Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Vẽ Trứng Trang 120 Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 – Tuần 12 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tập đọc Vẽ trứng Bài đọcVẽ trứng
Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:
– Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được.
Khám Phá Thêm:
Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp kết bài Tràng Giang của Huy Cận (53 mẫu) Kết bài Tràng Giang của Huy Cận
Thầy lại nói:
– Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.
Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.
Theo XUÂN YẾN
Từ khó
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi: danh hoạ người I-ta-li-a
Khổ luyện: dày công luyện tập, không nề hà vất vả.
Kiệt xuất: có tài năng, giá trị nổi bật
Thời đại Phục hưng: thời kì có những tiến bộ vượt bậc về văn hoá, khoa học, kinh tế và xã hội ở châu Âu, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI
Hướng dẫn đọc
Toàn bài đọc với giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng.
Giọng thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo ân cần.
Đoạn cuối bài đọc giọng cảm hứng, ca ngợi.
Bố cụcCó thể chia bài đọc thành 2 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến vẽ được như ý
Đoạn 2: Phần còn lại
Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 121 Câu 1Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?
Trả lời:
Trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán vì vào lớp suốt mười mấy ngày liền cậu phải vẽ rất nhiều trứng.
Câu 2Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì?
Trả lời:
Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng như thế để tập quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và thể hiện nó trên giấy vẽ thật chính xác.
Câu 3Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào?
Trả lời:
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một nhà đại danh họa, tác phẩm của ông được trình bày ở nhiều nhà bảo tàng lớn. Ông là niềm tự hào của nhân loại.
Nói đến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi còn nói đến một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.
Câu 4Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
Advertisement
Trả lời:
Những nguyên nhân khiến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng là:
Năng khiếu bẩm sinh
Gặp được thầy hay
Dùng công khổ luyện
Trong những nguyên nhân vừa kể, nguyên nhân quan trọng nhất là do ông đã dùng công khổ luyện nhiều năm.
Ý nghĩa bài Vẽ trứngNhờ kiên trì rèn luyện nên Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài.
Soạn Bài Hộp Thư Mật Trang 62 Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2 – Tuần 24
Hộp thư mật
Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.
Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Tháo chiếc bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau một cây số. Nó kia rồi! Một hòn đá hình mũi tên (lại hình chữ V quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân.
Tham Khảo Thêm:
Tâm đường tròn nội tiếp tam giác: Lý thuyết & các dạng bài tập Ôn tập Hình học lớp 9
Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thư lần này cũng là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi thả hộp thuốc về chỗ cũ.
Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người đến lấy thư. Anh trở lại bên xe, lắp bu-gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ nổ giòn. Chưa đầy nửa giờ sau, anh đã hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt.
HỮU MAI
Hai Long: tên thường gọi của Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (1928 – 2002), một chiến sĩ tình báo nổi tiếng hoạt động trong lòng địch trước ngày miền Nam giải phóng.
Chữ V: chữ cái đầu của tên nước ta, đồng thời là chữ cái mở đầu một từ tiếng Anh có nghĩa là “chiến thắng”
Bu-gi: bộ phận phát lửa của động cơ xe
Cần khởi động: cần đạp ở xe để nổ máy
Động cơ: bộ phận dùng để biến xăng, dầu… thành năng lượng chạy máy
Đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuyện: khi hồi hộp, khi vui sướng, nhẹ nhàng; toàn bài toát lên vẻ bình tĩnh, sự tự tin của nhân vật.
Có thể chia bài đọc thành 4 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến đáp lại
Đoạn 2: Từ Anh dừng xe đến ba bước chân
Đoạn 3: Từ Hai Long tới ngồi đến chỗ cũ
Đoạn 4: Phần còn lại
Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?
Trả lời:
Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật vô cùng khéo léo
Hộp thư luôn được đặt ở một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất
Dấu hiệu nhận biết hộp thư mật chính là những vật có hình chữ V
Hộp thư mật được đặt ở cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng, hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật, báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.
Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
Trả lời:
Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long:
Gửi gắm tình yêu Tổ quốc của mình
Lời chào chiến thắng
Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm như vậy?
Trả lời:
Cách lấy thư và nhận báo cáo của Hai Long vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ, bình tĩnh, mưu trí, cảnh giác, nhanh và chính xác. Chú dừng xe trước cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng, tháo chiếc bu-gi ra xem, vờ như là xe bị hỏng cần phải ngồi xuống sửa chữa. Nhưng thực chất là để có thời gian quan sát xung quanh xem hộp thư mật có thể được để ở đâu. Nhờ khả năng quan sát, chú phát hiện ra hòn đá hình mũi tên (hình chữ V) trỏ vào một hòn đá dẹt cách đó không xa. Bẩy nhẹ hòn đá lên, chú phát hiện một vỏ đựng thuốc đánh răng, nhẹ nhàng và nhanh chóng cạy đáy hộp, lấy ra mảnh giấy rồi thay vào báo cáo của mình rồi trả về chỗ cũ. Chú quay lại xe, lắp lại bu-gi rồi nổ máy rời khỏi địa điểm.
Advertisement
Chú Hai Long phải lấy thư và gửi báo cáo như vậy để đánh lạc hướng chú ý của người khác và không ai có thể nghi ngờ mình
Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
Trả lời:
Đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của
Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.
Soạn Bài Bạn Mới (Trang 11) Bài 1: Chào Năm Học Mới – Tiếng Việt Lớp 3 Cánh Diều Tập 1
Câu 1: Vì sao trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào?
Gợi ý đáp án:
Trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào vì A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai.
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy A-i-a rất rụt rè?
Gợi ý đáp án:
Những chi tiết cho thấy A-i-a rất rụt rè là:
Khi được thầy khích lệ ra chơi cùng các bạn, A-i-a đã xin chơi cùng nhưng vì ngại ngùng nên bạn nói rất bé.
Khi chơi đuổi bắt, A-i-a lúng túng vì Tét-su-ô bảo A-i-a đuổi bắt chậm.
Câu 3: Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách nào?
Gợi ý đáp án:
Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách mở lời hỏi A-i-a về những bức trành mà cô bé vẽ, khen chúng rất đẹp và treo chúng lên bức tường để mọi người có thể ngắm nó. Khiến mọi người biết đến A-i-a.
Câu 4: Theo em, vì sao Tét-su-ô chủ động đến rủ A-i-a cùng chơi?
a) Vì thầy giáo yêu cầu bạn ấy làm thế.
b) Vì A-i-a đã tập luyện và chạy nhanh hơn.
c) Vì Tét-su-ô đã hiểu và quý mến người bạn mới.
Gợi ý đáp án:
Chọn đáp án c.
Câu 1: Trong câu “Em vào chơi với các bạn đi!”, lời nói của nhân vật được đánh dấu bằng dấu câu nào?
Gợi ý đáp án:
Trong câu “Em vào chơi với các bạn đi!”, lời nói của nhân vật kết thúc bằng dấu chấm than và được để trong dấu ngoặc kép.
Câu 2: Tìm thêm một câu là lời nói của nhân vật trong bài đọc trên. Dấu câu nào cho em biết đó là lời nói của nhân vật?
Gợi ý đáp án:
Trong bài còn các câu là lời nói của nhân vật như:
“Em cho thầy xem bức tranh em mới vẽ được không? Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm.”
“Tranh đẹp quá!”
Các câu là lời nói của nhân vật vì nó được đặt trong dấu ngoặc kép.
Nghe – viết: Ngày khai trường (3 khổ thơ đầu)
Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 10 chữ trong bảng sau:
Số thứ tự Chữ Tên chữ
1 a a
2 á
3 ớ
4 b
5 c
6 xê hát
7 d
8 đ
9 e
10 ê
Tham Khảo Thêm:
Đánh Giá Trường THPT Trương Hán Siêu, Tỉnh Ninh Bình Có Tốt Không?
Gợi ý đáp án:
Số thứ tự Chữ Tên chữ
1 a a
2 ă á
3 â ớ
4 b bê
5 c xê
6 ch xê hát
7 d dê
8 đ đê
9 e e
10 ê ê
Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) chữ l hay n?
MAI THỊ BÍCH NGỌC
b) Vần âc hay at?
Sáng Chủ nh☐, An muốn đi câu cá, nhưng cậu chẳng nhớ đã c☐ chiếc cần câu ở đâu. Tìm mãi mới thấy, An đem cần câu ra bờ ao, mắc mồi vào và ngồi đợi. Cứ vài phút, cậu lại nh☐ cần lên xem. Cá đâu chẳng thấy, chỉ thấy m☐ mồi liên tục. Chú nhái bén ngồi trên tàu lá ngước ngắt nhìn An lạ lẫm.
Gợi ý đáp án:
a)
MAI THỊ BÍCH NGỌC
b) Sáng Chủ nhật, An muốn đi câu cá, nhưng cậu chẳng nhớ đã cất chiếc cần câu ở đâu. Tìm mãi mới thấy, An đem cần câu ra bờ ao, mắc mồi vào và ngồi đợi. Cứ vài phút, cậu lại nhấc cần lên xem. Cá đâu chẳng thấy, chỉ thấy mất mồi liên tục. Chú nhái bén ngồi trên tàu lá ngước ngắt nhìn An lạ lẫm.
Kể chuyện:
Bạn mới
Dựa theo tranh và câu hỏi, kể lại câu chuyện:
Gợi ý đáp án:
Tranh 1: Trong giờ ra chơi, do A-i-a là học sinh mới, chưa quen biết các bạn nên con rụt rè, ngồi một mình. Thấy vậy, thầy giáo liền khích lệ A-i-a, giúp cho A-i-a có dũng khi và tham ra chơi cùng các bạn.
Tranh 2: Khi chơi đuổi bắt cùng các bạn, A-i-a chạy chậm nên không thể bắt được ai. Tét-su-ô đã nói rằng như thế rất chán. Điều đó càng khiến A-i-a thêm lúng túng.
Tranh 3: Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin hơn bằng cách hỏi về các bức tranh mà A-i-a vẽ, treo các bức tranh ở hành lang để mọi người có thể ngắm nhìn nó, khiến mọi người hiểu và biết nhiều hơn về A-i-a.
Advertisement
Tranh 4: Sau đó mọi chuyện đã tốt hơn. A-i-a đã tự tin hơn. Các bạn cũng đã chủ động bắt chuyện và rủ A-i-a chơi cùng.
Trao đổi về nội dung câu chuyện:
a) Em thích nhân vật nào trong câu chuyện trên? Vì sao?
b) Nếu lớp em có một người bạn mới, em có thể làm gì để giúp bạn?
Gợi ý đáp án:
a) Em thích nhân vật thầy giáo trong câu chuyện, vì thấy đã giúp đỡ A-i-a. Thầy đã khích lệ, cổ vũ và làm cho A-i-a tự tin hơn.
b) Nếu lớp em có một người bạn mới, em có thể chủ động chào hỏi bạn, hỏi về những sở thích của bạn, rủ bạn tham gia những trò chơi để bạn có thể dễ dàng làm quen với lớp hơn.
Tập Làm Văn Lớp 5: Luyện Tập Tả Cảnh Trang 31 Giải Bài Tập Trang 31 Sgk Tiếng Việt 5 Tập 1 – Tuần 3
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Mưa rào
Một buổi có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng thổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt… mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên nền gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ…
Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống đổ xuống ao chuôm. Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa mới đầu mùa…
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
Theo Tô Hoài
a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
b) Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa?
c) Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa.
d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
Gợi ý trả lời:
a) Những dấu hiệu báo hiệu cơn mưa sắp đến:
Mây: Bay về, những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng đám nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
Gió: Thổi giật mãi, mát lạnh, nhuốm hơi nước, gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc mưa:
Tiếng mưa:
Lúc đầu: lẹt đẹt… lẹt đẹt… lách tách.
Về sau: Mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối; giọt tranh đổ ồ ồ.
Hạt mưa:
Ban đầu là những giọt nước lăn xuống mái phên nứa, mấy giọt lách tách, rồi tuôn rào rào; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.
Mưa xuống sầm sập, hạt mưa giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng xóa.
c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:
Trong trận mưa:
Lá đào, lá na, lá sói: vẫy tai run rẩy.
Con gà sống: ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
Trong nhà: bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái.
Nước: chảy đỏ ngòm bốn bề sân cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống, đổ xuống ao chuôm.
Mưa xối được một lúc thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm của những cơn mưa đầu mùa.
Sau trận mưa:
Trời rạng dần.
Chim chào mào bay ra hót râm ran.
Phía đông một mảng trời trong vắt.
Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
d) Tác giả quan sát sau cơn mưa bằng những giác quan:
Bằng mắt (thị giác): thấy được những đám mây thay đổi trước cơn mưa, nhìn thấy mưa rơi, thấy những thay đổi của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh tượng xung quanh.
Bằng tai (thính giác): nghe thấy tiếng gió thổi, âm thanh của tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng hót của chim chào mào.
Bằng cảm giác của làn da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của làn gió nhuốm hơi nước.
Bằng mũi (khứu giác): biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ, man mác của những trận mưa đầu mùa.
Như vậy, ta thấy cùng một lúc tác giả Tô Hoài đã sử dụng nhiều giác quan khác nhau để quan sát cơn mưa từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, quan sát rất tinh tế, cách dùng từ ngữ cũng rất chính xác và sinh động. Chính vì thế, bài văn tả cảnh mưa rào của tác giả đã đem đến cho người đọc nhiều điều thú vị.
Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.
Gợi ý trả lời:
Dàn ý 1
1. Mở bài:
Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:
Trời nắng kéo dài. Không khí oi bức. Cây cối như muốn khô héo.
Bỗng có gió thổi mạnh, mát rượi. Mây xám đục đuổi nhau trên bầu trời.
Bầy chuồn chuồn bay bay là là gần mặt đất, báo hiệu trời sắp mưa rất to.
2. Thân bài:
– Lúc sắp mưa:
Mây đen kéo đến đen kịt bầu trời.
Gió nổi lên dữ dội, mỗi lúc một mạnh.
Cây cối ngả nghiêng theo gió.
Cát và bụi tung lên mù mịt, không còn nhìn rõ lối …
– Lúc bắt đầu mưa:
Mưa bắt đầu tuôn xối xả, mạnh mẽ xuống vạn vật.
Cây cối hai bên đường ve vẩy tha hồ tắm mưa.
Người đi đường vội vã tìm chỗ trú mưa.
Hạt mưa to, trắng xóa. Mưa như trút nước.
Tiếng sấm ì ầm, chớp nhoang nhoáng loằng ngoằng trên bầu trời như muốn xé toạc màn mây đen kịt.
Nước chảy thành những dòng lớn trên mặt đất.
Đường phố bỗng chốc vui mắt với những chiếc áo mưa đủ màu.
Ô tô lao nhanh trên phố làm nước bắn tung tóe.
Có mưa khí trời mát mẻ hơn, ai cũng cảm thấy dễ chịu.
– Lúc mưa tạnh:
Hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi ngớt hẳn.
Cầu vòng hiện ra. Bầu trời trở lại xanh trong, mát mẻ.
Chim chóc rời chỗ nấp vỗ cánh hót vang.
Cây cối xanh tươi, đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời.
Mọi người tiếp tục công việc của mình.
3. Kết bài:
Bầu trời sau cơn mưa quang đãng, không khí mát mẻ.
Vạn vật và con người vui tươi, dễ chịu.
Dàn ý 2
Mở bài: Trời oi bức, đứng gió, không khí ngột ngạt. Mây đen từ phía chân trời kéo về. Bầu trời tối sầm lại.
Thân bài:
* Diễn biến của cơn mưa:
Một vài hạt mưa bắt đầu rơi.
Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả.
Mưa nặng hạt dần. Mưa rơi lộp độp.
Mưa xối xả, mưa như trút nước.
Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp sáng loá và tiếng sấm ì ầm lúc gần, lúc xa.
Advertisement
Ngồi trong nhà nhìn ra thấy một màn mưa trắng xóa. Giữa nền trời tối đen, lâu lâu một vệt chớp loằng ngoằng sáng chói như muốn xé toang bầu trời âm u. Tiếp theo là tiếng sấm ầm ầm, khiến cho mọi người giật mình.
Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc, nước chảy lênh láng khắp sân nhà, ngõ xóm.
Mưa mỗi lúc một to, gió lay giật các cửa và rít từng hồi trên mái nhà.
Hơi nước mát lạnh cùng mùi đất cát bốc lên ngai ngái, thân quen.
* Sau cơn mưa:
Lá vàng rơi đầy sân. Những tàu lá chuối rách lả tả, trên lá khoai nước còn đọng lại giọt nước mưa óng ánh..
Đàn gà cục cục gọi nhau đi tìm giun, dế.
Trời trong veo không một gợn mây.
Kết bài: Cơn mưa đem lại sự mát dịu cho con người và cảnh vật, xua đi cái nóng ngột ngạt của buổi trưa hè.
Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Trang 91 Cánh Diều Ngữ Văn Lớp 11 Trang 91 Sách Cánh Diều Tập 1
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 91
Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 91Câu 1. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:
Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:
– Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?
Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:
– Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thẳng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.
Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:
– Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?
Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi:
– Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.
(Nam Cao)
Gợi ý:
– Lời nói kết hợp với cử chỉ, ánh mặt và nét mặt.
– Người nói và người nghe là Chí Phèo và cụ Bá
– Sử dụng khẩu ngữ: tao, mày, chưa biết chừng,…
– Những câu rút gọn: “Anh Chí ơi!”, “Lại say rồi phải không?”, “Về bao giờ thế?”, “Sao không vào tôi chơi?”, “Đi vào nhà uống nước”
Câu 2. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau:
Cái trăng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giữa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến.
(Vũ Bằng)
Các câu văn hoàn cảnh, ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh.
Câu 3. Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?
a. – Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.
Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:
– Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?
Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:
– Tao không đến đây xin năm hào.
Thấy hắn toan làm dữ, cụ dành dịu giọng:
– Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:
– Tao đã bảo tao không đòi tiền.
– Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì? Hắn dõng dạc:
– Tao muốn làm người lương thiện.
Bá Kiến cười ha hả:
– Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu:
– Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách… biết không!… Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!…
(Nam Cao)
b. – Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!
– Ờ cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?
– Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.
(Nguyễn Tuân)
Gợi ý:
a.
– Tình huống giao tiếp: Chí Phèo bị thị Nở từ chối, uống rượu say rồi đến nhà bá Kiến đòi làm người lương thiện.
– Cách xưng hô của nhân vật bá Kiến lịch sự, xưng “tôi” – gọi “anh”; còn Chí Phèo xưng “tao”, qua đó bộc mâu thái độ của hai nhân vật.
b.
– Tình huống giao tiếp: Cuộc trò chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại về người tử tù mới đến – Huấn Cao.
– Thầy thơ: không xưng, gọi quản ngục là “thầy”; Viên quản ngục: xưng “tôi” – dạ bẩm (2 lần). Cách xưng hô cho thấy mối quan hệ của hai nhân vật.
Câu 4. Những câu sau đây được trích từ bài viết về tác phẩm Chí Phèo của một học sinh. Hãy xác định và sửa lỗi trong các câu văn này.
a. Thì Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội coi như là tiêu cực thời bấy giờ.
Advertisement
b. Chí Phèo là một tác phẩm rất chất đã làm cho độc giả thích cực kì luôn!
c. Thị Nở tuy bề ngoài nhìn xấu xí như vậy nhưng bên trong vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ giàu tình yêu thương cực kì.
Gợi ý:
a.
Lỗi sai: sử dụng khẩu ngữ trong văn viết (thì, coi như)
Cách sửa: Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội đầy tiêu cực thời bấy giờ.
b.
Lỗi sai: sử dụng khẩu ngữ trong văn viết (rất chất, cực kì luôn)
Cách sửa: Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc khiến độc giả yêu thích.
c.
Lỗi sai: sử dụng khẩu ngữ trong văn viết (như vậy, cực kì)
Cách sửa: Thị Nở tuy bề ngoài nhìn xấu xí nhưng bên trong vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ giàu tình yêu thương.
Soạn Bài Quá Trình Văn Học Và Phong Cách Văn Học Soạn Văn 12 Tập 1 Tuần 15 (Trang 178)
Tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho các bạn học sinh lớp 12 trong quá trình học tập.
Quá trình văn học và phong cách văn học I. Quá trình văn học1. Khái niệm quá trình văn học
– Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động, biến chuyển.
– Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể.
– Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung: gắn với đời sống; phát triển trong sự kế thừa và cách tân; tông tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến.
2. Trào lưu văn học
– Hoạt động nổi bật trong văn học là trào lưu văn học, một hiện tượng có tính chất lịch sử và ra đời trong một khoảng thời gian nhất định.
– Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực, tạo thành một dòng rộng lớn có về thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc của một thời đại.
II. Phong cách văn học1. Khái niệm phong cách văn học
Phong cách văn học: là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, thể hiện trong các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm.
2. Những biểu hiện của phong cách văn học
Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt của tác giả.
Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm.
Phương thức biểu hiện, thủ pháp kĩ thuật lưu lại đậm cá tính sáng tạo của tác giả.
Cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác.
Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.
III. Trả lời câu hỏiCâu 1. Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật chung của quá trình văn học?
Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể.
Các quy luật chung của quá trình văn học: gắn với đời sống; phát triển trong sự kế thừa và cách tân; tông tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến.
Câu 2. Xác định những đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nói vắn tắt về các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới và các trào lưu văn học ở Việt Nam.
– Những đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa:
Văn học Phục hưng: đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung cổ.
Chủ nghĩa cổ điển: coi văn hoá cổ đại là hình mẫu, lí tưởng, luôn đề cao lí trí, sáng tác theo quy luật chặt chẽ.
Chủ nghĩa lãng mạn: đề cao những nguyên tắc chủ quân, thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, cố gắng xây dựng hình tượng nghệ thuật sao cho phù hợp.
Chủ nghĩa hiện thực phê phán: thiên về những nguyên tắc tôn trọng khách quan, thường lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể, tính cách phát triển hợp logic cuộc sống.
– Các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới:
Chủ nghĩa siêu thực: (Pháp – 1924): quan niệm về thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của nghệ sĩ.
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Mỹ La – Tinh, sau Thế chiến thứ hai): coi thực tại bao gồm cả thế giới tâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại, truyền thuyết.
Chủ nghĩa hiện sinh ra (Châu Âu – sau Thế chiến thứ hai): tập trung miêu tả con người như một sự huyền bí, xa lạ và phi lí.
– Các trào lưu văn học ở Việt Nam:
Trào lưu lãng mạn: Thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn. Tác giả tiêu biểu: Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân
Trào lưu hiện thực phê phán: Các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện thực phê phán). Tác giả tiêu biểu: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…
Trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: Nhiều thể loại với nhiều tác giả tiêu biểu như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Xuân Diệu…
Câu 3. Thế nào là phong cách văn học?
Phong cách văn học: là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, thể hiện trong các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm.
Câu 4. Phân tích những biểu hiện của phong cách văn học?
Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt của tác giả.
Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm.
Phương thức biểu hiện, thủ pháp kĩ thuật lưu lại đậm cá tính sáng tạo của tác giả.
Cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác.
Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.
Tổng kết: Quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử. Hành động nổi bật của quá trình văn học là các trào lưu văn học. Thành tựu chính của quá trình văn học kết tinh ở các phong cách văn học độc đáo.
Khám Phá Thêm:
Thử game mới trên Google khi tắt Wifi, tắt 3G
IV. Luyện tậpCâu 1. Nhận xét vắn tắt sự khác biệt giữa trào lưu văn học lãng mạn và trào lưu văn học hiện thực phê phán qua truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng.
– Chữ người tử tù:
Xây dựng nhân vật với vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thủ pháp tương phản, đối lập: đối lập giữa con người với hoàn cảnh, giữa ánh sáng và bóng tối, sử dụng nhiều từ Hán Việt, giọng ca ngợi.
Advertisement
– Hạnh phúc của một tang gia:
Khắc họa một xã hội nhố nhăng, đồi bại.
Nghệ thuật trào phúng: Thủ pháp cường điệu, nói ngược, được sử dụng một cách linh hoạt, giọng văn châm biếm.
Câu 2. Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân và Tố Hữu.
– Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu:
Thơ trữ tình – chính trị
Dấu ấn sử thi và cảm hứng lãng mạn
Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, đậm đà tính dân tộc
– Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
Tài hoa, uyên bác
Nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, những phong cảnh tuyệt mĩ.
Tự do, phóng khoáng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Vẽ Trứng Trang 120 Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 – Tuần 12 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!