Bạn đang xem bài viết Liệu Bạn Đã Biết Ung Thư Vú Sống Được Bao Lâu? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhiều phụ nữ bị ung thư vú mà không có bất kì triệu chứng nào. Đây là lý do tại sao việc tầm soát ung thư vú thường xuyên là rất quan trọng. Câu hỏi “Ung thư vú sống được bao lâu?” là một trong những thắc mắc thường gặp khi bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư vú. Ung thư vú được phát hiện càng sớm, khi khối u còn nhỏ và chưa lây lan, sẽ càng có nhiều khả năng điều trị thành công hơn. Bài viết của Bác sĩ Phan Văn Giáo sẽ cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh ung thư vú dựa trên giai đoạn lúc được chẩn đoán là:1
Giai đoạn 0 và I: 100%.
Giai đoạn II: 93%.
Giai đoạn III: 72%.
Giai đoạn IV: 22%.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm cho biết có bao nhiêu người sống được ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Nó dựa trên giai đoạn tại thời điểm chẩn đoán. Tỷ lệ này chỉ là ước tính. Bởi vì một số trường hợp được chẩn đoán ung thư vú có thể sống lâu hơn nữa. Giai đoạn càng sớm, cơ hội sống càng cao. Bác sĩ có thể giải thích kĩ hơn về tỷ lệ sống sót và ý nghĩa của chúng đối với tình trạng bệnh của bạn.
Bên cạnh đó, theo thống kê, gần 100% phụ nữ chỉ có tế bào ung thư ở vú sẽ sống ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán. Ở những trường hợp ung thư đã di căn sang các mô lân cận, 91% sống thêm được ít nhất 5 năm và 84% sống thêm được ít nhất 10 năm. Tỷ lệ sống sót của phụ nữ da đen thấp hơn khoảng 9% so với phụ nữ da trắng.2
Đối với nam giới bị ung thư vú, tỷ lệ sống sót sau 5 năm trung bình là 84%. Nếu khối u chỉ ở vú, 96% nam giới sống thêm được ít nhất 5 năm. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 83% nếu ung thư di căn đến các hạch bạch huyết gần đó và 22% nếu nó di căn xa hơn ở não hay xương.2
Tỷ lệ điều trị thành công ung thư vú phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, cần chú ý đến:3
Kích thước, vị trí và giới hạn của khối u.
Các thụ thể yếu tố tăng trưởng (thụ thể HER2), estrogen có trong tế bào ung thư.
Diễn tiến quá trình đáp ứng của các tế bào ung thư khi điều trị.
Mức độ di căn của khối u.
Phẫu thuật đã loại bỏ hoàn toàn khối u hay chưa?
Tiền căn ung thư vú trước đây.
Đôi khi ung thư vú được chẩn đoán lần đầu tiên khi nó đã ở giai đoạn cuối. Trong trường hợp này, tế bào ung thư thường không chỉ được tìm thấy ở vú và các vùng lân cận như hạch nách, hạch cổ. Ung thư vú có thể đã dẫn đến sự phát triển của các khối u khác (khối u di căn) trong xương hoặc các hạch bạch huyết.3
Nhưng ngay cả khi điều này xảy ra, bệnh vẫn có thể được điều trị. Nếu khối u có thể được loại bỏ hoàn toàn và không có di căn xa thì khả năng hồi phục là hoàn toàn có thể. Ngay cả với trường hợp tái phát ung thư vú thêm lần nữa.3
Ung thư vú thường không gây cảm giác đau đớn trong giai đoạn đầu. Điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ thật sớm nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào sau đây:3
Thay đổi kích thước hoặc hình dạng một hoặc cả hai bên vú.
Bạn có thể sờ thấy một khối u ở vú hoặc nách không biến mất trong thời gian dài. Tuy nhiên, sờ thất một khối u bất thường ở vú không phải luôn là biểu hiện của ung thư.
Có một vết lõm trên núm vú hoặc những nơi khác trên vú. Núm vú có thể bị tụt vào trong.
Sưng đỏ, loét, thay đổi màu sắc da hay ngứa, đau vùng vú.
Vú tiết dịch bất thường, có thể lẫn máu.
Các bất thường trên cũng có thể được phát hiện thông qua tầm soát ung thư vú định kì. Bao gồm khám sức khỏe, siêu âm hoặc chụp nhũ ảnh. Đây là cách đáng tin cậy nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Nếu nghi ngờ, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thêm bằng các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Hình ảnh có chứa nội dung nhạy cảm, bạn đọc cân nhắc trước khi xem
Xem
Khi mắc ung thư vú, bạn cần cân nhắc lợi ích của từng phương pháp điều trị so với rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra. Thông thường, kế hoạch điều trị ung thư vú sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Ung thư vú là căn bệnh phức tạp với nhiều yếu tố góp phần gây ra. Không một loại thực phẩm hay thuốc nào hoàn toàn có thể ngăn được ung thư vú. Nhưng việc lựa chọn chế độ ăn có thể góp phần ngăn ngừa nguy cơ này. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Ăn gì ngừa ung thư vú?
10 Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm Ung Thư Vú
Ung thư vú là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với chị em phụ nữ trên toàn thế giới và đang ngày càng trẻ hóa. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú trên thế giới ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam ung thư vú đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và hàng thứ 3 về tỷ lệ tử vong ở nữ giới. Vì vậy, việc nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh sẽ là điều vô cùng cần thiết đối với chị em phụ nữ.
Ngực đỏ, bị sưngDấu hiệu: Có thể nói, đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất của căn bệnh này. Vùng da ngực có thể bị nổi đỏ do dị ứng với một số yếu tố như bột giặt hay áo ngực bạn dùng quá chật, nhưng phát ban hoặc vệt đỏ xuất hiện do ung thư thường đi kèm sưng phồng, đau và ngứa.
Nguyên nhân: Các khối u vú đẩy vào chèn ép các mô, khiến ngực bị sưng, đau tức và tấy đỏ.
Biện pháp xử lý: Một khi ung thư vú lan rộng ra ngoài vú (giai đoạn IV), tỷ lệ sống trung bình ít hơn bốn năm. Vì vậy điều cực kỳ quan trọng là phải phát hiện ung thư vú càng sớm càng tốt.
Ngứa ở ngựcDấu hiệu: Vô cùng ngứa – kiểu ngứa mà bạn khiến bạn cảm thấy khó chịu và không ngừng gãi. Việc bôi kem hoặc thuốc mỡ cũng không giúp thuyên giảm cảm giác ngứa. Vú của bạn cũng có thể bị kích ứng hoặc da nổi mẩn đỏ, sần sùi.
Nguyên nhân: Các tế bào ung thư phát triển nhanh chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da.
Biện pháp xử lý: Nếu vùng da vú của bạn trở nên kỳ quặc, bạn hãy đi kiểm tra ngay lập tức. Nếu bác sĩ chẩn đoán đó là một căn bệnh về da hoặc nhiễm trùng và kê cho bạn một đơn thuốc thì hãy yêu cầu kiểm tra lại nếu các triệu chứng của bạn không biến mất.
Ngứa ở ngực
Thay đổi hình dạng và kích thước vúNgứa ở ngực
Kích thước của ngực có thể thay đổi trong trường hợp bạn mang thai hoặc đang trong kỳ nguyệt san hàng tháng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng ngực sưng đau bất thường thì rất có thể đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư.
Dấu hiệu: Nhiều phụ nữ không sờ thấy khối u như thông thường mà họ thấy ngực to hơn, chảy xuống thấp hơn, có hình dạng khác thường. Bạn có thể nhận thấy điều đó bằng mắt nhìn.
Nguyên nhân: Sự phát triển của mô ở sâu trong vú hoặc bị che phủ bởi mô vú dày đặc có thể làm thay đổi hình dạng hoặc kích thước của vú. Nó khiến việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn, vì thế nếu bạn có mô vú dày, hãy cảnh giác với những dấu hiệu này.
Biện pháp xử lý:Bạn hãy ngồi trước gương và nhìn cả hai bên ngực rồi dùng tay nâng hai bầu ngực lên, sau đó bạn đưa ngực xoay sang hai bên và nhìn thật cẩn thận từ mỗi bên. Nếu có sự khác biệt về kích thước hoặc hình dáng mà bạn chưa nhận thấy trước đó, hãy đến gặp bác sĩ và thông báo về điều đó.
Vùng da quanh đầu núm vú thay đổiThay đổi hình dạng và kích thước vú
Vùng da xung quanh đầu núm vú bị co rút da, co rút núm vú, nhăn nheo. Nó cũng có thể xuất hiện các hạt nhỏ ở quầng vú xung quanh núm vú. Thậm chí nhiều trường hợp còn bị viêm da quanh vú với các triệu chứng bao gồm: tấy đỏ, phù dưới dạng da cam, bong da vảy nến, ngứa dị ứng.
“Lõm đồng tiền” trên ngựcVùng da quanh đầu núm vú thay đổi
Một trong những cách nhận biết ung thư vú là xem xét các vết lõm trên ngực, giống như “lõm đồng tiền”, đôi khi có thể là dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm (một dạng ung thư vú tiến triển). Điều này có thể xảy ra do các tế bào ung thư gây ra sự tích tụ dịch bạch huyết trong vú dẫn đến sưng hoặc bị lõm xuống.
Bác sĩ Rosenbaum Smith (Mỹ) cho biết bạn có thể kiểm tra bằng cách giơ cánh tay lên cao trên đầu để khiến cơ ngực căng. Nếu bạn nhìn xuống và thấy vùng lúm đồng tiền đó vẫn còn, thì đây có thể là dấu hiệu ung thư vú và cần được thăm khám sớm.
“Lõm đồng tiền” trên ngực
Sự thay đổi ở núm vú“Lõm đồng tiền” trên ngực
Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú.
Dấu hiệu: Nếu nhận thấy núm vú bị dẹt và tụt vào phía bên trong thì bạn nên cẩn thận bởi đây cũng là một dấu hiệu sớm của ung thư vú. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh thông qua chất dịch được tiết ra từ “nhũ hoa” mà không hề có bất cứ sự tác động nào từ bên ngoài. Không những vậy, da của núm vú có thể trở nên sần sùi, có vảy, hay viêm.
Nguyên nhân: Nhiều trường hợp, khối u vú phát triển ở các ống sữa hoặc phần ngay dưới và xung quanh núm vú, ảnh hưởng đến sự xuất hiện của núm vú, gây đau hoặc dẫn đến tiết dịch.
Sưng hoặc có khối u, hạch ở náchSự thay đổi ở núm vú
Hạch hay các khối u là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh ung thư vú, nhưng chúng không phải chỉ xuất hiện ở vùng “núi đôi”.
Dấu hiệu: Các khối u có thể xuất hiện dưới vùng nách hoặc vùng xương đòn, do vậy, nếu thấy sưng bất thường hoặc nổi khối u tại những vùng này, bạn cần phải đi khám ngay.
Nguyên nhân: Các hạch bạch huyết ở nách là nơi mà ung thư vú lan rộng đầu tiên thông qua chất lỏng bạch huyết thoát ra từ vú. Phần lớn hạch bạch huyết tuyến vú dẫn lưu đến nách, làm cho hạch nách sưng to. Ở một số ít bệnh nhân, bác sĩ còn có thể lấy hạch nách sưng to làm triệu chứng ung thư vú đầu tiên để chẩn đoán.
Biện pháp xử lý: Cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng cũng có thể gây ra các hạch bạch huyết sưng lên, vì vậy nếu bạn bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng thì không cần phải lo lắng. Nhưng nếu hạch bạch huyết sưng lên ở dưới cánh tay và vẫn tồn tại trong vòng 1 tuần mà không có nguyên nhân rõ ràng thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
Sưng hoặc có khối u, hạch ở nách
Đau tức ngựcDấu hiệu: Một người sống sót sau khi điều trị hoàn toàn được bệnh ung thư vú mô tả cơn đau đó rất dữ dội, nó đến và đi một cách bất ngờ. Người khác lại đề cập đến nó như là một cảm giác có luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải.
Nguyên nhân: Khối u có nhiều kích thước khác nhau, có thể là khối u đơn lẻ, hay các khối u nằm rải rác phía sau núm vú hoặc ở một trong các ống dẫn sữa. Tất cả đều làm đẩy mô vú, gây cảm giác đau, sưng và khó chịu ở ngực.
Biện pháp xử lý: Sự thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt hay một chiếc áo ngực với kích cỡ không phù hợp cũng có thể khiến “núi đôi” của bạn đau tức, khó chịu. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau không chấm dứt mà kéo dài thì bạn tuyệt đối đừng chủ quan. Thay vào đó, hãy nhanh chóng tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.
Đau lưng, vai, gáyĐau tức ngực
Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Vì lý do này, các chuyên gia về xương sống thường tìm kiếm sự hiện diện của khối u khi điều trị đau lưng mãn tính.
Dấu hiệu: Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp cột sống. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn hoặc đau nhức.
Nguyên nhân: Hầu hết các khối u vú phát triển trong mô tuyến vú, mở rộng sâu vào ngực, gần thành ngực. Nếu khối u tăng trưởng đẩy ngược về phía xương sườn và xương sống, người bệnh sẽ bị đau ở lưng chứ không phải ở ngực. Nơi đầu tiên ung thư vú di căn trong xương là xương sống, hoặc xương sườn, phát triển thành ung thư xương thứ cấp.
Biện pháp xử lý: Theo một nghiên cứu, tỉ lệ sống sót đối với những bệnh nhân ung thư vú mà ung thư đã lan ra xương chỉ là 8,3%, so với tỷ lệ sống sót chung là 75%. Vì thế bạn hãy đặc biệt lưu tâm đến những cơn đau lưng. Nếu sau một thời gian nghỉ ngơi và thực hiện các liệu pháp vật lý mà cơn đau vẫn chưa chấm dứt thì bạn cần thông báo bác sĩ, có thể hãy yêu cầu chụp chiếu xương.
Dịch tiết bất thường ở vúĐau lưng, vai, gáy
Tiết dịch núm vú là 1 trong 7 dấu hiệu ung thư giai đoạn đầu ở tuyến vú. Dịch tiết ra có thể lỏng hoặc đặc, màu sắc từ trong suốt đến trắng đục, vàng, xanh hoặc đỏ. Đối với phụ nữ đang cho con bú có dịch tiết ra từ núm vú giống như sữa là vấn đề bình thường, tuy nhiên khi dịch tiết có lẫn mủ, màu vàng hay có lẫn máu là dấu hiệu ung thư vú cảnh báo tình trạng nguy hiểm cần được kiểm tra.
Các nguyên nhân khác có thể gây tiết dịch núm vú bao gồm:
Nhiễm trùng vú
Biến đổi về sinh lý cơ thể
Một số vấn đề về sức khỏe y tế, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp, bệnh lý vùng não
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc nhất định khác
Đăng bởi: Đức Hoàng
Từ khoá: 10 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú
Những Dấu Hiệu Ung Thư Máu Có Thể Bạn Chưa Biết
Bạch cầu là tế bào có vai trò quan trong trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng có vai trò chóng lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Bệnh bạch cầu cấp thường xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh và nguy hiểm. Các tế bào bạch cầu sản sinh ra số lượng lớn gây tắc nghẽn tuỷ xương. Bạch cầu tăng đột biến dẫn đến việc chúng thiếu nguồn thức ăn. Chính vì thế, chúng sẽ ăn các tế bào hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Triệu chứng ban đầu của bệnh bạch cầu cấp giống như bệnh cúm. Với biểu hiện như: cơ thể mệt mỏi, ốm yếu… Hầu hết người bị bệnh bạch cầu đều tình cờ phát hiện khi đi làm các xét nghiệm máu thông thường.
Vì các tế bào bạch cầu tăng lên quá nhiều làm tắc nghẽn tuỷ xương. Điều này dẫn đến tuỷ xương sẽ không thể sản xuất được các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Từ đó dẫn đến các biểu hiện của bệnh như:
1. Thiếu máuDấu hiệu của tình trạng thiếu máu như:
Cảm thấy mệt mỏi.
Da niêm nhạt.
Có thể khó thở.
Chóng mặt.
Đau ngực.
2. Rối loạn đông máuSố lượng tế bào tiểu cầu giảm sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu với các biểu hiện bệnh như:
Xuất huyết chấm đỏ trên da.
Chảy máu răng, chảy máu mũi.
Xuất huyết tiêu hoá.
Có dấu hiệu bầm tím trên da bất thường.
Kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường.
3. Các dấu hiệu khácMột số dấu hiệu khác cảnh báo bệnh bạch cầu như:
Sốt, ớn lạnh không rõ nguyên nhân.
Đau xương.
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu.
Dễ bị nhiễm trùng.
Gan to, lách to.
Hạch bạch huyết là hệ thống miễn dịch quan trọng của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Bệnh ung thư hạch bạch huyết sản sinh quá nhiều tế bào lympho dẫn đến tác dụng ngược lại. Làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Dấu hiệu điển hình của ung thư hạch bạch huyết
Các hạch có dấu hiệu sưng to. Bạn có thể sờ thấy hạch ở vị trí cổ, nách hay bẹn. Còn những hạch bạch huyết nằm sâu chúng ta không sờ được. Nhưng chúng cũng sưng to và có thể gây chèn ép lên các cơ quan lân cận gây đau bụng, đau ngực, đau xương…
Lá lách trở nên to hơn khiến ta dễ đầy hơi, khó chịu. Lá lách to chúng ta có thể sờ thấy một khối ở vị trí vùng bụng trên bên trái.
Một số dấu hiệu ít gặp khác
Sốt thường xuyên và kéo dài.
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Cơ thể mệt mỏi suy kiệt.
Ho, khó thở.
Đổ mồ hôi đêm.
Ăn uống không ngon miệng.
Ung thư máu thể đa u tuỷ xương là tình trạng tăng đột biến của các tế bào plasma. Chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sản sinh và phát triển của các tế bào khoẻ mạnh trong cơ thể.
Ung thư máu thể đa u tuỷ xương có nhiều dạng khác nhau. Trong đó có một số dạng có triệu chứng sớm. Tuy nhiên đa số các trường hợp các triệu chứng thường xuất hiện ở giai đoạn muộn. Một số dấu hiệu ung thư máu thường gặp của thể bệnh này như:
Biểu hiện tại xương
Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân… Đau xương nhẹ ở các xương sườn, xương cột sống, các khớp…
Đến giai đoạn muộn bệnh nhân có biểu hiện đau xương nhiều hơn. Đau ở xương cột sống, xương ức… đau liên tục và không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau.
Biểu hiện ngoài xương
Bệnh gây tổn thương xương ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây chèn ép thần kinh, viêm đa dây thần kinh…
Thiếu máu.
Dễ bị nhiễm trùng như: viêm phổi, nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn đường tiết niệu…
Tăng canxi máu: triệu chứng điển hình là táo bón, buồn nôn, hay khác nước, cơ thể yếu ớt…
Các biểu hiện khác như: hạch to, rối loạn tiêu hoá…
Bạn Đã Được Ăn Bao Giờ Chưa?
Nguyên liệu chè bánh canh ngọtPhần bột bánh canh
Bột gạo 300 gr
Muối 1/3 muỗng cà phê
Phần nước đường
Đường thốt nốt 500 gr
Lá dứa 3 lá
Gừng 50 gr
Phần nước cốt dừa
Nước cốt dừa 500 ml
Đường trắng 3 muỗng cà phê
Muối 1/2 muỗng cà phê
Bột năng 1 muỗng canh
Video cách nấu chè bánh canh ngọt Cách nấu chè bánh canh ngọtBước 1:
Với 300gr bột gạo chia ra làm 2 phần, một phần 250gr và một phần 50gr. Chuẩn bị tô hoặc âu lớn chứa 250gr bột gạo, thêm vào 1/3 muỗng cà phê muối, trộn đều. Đun sôi nước, đổ từ từ nước sôi vào tô bột, vừa đổ vừa dùng muỗng khuấy đều cho đến khi không còn bột khô nữa, ta có được một khối bột như hình. Lượng nước dao động từ 200-300ml.
#tip: Nhớ chú ý nước phải thật sôi, đổ nước vào từng ít một không đổ một lúc nhiều quá chúng ta không kiểm soát được lượng nước khiến bột rất dễ bị lỏng.
Bước 2:
Lấy 50gr bột khô còn lại làm bột áo để khi nhồi được dễ dàng hơn. Rãi một ít bột khô xuống ván nhồi, đặt cục bột xuống, rắc thêm một ít bột khô lên trên rồi tiến hành nhồi. Cứ châm thêm bột khô nếu khối bột còn quá nhão và dính tay. Nhồi đến khi khối bột trở nên dẻo mịn, sờ vào không còn dính tay nữa là được. Để bột nghỉ 10 phút.
Bước 3:
Cắt khối bột ra thành những miếng nhỏ, dùng cây cán bột cán mỏng khối bột khoảng 0.5cm. Sau đó dùng dao cắt bột ra thành những sợi dài.
Bước 4:
Đun sôi 500ml nước, dùng vá khuấy để nước tạo thành dòng, sau đó cho từng nắm bánh canh vào luộc. Lúc này sợi bánh canh hơi mềm chưa được dai nên hạn chế khuấy mạnh sẽ làm đứt sợi bánh.
Bước 5:
Đến khi sợi bánh canh chuyển trong và nổi lên trên thì vớt ra, cho vào tô nước lạnh để sợi bánh canh được dai hơn.
Bước 6:
Chuẩn bị phần nước đường: cho đường thốt nốt vào nồi cũng với 1.5 lít nước, gừng thái sợi và lá dứa buộc thành bó.
Bước 7:
Nấu cho đường tan, nước sôi lên, lúc này nếu có bọt thì hớt ra để nước đường được trong đẹp hơn. Thêm bánh canh vào, nấu tiếp tục 10 phút để sợi bánh canh thấm đường cho ngọt rồi nhắc xuống.
Bước 8:
Nấu nước cốt dừa: cho vào nồi 500ml nước cốt dừa, thêm vào 1/2 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê đường và 1 muỗng canh bột năng, khuấy đều rồi bật bếp đun lên cho nước cốt dừa sệt lại.
Bước 9:
Khi ăn múc chè bánh canh ra chén, rưới nước cốt dừa lên trên, rắc thêm một ít mè là có thể dùng được rồi. Món chè này ăn nóng hay ăn lạnh đều ngon.
Thành phẩm chè bánh canh ngọtChè bánh canh ngọt là món chè quen thuộc của những người dân miền thôn quê ở các tỉnh miền Tây sông nước. Món chè đươc kết hợp từ những sợi bánh canh bột gạo dai dai ngập trong nước đường thốt nốt và gừng sợi thơm lừng, không thể thiếu nước cốt dừa béo ngậy tô điểm thêm những hạt mè trắng rang phía trên.
Đăng bởi: Trần Quốc Dương
Từ khoá: Cách nấu chè bánh canh ngọt – Bạn đã được ăn bao giờ chưa?
9 Điều Cần Biết Nhất Về Căn Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp
Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp hiệu quả
Từ những nguyên nhân gây bệnh mà ta biết ở trên thì để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này ta cần một số cách giúp phòng ngừa hiệu quả như:
Tránh tiếp xúc với bức xạ phòng ngừa ung thư tuyến giáp: Bức xạ từ môi trường sống, môi trường làm việc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp. Đây là những chất nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, dễ gây biến đổi gen, hình thành tế bào ung thư trong cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần tránh sống và làm việc trong môi trường có tia bức xạ như những nơi sản xuất đồ linh kiện điện tử, nhà máy năng lượng hạt nhân để phòng tránh ung thư tuyến giáp…Trong trường hợp phải làm việc trong môi trường không đảm bảo cần phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn.
Chế độ ăn uống khoa học: Thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Nếu chế độ dinh dưỡng không được cân bằng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến hệ miễn dịch của cơ thể dễ bị tác nhân xấu tấn công. Như vậy, mỗi người cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp như: Bổ sung thêm rau xanh, các loại trái cây và chất xơ, từ đó cung cấp nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm lượng i-ốt vào mỗi bữa ăn để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Cùng với đó, bạn cần tránh những thực phẩm chế biến sẵn vì trong những loại thực phẩm đó có chứa rất nhiều chất bảo quản có hại cho sức khỏe. Không nên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích để nâng cao sức khỏe.
Giữ thân hình cân đối phòng ngừa ung thư tuyến giáp: Khi cơ thể không cân đối, bạn sẽ rất dễ bị mắc các bệnh khác nhau, trong đó có ung thư tuyến giáp. Vì vậy, bạn cần duy trì thân hình cân đối bằng cách giữ thói quen ăn uống lành mạnh, có chế độ luyện tập phù hợp như thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, ăn uống khoa học…
Không sử dụng chất kích thích: Rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý ung thư, trong đó có ung thư tuyến giáp. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế những chất kích thích để bảo vệ sức khỏe cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
Tầm soát ung thư định kỳ: Để bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, giữ thói sống lành mạnh.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên và không nên ăn gì?Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp hiệu quả
Để việc điều trị các bệnh lý về tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, basedow, đặc biệt là ung thư tuyến giáp đạt hiệu quả cao hơn, bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì
Bệnh nhân nên ăn các đồ ăn sau để góp phần hạn chế các triệu chứng.
Nên ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh
Khi bệnh nhân bị nôn, buồn nôn, nên ăn các thức ăn chứa ít chất béo, các thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, bột ngũ cốc, nước hoa quả để giúp dễ nuốt.
Nên chia thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn một ít, giúp bệnh nhân không còn tâm lý ngại ăn, tăng cường dưỡng chất giúp ngăn ngừa tình trạng suy nhược cơ thể.
Chọn các loại thực phẩm giàu protein để cung cấp calo, năng lượng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Nên ăn các đồ ăn nấu chín, để một lát để thức ăn nguội bớt đi. Không ăn đồ sống, tái, chần.
Bệnh nhân nên uống nhiều nước và bổ sung thức ăn có chứa nhiều chất xơ như rau xanh, sinh tố, nước ép trái cây để tránh bị táo bón, đặc biệt là trong giai đoạn phóng xạ. Bổ sung nước giúp giảm thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột.
Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?
Bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp không nên ăn các thực phẩm sau để tránh gây hại cho sức khỏe:
Đối với bệnh nhân K tuyến giáp đặc biệt là sau phẫu thuật, bệnh nhân không nên ăn những đồ cay nóng, những loại thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao như nướng, quay, chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp như thịt hun khói, xúc xích, pate.
Hạn chế ăn mì, phở, bún.
Tránh ăn đậu nành và các thực phẩm được chế biến từ đậu (đậu phụ, tào phớ,…).
Hạn chế ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu), gà công nghiệp.
Một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư tuyến giáp là khó nuốt. Do đó bệnh nhân nên tránh các loại thực phẩm cứng, khô như bánh mì nướng, bánh quy giòn, khoai tây chiên, bánh quy..
Khi bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư sử dụng liệu pháp iốt phóng xạ, nên duy trì chế độ ăn uống với nồng độ i ốt thấp. Nên tránh sử dụng nhiều muối iốt, muối biển, thực phẩm có tẩm ướp muối, hải sản và các sản phẩm khai thác từ biển như rau câu, rong biển, tảo. Tránh ăn lòng đỏ trứng và các thực phẩm chế biến từ trứng, sữa, sô cô la, phô mai, kem.
Không uống nước có ga và bia, rượu, cà phê.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên và không nên ăn gì?
Phương pháp điều trị ung thư tuyến giápBệnh nhân ung thư tuyến giáp nên và không nên ăn gì?
Ung thư tuyến giáp là bệnh có thể điều trị thành công nếu như được phát hiện sớm. Hiện nay ung thư tuyến giáp được điều trị bằng các phương pháp sau:
Phương pháp phẫu thuật: Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ khối u. Đối với những giai đoạn sau cần thêm công đoạn vét hạch cổ. Những trường hợp bệnh nặng có hạch di căn có thể được chỉ định điều trị bằng I-131. Sau phẫu thuật, người bệnh cần uống hormone tuyến giáp để cơ thể ổn định và tránh sự quay lại của ung thư. Hiện nay các phương pháp phẫu thuật bao gồm: cắt thùy giáp toàn phần, cắt giáp quá bán, cắt giáp gần toàn phần, cắt giáp toàn phần.
Liệu pháp iốt phóng xạ 131: Điều trị iốt phóng xạ 131 nhằm giúp tiêu diệt các mô giáp, u bướu nhỏ còn sót lại sau mổ. Liều lượng của iốt phóng xạ 131 khoảng 30 – 200mCi theo tình trạng xâm lấn của bệnh. Trong trường hợp ung thư di căn xa, vùng lan rộng, liệu pháp này vô cùng hữu hiệu.
Xạ trị ngoài: Xạ trị ngoài được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không hấp thụ iod nhằm giúp hỗ trợ điều trị sau mổ, các trường hợp carcinom dạng tủy hoặc dạng không biệt hóa. Trong trường hợp khối u di căn đến các cơ quan trên cơ thể, xạ trị ngoài giúp ngăn ngừa quá trình phát triển của khối u.
Phương pháp hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể thông qua đường uống, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Thuốc sẽ đi khắp cơ thể và tiêu diệt các tế bào ung thư. Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp, hóa trị chỉ được áp dụng khi các phương pháp khác không còn hiệu quả.
Phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp: Siêu âm tuyến giáp hiện đang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến và khá chuẩn xác đối với bệnh ung thư tuyến giáp. Đây là phương pháp an toàn, không gây độc hại, và rất hiệu quả giúp đánh giá cấu trúc tuyến giáp, xác định là khối u nang hay u rắn. Ngoài ra, siêu âm còn giúp bác sĩ đánh giá chính xác kích thước, số lượng và vị trí của nhân giáp, đồng thời phát hiện được các nhân giáp không sờ thấy trên lâm sàng. Phương pháp siêu âm ngày càng được áp dụng nhiều để hướng dẫn chọc hút tế bào nhân giáp bằng kim nhỏ (hay còn gọi là FNA). Các dấu hiệu của một nhân giáp ác tính nghi ngờ thông qua siêu âm bao gồm tăng sinh mạch máu ở trung tâm, u giáp giảm hồi âm, bờ không đều và vôi hoá bên trong.
Xạ hình tuyến giáp: Phương pháp này giúp đánh giá sự hấp thu iod của các nhân giáp. Các nhân nóng (nhân thu nhận iod phóng xạ) ít có nguy cơ ác tính hơn nhân lạnh (nhân không nhận iod phóng xạ). Khối ung thư tuyến giáp biểu hiện dưới dạng hình ảnh “nhân lạnh”. Để tiến hành xét nghiệm ngày, bệnh nhân sẽ uống dung dịch chứa iốt phóng xạ. Khi đi vào cơ thể, iốt phóng xạ sẽ tập trung về tuyến giáp và giúp hiện lên các hình ảnh của tuyến này. Nếu chất này tập trung tại nhân mà không có ở phần còn lại của tuyến giáp thì đó chính là nhân nóng, có nguy cơ ác tính thấp. Ngược lại, nếu thấy giảm đi hoặc không có chất phóng xạ tại nhân, thì đó là nhân lạnh, có nguy cơ ác tính cao.
Chụp cắt lớp điện toán và chụp cộng hưởng từ: Chụp cắt lớp điện toán (chụp CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến giáp là phương pháp chẩn đoán nhằm đánh giá sự xâm lấn ung thư tuyến giáp vào cấu trúc lân cận và di căn hạch. CT có cản quang iốt cho thấy hình ảnh chi tiết tuyến giáp và giúp đánh giá di căn hạch tốt hơn MRI. Mặt khác chi phí chụp CT cũng ít tốn kém hơn MRI.Hạn chế của phương pháp CT có cản quang iod là ngăn cản khả năng hấp thu iod trên xạ hình về sau. Đồng thời, nó có thể gây độc giáp trạng trong trường hợp sử dụng chất cản quang iod liều cao và ở bệnh nhân có cường giáp tiềm ẩn. Ưu điểm của phương pháp MRI là không dùng chất cản quang iod, không phải chịu độc hại do phóng xạ. Mặt khác MRI còn có thể cho thấy rõ tuyến giáp và cấu trúc lân cận.
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) là phương pháp được lựa chọn hàng đầu để đánh giá hạt giáp. Kết quả xét nghiệm FNA bao gồm: lành tính, ác tính, không xác định được và không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán.Trường hợp kết quả không xác định được thường là tổn thương dạng nang có thể lành tính hoặc ác tính. Những bệnh nhân này cần được cắt thùy tuyến giáp toàn phần và cắt lạnh. Nhóm FNA không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán chiếm khoảng 10-12% khi không dùng siêu âm hướng dẫn và tỷ lệ này cải thiện còn 0% khi có sử dụng hướng dẫn của siêu âm. Vị trí chọc hút thường là tại u giáp hoặc tại hạch qua hướng dẫn của siêu âm trong thường hợp khối u nhỏ, hoặc tiến hành xét nghiệm giải phẫu bệnh tổ chức u giáp ngay khi phẫu thuật để khẳng định chẩn đoán, phân loại và đặc biệt là định hướng cho việc xử trí tích cực ban đầu.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnhPhương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Phụ nữ có xu hướng mắc bệnh ung thư tuyến giáp ở độ tuổi 40 và 50, trong khi nam giới mắc bệnh ung thư tuyến giáp thường ở độ tuổi 60 hoặc 70.
Ung thư tuyến giáp thể nang chủ yếu xảy ra với những người trên 50 tuổi. Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa thường xảy ra ở những đối tượng trên 60 tuổi.
Những người trẻ tuổi vẫn có thể bị ung thư tuyến giáp, và loại ung thư thường gặp nhất là ung thư tuyến giáp thể nhú, xảy ra với những người từ 30 đến 50 tuổi.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giápNhững đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên những thay đổi trong tế bào tuyến giáp. Tuy nhiên, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp gồm:
: Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, chức năng sản sinh các kháng thể giúp chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn suy giảm. Điều này, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus gây hại tấn công vào cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư tuyến giáp.
Nhiễm phóng xạ: Cơ thể có thể bị nhiễm phóng xạ khi dùng tia phóng xạ để điều trị bệnh hoặc qua đường tiêu hóa, đường hô hấp do i-ốt phóng xạ.
Yếu tố di truyền: Có khoảng 70% người bệnh ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình: bố, mẹ hoặc anh chị em ruột…từng mắc bệnh.
Tuổi tác: Bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Trong đó, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 4 lần so với nam giới. Nguyên nhân là sự thay đổi hormone ở phụ nữ như trong quá trình mang thai đã kích thích hình thành bướu giáp, hạch tuyến giáp.
Mắc bệnh tuyến giáp: Các đối tượng bị bướu giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hormone tuyến giáp bị suy giảm có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao hơn so với người khỏe mạnh.
Tác dụng phụ của một số thuốc: Người bệnh mắc bệnh tuyến giáp thường được bác sĩ chỉ định uống i-ốt phóng xạ, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Các yếu tố nguy cơ khác: Cơ thể thiếu i-ốt. Uống rượu bia thường xuyên. Hút thuốc lá. Thừa cân béo phì.
Dấu hiệu bệnh ung thư tuyến giáp
Khối u ở cổ: Đàn ông thường phát hiện khối u khi cạo râu, còn phụ nữ có thể nhận ra sự thay đổi ở cổ khi trang điểm. Nếu phát hiện có một khối u lớn ở trước cổ, dưới yết hầu, bạn hãy theo dõi hoạt động của nó. Khoảng 90% nhân giáp là lành tính. Thông thường, khối u lành tính sẽ di chuyển lên xuống khi nuốt, trong khi đó hầu hết các khối u ác tính không di chuyển khi nuốt.
Bị khàn giọng: Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhưng lại hay bị nhầm lẫn của ung thư tuyến giáp là giọng nói khàn. Bởi các dây thần kinh thanh quản kiểm soát các cơ mở và đóng dây thanh âm, nằm ngay phía sau tuyến giáp. Trong những trường hợp hiếm, khối u, cụ thể là khối u ung thư có thể lan rộng ra ngoài tuyến giáp làm tổn thương dây thần kinh này và ảnh hưởng tới hộp thanh âm.
Xuất hiện u giáp trạng: u có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt.
Xuất hiện hạch vùng cổ: hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp
Triệu chứng muộn
Khối u to, rắn, cố định trước cổ.
Khàn tiếng, có thể khó thở.
Khó nuốt, nuốt vướng, do u chèn ép.
Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu.
Siêu âm có thể nhận biết ung thư tuyến giáp.
Nếu nhận thấy những bất thường của cơ thể khi xuất hiện những triệu chứng trên bạn hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, mỗi người nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe của mình.
Dấu hiệu bệnh ung thư tuyến giáp
Những giai đoạn phát triển của bệnhDấu hiệu bệnh ung thư tuyến giáp
Giai đoạn 1: Ung thư tuyến giáp giai đoạn 1 rất khó phát hiện vì không có nhiều dấu hiệu rõ rệt. Lúc này, khối u có kích thước nhỏ chỉ dưới 2cm hình thành bên trong tuyến giáp, chưa lây lan ra bên ngoài, cách hạch bạch huyết và các bộ phận gần đó. Giai đoạn 1 chỉ được phát hiện nếu như người bệnh có thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Giai đoạn 2: Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 2 có các khối u lớn từ 2 đến 4 cm và phát triển ra các khu vực bên ngoài tuyến giáp. Nếu có những dấu hiệu bất thường ở vùng cổ họng (nuốt khó, ho khan…) nhưng không phải bị bệnh về tai mũi họng, cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.
Giai đoạn 3: Khối u lúc này có kích thước tới 4cm. Dù vậy thì khối u vẫn chưa lây lan đến các hạch bạch huyết. Ở giai đoạn 3 thì ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không? Bệnh nhân ở giai đoạn 3 vẫn có có cơ hội phục hồi hoàn toàn nếu tích cực điều trị. Lúc này khối u chèn lên các bộ phận xung quanh gây ra những cơn đau khó chịu và cần phải kiêng một số loại thực phẩm trong quá trình điều trị.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn phát triển cuối cùng của bệnh và không hẳn tất cả các bệnh nhân đều có những biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên, bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú di căn hạch, cụ thể là các khối u bắt đầu phát triển lan ra ngoài tuyến giáp đến phần hạch bạch huyết ở cổ và ngực sau đó, tiếp tục đến gần các mạch máu khác trong cơ thể. Cuối cùng là lây lan trên các cơ quan khác của cơ thể như xương hay phổi.
Ung thư tuyến giáp là gì?Những giai đoạn phát triển của bệnh
Theo Globocan, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ với hơn 160000 ca mắc mới mỗi năm, nam giới với gần 50000 ca mỗi năm đứng thứ 20.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình cánh bướm, nằm ở phía trước cổ. Nhiệm vụ chính của tuyến giáp là tiết hormone tuyến giáp vào máu để vận chuyển tới từng mô trong cơ thể, giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, cho phép tim, não, các cơ quan làm việc ổn định. Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp. Các nhà nghiên cứu đã phân loại ra 4 loại chính:
Ung thư tuyến giáp thể nhú: Đây là loại phổ biến nhất trong các dạng ung thư tuyến giáp, chiếm từ 70-80% trong tổng số các trường hợp. Thể này tiến triển chậm và thường hay di căn hạch cổ, hoặc có thể lan tới phổi và xương. Ung thư tuyến giáp thể nhú thường bắt đầu trong các tế bào nang, và thường chỉ tìm thấy ở 1 thùy tuyến giáp. Tỷ lệ sống sót trên 5 năm của dạng ung thư này khi được phát hiện ở giai đoạn 1 là gần 100%, giai đoạn 2 cũng gần 100%, giai đoạn 3 là 93% và giai đoạn cuối là 51%.
Ung thư tuyến giáp thể nang: Đây là loại ung thư tuyến giáp phổ biến thứ 2, chiếm từ 10-15%. Loại ung thư tuyến giáp này thường được tìm thấy ở những người không cung cấp đủ iốt từ thực phẩm. Cũng tương tự như ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang có thể di căn hạch cổ nhưng tốc độ tiến triển nhanh hơn và có thể di căn xa vào xương, phổi. Tỷ lệ sống sót trên 5 năm của dạng ung thư này khi được phát hiện ở giai đoạn 1 là gần 100%, giai đoạn 2 cũng gần 100%, giai đoạn 3 là 71% và giai đoạn cuối là 50%.
Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Đây là loại nguy hiểm nhất vì thường phát triển nhanh và phức tạp, dó đó dẫn đến khó điều trị nhất. Nhưng loại ung thư này rất hiếm gặp. Tỷ lệ sống sót trên 5 năm là 7% vì hầu hết các bệnh nhân đều được phát hiện ở giai đoạn 4.
Một điều may mắn hơn cả đó là có tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này nếu được phát hiện sớm có thể lên tới 90%. Đây được cho là bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao nhất trong các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ung thư tuyến giáp là gì?
Như vậy, bệnh ung thư tuyến giáp là một căn bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Từ việc nhận biết được mức độ nguy hiểm sẽ giúp chúng ta có cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp phù hợp.
Đăng bởi: Tư Duệ
Từ khoá: 9 điều cần biết nhất về căn bệnh ung thư tuyến giáp
Ăn Cơm Nguội Gây Ung Thư?
Đây là thông tin được lan truyền khá lâu trên mạng thông tin internet, khiến rất nhiều người thường xuyên ăn cơm nguội cảm thấy lo lắng. Thực tế, nó đã được đính chính bởi chuyên gia!
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đã khẳng định: “Cơm nguội hoàn toàn an toàn và không có nguy cơ ung thư hay gây ngộ độc nếu được nấu chín và bảo quản đúng cách trong vòng một ngày (24 giờ)” – Trang Khám Phá.
Nhưng, bản thân hạt gạo có chứa vi khuẩn Bacillus cereus, chúng sẽ bị vô hiệu hóa ở nhiệt độ cao, nhưng nếu cơm được bảo quản nguội không đúng cách, bào tử này sẽ phát triển thành vi khuẩn và gây ngộ độc thực phẩm.
Ăn cơm nguội có thể bị ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc do ăn cơm nguội chứa Bacillus cereus có thể buồn nôn và nôn, hoặc tiêu chảy khoảng sau 1 – 5 tiếng. Phần lớn các triệu chứng ở mức độ tương đối nhẹ và không kéo dài, trong khoảng 24 tiếng.
Đây là lý do mọi người được khuyến khích không nên ăn cơm nguội. Ngoài ra, bản thân cơm nguội cũng không được thơm ngon và không bảo toàn dinh dưỡng như cơm mới nấu. Nên dù có bảo quản đúng cách, dùng an toàn thì ăn cơm nguội cũng không hẳn có lợi.
Tốt nhất, nên nấu cơm với lượng vừa đủ cho 1 lần dùng, ăn lúc cơm còn nóng ấm để tận hưởng vị ngon và dinh dưỡng trọn vẹn từ hạt cơm.
Học cách bảo quản cơm an toàn để dùng lại
Nếu bạn vẫn muốn hoặc có nhu cầu dùng cơm nguội, hãy học cách bảo quản cơm an toàn:
– Cơm nóng mới nấu cần được làm nguội nhanh, bằng cách ngâm thố cơm vào nước hoặc để trước quạt gió.
– Sau khi cơm được làm nguội, đem cơm bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản tối đa là 24 giờ.
– Không nên bảo quản cơm vào tủ lạnh khi cơm còn nóng, vì nhiệt và hơi nước sẽ khiến cơm nhanh hư hơn.
– Lưu ý thời gian bảo quản cơm trong tủ lạnh không quá 24 tiếng (và không quá 6 tiếng ở nhiệt độ phòng). Cơm sau khi bảo quản cần được hâm nóng trước khi dùng, và không hâm nóng lại cơm đã bảo quản quá 2 lần.
– Tuyệt đối không bảo quản cơm chung với thức ăn khác, như thế cơm và cả thức ăn đều sẽ mau hư, cũng như không giữ được hương vị.
Advertisement
– Ngoài ra bạn cần phải biết 6 sai lầm khi ăn cơm để điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý, giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình một cách tốt nhất.
Tìm hiểu và ghi nhớ 1 chút thông tin, hoặc nếu được thay đổi 1 chút về thói quen, để cơm thực sự là tốt và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Liệu Bạn Đã Biết Ung Thư Vú Sống Được Bao Lâu? trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!