màu sắc bao quanh những ngôi nhà trình tường cũ, bên cạnh là con đường lát đá, cho đến cả những không gian văn hóa đậm chất Tây Bắc. Tất cả như đang hòa quyện vào nhau, để tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa, sống động. Bạn nên đến tham quan, vui chơi tại bản Cát Cát từ 6h đến 21h để có cơ hội được ngắm vẻ đẹp của bản Cát Cát trong trẻo buổi sáng và lãng mạn khi về đêm.

Bản Cát Cát Ở Đâu?

Bản Cát Cát là bản nhỏ thuộc xã San Sả Hồ, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai, nằm trong phân khu vùng đệm của Vườn quốc gia Hoàng Liên, tựa mình vào dãy núi Hoàng Liên Sơn. Khoảng cách từ trung tâm Sapa đến bản Cát Cát chỉ hơn 2km, vì thế bạn có thể di chuyển bằng nhiều hình thức, kết hợp ngắm thiên nhiên núi rừng Tây Bắc và chiêm ngưỡng toàn bộ bản làng Cát Cát từ trên cao.

Hướng Dẫn Cách Di Chuyển Đến Bản Cát Cát

1. Thuê xe máy hoặc xe đạp

Bạn có thể dễ dàng thuê một chiếc xe máy tại các điểm lưu trú rồi sau đó đi xe máy xuống bản Cát Cát. Còn một sự lựa chọn khá thú vị nữa chính là đi bằng xe đạp. Quãng đường từ trung tâm Sapa đến bản Cát Cát cũng không quá khó đi nên đạp xe cũng là một trải nghiệm hay. Nên lưu ý, xe chỉ có thể đi đến đầu bản, vì thế bạn cần gửi xe để đi bộ vào bên trong với giá gửi xe chỉ 5.000đ/chiếc

2. Thuê taxi

Nếu đi bạn bản Cát Cát theo nhóm hoặc gia đình nên cân nhắc thuê taxi cho thuận tiện. Thông thường, giá xe 4 chỗ đi từ Sapa đến bản Cát Cát sẽ rơi vào khoảng 150.000đ/chuyến. Sapa hiện tại đã có nhiều hãng taxi khác nhau như: Mai Linh, Fansipan, v.v.

3. Đi bộ hay với cách gọi khác là trekking

Nếu bạn có sức khỏe tốt, hãy thử lựa chọn cách đi bộ đến bản Cát Cát. Đây là một cách thú vị vừa để rèn luyện thể lực, vừa để ngắm cảnh mà lại còn tiết kiệm. Hơn nữa, bạn có thể dừng chân để “sống ảo” tại bất cứ điểm nào trên dọc đường đi.

Bạn sẽ bị choáng ngợp bởi khung cảnh đất trời bao la hùng vĩ, một bên là núi rừng trùng điệp, một bên là thung lũng Mường Hoa thơ mộng đan xen với những cánh đồng bậc thang bát ngát.

Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Bản Cát Cát Tự Túc

1. Nên đi du lịch Bản Cát Cát vào thời điểm nào?

Bản Cát Cát mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm và ôn đới đặc trưng, nên có không khí mát mẻ, dễ chịu của vùng núi Tây Bắc. Cát Cát mang những vẻ đẹp riêng, rất cuốn hút vào bất kỳ mùa nào trong năm: mùa xuân mận, đào đua nhau bung nở, mùa hạ hoa cải vàng tươi, mùa thu lúa chín rợp cánh đồng, mùa đông mây tuyết trắng trời.

2. Nên mặc gì khi đi du lịch Bản Cát Cát ? 3. Giá vé vào Bản Cát Cát

Hiện nay, bản Cát Cát được quy hoạch và quản lý theo hình thức làng du lịch, nên có thu phí vào cổng như sau:

Người lớn: 70.000đ/người

Trẻ em: 30.000đ/người

Bản Cát Cát Có Những Hoạt Động Thú Vị Nào?

Được mệnh danh là ngôi làng cổ đẹp nhất vùng Tây Bắc, chắc chắn  sẽ dễ dàng để bạn tìm được những hoạt động vui chơi cũng như những góc ảnh cực chill ở bản Cát Cát.

1. Khám phá bản làng H’Mông

Trước hết, hãy dừng chân tại cổng làng bản Cát Cát, nơi lưu giữ những nghề truyền thống như: nghề dệt vải thổ cẩm thủ công, nghề trồng lanh, đan lát, thêu tranh và nghề rèn nông cụ. Ngoài ra, bản Cát Cát còn có nghề chế tác những đồ trang sức bằng bạc, được lưu truyền qua bao thế hệ người H’Mông.

Càng đi vào sâu hơn trong làng, vẻ đẹp thiên nhiên của bản Cát Cát càng hiện ra rõ nét hơn, với cánh đồng ruộng bậc thang, những con suối nhỏ, thác nước, và cả những guồng nước khổng lồ.

2. Đi trên con đường lát đá

Sau khi đi qua cổng làng, bạn sẽ được đi trên một con đường lát đá để dẫn vào bản. Đây là tọa độ check-in rất quen thuộc của hội “sống ảo” mỗi khi có dịp đến Sapa.

Hai bên đường là những gian hàng bán đồ lưu niệm, có cả dịch vụ cho thuê trang phục thổ cẩm người H’Mông để chụp ảnh nữa đó. Giá thuê trang phục rơi vào khoảng 30.000 đến 50.000đ/bộ. Hãy thử hóa thân thành những cô gái, chàng trai Tây Bắc, chắc chắn sẽ “cháy máy” vì có quá nhiều view đẹp cho bạn thỏa sức “bung lụa”.

3. Chèo thuyền trên suối

Có khá nhiều hoạt động thú vị tại bản Cát Cát mà bạn không thể bỏ qua, nhất là chèo thuyền trên suối. Chỉ với một chiếc thuyền nhỏ được làm bằng các ống tre nối với nhau, sẽ mang lại cho bạn cảm giác thú vị khi chèo thuyền chầm chậm trên dòng suối. Đặc biệt sẽ khá tuyệt khi bạn ngồi chụp ảnh bên suối trong trang phục thổ cẩm nếu bạn không biết chèo thuyền

4. Thỏa thích mua sắm đồ dùng lạ mắt 5. Các địa điểm mới lạ trong khu du lịch Bản Cát Cát

Khi đã tham quan “chán chê” những điểm trên, bạn có thể ghé qua một số điểm du lịch mới được xây dựng như:

Khu vực tổ chim khổng lồ: nằm ngay tại trung tâm khu du lịch, nơi bạn phóng tầm nhìn bao quát cả dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.

Vườn hoa cúc: vườn hoa cúc sẽ nổi bật và rực rỡ nhất vào tháng 8

Cây tơ hồng: nằm giữa vườn hoa cúc, trên cây được cột rất nhiều dải lụa đỏ tượng trưng cho những sợi tơ hồng.

Chiếc võng bằng vải dệt: một điểm check-in đầy dễ thương lãng mạn.

Vườn hoa hồng: với mô hình là vật dụng quen thuộc của người H’Mông: chiếc khèn và gùi

Mái nhà gỗ: một phông nền lý tưởng giữa cảnh trời mây và dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Có Thể Ăn Gì Ở Bản Cát Cát? Các Quán Cafe “Chill” Ở Bản Cát Cát

Dừng chân thưởng thức một tách cà phê đậm đà ngay giữa núi rừng Tây Bắc sẽ là một trải nghiệm khó quên. Và điều vô cùng may mắn là ngay tại bản Cát Cát có nhiều quán cà phê  ở sapa với vị trí đẹp, mang đến nhiều trải nghiệm độc đáo.

1. Nhà Của Mị và Nhà A Phủ

Tọa lạc ngay tại suối Cát Cát, hai quán cafe này đã phác họa lại câu chuyện của hai nhân vật Mị và A Phủ trong tác phẩm văn học nổi tiếng mang hơi thở núi rừng Tây Bắc trong từng chi tiết trang trí, nhưng vẫn mang nét hiện đại.

Nếu như Nhà Của Mị thể hiện sự dịu dàng, chăm chỉ của những cô gái người H’Mông thì Nhà A Phủ lại mang lại cảm giác kiên cường, vững chắc của những chàng trai Tây Bắc.

2. Gem Valley Homestay

Gem Valley vừa là nhà ở, vừa là quán café. Quán cafe xinh xắn này ngụ trong lòng khu du lịch bản Cát Cát, nên chỉ cần mở cửa sổ ra là bạn đã có thể thu trọn thiên nhiên vào tầm mắt rồi.

3. The Haven Sapa Camp Site

Đây là một ngôi nhà trên mây, một nơi lãng mạn hệt như tranh vẽ nằm ở lầu Vọng Cảnh, gần con đường dẫn vào bản Cát Cát. Đây chính xác là một hostel kết hợp điểm cắm trại với quán cafe ở ngoài sân. Ngồi thưởng thức cà phê dù là ở góc nào trong quán cũng có thể ngắm nhìn bản Cát Cát đẹp đến siêu thực với mây trời, núi, đồng lúa, và cả không gian thơ mộng ngay bên trong quán.

Một Số Khách Sạn, Resort, Homestay Gần Bản Cát Cát 1. Sapa CatCat Hills Resort & Spa

Địa chỉ: tại 86 Fansipan, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai

2. Sapa The Chill Garden & Villas

Địa chỉ: tại Đường Fansipan, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai

3. Hotel Cat Cat Galerie d’Art

Địa chỉ: tại 46 Fansipan, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai

4. Catcat Garden

Địa chỉ: tại 79 Fansipan, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai

5. Fansipan Terrace Cafe and Homestay

Địa chỉ: tại  67 Fansipan, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai

Như vậy qua bài viết này quý khách đã có thể hình dung và có những cảm nhận cơ bản về khu du lịch Cát Cát này rồi. chúng mình chúc quý khách có những trải nhiểm thật tuyệt vời tại bản làng này cũng như tại vùng đất Sapa thơ mộng.

Đăng bởi: Võ Chí Dũng

Từ khoá: Review Chi Tiết Khu Du Lịch Bản Cát Cát – Ngôi Làng Cổ Tây Bắc

Chợ Cán Cấu – Nét Hoang Sơ Độc Đáo Vùng Tây Bắc

Tây Bắc thênh thang rừng núi trùng điệp, thơ mộng qua những mùa hoa nở rộ, mê hồn với những thửa ruộng bậc thang vàng óng. Và còn có một Tây Bắc hồn hút người lữ khách bằng những nét văn hóa độc đáo còn sót lại tại phiên chợ Cán Cấu.

Chợ Cán Cấu ở đâu ?

Chợ phiên Cán Cấu thuộc địa phận xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai; cách Tp. Lào Cai gần 100km về phía đông bắc, cách thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai gần 30km về phía bắc. Từ thành phố Lào Cai, xuôi theo quốc lộ 4D, du khách sẽ đến xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tiếp tục xuôi theo tỉnh lộ 153, qua thị trấn Bắc Hà, du khách sẽ đến với chợ phiên Cán Cấu.

Chợ phiên Cán Cấu là nét sinh hoạt văn hóa của người Mông Hoa và người Giáy nhưng lại thực hiện theo lối buôn bán của người Dao. Chợ Cán Cấu họp một buổi trong tuần là sáng thứ bảy và các ngày lễ tết trong năm. Mỗi tuần chỉ có một phiên nên, chỉ cần bước chân vào không gian chợ ai cũng cảm nhận được không khí sôi động, náo nức như một ngày hội xuống chợ của đồng bào vùng cao.

Nét văn hóa vùng cao Chợ Cán Cấu

Chợ Cán Cấu là không gian văn hóa mang đậm bản sắc, nơi giao thương, trao đổi hàng hóa của đồng bào Mông Hoa, Giáy và Dao, chính vì thế đây là phiên chợ mang theo sự hòa trộn tinh hoa văn hóa, phong tục, tập quán và những mặt hàng của các dân tộc thiếu số.

Vui nhất là không gian cổng chợ lúc sáng sớm. Tiếng chân ngựa lọc cọc trên đường đá, tiếng trâu bò kêu ò ò trong màn sương, đặc biệt, tiếng nói cười ríu rít của người xuống chợ khiến cho cuộc sống nơi đây bừng lên những thanh âm trong trẻo và ấm áp khiến không khí chợ phiên càng trở nên rộn rã, tưng bừng. Mới trông, tưởng không gian có gì đó lao xao, lộn xộn nhưng đó là đặc trưng, là thanh âm quen thuộc của chợ phiên Cán Cấu.

Chợ Cán Cấu bán gì ?

Làm nên bản sắc chợ phiên Cán Cấu là những mặt hàng được bày bán ở phiên chợ. Chợ được chia làm nhiều khu nhỏ, mỗi khu bán một mặt hàng riêng.

Ấn tượng nhất là những mặt hàng nông sản của đồng bào vùng cao mang xuống chợ. Tất cả đều tươi rói, đậm sắc màu. Có màu đỏ tươi của những chùm ớt chỉ thiên của người Mông Hoa trồng trên núi cao, có màu tím mịn màng của những chùm cà, màu xanh của cải nương, dưa núi…

Những thức hàng như hương thơm, hạt xẻng, củ kiệu, lợn cắp nách, gà đen… nhiều vô kể, toàn là những mặt hàng ngon và sạch của cư dân bản địa. Cách bán hàng của đồng bào nơi đây thật thú vị: không cân đo mà định sẵn tiền bằng chùm, bó, cái, củ…

Không gian thổ cẩm và nét văn hóa đời sống vùng cao

Ở phiên chợ Cán Cấu, không gian ẩm thực là nơi lắng đọng nhất vì đó là nơi dành cho những lời tâm tình, trao đổi, chia sẻ của đồng bào sau một tuần gặp lại. Phở, bún, thắng cố, rượu ngô, rượu táo mèo là ẩm thực quen thuộc ở những gian hàng ăn. Những người phụ nữ ngay đầu buổi sáng đã vội vã vào ăn sáng để tranh thủ bán hàng còn những người đàn ông thì nhâm nhi với nhau chén rượu nồng cho đến cả buổi vẫn chưa muốn về.

Không gian thổ cẩm ở chợ phiên Cán Cấu khá nổi bật. Mỗi dân tộc có một có một sắc màu riêng vì thế, thổ cẩm ở phiên chợ này vừa độc đáo, vừa rực rỡ. Thích nhất là hòa mình vào không gian ấy, ngắm những cô sơn nữ Mông, Giáy, Dao ướm thử những chiếc váy thổ cẩm nhiều màu, đường nét thêu thùa tinh xảo, rồi tâm trạng xốn xang của những đứa trẻ được mẹ mua cho váy áo mới. Tiếng leng keng, xíc xắc của những chiếc vòng trang sức trên tai, cổ, tay của những sơn nữ càng khiến cho sắc màu thổ cẩm trở nên sống động.

Động vật nuôi và thú cưng

Độc đáo hơn cả là khu vực bán gia súc, gia cầm ở chợ phiên Cán Cấu. Từ những con vật nhỏ như gà, vịt, lợn cắp nách, chó, mèo cho đến chợ trâu.

Ảnh: Vietnamplus

Chợ trâu Cán Cấu đã trở thành đặc trưng ở miền sơn cước này. Đây là một trong những chợ trâu bò lớn nhất Tây Bắc, bởi mỗi phiên có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần, Hà Giang tụ hội về đây.

Chợ trâu Cán Cấu – Đầu cơ nghiệp

Đã thành thông lệ, sáng thứ bảy nào, những người đàn ông cũng dắt trên tay con trâu của nhà mình xuống núi rồi tập trung ngay bên vách núi để bán, trao đổi. Những con trâu mộng to khỏe, lực lưỡng, thân hình đen bóng, tướng mạo dữ tợn, đứng cứ lừng lững, cặp sừng vênh vênh nhọn hoắt. Đối với người nông dân, con trâu là cả một gia tài lớn. Tuy thế việc mua bán chủ yếu dựa theo kiểu “thuận mua vừa bán” và hoàn  toàn trao đổi miệng, lựa bán giá theo kinh nghiệm. Một con trâu tốt  có thể được giao với giá lên tới 40 triệu đồng. Không khó để nhận ra cánh lái trâu qua vẻ bề ngoài khi người nào cũng đeo cái ba lô hay khoác túi thổ cẩm chéo vai trước bụng. Mỗi phiên chợ, cánh lái buôn mang theo hàng trăm triệu đồng để mua trâu.

Vì số lượng xe, số trâu và khách tham gia chợ phiên quá đông nên con đường dẫn đến chợ Cán Cấu hay bị tắc. Người và xe có khi phải chờ hàng giờ đồng hồ cho trâu, bò, gia súc qua. Thế nhưng con người vùng cao vốn hiền hòa là thế, chẳng ai vì chờ đợi đôi chút mà thấy sốt ruột, họ vui vẻ chờ đợi và tranh thủ tận hưởng không khí náo nhiệt. Cả tuần quen với không khí trầm lắng của núi rừng, cuối tuần mới có một ngày đông vui như thế, có gì là khó chịu đâu!

Vẫn giữ nguyên vẻ thuần tuý cùng khung cảnh nhộn nhịp, rực rỡ tại chợ Cán Cấu nên khi đến với Si Ma Cai – Lào Cai, nhiều du khách hẳn sẽ phải ngỡ ngàng trước cảnh sầm uất, nhộn nhịp của quang cảnh phiên chợ miền Tây Bắc.

Chợ phiên Cán Cấu dù đến một lần nhưng bạn sẽ cảm nhận được những nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào vùng cao, cảm nhận được tình người qua sự giao lưu nồng ấm và nhớ mãi không khí chợ phiên nơi miền sơn cước.

Đăng bởi: Văn Cường

Từ khoá: Chợ Cán Cấu – Nét hoang sơ độc đáo vùng Tây Bắc

Khám Phá Vùng Sông Nước Với Chuyến Du Lịch Miền Tây Vietnambooking

Nếu phía bắc Việt Nam sở hữu những ngọn núi cao trùng điệp tạo nên bức tranh phong cảnh vô cùng hùng vĩ. Miền trung lại để lại ấn tượng sâu sắc với những hang động núi đá vôi cùng đường bờ biển xinh đẹp, thì miền Tây lại khác.

Nơi vùng đất cuối cùng của tổ quốc được thiên nhiên ưu đãi cho sự trù phú, sông ngòi kênh rạch chằng chịt bình yên vô cùng. Nếu du khách muốn trải nghiệm du lịch miền sông nước thì không thể bỏ qua các chuyến về Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt là các chuyến du lịch miền Tây Vietnambooking.

1. Du lịch miền Tây nên đi tỉnh nào?

Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hay còn được biết đến với cái tên thân thương là miền Tây có tổng cộng 13 tỉnh thành. Thế nên du khách thường thắc mắc du lịch miền Tây nên đi tỉnh nào? Và địa điểm check-in miền Tây nào là hot nhất? Tuy tỉnh nào cũng có những địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, nhưng một tỉnh mà du khách nhất định phải đến khi du lịch miền Tây Vietnambooking bao gồm:

1.1 Cần Thơ

Nổi tiếng với biệt danh “gạo trắng nước trong”, Cần Thơ được biết đến với những đồng lúa xanh ngát trải dài mang cảm giác thanh bình chưa từng có. Không chỉ vậy, du khách đến Cần Thơ khi du lịch miền Tây Vietnambooking, nhất định phải ghé chợ nổi Cái Răng. Để khám phá trải nghiệm hoạt động mua bán trên sông bằng thuyền ghe cực độc đáo.

Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ là địa điểm check-in miền Tây mà du khách nên thử qua khi du lịch miền Tây Vietnambooking.

Đây cũng chính là hoạt động du lịch đặc trưng của miền Tây mà du khách nên thử trải nghiệm ít nhất một lần. Tuy nhiên, du khách nên đến chợ nổi vào sáng sớm để tận hưởng không khí nhộn nhịp, mua bán tấp nập khi người dân nơi đây họp chợ vào sáng sớm.

1.2 An Giang

An Giang là một tỉnh biên giới của miền Nam, nơi đây có phía tây giáp nước bạn Campuchia. Có lẽ cũng vì thế mà An Giang sở hữu nền văn hóa từ tín ngưỡng, kiến trúc đến ẩm thực giao thoa giữa Chăm và Việt độc đáo.

Vẻ đẹp núi Cấm ở An Giang.

Ở An Giang có rất nhiều địa điểm du lịch thu hút du khách cả trong lẫn ngoài nước mà du khách du lịch miền Tây Vietnambooking không thể bỏ qua. Tiêu biểu như núi Châu Đốc, Rừng tràm Trà Sư, núi Thất Sơn, các thánh đường Hồi Giáo với kiến trúc độc đáo hay khu tưởng niệm Ba Chúc mang đầy chứng tích của chiến tranh.

1.3 Đồng Tháp

Chắc hẳn du khách đã từng nghe qua về những làng hoa ở miền Tây trồng hàng trăm nghìn chậu hoa dịp Tết. Một trong số đó là làng hoa Sa Đéc nổi tiếng khắp vùng. Không chỉ dịp Tết, làng hoa được phủ đầy hoa vào bất kỳ mùa nào trong năm. Đến đây trong chuyến du lịch miền Tây Vietnambooking, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cánh đồng toàn hoa đầy mãn nhãn của người dân nơi đây.

Làng hoa Sa Đéc rực sắc vàng mỗi độ xuân về.

Bên cạnh đó, khi du lịch Đồng Tháp của tour du lịch miền Tây Vietnambooking, du khách cũng không thể bỏ qua Vườn Quốc gia Tràm Chim – Nơi bảo tồn nhiều loài chim quý hiếm, và cũng là nơi bay về trú ẩn của loài sếu đầu đỏ đang trên bờ vực tuyệt chủng.

Đồng Tháp còn có Xẻo Quýt – khu di tích trong bảo tồn những chứng tích thời chiến tranh qua những con kênh phải đi bằng xuồng và đường mòn cùng với hồ hoa sen tuyệt đẹp. Về miền Tây mà nhất là Đồng Tháp, du khách không thể bỏ qua việc check-in cùng hoa sen – nơi nổi tiếng với câu ca dao “Tháp Mười đẹp nhất bông sen”.

1.4 Tiền Giang

Tiền Giang là tỉnh có cùng ranh giới với TP. Hồ Chí Minh nên rất thuận tiện cho du khách đến tham quan du lịch. Nơi đây nổi tiếng với các hoạt động du lịch sinh thái như thăm vườn cây ăn trái trĩu quả của các hộ dân hay du lịch sông nước và thưởng thức ẩm thực dân dã ở Cù lao Thới Sơn.

Đến du lịch miền Tây Vietnambooking tại Tiền Giang, du khách có thể tham gia bắt cá, thưởng thức đờn ca tài tử Nam bộ đặc trưng hoặc ngồi thuyền dạo quanh các con kênh với những hàng cây xanh rì.

Vườn quýt Cái Bè cũng là kiểu du lịch sinh thái miệt vườn mà du khách nên thử.

Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan các vườn cây ăn trái và thưởng thức quả chín mọng của những hộ dân làm du lịch sinh thái tại huyện Cái Bè khi đi du lịch miền Tây Vietnambooking. Du khách đến đây cũng đừng quên ghé qua chợ nổi Cái Bè vào sáng sớm để trải nghiệm hoạt động mua bán trên sông đặc sắc của miền Tây.

1.5 Kiên Giang

Nếu các tỉnh đất liền nổi tiếng với du lịch sinh thái thì Kiên Giang lại hấp dẫn du khách nhờ sở hữu các bãi biển, đảo xinh đẹp nhờ nằm cạnh Vịnh Thái Lan. Chắc hẳn du khách đã từng đến hoặc nghe về Đảo Ngọc Phú Quốc với làn nước trong vắt, xanh biếc như viên ngọc bên cạnh bờ cát trắng mịn. Một nơi nghỉ dưỡng thiên đường thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Bên cạnh Phú Quốc, Kiên Giang còn có biển Hà Tiên, bãi biển du lịch miền Tây duy nhất với nhiều giai thoại về từng hòn đảo nhỏ. Một số hòn có thể kể đến như Hòn Chồng, hòn Phụ Tử,…

Phú Quốc là điểm du lịch không thể bỏ qua ở Kiên Giang.

Những du khách thích tác phẩm “Đất Rừng Phương Nam” nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi và đã được dựng thành bộ phim nổi tiếng chắc chắn cũng mong muốn một lần được tận mắt chứng kiến phong cảnh nơi đây. Nếu vậy thì du khách chắc chắn không thể bỏ qua Rừng U Minh Thượng của Kiên Giang – phim trường của bộ phim đó trong chuyến du lịch miền Tây Vietnambooking. Du khách chắc chắn sẽ ngỡ ngàng với cảnh quan nơi đây khi ngồi trên chiếc xuồng ba lá dạo quanh rừng tràm.

2. Các tour du lịch miền Tây Vietnambooking 2.1 Tour du lịch miền Tây 2 ngày 1 đêm: Mỹ Tho – Tiền Giang – Cần Thơ lịch trình chi tiết

Lịch trình chi tiết của tour du lịch miền Tây Vietnambooking 2 ngày 1 đêm:

Ngày 1: Từ TP. Hồ Chí Minh khởi hành đi Tiền Giang và đến viếng chùa Vĩnh Tràng, sau đó đoàn đến bến thuyền Mỹ Tho để ngắm 4 cồn Long – Lân – Quy – Phụng, Cù Lao Thới Sơn

Chùa Vĩnh Tràng là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Tiền Giang.

Ngày 2: Đoàn đến Cần Thơ để tham quan Chợ nổi Cái Răng – Làng du lịch Mỹ Khánh – Căn nhà Màu Tím

2.2 Tour miền Tây 3 ngày 2 đêm: Đồng Tháp – An Giang – Cần Thơ lịch trình chi tiết

Lịch trình chi tiết của tour du lịch miền Tây Vietnambooking 3 ngày 2 đêm:

Ngày 1: Điểm đến đầu tiên của đoàn sẽ là tỉnh Đồng Tháp với Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê sau đó tham quan Chùa Lá Sen

Ngày 2: Di chuyển đến An Giang để tham quan Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc, sau đó Thăm Lăng Thoại Ngọc Hầu. Tiếp đến đoàn sẽ đến viếng Chùa Hang rồi dạo quanh Rừng tràm Trà Sư và lên du thuyền Cần Thơ

Du khách check-in ở Rừng tràm Trà Sư.

Ngày 3: Tham quan Chợ nổi Cái Răng bằng thuyền. Sau khi rời khỏi chợ nổi, du khách tiếp tục tham quan mô hình nhà vườn Nam Bộ và Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

Du lịch miền Tây: Tour du lịch Miền Tây 3 ngày 2 đêm

2.3 Tour miền Tây 4 ngày 3 đêm: Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Châu Đốc lịch trình chi tiết

Lịch trình chi tiết của tour du lịch miền Tây Vietnambooking 4 ngày 3 đêm:

Ngày 1: Khởi hành từ sân bay Nội Bài đến sân bay Cần Thơ. Sau đó trên hành trình đi Sóc Trăng, đoàn sẽ ghé qua Chùa Dơi hay còn gọi là chùa Mã Tộc – Ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca của người Khmer. Sau đó đoàn sẽ ghé tham quan Nhà Công Tử Bạc Liêu. Chụp hình check-in tại Công trình Điện Gió Bạc Liêu và di chuyển đến Cà Mau

Ngày 2: Sáng ngày thứ 2 đoàn sẽ check-in tại cột mốc Mũi Cà Mau – cực Nam của tổ quốc. Sau đó du khách sẽ được tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn. Buổi trưa du khách sẽ đi về Năm Căn rồi về thành phố Cần Thơ

Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của An Giang.

Ngày 3: Từ Cần Thơ, du khách di chuyển đến An Giang để tham quan Rừng tràm Trà Sư, Miếu Bà Chúa Xứ và Lăng Thoại Ngọc Hầu

Ngày 4: Du khách quay về Cần Thơ và tham quan chợ nổi Cái Răng. Không chỉ thế, du khách còn có thể tham quan cơ sở sản xuất hủ tiếu địa phương và cuối cùng là lên máy bay về lại Hà Nội.

Du lịch miền Tây: Tour du lịch miền Tây từ Hà Nội 4N3Đ

3. Ẩm thực du khách nên thử khi đi du lịch miền Tây Vietnambooking

Nhờ được phù sa bồi đắp và thiên nhiên trù phú, cũng như kênh rạch chằng chịt nên ẩm thực nơi đây cực kỳ đa dạng và mang đậm màu sắc của sông nước. Một số món ăn đặc sản mà du khách nên thử khi du lịch miền Tây Vietnambooking.

1. Lẩu mắm: Món này được chế biến từ mắm – loại nguyên liệu đặc sản của miền Tây. Món này bao gồm rất nhiều loại thủy hải sản như tôm, cá, mực,… và thường được ăn kèm với nhiều loại rau như rau muống, cà tím,…

2. Bông súng mắm kho: Được mệnh danh là vương quốc của những loại mắm, mắm kho cũng được nấu từ mắm kèm với thịt heo, cá. Không chỉ vậy, món này còn ăn kèm với bông súng.

Bông súng mắm kho là món ăn đặc sản của miền Tây.

Bò bảy món núi Sam: Món bò này nổi tiếng bởi thịt bò luôn rất mềm, ngon. Từ thịt bò, người dân nơi đây chế biến thành bảy món khác nhau như lòng bò luộc, cháo bò, bò lúc lắc, bò bít tết, bò xào lá giang và bò khìa bánh mì.

Lẩu cá linh bông điên điển: Đây là một món ăn đặc sản của miền Tây mùa nước nổi. Vào mùa này, nước từ thượng nguồn đổ về kéo theo cá linh đến với số lượng lớn và bông điên điển nở rộ ở các bờ sông khu vực miền Tây.

Đăng bởi: Hồng Liên

Từ khoá: Khám phá vùng sông nước với chuyến du lịch miền Tây Vietnambooking

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Bản Giàng Tà Chải Sapa, Bản Làng Sở Hữu Cảnh Đẹp Nguyên Sơ Vùng Tây Bắc trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!