Xu Hướng 9/2023 # Lễ Hội Làng Miêng Hạ # Top 14 Xem Nhiều | Gqut.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lễ Hội Làng Miêng Hạ # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lễ Hội Làng Miêng Hạ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sơn Minh là tên xưa của làng Miêng Hạ, vì tránh húy vua Minh Mạng nên đọc chệch gọi là Sơn Miêng rồi Miêng Hạ. Hội làng hàng năm tổ chức vào ngày mồng 4 tháng giêng. Tương truyền, ngày này, thần Cao sơn, vị thành hoàng làng thờ ở đền Thạch được dân tôn xưng là Đức Thánh cả cầm quân đi đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Văn Lang dưới thời vua Hùng thứ 18 đã giành thắng lợi, đem quân về Miêng Hạ mở hội khao thưởng.

Lễ hội khai mở vào giờ thìn, từ 7 đến 9 giờ sáng, bằng một tiếng pháo lệnh. Làng có 6 giáp chia phiên đến lượt giáp nào đăng cai tổ chức lễ hội năm đó thì ông trùm giáp được cầm trịch (cầm dùi) đánh 3 hồi trống và ra đốt ngòi pháo lệnh. ống lệnh bằng đồng, quả pháo nhồi thuốc nặng đến 30-40kg. Nghe tiếng pháo lệnh nổ thì từ ba nơi đền Thạch (của giáp Thạch, giáp Trù), đền Đông (của giáp Đông, giáp Tây), đền Thượng (của giáp Thượng, giáp Đình) sẽ nghênh kiệu về tựu ở đình.

Những hồi trống vang lên báo hiệu bắt đầu lễ hội – Ảnh: sưu tầm

Mỗi nơi rước 2 cỗ kiệu, trong đó có một kiệu rước cây bông. Cây bông là vật làm bằng tre kết cấu hai tầng hình nón cụt, mặt trên đường kính 10cm, mặt dưới 40cm, xung quanh ken đều 36 thanh tre vót tròn dài khoảng 40cm vòng quanh mỗi thanh tre quấn giấy xanh, đỏ, vàng để tua. Tâm hình nón cụt là một ống tre dài khoảng 40cm, được định vị bởi hai thanh tre hình chữ thập ở mặt và khoảng gần hình chóp.

Các giáp rước các cỗ kiệu, trong đó có kiệu cây bông, về đặt trước cửa đình để tế lộ thiên vào giờ ngọ (12-1 giờ chiều) hay còn gọi là tế yến lộ thiên. Nghi thức tế rất long trọng. Điều hành cuộc tế là chủ tế và hai ông đông xướng, tây xướng.

Rước pháo – Ảnh: sưu tầm

Vui hội và tế lễ thần cho tới buổi tối ngày rã đám, khoảng nửa đêm, thì làng có tiết mục giải áo, nghĩa là mọi màn trướng ở đình đều hạ xuống. Sau đó, các quan viên vào làm lễ tạ. Cuối cuộc tế tạ là lễ tế tẩu mã. Khi ấy đèn đuốc trong đình đều đã tắt, trai đinh các giáp vào đình không ai nói cười, lặng lẽ đưa các cỗ kiệu ra khỏi đình. Ở ngoài, dân hàng giáp đón kiệu bằng những bó đuốc, thắp sáng áp giá về đền. Bấy giờ 6 cây bông của 6 giáp được một cụ già làng buộc túm vào một sợi dây, ròng qua một chiếc đinh ở chính giữa thượng lương đình. Đèn lại bật sáng, trai đinh các giáp vào đình cùng hướng mắt vào 6 cây bông treo lơ lửng ở gian giữa. Làng bắt đầu diễn trò ội ại.

Bắt đầu thắp nến làm lễ – Ảnh: sưu tầm

 

Bắt đầu nghi lễ – Ảnh: sưu tầm

Khi đèn đuốc trong đình vụt tắt thì một cụ già của làng cởi dây thả 6 cây bông treo ở thượng lương xuống. Bấy giờ trong đình tối như bưng, hầu hết chỉ có trai đinh của các giáp. Tuân thủ theo hèm của làng, họ phải cởi hết áo quần ra, chỉ mặc quần đùi (cụ già đóng khố), sau đó trai đinh miệng hô ội ại và lao vào cùng nhảy lên với cướp cây bông xuống. Một ai đó giật được cây bông xuống thì xé bông cướp lấy cái nõ bằng tre trong tâm cây bông chạy ra ngoài đình đem về đền của giáp. Kỳ ội ại, các đinh của giáp nào cướp được ba cái nõ cây bông, giáp đó tâm niệm trong năm làm ăn gặp nhiều may mắn. Việc cướp được nõ trong đêm tối rất vất vả, bởi vì các trai đinh tranh nhau giằng xé. Ai đó không có may mắn cướp được nõ thì họ nhặt các thanh tre quấn giấy đem về nhà làm phước.

Trò ội ại ở làng Miêng Hạ còn gọi là trò cướp nõ xé bông. Ội ại là một từ hèm rất cổ chưa rõ nghĩa, nhưng về mặt ngữ âm phát ra từ cửa miệng trai đinh nó phản ánh động tác khi mạnh khi nhẹ, tiến tới (ội), lùi (ại). Còn cướp nõ xé bông thì thành ngữ tiếng Việt đã có câu “ba mươi sáu cái nõn (nõ) nường” ám chỉ mỉa mai ai đó đòi hỏi những điều quá đáng bắt nguồn từ một tục cổ ở miền Dị Nậu và Khúc Lạc (Phú Thọ). Xưa, dân làng làm các vật tượng trưng giống đực (nõn), giống cái (nường) bằng gỗ và những người khiêng kiệu rước thần vừa đi, vừa hát: “Ba mươi sáu cái nõn nường cái để đầu giường cái để đầu tay”. Khi kiệu đến nơi thờ, người ta tung nõn nường cho mọi người cướp. Ai được, coi là điềm tốt. Có điều, ở hội làng Miêng Hạ, trò ội ại cướp nõ xé bông không thấy xuất hiện chữ nường mà chữ này đã thay thế bằng chữ bông. Con số 36 đã biến dạng ở Miêng Hạ chỉ có 6 nõ và mỗi nõ được chụp một bông có 36 thanh tre quấn giấy để đầu tua. So với một số nơi có tín ngưỡng phồn thực, trò ội ại ở Miêng Hạ vừa có cướp nõ như ở Dị Nậu (Phú Thọ), vừa có tục tắt đèn như ở hội Giã La (Hoài Đức) vừa có tiếng hô ội ại mà ở vài nơi hô là tùng dí như ở hội làng Vi Cương và Triệu Phú (Vĩnh Phúc) nhưng nét độc đáo ở hội làng Miêng Hạ là trai đinh cởi trần đóng khố cướp nõ xé bông. Phải chăng tục ấy ánh xạ cái thời người nguyên thủy đóng khố cởi trần diễn lễ mà sau này người dân vô thức diễn lại.

Thành tâm cúng bái tổ tiên – Ảnh: sưu tầm

Đăng bởi: Nguyễn Hoàng Long

Từ khoá: Lễ hội làng Miêng Hạ

Lễ Hội Hakata Gion Yamakasa

Hakata Gion Yamakasa (多 祇 園) là một trong những lễ hội thú vị nhất ở Nhật Bản. Nó được tổ chức hàng năm vào nửa đầu tháng Bảy và cao trào với cuộc đua thử thời gian ngoạn mục vào sáng sớm ngày 15 tháng 7. Trong cuộc đua, bảy khu phố của quận Hakata của Fukuoka cạnh tranh trong việc đẩy những lễ hội được trang trí đẹp mắt dọc theo một cây số dài 5 km xuyên qua thành phố. Lễ Hội Hakata Gion Yamakasa  diễn ra ở quận Hakata của Fukuoka.

Lễ Hội Hakata Gion Yamakasa

Những chiếc phao kazariyama lớn hơn cao hơn mười mét và nặng hơn hai tấn. Trước đây, chúng thường được chạy trên đường phố, tuy nhiên, với sự ra đời của các đường dây điện trong Thời kỳ Meiji, điều này đã trở thành vấn đề, và ngày nay chúng chỉ đóng vai trò là những chiếc phao trang trí. 14 người trong số họ đứng ra khắp thành phố từ ngày 1 đến ngày 14 tháng 7, bao gồm hai người tại ga Hakata và Canal City Hakata.

Những chiếc phao kazariyama đứng trong khu mua sắm

Đối với cuộc đua, phao kakiyama có kích thước nhỏ hơn, cao khoảng năm mét và nặng một tấn, được sử dụng ngày nay. Có bảy người trong số họ, một người cho mỗi khu phố tham gia cuộc đua. Các phao không có bánh xe và được kéo qua các đường phố, trong khi nước được trải ra trước phao để giảm ma sát giữa phao và mặt đường (và làm mát những người tham gia).

Các phao kakiyama xếp hàng khi bắt đầu

Thời gian diễn ra lễ hội

Từ ngày 10 đến 14 tháng 7, bảy đội tổ chức một số cuộc tập luyện và diễu hành để chuẩn bị cho cuộc đua chính. Một cuốn sách nhỏ về lễ hội tiếng Anh có sẵn với các bản đồ chi tiết và lịch trình thời gian cho những sự kiện này rất thú vị để xem. Vào ngày 15 tháng 7 chỉ sau 1 giờ sáng, tất cả các đội xếp hàng phía sau vạch xuất phát, nằm ở phía trước Đền Kushida, đền thờ của lễ hội.

Vào ngày 15 tháng 7 lúc 4:59 sáng, ngay trước khi mặt trời mọc, đội đầu tiên bắt đầu cuộc đua, tiếp theo là các đội khác trong khoảng thời gian năm phút. Bất chấp thời gian đầu ngày, hàng ngàn khán giả xếp hàng dài 5 km, bao gồm một số khúc cua hẹp và trải dài dọc theo cả hai làn đường hẹp và đường rộng. Phải mất mỗi đội khoảng 30 phút nỗ lực mạnh mẽ để hoàn thành khóa học.

Một kakiyama  trong sân của đền Kushida trong buổi tập luyện

Có rất nhiều không gian để xem cuộc đua dọc theo khóa học dài của nó, ngoại trừ xung quanh một số phần ngoạn mục hơn, ví dụ: khu vực bắt đầu, nơi mọi người xuất hiện trước hàng giờ để đặt các điểm xem tốt. Chỗ ngồi trả phí có sẵn trong sân tòa án nhỏ của Đền Kushida, nơi mỗi đội phải đẩy phao của nó quanh một cây cột, nhưng sự cạnh tranh cao khiến những chỗ ngồi này hầu như không thể có được.

Cách di chuyển

Đền Kushida nằm cách ga tàu điện ngầm City City Hakata hoặc Gion 5 phút đi bộ hoặc cách ga Hakata 15-20 phút đi bộ.

Đăng bởi: Phạm Ân

Từ khoá: Lễ Hội Hakata Gion Yamakasa  

Lễ Hội Bia Đức Oktoberfest

Trong các lễ hội dân gian truyền thống trên toàn thế giới, lễ hội Oktoberfest của Đức có lẽ là lễ hội cổ xưa nhất không những còn gìn giữ được, thậm chí đã phát triển thành lễ hội bia lớn nhất thế giới và được tổ chức vào đầu tháng 10 hàng năm.

Lịch sử

Oktoberfest, hay còn được biết đến dưới tên gọi “lễ hội tháng Mười”, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1810 tại Munich, xứ Bavaria nhằm ăn mừng lễ cưới của hoàng thái tử Ludwig (sau này là vua Ludwig I) và công chúa Therese của Saxe-Hildburghausen. Tất cả người dân ở đây đều được mời đến cánh đồng trước cổng thành phố chung vui cùng đám cưới hoàng gia. Sau này cánh đồng được đặt tên là Theresienwiese (hay Wies’n) để thể hiện lòng tôn kính đến hoàng hậu. Có lẽ Munich xứ Bavaria sẽ chẳng được biết nhiều đến thế nếu lễ hội này không được phát triển và kéo dài tới nay, cũng là năm thứ 205 kể từ khi bắt đầu. Lễ hội được tổ chức trong thời gian 16-18 ngày, từ giữa tháng 9 đến ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10. Đã có khoảng 3000 lễ hội khác làm “nhái” theo Oktoberfest nhưng không có lễ hội nào thành công được như phiên bản gốc. Mỗi năm, Oktoberfest đón nhận khoảng 6 triệu lượt du khách đến khám phá và thưởng những vại bia khổng lồ cùng các hoạt động vui chơi giải trí bên cạnh đó.

Có gì ở đây?

Đầu tiên bạn phải hiểu rằng không có thứ gì khác nổi bật hơn thứ “chất lỏng óng ánh” có mặt ở khắp nơi, vào bất kể thời điểm nào ở tại lễ hội này. Thống kê cho thấy số lượng bia tiêu thụ mỗi mùa Oktoberfest có thể đổ đầy 3 bể bơi Olympic. Cũng chính vì số lượng fan không nhỏ của nó mà họ đã tạo ra hẳn những chiếc lều khổng lồ để các vị khách có thể vừa uống bia và tán gẫu với nhau. Vại bia có kích cỡ lớn nhất ở đây thường được gọi là “Mass” với dung tích lên đến 1 lít mỗi vại có thể đánh gục bất kỳ ai mới chỉ quen với việc uống bia bằng cốc. Ngoài đồ uống chính thức ở đây thì các món như xúc xích và gà nướng cũng rất được ưa chuộng bởi lẽ: uống nhiều kiểu gì cũng đói! Và thống kê cho biết mỗi năm đã có hàng tấn thịt được tiêu thụ riêng trong 2 tuần diễn ra lễ hội này. Trang phục truyền thống dirndls và lederhosen của những người phục vụ cũng là điểm nhấn tạo ra một không khí đặc trưng đúng với chất dân gian “ngày xửa ngày xưa” của Đức và ngày Chủ nhật đầu tiên của lễ hội sẽ có một đoàn diễu hành mặc những bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc này đi xuyên qua các con phố dài khoảng 7km từ Munich đến Theresienwiese. Nói đến lễ hội thì chả thể thiếu được các trò chơi. Và điểm nhấn của Lễ hội mùa thu chính là tàu lượn siêu tốc Sky Drive và đu quay khổng lồ cao 50m lớn nhất và cũng là nhanh nhất châu Âu giúp bạn chiêm ngưỡng toàn bộ quang cảnh lễ hội từ trên cao. Ngoài ra, lễ hội năm nay còn có thêm các pha biểu diễn mô tô mạo hiểm, một chuyến tàu ma đảm bảo khiến bạn thót tim, kem và các gian đồ ngọt sẽ được tìm thấy tại “Mandelturm” và “Schokoladenfabrik”.

Một số sự thật thú vị về Oktoberfest

6.5 triệu lít bia đã được tiêu thụ tại Lễ hội mùa thu. Tuy nhiên đây mới chỉ là con số “khiêm tốn” so với 7.9 triệu lít bia trong năm 2011. Mặc dù vậy đây cũng chỉ là con số tương đối bởi mỗi một “Mass” thường không được đổ đầy theo đúng tiêu chuẩn 1 lít.

Gà nướng và những chiếc xúc xích.

Năm 1989 có lẽ là năm mọi người… đói nhất khi tiêu thụ tới 775.674 con gà nướng và 360.734 chiếc xúc xích.

Số lượng khách tham dự trung bình hàng năm

6 triệu là số lượng khách tham dự trung bình hàng năm nhưng con số lớn nhất phải kể đến 7.1 triệu người đã đến chung vui tại lễ hội vào năm 1985 Oktoberfest đã phải hoãn 9 năm trong Chiến tranh Thế giới thứ II từ 1939 đến 1948. Một phiên bản nhỏ hơn đã được tổ chức sau khi kết thúc chiến tranh với tên gọi “Herbfest” (Lễ hội mùa thu).

Giá cả tăng mỗi năm không thể là điều tránh khỏi

Năm nay bạn sẽ phải trả từ 10-10.40 EUR cho một Mass, trong khi năm ngoái là 9.70-10.10 EUR. Lều bia lớn nhất thuộc về nhà Pschorr-Bräu-Rosl với sức chưa 12.000 người được dựng năm 1913. Năm nay lều bia lớn nhất là của nhà Hofbräuhaus với sức chứa 10.000 người. Tổng cộng các lều bia sẽ đón nhận 119.000 lượt khách trong năm nay. Số nhân viên phục vụ cho lễ hội đủ để làm thành một ngôi làng nhỏ với 13.000 người bao gồm 8.000 nhân viên chính thức và 5.000 nhân viên làm theo vụ. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, 1.500 toilet miễn phí đã được đặt sẵn tại Wiesn để phục vụ. Tuy nhiên lý do để dùng chúng thì không hề miễn phí chút nào.

Theo Thảo Nguyễn (Wiki Travel)

Đăng bởi: Nguyễn Thân Trọng Tính

Từ khoá: Lễ hội bia Đức Oktoberfest

Đặc Sắc Hội Làng Trịnh Nguyễn

Người dân khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) ai ai cũng thuộc lòng câu răn dạy: “Dù ai đi khắp bốn phương/ Nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương lại về”. Ngày 10-3 âm lịch là ngày Quốc lễ và cũng là ngày Hội của làng Trịnh Nguyễn. Vì thế cứ vào dịp này hàng năm, người dân làng Trịnh Nguyễn lại nô nức chuẩn bị cho lễ hội kéo dài trong 3 ngày.

Đình làng Trịnh Nguyễn khá khang trang

Trước đây, làng Trịnh Nguyễn có tên gọi là làng Nguyễn Xá. Sau bao biến thiên của trời đất, tên làng đã thay đổi và nay có tên là khu phố Trịnh Nguyễn. Nhưng người dân ở Trịnh Nguyễn và các vùng lân cận vẫn quen gọi làng Trịnh Nguyễn. Tại khu phố Trịnh Nguyễn ngày nay, một cụm di tích lịch sử văn hoá hoàn chỉnh là Đền-Đình-Chùa, vẫn được bảo toàn. 20 năm qua, dân làng Trịnh Nguyễn đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng để đại trùng tu kiến tạo lại khu di tích này ngày một hoàn chỉnh, khang trang.

Quan họ Trịnh Nguyễn

Người dân “thưởng” cho quan họ của làng

Làng Trịnh Nguyễn thờ đức vua Hùng-đó cũng là lý do tại sao ngày hội của làng được tổ chức đúng ngày 10-3 âm lịch. Trịnh Nguyễn là một làng còn giữ được nhiều phong tục và cổ vật quý như các đạo sắc phong, ngọc Phả… Cứ vào năm chẵn, lễ hội làng Trịnh Nguyễn tổ chức to; những năm lẻ tổ chức nhỏ với các hoạt động như rước lễ, tế hội đồng, hát quan họ, ca trù, thi đấu vật, chọi gà, bắt vịt…

SГґi Д‘б»™ng trГІ chЖЎi chб»Ќi gГ

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, một trong những nét văn hóa tiêu biểu của người dân Trịnh Nguyễn vẫn được giữ gìn từ xa xưa đến nay là tục mời khách. Không phải mời người trong làng, trong họ đến dùng cơm mà mời khách từ thập phương về dự hội. Gia chủ nào mời được càng nhiều khách từ nơi khác đến dự hội và dùng cơm với gia đình thì càng tự hào, vinh dự. Điều đó thể hiện sự giao thiệp rộng rãi của gia chủ và cũng là cách để người dân Trịnh Nguyễn thể hiện sự trọng thị với những người yêu mến nét văn hóa của làng Trịnh Nguyễn. Mâm cơm bao giờ cũng tươm tất, dù nhà giàu có hay nhà kém điều kiện, trước là để dâng lên tiên tổ, sau là để đãi khách. Đa số, gia đình nào cũng thịt hai con chó, vài con gà, gói mấy trăm chiếc bánh tẻ và chuẩn bị trái cây các loại. Trong 3 ngày hội, người đảm nhiệm việc nội trợ trong gia đình luôn vất vả, bận rộn nhất, nhưng đó cũng là niềm vui lớn nhất của người đã góp phần gìn giữ nét văn hóa ẩm thực của làng Trịnh Nguyễn.

Trò bắt vịt cũng không hề dễ dàng

Đăng bởi: Thúy Trần Thị

Từ khoá: Đặc sắc hội làng Trịnh Nguyễn – Bắc Ninh

Lễ Hội Yến Sào: Nghi Lễ Văn Hóa Tâm Linh

Cử hành nghi lễ rước bài vị từ nhòn Ngoại về hòn Nội -ảnh Văn Thành Châu Sử sách chép rằng, nghề khai thác và chế biến nguồn lợi yến sào đã hình thành, phát triển tại Khánh Hòa cách nay khoảng 700 năm. Trải bao biến cố lịch sử, những người chuyên sống bằng nghề “sào chĩa” vẫn tôn thờ Lê Văn Đạt – một vị quan đời nhà Trần là người đầu tiên có công phát hiện tổ yến trong những hang đảo thuộc phủ Bình Khang (tên gọi xưa của Khánh Hòa) và chính ông đã tổ chức, hướng dẫn ngư dân Nha Trang ra đảo khai thác yến sào. Năm 1769, hậu duệ của Lê Văn Đạt là Lê Văn Quang, đình trưởng Bích Đầm, cùng con gái là Lê Thị Huyền Trâm – Đại Đô đốc thủy quân Tây Sơn, đã có công lớn trong việc bảo vệ, khai thác và xuất khẩu yến sào. Năm 1793, trong trận chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải đất nước và các đảo yến phủ Bình Khang, Đại Đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng cha và các tướng sĩ thủy quân Tây Sơn đã anh dũng hy sinh vào ngày 10.5 năm Kỷ Sửu (1793). Từ đó, bà được người dân địa phương suy tôn là đảo chủ thánh mẫu và lập miếu thờ trên các đảo yến cho đến tận ngày nay. Hàng năm, cứ đến ngày 10.5 âm lịch, những gia đình, dòng họ… “cha truyền, con nối” gắn bó với nghề lại sắm sửa lễ vật, hành hương ra đảo tạ ơn tiền nhân. Từ sáng sớm, hậu duệ họ Lê và lãnh đạo Công ty Yến sào Khánh Hòa cùng đại diện tập thể công nhân khai thác yến sào và lượng bảo vệ đảo yến có mặt đông đủ trên đảo Hòn Nội, tiến hành nghi lễ dâng hương tri ân công đức thủy tổ, thánh mẫu và những bậc tiền nhân đã có công sáng lập nghề khai thác yến sào. Nghi thức rước bài vị được cử hành trang trọng từ đảo hòn Ngoại về hòn Nội. Ông Lê Hữu Hoàng – Tổng giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa, cho biết, hiện công ty đang quản lý 32 đảo yến với 157 hang yến trên vùng biển Khánh Hòa và các đảo yến ven biển từ Quảng Bình đến Cà Mau; phát triển hơn 40 dòng sản phẩm từ nguyên liệu yến đảo thiên nhiên, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu đến 21 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới… Lễ hội yến sào là dịp để các thế hệ CBCNV làm việc tại công ty ôn lại truyền thống ngành nghề, cùng nhau phát huy giá trị truyền thống, xây dựng nghề khai thá, chế biến yến sào Khánh Hòa phát triển bền vững. Nhân dịp này, ông Phạm Minh Chánh – Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh, thay mặt lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 5 tập thể, 6 cá nhân xuất sắc. Lãnh đạo Công ty Yến Sào Khánh Hòa cũng đã khen thưởng cho 20 CBCNV xuất sắc tiêu biểu, tặng quà tri ân lưu niệm cho 2 đại diện, 2 nhánh tộc họ Lê. Một số hình ảnh khác về lễ hội yến sào:Hòn Nội-không gian tưởng nhớ tổ nghề khai thác yến sào-ảnh Văn Thành Châu.Dâng nến cầu nguyện quốc thái dân an và trời yên, biển lặng.Nghi thức tế lễ.Bia thờ tiền nhân có công gìn giữ đảo yến.Đại diện 5 tập thể xuất sắc nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.Lao động

Đăng bởi: Nguyễn Chiến Thắng

Từ khoá: Lễ hội yến sào: nghi lễ văn hóa tâm linh

Lễ Hội Songkran 2023 Ở Bangkok

Lưu ý: lễ hội Songkran được tổ chức vào ba ngày chính thức từ 13 – 15 tháng 4 năm nay, nhưng thực tế nó kéo dài suốt tuần.

Songkran là gì?

Songkra là tết của người Thái, là dịp để gia đình đoàn tụ, thăm viếng chùa chiềng và dọn dẹp nhà cửa. Đa phần người Thái họ sẽ dành thời gian bên gia đình và bạn bè. Theo truyền thống, vào ngày đầu tiên của Songkran, người Thái sẽ tổ chức nghi lễ Rod Nam Dum Hua hay còn gọi là Ngày Người Cao Tuổi Thái Lan. Trong lễ này, những người trẻ sẽ rót nước thơm vào lòng bàn tay của người lớn tuổi để thể hiện sự tôn kính và cầu mong phước lành đến với họ.

Ngày thứ hai của Songkran là Ngày Gia Đình Thái Lan. Các gia đình sẽ dậy thật sớm và bố thí cho các sư sãi sau đó dành cả ngày để quay quần bên nhau. Một trong những nghi lễ mang tính tôn giáo quan trọng nhất trong ngày Tết là Tắm Phật. Theo đó, các phật tử sẽ dùng nước thơm để tắm cho tượng phật ở chùa và ở nhà. Vì quốc giáo của Thái Lan là đạo Phật nên có khá nhiều hoạt động mang tính cầu an, cầu đức giống như Việt Nam.

Ý nghĩa của Nước trong lễ Songkran

Hình ảnh té nước làm nhau ướt sủng chính là biểu tượng của lễ Songkran nhưng đằng sau những hình ảnh cười đùa vui vẻ đó còn có những ý nghĩa khác nữa. Ý nghĩa thật sự đằng sau của việc té nước chính là mong muốn gột rửa đi những phiền muộn và điều xấu của năm cũ đồng thời chào đón năm mới bằng những điều tốt lành nhất.

Theo truyền thống, người Thái sẽ nhẹ nhàng đổ một tô nước lên những thành viên của gia đình, bạn bè thân thiết và hàng xóm láng giềng. Nhưng Songkran dần trở thành một lễ hội, người ta đã thay thế chiếc tô thành xô chậu, vòi phun, súng nước và người ta té nước vào nhau bất kể lạ quen, người bản địa hay khách du lịch.

Làm công đức

Làm phước là một trong những phần quan trọng nhất của Songkran và viếng thăm chín ngôi chùa linh thiêng nhất Bangkok được xem như việc ai cũng làm. Những ngôi chùa ở khu Rattanokosin mà nhiều người hay đến là: Wat Pho, Wat Phra Kaeo, Wat Suthat Thepphawararam, Wat Chana Songkhram, Wat Boworn, Wat Benchamabophit, Wat Rakhang Khositaram, Wat Arun và Wat Kanlaya.

Songkran diễn ra khi nào?

Trước khi Thái sử dụng dương lịch cho năm mới vào năm 1940, Songkran được xác định dựa theo âm lịch nên thời gian mỗi năm mỗi khác. Nhưng giờ đây, lễ Songkran được tổ chức từ 13 – 15 tháng 4 hàng năm. Nhưng cũng còn tùy bạn ở đâu trên đất Thái, thời gian và các hoạt động cũng tương đối khác nhau.

Songkran ở Silom

Đây là nơi tổ chức lễ Songkran lớn và “hoang dã” nhất Bangkok. Đoạn đường dài 5km được nhiều người biết đến với các tên Patpong – với rất nhiều thanh niên Thái và cả du khách cầm bất cứ thứ gì có thể xịt ra nước. Nơi tốt nhất để có thể chiêm ngưỡng toàn bộ lễ hội mà không bị ướt là đi lên phía cầu đi bộ BTS phía trên con đường. Không bị ướt có nghĩa là bạn nên mang theo một túi nylon để đựng vật dụng có giá trị và luôn trong trạng thái cảnh giác. Ở trên đó, bạn có thể nhìn toàn cảnh cuộc chơi: một đám đông không lồ lúc nào cũng cười hét đi dọc theo hai hàng các cửa tiệm bán “vũ khí”, đồ ăn, nước uống và tất nhiên có rất rất nhiều bia. Một trong những điểm ấn tượng nhất chính là những chiếc xe cứu hỏa đậu ở các ngã tư với các vòi xịt nước thẳng vào đám đông dưới cái nóng có thể lên đến 40˚C dưới ánh mặt trời.

Song Kran ở đường Khao San Road

Nếu bạn muốn ướt từ đầu đến chân trong một bữa tiệc “hoang dại” hãy đến đường Khao San Road. Toàn bộ con đường được dành để các bạn có thể giao chiến và chắc chắn một điều bạn sẽ ướt không còn một chổ. Có hai chốt cảnh sát được đặt ở hai đầu con đường để tịch thu chai nước, lon và bột mì để tránh việc ném vào người khác. Nhưng đừng lo, bạn có thể thoải mái mua bia bọt ở các quan bar mở cửa suốt kì lễ hội. Một số nơi còn có DJ chơi nhạc đằng sau tấm nylon để đê phòng người chơi quá khích. Lưu ý: cẩn thận với những sàn nhà lót gạch, có rất nhiều người trượt té và làm đổ đồ uống khắp người chưa kể là bị thương.

Songkran ở quận Phra Pradaeng District

Nếu bạn thích một Songkran truyền thống, hãy đến với quận Phra Pradaeng nơi sinh sống của cộng đồng người Thái – Raman. Ở đây, người ta thưởng tổ chức kì lễ trễ hơn một tuần so với trung tâm Bangkok. Bạn không những bị té nước mà còn có dịp tham gia các hoạt động văn hóa như: lễ kéo cờ Thái – Raman, chơi trò ‘saba’, nhảy Raman, đua thuyền, thả thuyền hoa và nhiều nữa.

Songkran ở Sanam Luang

Những nghi lể phật giáo đa phần được tổ chức ở Sanam Luang, đối diện Hoàng cung Thái Lan. Ở đây vào ngày đầu tiên của Songkran sẽ có lễ rước tượng phật Buddha Sihing từ National Stadium diễu hành khắp các phố phường để mọi người té nước.

Tượng phật được đặt ở đó ba ngày để những ai không tham gia lễ rước có thể đến cầu an. Một trong những hoạt động khác ở những ngôi chùa lớn tại Rattanokosin là xây những bảo tháp bằng cát và trang hoàng lộng lẫy với cờ hoa đủ sắc.

Cuộc thi sắc đẹp và Hội chợ ẩm thực ở khu Wisutkasat

Đăng bởi: Thế Lực

Từ khoá: Lễ hội Songkran 2023 ở Bangkok

Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Hội Làng Miêng Hạ trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!