Bạn đang xem bài viết Tập Làm Văn Lớp 4: Tả Một Con Vật Nuôi Trong Nhà Dàn Ý & 25 Bài Tả Con Vật Nuôi Lớp 4 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dàn ý tả con vật nuôi trong nhà1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về con vật nuôi trong nhà mà em định tả
2. Thân bài:
* Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật
Tả bao quát hình dáng, kích thước của con vật.
Tả đặc điểm màu lông, màu da.
Tả chi tiết các bộ phận của con vật theo thứ tự đầu – thân – đuôi: sừng, tai, mắt, mũi, miệng, chân, đuôi…
* Tả đặc điểm tập tính của con vật, hoạt động chính của con vật
Tập tính của con vật là gì? (Ví dụ: con chó thường cất tiếng sủa khi thấy người lạ vào nhà).
Hoạt động chính của con vật là gì? (Ví dụ: con chó thường không ngủ vào ban đêm để trông nhà)
3. Kết bài:
Nêu lợi ích của con vật nuôi đối với gia đình em và cảm nghĩ của em về con vật nuôi đó.
Tả con bêHè vừa qua, em được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Quê nội em là một tỉnh miền Trung đầy nắng và gió cát. Dù vậy, người dân quê em rất giỏi chăn nuôi, hầu như vườn nhà nào cũng có gia súc, gia cầm. Em ở lại quê nội được ba hôm thì sang ngày thứ tư, con bò cái của nội sinh một chú bê vàng xinh xắn.
Chú bê lọt lòng mẹ còn ướt nhẹp, nội dùng khăn sạch lau chùi nhớt cho nó, nửa tiếng sau, nó đã run run đứng dậy. Chú bê no tơ đó được cho bú ngay vì vú mẹ căng đầy sữa. Chú bê cao độ sáu mươi xăng-ti-mét, mắt to, đen láy. Mõm, chân, lông tơ của chú hoàn toàn tơ non, mịn màng rất đáng yêu. Chú bê có màu vàng nâu, lớp lông tơ hoe hoe chưa dày nên em có cảm giác da chú bê trong suốt. Sự thật không phải như vậy, da chú có màu vàng nâu, sờ rất mịn màng. Đầu bê nhỏ, hai mắt to và sáng, ngơ ngác như một chú nai lạc mẹ. Mõm chú dài, chun chun hai bên mép, phập phồng theo nhịp thở. Khi được mẹ cho bú, chú bê đứng ngay dưới bụng mẹ đưa mõm ngậm vú mẹ hút lấy hút để. Sữa bò trắng, tinh khiết nuôi chú bê khôn lớn rất nhanh. Lúc bò nuôi con cũng là lúc để ba em lấy sữa tươi dùng trong gia đình.
Một tháng sau, chú bê lớn lên trông thấy. Da chú căng bóng màu vàng đậm, bốn chân con vững vàng tròn trịa. Chú chạy khá nhanh, bắt đầu ăn cỏ non và giảm đi số lần bú mẹ. Mẹ chú sắp dứt sữa chú bê để chuẩn bị sinh lứa sau. Chú bê được nuôi chung với đàn cho quen. Dù vậy, chú bê cũng quấn quýt mẹ suốt ngày ở bãi chăn thả. Nội em mỗi buổi chiều kiểm tra đàn bò hay mắng yêu chú bê: “Bỏ sữa mẹ đó nghen, già đầu rồi, không được bú nữa.”. Chú bê ngước cặp mắt ngây thơ nhìn nội, ngơ ngác như…. bê vàng.
Mùa hè ở quê nội trôi qua nhanh chóng, thật vui vẻ, kì thú. Em thấy lòng lưu luyến thời gian nghỉ hè ở quê nội. Em xoa nhẹ đầu chú bê vàng: “Mai tớ về thành phố rồi, bê ở lại ăn ngoan, chóng lớn nhá!”. Chú bê dường như cảm nhận được tâm tình quyến luyến của em, chú lắc lư cái đầu, cạ mõm của chú dụi vào tay em rất dịu dàng, dễ thương.
Tả con sócNhà em thường nuôi một vài loài động vật trong nhà với những công dụng khác nhau. Ví dụ như chó giữ nhà, mèo bắt chuột, cá cảnh dọn sạch loăng quăng. Nhưng có một động vật em xin mẹ nuôi vì yêu thích, đó là một chú sóc nâu.
Chú sóc này được em mua về từ một cửa hàng thú nuôi, đã được gần 2 tháng tuổi. Người chú lớn bằng nắm tay em với chiếc đuôi bông xù uốn cong đỏm dáng. Toàn thân chú phủ một chiếc áo lông màu nâu hạt dẻ mềm mượt như nhung. Trên đầu kéo xuống lưng chú còn có hai đường sọc đen như hai chiếc khóa áo. Đầu sóc chỉ nhỏ như quả chanh, hơi giống hình tam giác. Hai mắt như hai hạt cườm nhỏ đen láy linh động quan sát. Đôi tai bé xíu nhòn nhọn lúc nào cũng dựng lên nghe ngóng.
Được nuôi trong lồng nên chú sóc sinh ra lười biếng, tuy nhiên khi ham chơi chú vẫn không bỏ đi tính hiếu động của mình. Đôi chân nhỏ thoăn thoắt nhảy nhót leo trèo trên nhánh cây giả, cặp đùi sau chắc nịch làm chúng chạy rất nhanh. Sóc rất thích ăn hoa quả, đặc biệt là hạt dẻ. Bình thường em cho chú ăn đu đủ hoặc táo, những chiếc răng nhỏ cắn một loáng đã hết sạch cả lõi. Sóc là động vật hiền lành và còn rất nhút nhát nữa. Mỗi lần đánh động mạnh một cái là chú nằm im giả chết.
Em rất yêu quý chú sóc này. Em sẽ chăm sóc cẩn thận để chú mau lớn hơn nữa, sau này sẽ sinh ra một bầy sóc con đáng yêu. Nhờ có chú, em biết cách quan tâm và chăm sóc các loài động vật hơn rất nhiều.
Tả con nghéCon nghé nhà em thường thường được gọi với cái tên thật dễ thương đó chính là nghé hoa. Con nghé này nhà em mới được 3 tháng tuổi mà thôi. Và em cũng rất yêu quý con nghé hoa dễ thương này.
Con nghé thật thú vị mới đẻ ra mà nó đã có thể đi đứng rồi rồi. Quan sát kỹ cn nghé em như thấy được nghé có bộ lông vàng vàng và cũng mượt lắm. Con nghé con có cái mõm bằng nắm tay đứa bé lên ba vậy. Thế rồi có cả hai cái lỗ mũi đen đen, tròn xinh xinh và thực là đáng yêu. Thế rồi em ấn tượng với hai cái tai như hai chiếc lá bạch đàn nó dường như cứ khum khum lúc nào cũng vểnh lên để nghe ngóng điều gì đó. Cái đuôi cong của chú cứ như nhún nhảy mãi không thông. Rồi khi nhìn xuống chiếc bụng như đói ăn của chú như được phủ bằng lớp lông mỏng vàng nhạt rất dễ thương. Cái bụng nghé thon thon như chưa được ăn gì. Và em thấy được bốn cái chân rất xinh, và chiếc chân nào cũng dài thẳng tắp xuống vậy.
Vì còn nhỏ tuổi nên mới được gọi là nghé, chú có một đôi sừng như hai cái núm điện nhú lên vây. Con nghé con dường như lúc nào nó cũng quẩn bên mình trâu mẹ. Đặc biệt hơn mà chú nghé con lại chạy ra trước đầu trâu mẹ như ăn tranh mẹ vài ngọn cỏ non, rồi cũng lại thật nhanh chóng như rúc rúc đầu nhay vú mẹ.
Con nghé con cứ thật là nhởn nhơ hồn nhiên, nó dường như rất ngây thơ hiền lành khác nào một em bé dễ thương hay dỗi vậy. Và nó cứ bên cạnh trâu mẹ chốc chốc trâu mẹ lại liếm lông nghé con, như vuốt ve che chở cho nghé con. Khi trâu mẹ mà như vuốt vuốt như chải chuốt trìu mến đứa con thơ yêu quý. Em quan sát thấy được có những lúc nghé con cong đuôi nhảy cẫng lên để có thể cho mình như đi về cuối bãi xa ngắm bóng mình trong nắng chiều vàng soi xuống dòng nước thật là trong xanh của con mương nhỏ. Trâu mẹ gọi nghé con, nghé con cứ “nghé ọ” như đáp lại lời mẹ vậy.
Em cũng rất yêu thích chú nghé con vì nó thật hiền lành và dễ thương biết bao nhiêu.
Tả con cá cảnhBố em là một kiến trúc sư nên ngôi nhà mà em đang ở được bố thiết kế rất đẹp mắt. Một trong những điểm nhấn về nội thất phòng khách nhà em là bố đặt nuôi một bể cá cảnh tương đối lớn. Trong bể đó nhà em nuôi nhiều loại cá cảnh rất đáng yêu. Nhìn đàn cá bơi lội tung tăng, em thấy nổi bật nhất là một chú cá vàng vừa đẹp vừa duyên dáng.
Chú cá to chừng một bàn tay của em. Nó có màu vàng óng ở phần đầu và lưng, da của chú ta về phía bụng thì có màu vàng nhạt hơn một chút. Nhìn chú ta ngập tràn sự uyển chuyển và đẹp đẽ. Đầu chú ta be bé, trơn bóng, nhìn hơn giống một hình tam giác nhỏ. Đôi mắt long lanh như hai giọt nước chẳng bao giờ chớp cả. Cái miệng chú ta dẹt lại, môi trên cong cong giống như môi con cá chép. Hai bên mép cũng có hai sợi râu khá dài màu vàng đậm. Cá vàng có cái bụng tròn, khá to so với hình dáng của mình, vây ở bụng có màu trắng bạc lấp lánh. Vây và đuôi chú ta cùng một màu vàng óng, nó vừa đẹp, vừa dài, lại rất mềm mại, chắc chắn sẽ giúp chú ta bơi lội dễ dàng trong làn nước mát.
Được nuôi chung với những con cá khác trong bể cá nhưng nhìn, chú cá vàng nhanh nhạn và nổi bật nhất. Chú ta luôn luôn bơi lội tung tăng khắp nơi để đi tìm thức ăn, lúc thì chui vào trong những khóm thủy sinh, khi lại chìm tận đáy bể. Vây và đuôi múa lượn trong nước, làm mặt nước nổi lên những bọt khí. Có lúc, chú ta lững lờ thả mình ngang dòng nước như để nghe ngóng, nhưng thoắt cái lại uốn mình mềm mại bơi tới nơi mà chú ta đã phát hiện ra thức ăn. Có khi lại chui mình trong những đám cây cỏ thủy sinh như chơi trò trốn tìm.
Nuôi cá cảnh trong nhà làm cho không gian thêm đẹp hơn. Có người nói, muốn nuôi được cá vàng là cả một nghệ thuật về sự tỉ mỉ, chu đáo và nhẫn nại. Nhìn ngắm chú cá vàng bơi lội trong bể sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng là thú vui của mọi thành viên trong gia đình em. Em luôn cố gắng chăm sóc chúng thật tốt, lau dọn và thay nước bể cho sạch để cá luôn mạnh khỏe, và cho nó ăn thức ăn ngon nữa.
Tả con ngỗngNhà em, mẹ em nuôi rất nhiều con vật như lợn gà và cả những chú ngỗng béo tròn đáng yêu với bộ lông trắng muốt rất dễ thương và con ngỗng còn giữ nhà được nữa.
Con ngỗng mà mẹ em nuôi lớn nhanh như thổi nó có thân hình hệt như chú vịt bầu như to hơn rất nhiều, cái cổ của con ngỗng cũng rất dài. Ngỗng thường ăn các món ăn như rau, cám và thóc. Cứ mỗi lần mẹ em cho đàn lợn ăn thì còn bao nhiêu cám là để dành riêng cho đàn ngỗng cũng như những chú gà đáng yêu kia.
Con ngỗng có một bộ lông trắng muốt, mà bộ lông này khi chúng xuống bơi cũng không hề thấm nước một chút nào. Cứ mỗi buổi sáng khi ăn no nê chúng lại lạch bạch ra ao soi bóng ngắm nghía. Thế rồi khi mặt trời lên cao chú ngỗng lại bơi bơi quanh ao để tìm xem có bắt được con cá hay con ốc nào ăn nữa không. Cả ngày chỉ đi kiếm thức ăn mà không hề biết mệt.
Em cũng rất yêu quý con ngỗng nhà em. Mỗi khi có khách lạ là nó kêu “quác! Quác!” để cả nhà biết là đang có người lạ. Và cả nhà em cũng thích con ngỗng này lắm. Bởi nó rất thông minh. Cái cổ dài cứ chốc chốc lại vươn ra xa như muốn mổ người khác. Cho nên bọn trẻ con như em nhìn thấy ngỗng là phải tránh xa không sợ chú mổ. Nhưng lâu ngày em hay cùng mẹ cho ngỗng ăn, nó cũng quen quen và khi nhìn thấy em nó cũng không còn vươn cổ ra nữa. Con ngỗng có dáng đi lạch bạch vì béo, nhìn rất dễ thương.
Em rất thích chú ngỗng bởi thỉnh thoảng lại cung cấp trứng cho cả nhà em, chú còn trông nhà nữa. Em sẽ hay cho chú ngỗng ăn nhiều hơn vì chú thật là có ích.
Tả con bòMỗi sáng thức dậy em đều được nghe tiếng kêu của con bò nhà bác hàng xóm. Nhà bác nuôi bò đã mấy năm nay nên với em tiếng kêu ấy đã trở nên quen thuộc. Lâu lâu được nghỉ học em lại chạy sang ngắm nhìn con bò một lúc. Đối với em thì đây là một con vật rất đáng yêu.
Con bò có bộ da màu vàng giống như màu của chiếc kẹo kéo mà thi thoảng em vẫn dùng vỏ lon bia của bố để đổi lấy một chiếc. Lúc đầu em tưởng rằng bò không có lông nhưng thực tế nó cũng có lông bao phủ khắp mình chỉ có điều những sợi lông tơ màu trắng và ngắn nên từ xa chúng ta không nhìn rõ. Cơ miệng không cho phép con bò cười nhưng em không thấy con bò này lạnh lùng chút nào. Ngược lại nó vẫn rất thân thiện. Nó có thể đứng yên để cho em vuốt ve thân mình của nó. Đứng gần con bò, nhìn kĩ vào mắt nó em mới nhận ra bò có đôi mắt thật là đẹp. Hai con mắt đen láy, lúc nào cũng có vẻ ươn ướt. Đặc biệt mắt bò có hai hàng lông mi cong vút. Đầu con bò gần giống với đầu trâu, đầu ngựa với phần mõm nhô dài phía trước. Lỗ mũi của con bò rất to. Bác hàng xóm đã xỏ qua đó một sợi dây thừng đồng thời đeo vào cổ con bò một cái chuông nhỏ. Con bò cứ bước đi hay lắc lư cái đầu là chuông sẽ kêu. Bác bảo làm như vậy để không bị mất trộm bò. Mỗi một con bò như vậy có giá vài triệu đồng nên nếu mất thì tiếc lắm. Nhà bác hàng xóm nuôi bò cũng chỉ mong kinh tế gia đình khấm khá hơn đôi chút nên bác chăm con bò cũng rất kĩ lưỡng. Bò được cho ăn, được cho tắm và được ở trong một cái chuồng có mái che nắng, che mưa.
Hôm vừa rồi, con bò cái nhà bác đã đẻ được hai con bò con. Em cũng đã kịp chạy sang ngắm nhìn chúng. Nhìn những con bò con cũng thật đáng yêu giống như bố mẹ của chúng vậy.
Tả con bò sữaQuê hương em ở Ba Vì, nơi nổi tiếng với trang trại bò sữa. Cũng như bao gia đình khác, gia đình em cũng có một trang trại bò sữa. Em rất yêu những chú bò sữa của nhà mình, chúng rất đẹp.
Chú bò sữa thân hình rất lớn, dài khoảng hai mét, cao gần một mét và nặng khoảng ba trăm ki lô gam. Chú có lớp da màu trắng, điểm trên đó là các đốm đen với các hình danh lạ mắt khác nhau rất thú vị. Thân mình to, chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Tấm lưng dài, bóng mượt. Cái bụng lớn, lúc nào cũng no cỏ trông như chiếc trống vậy. Cái đuôi dài, có một nhúm lông nhỏ màu trắng bên trên, lúc nào cũng phe phẩy trong như chiếc quạt nhỏ xinh. Bốn cái chân to, chắc khỏe đẹp thích nghi với đặc điểm của cơ thể, để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Bò sữa là loại guốc chẵn, bàn chân có hai ngón đều nhau, cái móng dày khi đi nghe cộp cộp thật vui tai. Cái cổ ngắn, lúc lắc lúc lắc với lớp da rất lớn ở dưới. Đầu của chua bò trưởng thành lớn, nổi bật là hai con mắt to, màu đen được che chở bằng lớp lông mi dài. Hai chiếc tai nhỏ xinh trên đỉnh đầu luôn hơi rung rung trông rất đáng yêu. Cái miệng rộng, hàm trên răng mọc ngắn, làm em nhớ đến câu chuyện “Trí khôn của ta đây”, trâu vì cười hổ mà đập răng vào đá rồi gẫy mất hàm trên, có lẽ trâu và bò cùng một họ nên bò cũng vậy. Đơ là suy nghĩ của em khi còn nhỏ, sau này mới biết, đó là sự biến đổi của bò đen thích nghi với việc ăn cỏ của nó. Mỗi sáng tinh sương, đàn bò lại được bố me đưa ra ngoài đồng cỏ, nhìn ngắm những chú bò thong thả cúi ăn Nhiwngx ngọn cỏ còn đẫm sương đêm, lòng em thấy yên bình đến lạ. Bên cạnh những con bò mẹ, đàn bò con chạy lăng xăng trông thật ngộ nghĩnh. Đàn bò sữa mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho gia đình em và là niềm vui của em mỗi chủ nhật khi cùng bố ra đồng cỏ chăm sóc chúng.
Em ray yêu quý chú bò sữa của nhà mình. Em nhất định sẽ cùng bố chăm sóc chúng thật tốt để gia đình em có thêm thu nhập và ngày ngày em lại được thấy hình ảnh của đàn bò thong thả, lững thững ăn cỏ.
Tả con trâuCon trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê từ ngàn năm nay. Khi nhắc đến con trâu,chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam bao đời nay. Nó đã là một người bạn thân thiết, được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu được nhắc đến như là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam. Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, da của nó màu đen, rất dai. Sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg.
Thân hình của trâu rất vạm vỡ, sức chịu đựng dẻo dai cho nên nó có thể chở được nhiều đồ đạc. Với người nông dân Việt Nam, trâu gắn bó thân thiết như một người bạn đáng quý, từ công việc cày bừa hay kéo léo, kéo ngô,… Chả thế mà ông cha ta đã từng đúc kết rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, hay là:
Chắc bạn vẫn còn nhớ, biểu tượng của Seagame 22 tổ chức tại Việt Nam chính là chú trâu vàng, đó chính là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam. Bởi vì con trâu chính là biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người dân, nông dân Việt Nam: cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành. Tuổi thơ của các em nhỏ miền quê làm sao thiếu được hình ảnh con trâu, với những trưa hè chăn trâu thả diều, đọc sách, thổi sáo trên lưng trâu.
Ngày nay, nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại đã xuất hiện nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế trong đời sống nông nghiệp của làng quê Việt Nam. Chú là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Tôi càng thấm thía câu nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Tả con chim bồ câuTrước sân nhà em có một cái chuồng nhỏ nằm trên chiếc cột cao như cây cột điện. Đó chính là ngôi nhà nhỏ của chú chim bồ câu được bố em chăm sóc bao lâu nay.
Chú chim bồ câu ấy to chừng một cái cốc uống nước, với bộ lông trắng muốt. Nghe cô giáo bảo, nó là loài chim biểu tượng cho hòa bình. Chú có cái đầu nhỏ, phần cổ khá to và ngắn. Bề ngang của cổ có khi cũng to như là đầu chú. Đôi mắt chú đen và tròn xoe như hạt nhãn, to chừng đôi mắt cá. Cái mỏ của chú nhỏ, ngắn, đầu nhọn, giúp chú dễ dàng gắp được những hạt đồ ăn ngon lành ở dưới mặt đất. Sải cánh của chim bồ câu khá lớn và rộng, có khi cánh của nó có thể dài hơn chiều dài cơ thể. Khi nó xòe cánh tung bay giữa nền trời xanh, cứ như là một vũ công ba lê đang nhảy múa vậy. Khi đó, cái đuôi tưởng là rất ngắn của chú cũng xòe ra hình cánh quạt, khiến chú ta thêm phần xinh xắn.
Hằng ngày, chú ta hoạt động theo một quy luật nhất định. Buổi sáng, chú ta bay xuống sân để ăn đồ bố cho, và chơi với bố ở dưới sân một lát. Khi bố và cả nhà đi làm, đi học thì chú cũng sẽ đi chơi. Thường chính là khu công viên sát nhà em, nơi có một đàn bồ câu sinh sống. Chúng thân nhau lắm, có hôm chú còn dẫn bạn về nhà chơi, làm bố giật mình. Dù rất thân, nhưng chú vẫn luôn nhớ đường về nhà, không bay theo đàn ấy bao giờ. Buổi tối, chú lại chơi với bố, ăn bánh mì rồi bay về chuồng đi ngủ. Hôm nào trời mưa không bay đi chơi được, chú ta nằm trong chuồng, nhìn ra ngoài trời mà cứ kêu lên từng tiếng gru… gru… buồn chán.
Em thích chú chim bồ câu ấy lắm. Tuy chú không thân với em nhưng em vẫn rất thích được cho chú ăn và ngắm chú bay lượn. Em sẽ xin bố, tìm thêm cho chú một người bạn, để những hôm không đi chơi được, chú cũng không phải chịu cảnh cô đơn.
Tả con chim bồ câu Hà LanBạch Tuyết thuộc giống bồ câu Hà Lan. Đúng với cái tên, cô nàng nổi bật với bộ lông trắng tinh. Lông Bạch Tuyết mềm mại, mịn màng làm sao ! Thân nó nhỏ như cái bình trà của ông em . Đầu to hơn hột mít một chút, cứ lắc la lắc lư thật khó hiểu. Đôi mắt đen láy ,tròn xoe như hạt nút nhỏ. Đôi mắt đẹp ấy trông thật hiền lành.
Bạch Tuyết có cái mỏ nhỏ, xinh xinh. Nó thường rỉa lông , lâu lâu lại dụi mỏ vào cánh. Đôi cánh xếp gọn hai bên mình. Hai chân nó nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Dáng cô nàng bước đi trông kiêu sa và duyên dáng với cái đuôi xoè rất đẹp mà chỉ riêng giống bồ câu Hà Lan mới có. Đôi khi , dường như thích thú hoặc vui sướng vì một điều gì đó , cô nàng xoè chiếc đuôi xinh đẹp ,rung rung trong nắng. Có lẽ vì vậy mà trong sân nhà ngoại thường xuất hiện mấy anh chàng bồ câu lạ hoắc. Bạch Tuyết không nhát người như những chú bồ câu khác . Cô nàng thường mổ hạt kê trên bàn tay em. Điều này làm em vô cùng thích thú.
Được ngắm đàn bồ câu sà xuống sân nhà em cảm thấy thật thanh thản. Em rất thích cô nàng Bạch Tuyết. Em sẽ học thật giỏi để ba tháng hè được về vui chơi với nàng Bạch Tuyết …
Tả con lợnNhững con vật gắn với nhà nông thì có rất hiểu con vật. Mỗi con có một lợi ích riêng một đối với người dân. Nhưng trong số đó con vật mà tôi yêu thích nhất có lẽ đó chính là con lợn.
Tuần trước bố tôi có mua một con lợn làm giống về. Con lợn nhìn rất đẹp Chú có một bộ lông trắng như cước lại được lớp da trắng mịn của giống nòi truyền lại làm nền, trông chú vốn đã trắng lại càng trắng hơn. Nhìn từ xa, chú giống như con bạch mã non vài tháng tuổi. Mỗi lần sục vào máng cám ăn y như một ống hút khổng lồ làm sôi lên những bọt nước như bong bóng của những cơn mưa mùa hạ. Mỗi khi nó ăn nó uống cạn phần nước rồi mới ăn phần cái. Khi ăn chiếc đuôi của nó cứ ve vẩy, bố nói nó làm như thế để đuổi ruồi muỗi. Bố nói bây giờ người ta còn cắt đuôi lợn để nuôi cho nó năng suất. Thấy thế tôi liền bảo bố đừng cắt đuôi bởi con lợn mà không có đuôi thì còn gì là con lợn nữa. Bố cười và nói bố không cắt đâu thấy thế tôi vui lắm rối rít cảm ơn bố.
Để cho lợn mau lớn nhà tôi còn cho nó ăn trộn cám với rau chuối và cả bèo nữa và có khi còn có cả nữa. Bốn chân lợn chắc khỏe và cao nần nẫn từng tầng thịt một. Mỗi khi được tắm chú thích lắm mặt cứ hướng về chiếc vòi mồm thì mở ra để được uống nước nữa. Lúc đó nhìn chú thật là thích.
Khi nó ăn thì chỉ một thoáng, máng cám đã nhẵn thín như ai chùi. Cái bụng của chú mới bệ vệ, nặng nề làm sao! Từ máng cám đến góc chuồng chỉ độ ba sải tay của em mà chú phải ì à ì ạch một lúc sau mới lết tới được, rồi ngã bịch xuống nền chuồng, mũi miệng thi nhau thở.
Những lúc như thế, nhìn đôi mắt của nó toàn tròng trắng cứ đờ đẫn ra y như chú đang ở trạng thái phê phê, thật buồn cười. Còn hai cái tai thì như hai cái lá mít phất qua phất lại như cám ơn mọi người cho chú chén những bữa no say mãn nguyện như thế.
Cái lỗ mũi dài, ươn ướt như người bị cảm cúm. Mõm lợn không ngớt cử động, lúc thì ủi phá, lúc thì kêu eng éc… Thân chú to và rất dài. Vì được chăm sóc cẩn thận nên cái bụng chú lúc nào cũng căng tròn, đầy những thịt. Nước da màu hồng nhạt, đẹp như màu hoa đào những ngày xuân.
Cái bộ chú ăn mới thô tục làm sao! Nếu đã quá bữa mà chưa cho nó ăn. Thì chú sẽ kêu thật ầm ĩ cho đến khi nào có người cho ăn mới thôi. Mỗi lần ăn thì chú ăn lia lịa, cám, cháo, lá môn… dính trên mõm không biết bao nhiêu mà kể.
Tôi rất yêu chú lợn này, mỗi khi rảnh rỗi tôi thường giúp bố băm bèo cho lợn mau lớn, mỗi khi nhìn chú lợn tôi cảm thấy như được vui hơn rất nhiều.
Tả con vịtNhà em có nuôi rất nhiều động vật nhưng em yêu thích nhất là những chú vịt mà mẹ em nuôi phía sau ngôi nhà. Những chú vịt ngộ nghĩnh ấy đã được nuôi hơn một tháng. Giờ chúng cũng đã lớn, ngày ngày, em được mẹ giao cho công việc là chăm sóc đàn vịt, cho chúng ăn và mở cửa chuồng cho đàn vịt đi tắm, bơi lội trong ao.
Vịt là loài vật thuộc dòng họ lông vũ, vì thế chúng mang bộ lông rất dày, trắng muốt và không bao giờ sợ nước ngấm vào trong người. Những chú vịt của nhà em nặng chừng một kilôgam, dáng vẻ tròn tròn. Cái đầu hình bầu dục, phía trên có chút mào màu đo đỏ, thi thoảng cái đầu ấy lại ngẩng lên để gọi các bạn vịt của mình với những tiếng kêu “cạp cạp”. cái mỏ của chú dài và rộng, không nhỏ và nhọn như mỏ của những chú gà nhà bác Hai. Những chiếc mỏ và vàng luôn kêu “cạp cạp” cả ngày không ngừng nghỉ. Mỗi buổi chiều em lạ mở cửa chuồng cho đàn vịt đi tắm, chúng vui thích lắm.
Cả đàn lạch bạch từng bước đi nặng nề, chậm chạp nối đuôi nhau đi về phía bờ ao. Ở trên bờ, đàn vịt chậm chạp là thế, vậy mà khi ở dưới nước, chúng lại như những người thợ bơi lội đích thực. Cả đàn vịt thỏa thích bở từ chỗ này sang chỗ khác. Đôi cánh lớn thỉnh thoảng lại mở rộng, vỗ phành phạch như đang khoe điều gì. Hai chân của các chú như hai cái bánh chèo, với lớp màng giữa các ngón có tác dụng như bánh lái, đẩy nước đi giúp chú bơi lội nhanh hơn. Bộ lông vũ màu trắng bơi lội trong nước cả ngày nhưng không hề bị ngấm nước. Có lẽ, mùa đông dù có lạnh thì những chú vịt cũng không bị cảm lạnh bởi đã có lớp cánh ấm áp của mình rồi. Dưới nước, thỉnh thoảng những chú vịt lại rỉa lông rỉa cánh cho sạch sẽ rồi tiếp tục mò cua cá dưới nước. thỉnh thoảng chúng lại lặn ngụp dưới nước để tìm những con cá, con cua ở tít bên dưới. Nhưng dù có chạy cũng làm sao mà thoát khỏi sự nhanh nhẹn của những chú vịt kia được.
Em rất yêu những chú vịt của nhà em. Mỗi khi nhìn chúng em lại nghĩ ngay tới những người thợ lặn tài ba mà em thường xem trên tivi. Thế nên, mỗi lúc nhìn chúng tung tăng bơi lội dưới nước em lại cảm thấy vui vẻ.
Tả con gà máiNhà em có một con gà mái. Gà mái mắn đẻ, đẻ hàng chục quả trứng hồng, to mỗi lứa. Trong các vật nuôi trong nhà em thích nhất là chị gà mái này.
Chị gà mái to bằng cái ấm nước, nặng chừng hai kí. Chị khoác bộ lông màu vàng thẫm. Cái mào quăn lại, đỏ sẫm, xinh xinh. Đôi cánh lúc xòe ra theo một chân duỗi thẳng, lúc lại khép chặt vào thân hình như khoác chiếc áo gi-lê. Cái chân xinh xinh thời mái tơ, chỉ sau ba lứa đẻ và nuôi con, nay đã có nhiều thay đổi: móng nhọn và sắc, lớp vảy màu sừng đã bọc lấy cặp chân to và ngắn. Cái đuôi mượt và cong cong, lúc nằm sưởi nắng lại xòe ra.
Mỗi năm, bốn lứa đẻ, ấp trứng và nuôi con. Hình ảnh chị ta cứ thay đổi theo vòng đời. Nhảy lên ổ rơm, một lúc sau kêu thật to”Cục tác! Cục tác!”. Trong thời gian đẻ trứng, thân hình chị ta tròn lẳn, bộ lông mượt mà, lúc nào cũng kêu “cooc! Cooc!”. Vẻ đẹp ấy của chị ta đã làm cho anh gà trống nhà bác Xoan cứ bám chặt lấy. Sau gần một tháng ấp trứng, chị gà mái gầy hẳn đi. Chị ta đã trở thành một bà mẹ có đàn con đông đúc. Hàng chục gà con vàng óng như hòn tơ, líu ríu, lon ton chạy theo gà mẹ. Chị ta chăm chút đàn con thơ, dành cho chúng từng hạt tấm, con kiến, con sâu nhỏ. Độ bốn mươi lăm ngày sau, gà con mọc đuôi tôm, xa dần gà mẹ, tự lập. Nhan sắc chị ta lại đẹp lên, tưởng như đi thẩm mĩ viện mới về. Anh gà trống nhà bác Xoan lại bám lấy…
Đàn gà của gia đình em cứ mỗi ngày một đông thêm. Nghe tiếng gà “cục tác…cục tác…”, em thấy rất thích. Nó là kho báu của mẹ em. Nó được mẹ em chăm chút và biệt đãi.
Tả con gà trốngPhương Đông vừa ửng hồng. Bỗng, một tiếng gáy vang động xé tan màn sương sớm. Đó là tiếng gáy của con gà trống nhà em.
Bầy gà nhà em nhiều lắm, có đến vài chục con, nhưng duy nhất chỉ có mình chú là khác giống. Chú thuộc giống gà pha, to khỏe như một đô vật ngoại hạng. Chú khoác trên mình một tấm áo màu đỏ tía. Hai cánh và đuôi pha màu xanh biếc. Đầu chú to bằng nắm tay em, chiếc mào hình bánh lái tàu đỏ chót. Đôi mắt tròn xoe như hai hạt nhãn. Cái mỏ khoằm khoằm vàng sậm. Đôi chân màu vàng nghệ, cựa sắc và nhọn. Hai cái cánh to như hai cái quạt của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Cái đuôi đủ màu sắc nhưng nổi hơn cả là màu đen, xanh cong cong như hình lưỡi liềm. Có những chiếc lông ba màu đỏ, xanh, đen quăn lại như một nét hoa văn càng tôn thêm vẻ “hào hoa phong nhã” cho chú.
Trong sinh hoạt với đàn, có lẽ chú là người có tấm lòng độ lượng bao dung nhất. Mỗi lần em vãi thức ăn ra sân chú cũng chạy đến nhưng không thấy chú tranh giành với ai cả. Thậm chí có miếng mồi ngon chú cũng chia năm sẻ bảy cho những cô mái tơ.
Em rất yêu chú gà trống này. Chú là chiếc đồng hồ báo thức ở xóm em, thúc mọi người dậy đúng giờ để đi làm, còn tụi nhỏ chúng em thì đến trường.
Tả con mèo tam thểGia đình em có nuôi một con mèo từ cách đây khá lâu rồi. Đối với em nó giống như một thành viên trong gia đình của mình.
Bố em bắt nó về nuôi khi nó mới được sinh ra vài ngày. Đến nay nó đã hơn 1 tuổi rồi. Nhìn nó giống như một con tiểu hổ vậy. Bộ lông của nó 3 khoang màu là màu đen, màu trắng và màu vàng vì vậy mà người ta gọi nó là mèo tam thể. Riêng em thì đặt tên cho nó là Mi Mi. Nhìn từ xa, Mi Mi giống như một cục bông di động. Bộ lông của nó óng mượt vì vậy mà em rất thích vuốt ve nó. Đuôi của Mi Mi khá dài. Khi nó bước đi, cái đuôi cũng uyển chuyển theo. Mi Mi có 4 cái chân thon dài với lớp đệm bên dưới giúp nó chạy nhảy mà không bị đau. 4 cái chân của nó còn có những cái móng vuốt sắc nhọn. Đây chính là vũ khí lợi hại của nó giúp nó luôn chiến thắng con mồi.
Cái đầu của chú to như quả cam sành. Tai của chú nhỏ như lá quất và lúc nào cũng vểnh lên. Thi thoảng chú lại đưa tay lên gãi đầu gãi tai. Mũi của chú có màu hồng và nhỏ xíu rất dễ thương. Ria mép của chú có màu trắng, đâm ngang sang hai bên. Đôi mắt của chú có màu xanh nhưng mỗi bên là một màu xanh khác nhau. Chú thích nhất là nằm sưởi dưới nắng. Lúc ấy, chú sẽ lăn qua lăn lại trên sân và nghịch nghịch cái đuôi của mình.
Chú không chỉ là bạn của em mà còn là vệ sĩ săn bắt chuột. Nhờ có chú mà gia đình em không còn bị lũ chuột hoành hành nữa vì vậy mà em càng yêu quý chú hơn.
Tả con mèo mướpTrong rất nhiều các loại vật nuôi trong gia đình, em yêu thích là con mèo. Con mèo không chỉ hiền lành ngoan ngoãn mà còn biết bắt chuột giỏi.
Con mèo nhà em là giống mèo mướp bình thường, không quá mập mạp cũng không quá gầy nhưng rất ngoan và không bao giờ ăn vụng thức ăn của người. Con mèo mướp có bộ lông dài, dày rậm và rất mềm mượt, con mèo rất thích nằm úp bụng xuống đất rồi được em vuốt từ trên đỉnh đầu xuống tận đuôi. Mỗi khi em vuốt ve như thế đôi tai nhỏ của nó lại bè sang hai bên, đôi mắt lim dim như muốn ngủ, chẳng thèm động đậy, như là đang hưởng thụ cảm giác thoải mái.
Con mèo có đôi chân khá dài, thon thả và đặc biệt là bàn chân rất êm và mềm. Lớp đệm dưới chân của mèo giúp chúng đi lại trên mọi địa hình mà không phát ra tiếng động. Ngay cả chuột tinh nhanh, nhạy bén đến thế cũng không thể phát hiện ra. Trong một lần bắt chuột, con mèo bị rơi từ trên ban công tầng một xuống, chiếc đuôi của nó bị kẹt vào miếng tôn sắc nên bị chảy máu. Con mèo rất đau đớn, không ngừng kêu “meo meo” rất đáng thương, gia đình em đã chăm sóc vết thương cho nó, vết thương chỉ mất năm ngày là đã lành hẳn. Con mèo lai trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát như bình thường, chỉ khác là bây giờ con mèo rất ít khi trèo lên những chỗ cao.
Em rất thương con mèo nhà em và cảm thấy rất yêu quý nó, coi con mèo như một thành viên trong gia đình. Nếu có một ngày con mèo bị ốm em cũng không thể vui vẻ được.
Tả con mèo trắng“Meo! Meo! Meo!” Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt Đó là chú mèo ba xin được ở nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.
Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavie loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cải đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.
Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.
Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.
Em rất quý Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.
Tả chú mèo tam thểTrong tất cả các con vật nuôi, em yêu nhất là chú mèo tam thể.
Trong dịp sinh nhật lần thứ tám của em, ông ngoại đã tặng cho em một chú mèo tam thể. Em vui lắm và đặt tên cho nó là Miu.
Miu có bộ lông với ba màu rất đẹp: màu trắng, màu vàng và màu tro. Lớp lông của nó mềm như một chiếc áo bằng bông. Em thích nhất là những chiều hè, ngồi trong lòng bà nghe kể chuyện, tay mân mê vuốt ve chiếc áo bông ấy của Miu. Nó không to lắm, chỉ bằng bắp tay người lớn. Đôi chân cao và chiếc lưng dài khiến Miu như một quý cô thanh lịch mỗi khi sải bước. Đôi mắt tròn và sáng quắc, trong bóng tối trông như hai hòn bi ve. Cái mũi nhỏ lúc nào cũng ươn ướt nom rất ngộ. Chiếc miệng hồng hồng xinh xinh được tô điểm bởi những sợi râu trắng như cước. Nom Miu xinh đẹp như một cô gái biết làm duyên. Em lấy làm tự hào lắm bởi trong số những chú mèo của lũ trẻ con trong làng, Miu bao giờ cũng đáng yêu và lộng lẫy hơn cả.
Xinh đẹp như một tiểu thư nhưng Miu Miu là một chú mèo rất biết nghe lời. Miu bắt chuột rất giỏi và nhờ có nó mà họ hàng nhà chuột chẳng bao giờ dám rủ nhau đến xây dựng dòng họ trong nhà em. Mỗi khi đánh hơi được con mồi, Miu lập tức lập kế hoạch rình và bắt gọn con mồi. Lúc này, nó như trở thành một nữ thợ săn lành nghề, đôi mắt tinh anh nay càng sáng hơn, thao tác thuần thục và điêu luyện biết đường nào. Miu tìm một vị trí trên cao để quan sát con mồi. Nó phục kích tại đó, lặng thinh như không hề tồn tại, quan sát con mồi đáng thương. Và vài phút sau, khi con chuột đáng thương tưởng rằng không có một kẻ thù nào ở đây cả, lon ton xuất hiện thì a lê hấp, Miu từ trên cao phóng xuống nhanh như chớp, dùng móng vuốt tóm gọn lấy con mồi. Mỗi lúc như thế, nó lại nhìn em như thể khoe về chiến công hiển hách mà nó vừa làm được.
Miu về nhà em từ khi nó còn là một chú mèo con bé xíu. Nhờ tính kỉ luật của mẹ em mà nó biết chỗ đi vệ sinh của mình, không bao giờ tè bậy bừa bãi trong nhà. Đặc biệt Miu không ăn vụng và rất thích phơi nắng. Những trưa hè, sau bữa trưa no nê, nó thường ra trước hiên nhà, nằm ngửa người lên, phơi chiếc bụng căng tròn ra với nắng. Đôi mắt lim dim tỏ vẻ rất thích thú. Những lúc ấy trông nó thật đáng yêu biết bao!
Vào mùa đông, tối tối, nó thường cuộn tròn bên chiếc đèn học của em, nằm im bên cạnh em đang làm bài tập. Thỉnh thoảng, Miu lấy đôi chân nhỏ dịu dịu khuôn mặt, có lúc lại kêu khe khẽ “ Meoo… meoo” như thể cổ vũ động viên em chăm chỉ học tập. Sau mỗi ngày học tập mệt mỏi, em thường chơi với Miu hoặc vuốt ve nó như đứa em nhỏ của mình.
Em rất yêu chú mèo của em.
Tả con chóAdvertisement
Nó tên là Lai, cái tên mà em đặt cho nó khi nó còn bé tí tẹo. Ba bảo: “Giống chó này quý lắm con ạ! Ba dặn đi dặn lại nhiều lần, với lại ở chỗ thân quen bác ấy mới ưu tiên cho mình con Lai này đấy, ráng mà nuôi dạy cho kĩ!”.
Tối đến, Lai thường nằm ngủ ở bậc thềm ngoài hiên để canh chừng kẻ trộm. Không biết trong suốt cả một đêm dài đằng đẵng như thế nó có ngủ được chút nào không. Bất kì một tiếng động nhỏ nào chú cũng đều phát hiện được cả. Có một lần, tên trộm định lẻn vào bưng đi một chậu kiểng quý ở trước sân nhà. Chú từ bậc cửa phóng ra, sủa lên mấy tiếng. Thấy động tên trộm vội lùi dần ra cửa. Lai biết là kẻ gian, liền gừ lên một tiếng rồi xông thẳng vào tên trộm, xé gọn một miếng quần cảnh cáo làm cho kẻ gian một phen khiếp đảm.
Lai khôn ngoan và lanh lợi nên cả nhà em ai cũng quý nó. Mỗi lần có gì ngon, nhất là mấy cục xương hầm, em đều dành cho Lai. Lai mừng lắm, vẫy đuôi cảm ơn rối rít.
Tả con chó ChihuahuaBác hàng xóm nhà em có nuôi một con chó nhỏ vô cùng xinh xắn. Dường như biết em thích nó nên nó thường sang nhà em chơi và nô đùa cùng với em.
Nó thuộc giống chó Chihuahua nên rất nhỏ. Nhìn nó chỉ như một con mèo trưởng thành mà thôi. Bộ lâu của nó màu vàng nâu giống như màu lông bò. Những sợi lông ngắn tũn bám chặt vào làn da của nó. Đôi mắt của nó to, tròn và có màu đen láy. Mõm nó dài, bên trên là cái mũi đen. Mặc dù đuôi của nó không dài nhưng mỗi lần gặp em nó đều quẫy đuôi tỏ ra mừng rỡ. 4 cái chân của nó nhỏ xíu và ngắn. Dưới bàn chân có một lớp đệm dày. Nhờ vậy mà nó có thể chạy nhảy mà chẳng bao giờ bị đau. Hai cái tai của nó cũng nhỏ xíu như tai mèo vậy. Khác với những chú chó to lớn, nó rất ít khi sủa. Thỉnh thoảng, nó nằm ra sàn nhà rồi lăn qua lăn lại. Có lúc nó lại nằm cuộn tròn một góc, ngoan ngoãn như một em bé sơ sinh. Vì nó ở bên nhà em nhiều nên em coi nó như một thành viên trong gia đình mình vậy. Hôm nào có đồ ăn ngon em đều dành cho nó một ít.
Em rất yêu quý chú chó này và mong rằng nó sẽ luôn khỏe mạnh để chơi đùa cùng với em.
Tả con chó taGia đình em có nuôi một con chó tên là Đậu. Nó đã sống cùng em ba năm rồi, nên đối với em, giống như một người bạn vô cùng thân thiết vậy.
Đậu thuộc giống chó ta. Trong một dịp về quê chơi, đúng lúc chú chó nhà bà ngoại đẻ được ba con chó con. Bà ngoại đã tặng cho em một con chó vì thành tích học tập cuối kì tốt. Em đã chọn chú chó đáng yêu nhất trong đó. Và đặt cho nó cái tên là Đậu. Khi mới về nhà, nó chỉ là một chú chó bé con vừa mới chào đời. Nhưng sau ba năm sống ở nhà em, Đậu đã là một cậu chàng hiếu động và thông minh.
Con Đậu có một bộ lông màu đen, vô cùng mềm mại ôm lấy thân hình nhỏ. Chiếc đầu tròn cùng với hai cái tai lúc nào cũng nghểnh lên như đang nghe ngóng điều gì. Đôi mắt to, tròn và đen như hai hạt nhãn. Chiếc mũi nhỏ, đặc biệt rất thính. Chiếc đuôi dài cong cong như cầu vồng, mỗi khi thấy chủ về lại vẫy đuôi mừng rỡ. Bốn cái chân chắc khỏe nâng đỡ lấy cơ thể, mỗi ngón chân đều có những chiếc móng sắc nhọn.
Đậu rất nghịch ngợm nhưng cũng rất thông minh. Mỗi khi có người lạ vào, nó lại cất tiếng sủa như để cảnh báo cho người trong nhà biết. Vào buổi chiều, em thường dắt mực đi dạo quanh khu phố. Em còn huấn luyện cho nó chơi đá bóng cùng mình nữa.
Em rất yêu quý Đậu. Bởi nó là món quà quý giá mà bà ngoại đã tặng cho em. Và bởi vì em và Đậu đã có thật nhiều kỉ niệm đẹp.
Tả con thỏTrong số những vật nuôi được nuôi trong nhà, con vật mà em yêu thích nhất đó chính là chú thỏ trắng.
Trong một lần đi chợ cùng mẹ ngày cuối tuần, em đã được mẹ mua cho một chú thỏ trắng rất đáng yêu. Vì em rất thích thỏ nên khi mẹ mua tặng cho em, em đã rất vui sướng. Chú thỏ của em có màu trắng như tuyết, bộ lông dày và rất mềm mại, mỗi khi chơi đùa cùng chú thỏ, vuốt ve bộ lông của chú em đều cảm thấy rất thoải mái. Chú thỏ có hai chiếc tai rất dài ở trên đầu, chiếc mũi nhỏ xinh, chiếc miệng nhỏ nhưng có hai chiếc răng dài trông rất đáng yêu.
Đôi mắt của chú thỏ rất tròn và to, lúc nào cũng long lanh sáng. Chú thỏ có bốn chân nhỏ xinh có thể chạy nhanh thoăn thoắt. Chú thỏ của em rất hiền lành và ngoan ngoãn, khi được em ôm thì chúng nằm rất ngoan, thỉnh thoảng còn dùng chiếc lưỡi nhỏ liếm liếm vào tay em làm em rất nhột. Thỏ cũng có rất nhiều màu khác nhau như màu xám, nâu xám, nhưng em thích nhất là những chú thỏ màu trắng vì em thấy màu trắng làm cho chú thỏ đáng yêu và dễ thương hơn rất nhiều.
Thức ăn chính của thỏ chính là các loại rau củ sạch, trong đó thức ăn mà thỏ thích nhất đó chính là củ cà rốt. Mỗi khi được em mang cà rốt lại chuồng thì chú thỏ đều rất vui mừng, dùng hai chiếc răng dài và sắc gặm từng miếng nhỏ trông rất đáng yêu. Ngoài ra thỏ còn có thể ăn cỏ, lá cây và cả ngũ cốc. Thỏ ăn rất ít nên nuôi thỏ không hề tốn kém chút nào. Khi mua thỏ về bố em đã làm cho thỏ một chiếc chuồng nhỏ bằng gỗ trông rất xinh xắn. Đây sẽ là ngôi nhà mới của thỏ.
Ban đầu thì nó chưa quen nên chạy qua chạy lại khắp chuồng nhưng chỉ một thời gian sau, khi đã dần quen với ngôi nhà này thì nó nằm trong chuồng rất ngoan ngoãn. Khi em mang thức ăn vào thì nó đều chạy lại gần, có vẻ nó cũng rất vui sướng. Con thỏ nhà em không thích tắm chút nào, mỗi khi được em mang ra sân giếng để tắm thì nó đều ngọ nguậy thân mình, có khi vẫy mạnh hai chiếc tai lớn làm xà bông bắn đầy vào người em. Tuy tắm cho thỏ có hơi khó khăn nhưng em rất vui, đặc biệt khi tắm xong, lông thỏ lại trở lên trắng muốt trông rất đẹp.
Thỏ là con vật em yêu thích nhất, cùng là người bạn thân mà em thường xuyên chơi đùa. Mỗi khi đi đâu chơi xa em đều cảm thấy rất nhớ chú thỏ của mình.
Tả con nganHôm qua lúc đi làm về bố em có mang theo một chú ngan nhỏ. Con ngan nhỏ này là bố em được chú Tư cho vì ngan nhà chú ấy mới nở được hơn chục con. Em rất thích người bạn mới nhỏ bé này.
Chú ngan nhỏ có kích thước chỉ khoảng bằng nắm tay của em, nổi bật lên với màu vàng óng ả, bộ lông của chú ngan vô cùng mượt mà, êm ái. Em thấy chú ngan nhỏ này cũng rất giống mấy chú vịt mà mẹ em đang nuôi. Nhưng mẹ nói, lúc lớn lên, ngan sẽ lớn hơn vịt rất nhiều, trứng ngan cũng to hơn trứng vịt. Chú ngan có đôi mắt nhỏ xíu, và đen ánh như hạt na. Đôi cánh nhỏ và ngắn trông rất đáng yêu, mỗi khi chú ngan đập nhẹ nhẹ đôi cánh ngắn của mình trông hệt như bàn tay của những em bé sơ sinh vậy.
Không chỉ đôi mắt nhỏ, đôi cánh nhỏ mà cả đôi chân của chú ngan cũng rất nhỏ bé, dáng đi lạch bạch của chú ngan trông rất buồn cười. Chú ngan này được bố em thả cùng vào với đàn vịt. Tuy không cùng giống nhưng chú ngan này sống rất hòa đồng, không hề tranh giành với những chú vịt, chúng sống với nhau thân thiết như người một nhà vậy. Chú ngan vì còn nhỏ nên cũng chưa biết bơi, ngày ngày cùng đàn vịt con ở trên bờ chạy nhảy, cùng ăn rất vui vẻ. Thức ăn của chú ngan con là cám, bèo sống băm nhỏ và chúng còn rất thích ăn những con ốc bươu vàng. Vì cả ngan và vịt còn rất nhỏ nên mỗi khi cho chúng ăn thì mẹ em đều phải băm bèo, băm ốc thật kĩ. Nhìn chúng ăn trông rất ngon miệng.
Chú ngan con mà bố em mang về rất đáng yêu, hình dáng nhỏ bé, dáng đi lạch bạch trông rất xinh xắn. Chú ngan con cũng rất hiền lành, ngoan ngoan, biết sống hòa đồng với những chú vịt, mặc dù chúng không cùng loài với nhau. Em thấy rất thích chú ngan nhỏ này.
Tả con vẹtNhà tôi không thích nuôi nhiều con vật. Nhưng Hoạt Hoạt lại là trường hợp đặc biệt- chú vẹt mà cả nhà tôi đều yêu quý.
Hoạt Hoạt đã là thành viên trong nhà em đã được ba năm rồi. Chú vẹt là món quà của bố tặng cho tôi sau chuyến đi công tác dài ngày.
Hoạt Hoạt gây ấn tượng với người khác ngay từ bên ngoài của nó. Hoạt Hoạt nhỏ nhắn, xinh xắn, chỉ nặng hơn 1 kg. Nó có bộ lông rất đẹp, đầy đủ sắc màu: có màu xanh lam, màu xanh dương, màu vàng. Màu xanh dương nhẹ và màu vàng điểm trên cổ và màu xanh lam phủ toàn thân. Bộ lông của Hoạt Hoạt mới mượt mà làm sao, nhưng những chiếc đuôi lại rất cứng cáp. Đôi mắt Hoạt Hoạt đen nhánh, nháy nháy trông rất thông minh và tinh nghịch. Chiếc mỏ nhỏ xíu, đỏ tươi nhưng khi mổ đồ ăn lại thoăn thoắt. Chiếc chân nhỏ xíu của nó rất nhanh nhẹn, chuyền từ cành này qua cành khác.
Bố tôi làm cho Hoạt Hoạt một ngôi nhà rất đẹp bằng gỗ, treo ở trong vườn nhà có bao nhiêu cây và hoa đẹp. Tôi đặt tên cho nó là Hoạt Hoạt là vì chú vẹt này rất nhanh nhẹn, hoạt bát và thông minh nữa. Hoạt Hoạt rất thông minh và học mọi thứ rất nhanh. Những câu nói mà gia đình tôi hay nói thường ngày, Hoạt Hoạt đều học rất nhanh. Những lần mà tôi chuẩn bị đi học, Hoạt Hoạt đều chào tôi trước. Có khách đến nhà, Hoạt Hoạt đều hỏi: “Ai đấy? Ai đấy?” và nói vào trong nhà rằng “Có khách, có khách”. Từ khi có Hoạt Hoạt, gia đình tôi luôn luôn vui vẻ và náo nhiệt. Một câu nói nhại của nó khiến không khí căng thẳng như sắp cãi nhau lại dịu đi, và tiếng cười lại bắt đầu vang lên.
Những khi Hoạt Hoạt ốm, tôi đều rất lo lắng. Tôi thường mang bài ra trước Hoạt Hoạt để học, nghe Hoạt Hoạt nói để bớt căng thẳng. Những ngày về quê, phải gửi Hoạt Hoạt cho người khác trông giúp, tôi thật không thể yên lòng được. Hoạt Hoạt không chỉ là một con vật mà còn là người bạn rất thân, là một phần của gia đình tôi.
Tả con gà mái mơĐôi chân thon nhỏ đi lại nhẹ nhàng. Gà mái mơ cũng có mào đỏ ở trên đầu nhưng nó nhỏ hơn rất nhiều so sới gà trống. Bố em nói đó chính là đặc điểm để phân biệt hai loại gà. Gà mái mơ nhà em rất chăm chỉ, cần mẫn tìm kiếm thức ăn. Ngày nào mái mơ cũng ra vườn để nhặt nhạnh những hạt thóc vương vãi, những chú giun đất. Cũng nhờ sự chịu khó ấy của cô mà vườn nhà em trở nên sạch sẽ hơn.
Gà mái mơ ngày nào cũng đẻ một quả trứng nhỏ ở cái ổ rơm ấm áp và an toàn mà mẹ em làm cho cô ấy. Khi số lượng trứng vừa đủ, khoảng 15 đến 20 quả, mái mơ bắt đầu ngày đêm dùng hơi ấm của mình để ấp trứng cho đến khi nào chúng nở thành những chú gà con xinh xắn mới thôi. Thỉnh thoảng, mái mơ mới rời chuồng để nhấm nháp chút thức ăn và uống nước, sau đó lại vào ấp tiếp.
Khi những quả trứng đã nở ra thành những chú gà chiếp rất dễ thương thì lúc này gà mái mơ đã được làm mẹ. Dù đi kiếm ăn hay đi về chuồng ngủ thì lúc nào cô cũng dẫn theo đàn con nhỏ. Khi kiếm ăn thì hướng dẫn những chú gà con biết cách tìm mồi, khi về chuồng thì chú gà mái mơ lại dang rộng đôi cánh để đón những đứa con vào lòng. Khi những chú gà con bị bắt nạt bởi những chú gà trống to lớn khác thì gà mái mơ sẵn sàng dang cánh, xù lông để bảo vệ những đứa con của mình.
Nhìn hình ảnh cô gà mái mơ bảo vệ, che chở cho đàn con, em rất cảm động. Hình ảnh đó làm em nhớ đến mẹ em, lúc nào cũng quan tâm chăm sóc chị em em từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Em rất yêu quý cô gà mái mơ nhà mình vì mái mơ không chỉ chăm chỉ, cần mẫn kiếm ăn mà nó còn rất tốt bụng, lúc nào cũng quan tâm, chăm sóc những đứa con nhỏ của mình.
Tập Làm Văn Lớp 4: Tả Một Con Vật Em Chợt Gặp Trên Đường Dàn Ý & 8 Bài Văn Tả Con Vật Lớp 4
Khi viết bài văn tả con vật chợt gặp trên đường, các em cũng cần giới thiệu về con vật em thấy, rồi tả hình dáng và một số hoạt động của chúng, kết hợp sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa. Mời các em cùng tải miễn phí:
a. Mở bài:
Giới thiệu về con vật em sẽ tả.
Con vật của nhà em hay em quan sát được ở một nơi nào đó? (Em nhìn thấy khi đi chơi công viên).
Em quan sát được khi nào? (quan sát vào các thời điểm trong ngày).
b. Thân bài:
• Tả bao quát:
Hình dáng: nhỏ như quả xoài.
Lông: màu xám mốc.
• Tả chi tiết:
Đầu: nhỏ xinh như quả vải.
Mắt: nhỏ, đen láy.
Mỏ màu nâu hồng.
Cổ phủ một lông vũ óng ánh tuyệt đẹp
Cánh ngắn sát vào mình.
Đuôi dài xòe ra như cái quạt nhỏ trông rất đẹp.
Chân ngắn, mập, màu nâu vàng.
• Tả hoạt động:
Khi đi, đẩu chú lúc lắc theo nhịp chân bước, đuôi vểnh bên nọ, vểnh bên kia trông thật ngộ nghĩnh.
Khi ăn: ăn từ tốn, nhẹ nhàng.
Khi chăm con: mớm cho con, rỉa lông cho con âu yếm.
c. Kết bài:
Cảm nghĩ của em khi quan sát và tả chú vật? (yêu thích loài chim tượng trưng cho hoà bình, thường xuyên đến thăm và mua thức ăn cho chúng).
Chiều nay, lúc em đi bộ đến trường, thì khi đi qua một ngôi nhà ở trong ngõ, em đã nhìn thấy một chú mèo mướp đang nằm sưởi nắng rất đáng yêu.
Chú mèo lớn chừng cái bắp tay của em, không quá to nhưng khá bụ bẫm. Chứng tỏ chủ của nó rất yêu chiều con vật nuôi của mình. Toàn thân chú là bộ lông màu đỏ cam đan xen với màu vàng thành từng vệt vằn như lông hổ. Chú nằm ngửa ra trên sân gạch, lộ cái bụng tròn xoe, trắng ngần nhìn là muốn ôm ngay. Bốn cái chân của chú giơ lên, khoe mấy cái đệm thịt hồng tươi xinh xắn. Khuôn mặt chú nghẹo sang một bên, vùi cái mõm nhỏ vào giữa hai chân trước. Đôi mắt lim dim say sưa, còn hai cái tai thì cứ phe phẩy. Cái đuôi của chú mèo khá dài, nhỏ như là con lương, đang buông thõng ra, thỉnh thoảng lại cuộn lên, đung đưa rồi nằm yên. Điều đó khiến em biết rằng chú mèo đang rất thư giãn.
Dưới ánh nắng ấm, chú mèo mướp sung sướng nằm tắm nắng. Trông chú thật là đáng yêu. Nhưng vì vội đến trường cho kịp giờ học, em đã phải rời đi nhanh mà trong lòng còn nhiều tiếc nuối.
Hôm nay trên đường đi học về em và các bạn đang vừa đạp xe vừa nói chuyện cười đùa với nhau rất vui vẻ. Bỗng nhiên có một con chó lao ra đường khiến chúng em bị một phen hú vía, đứa nào đứa nấy nháo nhác suýt ngã xe.
Con chó đó là giống chó béc-giê của nhà bác Năm, cả xóm này ai cũng biết nhà bác hay nuôi những con chó to và biết giữ nhà. Em sau khi bình tĩnh lại mới nhìn thật kỹ con chó. Con chó có bộ lông màu nâu đen, phần ngực lông màu vàng trắng nổi bật hơn hẳn. Lông nó dài, nhất là lông ở đuôi trông như một cái chổi lúa.
Con chó to và mang vẻ hung dữ, nhớ lại từng bước chạy của nó em thấy giống như đang đuổi theo một tên trộm nào đó. Thân mình của con chó to và cao ngang với cái xe đạp của em, nhìn con chó phải nặng 30 đến 40 ki-lô-gam. Nó chạy xộc ra ngoài đường mà tiếng móng vuốt ở các bàn chân nghe chứ “quẹt quẹt”. Miệng nó thở hồng hộc, thè cái lưỡi dài và to ra bên ngoài miệng.
Đôi tai nó dựng đứng lên như đang nghe ngóng tình hình, đôi mắt nó mở to tròn như đang cố tìm kiếm thứ gì đó xung quanh. Con chó chạy rất nhanh, cùng với thân hình to lớn khiến ai cũng phải hốt hoảng. Mãi sau khi bác Nam quát lớn, con chó mới thôi tìm kiếm và chạy lại vào nhà, bác nói nó đuổi một con mèo lạ nên mới chạy như thế ra đường.
Con chó chạy ra đường thật nguy hiểm cho cả người và chính nó. Em mong mọi con chó sẽ luôn được bảo vệ an toàn và được đối xử thật tốt. Bởi chó không chỉ giúp ta canh giữ nhà mà còn là người bạn trung thành nhất của con người.
Chiều hôm qua em và Lan cùng đi chơi đến nhà của Thảo, trên đường về chúng em đạp xe cùng nhau rất vui vẻ. Bỗng nhiên Lan kít phanh lại reo lên “A! Một chú mèo đẹp quá!”. Em liền ngó ra tìm kiếm chú mèo, hoá ra chú đang ngồi chễm chệ trên mái nhà nhìn chúng em.
Dù đứng nhìn từ xa nhưng em đã nhận ra đó là một chú mèo tam thể với bộ lông có ba màu sắc khác nhau là vàng, đen và trắng. Chú mèo khá nhỏ nhắn và dễ thương, chắc chưa đến một tuổi. Nhìn bộ lông của nó dưới ánh nắng hoàng hôn thật đẹp, từng sợi lông hiện lên sau ánh mặt trời, nếu được sờ vào bộ lông ấy chắc hẳn sẽ mềm mại và mượt lắm.
Con mèo ngồi co hai chân sau, đôi chân trước đứng thẳng lên vẻ nghiêm nghị như đang tập trung quan sát gì đó. Đôi tai nhỏ bé hình tam giác xinh xinh dựng đứng lên, đôi mắt to tròn đang nhìn chằm chằm về phía chúng em. Con mèo không hề tỏ ra bất ngờ hay sợ hãi khi chúng em đứng lại nhìn nó, ngược lại nó còn quay người, dùng lưỡi liếm lông trên lưng một cách bình thản.
Chiếc đuôi của nó khá dài, cuộn về phía trước che cả hai bàn chân trước. Khi chúng em khẽ gọi con mèo “meo meo”, thì nó cũng đáp trả lại bằng một tiếng kêu rất nhẹ nhàng “meo”. Thế rồi chúng em vẫy tay chào tạm biệt con mèo để tiếp tục về nhà. Con mèo cũng đứng lên, vươn vai một cái rồi lững thững đi từng bước trên mái nhà để tìm đường đi xuống.
Sau buổi chiều gặp con mèo trên đường về, em cảm nhận thấy con mèo cũng có những cảm xúc như con người. Chúng là loài động vật dễ thương, dễ nuôi lại rất có ích, đối với em mèo có thể trở thành một người bạn của con người.
Trong dịp nghỉ hè vừa rồi em được ba mẹ cho em lên Ba Vì chơi. Nơi đây có rất nhiều đồi núi với thảm cỏ xanh non mơn mởn cùng những đàn bò sữa đang tung tăng gặm có. Đó là những con bò sữa lần đầu tiên em được nhìn thấy thực tế mà không phải nhìn qua chiếc hộp sữa Vinamilk mà em thường uống hằng ngày.
Từ con đường cong nhỏ vào đến khu trang trại, xa xa em nhìn thấy rất nhiều những con bò đang gặm cỏ trên đồi. Lại gần hơn để quan sát thì mới thấy những con bò sữa thật to khỏe làm sao. Những con bò sữa con nào cũng có đặc điểm chung đó là lớp da màu trắng đan xen những đốm màu đen khoang rộng ở trên lưng, ở mặt và ở cả những khớp khuỷu chân nữa. Có con bò toàn thân nhìn đen xì như gỗ mun, lại có hai vệt khoang ở lưng rồi mông trông thật khác biệt.
Những con bò sữa trông rất hiền lành và thân thiện với người nông dân. Chúng ăn rất khỏe nên cho ra rất nhiều sữa để sản xuất trong khu nhà máy sữa của vùng. Em thấy những con bò sữa thật tuyệt vời vì chúng giúp em được uống sữa mỗi ngày để cao lớn.
Cuối tuần, em theo bố đi Đồng Nai thăm một người bạn cũ của bố. Khi xe đừng ăn trưa dọc đường, em tình cờ trông thấy một con trâu đang ăn cỏ ven đường.
Con trâu lông đen mượt, to và cao, bề dài trâu áng chừng một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối kim tự tháp. Sừng trâu cong cong hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay em nhọn vút. Mắt trâu to và dài, lông mi của nó có màu trắng bạc như tóc một cụ già. Mũi trâu to, người ta xỏ một sợi dây thừng qua mũi trâu để dễ nắm dắt trâu đi. Con trâu đứng bên vệ đường điềm nhiên ăn cỏ dọc theo bờ ruộng. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng trâu liếm cỏ nghe ‘”sực sực”, nom rất ngon lành. Con trâu em trông thấy có lẽ là một con trâu cày vì vai nó lực lưỡng, bốn chân to còn bê bết bùn sình và ách cày đang tháo đổ ở ruộng. Chắc là chủ trâu cho trâu nghỉ ăn cỏ. Con trâu bước tới từng bước một, chậm rãi nhai cỏ, đuôi chủ trâu ve vẩy trông rất nhàn rỗi.
Con trâu là bạn của nhà nông, trâu giúp nông dân cày bừa. Phân trâu dùng để bón ruộng đất rất tốt. Ngày nay, mặc dù người ta dùng máy cày để cày ruộng nhưng trâu vẫn vô cùng cần thiết. Ở những đám ruộng nhỏ, khó đi thì dùng trâu cày tiện hơn cày máy. Trâu còn dùng để kéo xe, kéo các guồng xay xát như ép mía để làm đường theo kiểu sản xuất thủ công. Trâu còn dùng để trục bùn đáy ao nuôi tôm trong chăn nuôi thủy sản… Vì thế, bà con nông dân ta có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Được đi chơi xa cùng bố và được nhìn thấy một con trâu khỏe đẹp, trông thấy cảnh đồng quê thanh bình em rất vui sướng. Cảnh vật cũng làm cho em hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt của nhà nông. Em sẽ học tập tốt để có khả năng cống hiến sức mình, giúp nông dân và trâu đỡ vất vả hơn.
Em sinh ra và lớn lên ở thành phố. Vì xa xôi em chưa một lần về chơi quê nội. Hè lớp ba vừa rồi em theo bố về thăm nội, và đó là lần đầu tiên em nhìn thấy một con ngựa kéo xe.
Chiếc xe thổ mộ cũ kĩ càng làm nổi bật hình ảnh con ngựa xinh đẹp, dáng vẻ rất cường tráng. Con ngựa cao hơn một mét khoác một bộ lông màu nâu bóng mượt. Thân hình nó thon lẳn chắc nịch. Bờm nó dài được chải thắng cắt tỉa cẩn thận. Đầu ngựa dài, hai lai to, dựng đứng. Hai lỗ mũi ươn ướt phập phồng. Ngực nó nở nang, bốn chân cao to mang móng sắt. Người ta xỏ dây thừng vào mũi ngựa để làm dây cương và choàng qua vai nó cái ách gỗ của cỗ xe thổ mộ. Đứng tại ngã ba đường, chủ xe và chú ngựa kiên nhẫn đón khách. Chú ngựa được cho ăn cỏ và uống nước pha với đường đen trong cái xô luôn luôn móc theo xe. Chú ngựa uống nước trong xô đuôi không ngừng ve vẩy hết sang phải lại sang trái. Chiếc xe chỉ có dăm chỗ ngồi. Khi bố con em ngồi vào chỗ, bác xe ngựa ra roi cho ngựa chạy. Chú ngựa chạy đều đều khá nhanh còn bác chủ xe khề khà nói chuyện. Chú ngựa gõ móng sắt lên mặt đường nghe lộp cộp, lộp cộp làm em nhớ tới bài hát bố dạy em hát khi em còn bé: “Ngựa phi, ngựa phi đường xa…”‘
Nuôi ngựa rất có ích vì ở nông thôn ngựa là sức kéo thay cho xe vận tải nhẹ. Vùng núi cao, dốc núi gập ghềnh, ngựa cũng giúp con người đỡ nhọc nhằn chùn chân, mỏi gối. Cho nên dù thời hiện đại xe cộ máy móc không thiếu nhưng người dân nông thôn và miền núi vẫn thích nuôi ngựa.
Ngựa là con vật khỏe mạnh, có nghĩa và trung thành với chủ. Trong chiến tranh, ngựa giúp người chiến đấu chống quân thù. Trong thời hòa bình, ngựa giúp nhân dân ta sản xuất. Hình ảnh chú ngựa và xe thổ mộ thật thanh bình, nên thơ, chân chất, mộc mạc như hương đồng gió nội của quê mẹ ngọt ngào.
Chủ nhật vừa qua, trên đường đi chơi cùng chị Hai em chợt gặp một cô gà mái dẫn đàn gà con đi tìm mồi, trông chúng thật dễ thương làm sao!
Cô gà mái mơ có dáng vẻ bệ vệ, mập mạp. Cô nặng khoảng hai ký, cao bằng đầu gối em, bộ lông đen tuyền, bóng mượt. Đầu cô tròn, to bằng một quả chanh. Cặp mắt tròn xoe, đen lay láy, luôn liếc ngang liếc dọc để canh chừng lũ con bé bỏng đáng yêu. Chiếc mỏ màu vàng quặp xuống và rất cứng cáp. Cổ không cao lắm, gắn liền với thân mình và được phủ bên ngoài một bộ lông màu xám pha đen. Thân mình cô mập mạp, khỏe mạnh, da thịt rắn chắc và nở nang. Trên thân là đôi cánh như hai chiếc quạt nan, màu nâu pha đen. Tô điểm thêm vẻ đẹp của cô là chiếc đuôi khá dài, hơi vểnh lên, lông đuôi cũng sơ xác lắm rồi, có lẽ vì cô đã dốc sức để lo lắng chu đáo cho đàn gà con. Đôi chân hơi thấp được phủ lên một bộ da vàng như mái ngói, ngón chân nhọn, sắc bén dùng để bới giun, tìm mồi cho gà con. Đàn gà con bụ bẫm to hơn quả trứng gà một chút, con nào cũng được khoác một bộ lông tơ màu vàng óng trông thật đáng yêu! Sáng sớm tinh sương cô gà mái tục tục gọi đàn con đi kiếm mồi, cô rất thương lũ gà con, cứ vài bước cô quay lại xem những đứa con của mình có bị lạc đàn không. Tìm được con giun nào là cô gắp lên, cất tiếng kêu “Tục, tục!” gọi lũ gà con lại, trông chúng tranh nhau miếng mồi như những cuộn len màu vàng lăn lông lốc dưới bãi cỏ xanh. Chợt anh chàng chó hung hăng xuất hiện, cô liền cất tiếng kêu quang quác gọi đàn con lại, cô dang đôi cánh cho đám gà con kéo nhau chạy vào lòng mình để nhận được sự che chở. Ăn uống đầy đủ xong, mẹ con cô gà mái lại quây quần bên nhau thật ấm áp, thân thương.
Advertisement
Em cảm thấy lòng mình dâng lên tình yêu thương khi nhìn thấy cảnh mẹ con cô gà mái đi tìm mồi. Giá như em có được cô gà mái và đàn gà con này nhỉ! Em muốn góp một phần nhỏ để cho cô gà mái đỡ vất vả và đẻ thêm nhiều trứng, nở nhiều gà con.
Hôm nay là một buổi sáng đẹp trời, em thức dậy sớm để đi bộ tới trường. Trên con đường quen thuộc ấy, em bắt gặp một cô chim bồ câu đang thơ thẩn kiếm ăn bên vệ đường. Trông nó thật đáng yêu làm sao!
Cô nàng nổi bật với bộ lông trắng có vẻ mềm mại, mịn màng làm sao! Dưới cổ của nó có một dải lông màu xám nhạt giống một chiếc vòng trang sức điểm xuyết trên bộ váy màu trắng tinh khôi vậy. Thân nó nhỏ như cái bình trà của ông em. Đầu nó to hơn quả trứng gà một chút, cứ lắc la lắc lư thật khó hiểu. Đôi mắt đen láy, tròn xoe như hạt cườm. Đôi mắt ấy trông thật đẹp và hiền lành.
Cô nàng có cái mỏ nhỏ, xinh xinh, màu đen như gỗ mun. Nó thường rỉa lông, lâu lâu lại dụi mỏ vào cánh. Đôi cánh xếp gọn hai bên mình nhưng chỉ cần có động tĩnh là đôi cánh ấy sẵn sàng mở bung ra và bay vút lên trời. Hai chân nó nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Dáng cô nàng bước đi trông kiêu sa và duyên dáng với cái đuôi xoè rất đẹp mà chỉ riêng giống bồ câu Hà Lan mới có. Đôi khi, dường như thích thú hoặc vui sướng vì một điều gì đó, cô nàng xoè chiếc đuôi xinh đẹp, rung rung trong nắng. Có lẽ vì vậy mà cô nàng thu hút được mấy anh chàng bồ câu vây xung quanh mình.
Dường như đã kiếm được thức ăn cho no bụng, cô nàng đi chậm lại rồi giang rộng đôi cánh, “vút” một cái bay lên trời. Đôi cánh trắng xòe rộng, chao liệng rất điệu nghệ như một người nghệ sĩ múa đang biểu diễn vậy. Nó lượn đi lượn lại trên cây bàng hai vòng rồi biến mất, chỉ còn nghe thấy âm thanh “gù…gù…gù” của nó trên bầu trời xanh cao rộng.
Chim bồ câu là loài chim hiền lành và nhút nhát. Có lẽ vì thế mà cảnh vật trắng được xem như là biểu tượng của hòa bình.
Tập Làm Văn Lớp 4: Dàn Ý Tả Con Mèo (7 Mẫu) Tả Con Mèo Lớp 4
Con mèo vô cùng dễ thương, lại giúp bắt chuột rất giỏi. Khi lập dàn ý tả con mèo, các em cũng cần tả bao quát, rồi tả chi tiết từ màu lông, đôi mắt, chiếc tai, cùng những tình cảm dành cho chú mèo ra sao. Bên cạnh đó, còn có thể tham khảo dàn ý tả con vật để có thêm nhiều ý tưởng mới.
Dàn ý Tả con mèo ngắn gọna) Mở bài: Giới thiệu về chú mèo mà em muốn miêu tả.
Chú mèo đó có tên là gì? Là mèo của nhà em hay của nhà người khác?
Chú mèo đó thuộc giống mèo gì? Hiện đã được bao nhiêu tuổi?
b) Thân bài:
– Miêu tả ngoại hình của chú mèo:
Kích thước (so sánh với một đồ vật khác)
Bộ lông: màu sắc, độ dày và dài, cảm giác khi chạm vào, điểm nổi bật của bộ lông giúp nhận biết chú so với các chú mèo khác
Cái đầu: miêu tả hình dáng, đặc điểm, màu sắc các bộ phận như đôi tai, đôi mắt, cái mũi, cái miệng, hàm răng, cái lưỡi, chòm râu…
Cái chân: chiều dài và kích thước chân, đặc điểm bàn chân cùng bộ móng vuốt và lớp lót…
Cái đuôi: chiều dài và kích thước, đặc điểm phần lông của cái đuôi…
Phần bụng, ngực: đặc điểm lông ở vị trí này (khác biệt như thế nào so với lông ở chỗ khác), cảm giác khi chạm vào…
– Miêu tả hoạt động của chú mèo:
Ăn uống: thích ăn gì, ngày ăn bao nhiêu bữa, làm gì khi đói để được cho ăn
Nghỉ ngơi: dành bao nhiêu thời gian để ngủ, thường ngủ ở đâu…
Vui chơi: thích bắt bướm, chơi với cuộn len, ngắm gió thổi qua vườn cây…
Làm việc: bắt chuột, chào đón mọi người về nhà…
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho chú mèo
Lập dàn ý Tả con mèoa. Mở bài: Giới thiệu về con mèo mà em muốn miêu tả
Con mèo đó được đón về từ đâu? Được tặng hay được mua về?
Con mèo đó thuộc giống mèo gì? Nay đã bao nhiêu tuổi?
b. Thân bài:
– Miêu tả hình dáng của con mèo:
Con mèo nặng bao nhiêu cân? Có dáng vẻ như thế nào? Kích thước cơ thể ra sao?
Bộ lông của chú mèo có màu sắc gì? Có dày không? Có được cắt tỉa thường xuyên không? Em có thường xuyên vệ sinh bộ lông cho chú không?
Phần đầu của chú có kích thước như thế nào? Đôi tai, đôi mắt, cái mũi, hàm răng có đặc điểm như thế nào? Chúng được chú mèo sử dụng vào việc gì?
Phần bụng của mèo có đặc điểm gì? Chúng có thích được chạm vào đó không? Tại sao?
Chân của chú mèo ngắn hay dài? Phần móng vuốt, ngón chân có đặc điểm ra sao? Phần đệm lót dưới bàn chân có màu gì, tác dụng là gì?
Đuôi của chú mèo có độ dài và hình dáng ra sao? Nó thường cụp xuống, dựng lên hay ve vẩy không?
– Miêu tả hoạt động của chú mèo:
Chú mèo thích ăn gì? Thích chơi trò chơi gì cùng những món đồ chơi nào?
Ban ngày chú thường làm gì khi mọi người đi vắng? Khi mọi người trở về chú có hành động gì?
Ban đêm, khi mọi người đi ngủ thì chú ta làm gì? Thành quả của hành động đó?
c. Kết bài:
Tình cảm của em dành cho chú mèo
Những mong ước của em dành cho chú mèo
Dàn ý tả con mèo – Mẫu 11. Mở bài
Gia đình em nuôi con Mèo từ lúc nào, nó được xin về nuôi hay từ Mèo mẹ sinh ra.
Hàng ngày con mèo rất thân thiết với mọi người trong gia đình em.
2. Thân bài
– Miêu tả tổng quát con mèo nhà em đang nuôi.
Con mèo nhà em có bộ lông trắng tinh và rất mượt mà. Lâu lâu con mèo lại xù lông lên như cục bông trông rất đáng yêu.
– Miêu tả về ngoại hình bên ngoài của con mèo:
Con mèo nhà em nặng 10 kg, bốn chân nó mập ú có từng khoang màu vàng quanh các chân.
Tả gương mặt con mèo: Con mèo có cái đầu khá to và bộ mặt tròn tròn. Hai lỗ tai con mèo lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng xung quanh. Đôi mắt của nó có màu vàng, vào buổi tối khi cả nhà tắt điện đi ngủ là đôi mắt của nó rất sáng. Xung quanh miệng con mèo có bộ râu rất dài, mỗi lần ăn cơm xong là con mèo lại lè lưỡi liếm liếm xung quanh rồi dùng 2 chân trước của nó chà chà lên trông như đang vuốt râu.
Tả 4 chân và chuyển động của con mèo: Con mèo nhà em rất mập nhưng nó di chuyển nhanh nhẹn lắm, hàng ngày nó vẫn đi lùng bầy chuột quanh nhà, và bắt được rất nhiều chuột.
– Tả về tính cách và hoạt động của con mèo
Con mèo nhà em ban ngày nó thường hay nằm lim dim, lâu lâu chỉ ngỏng đầu lên nghe ngóng tiếng động, hở mà nghe tiếng chít chít của bầy chuột là con mèo tỉnh dậy ngay.
Mỗi khi em ở nhà là nó rất thích được em ôm nó đi loanh quanh chơi.
Hàng ngày nó rất hiền, nhưng nếu có người lạ đụng nó là con mèo lại gào lên rất hung dữ.
Vào buổi đêm con mèo nhà em lại nhảy lên đi loanh quanh trên hiên nhà sau đó lại đi vòng sau vườn bắt chuột.
3. Kết bài
Viết về tình cảm của em dành cho con mèo: Em rất quý con mèo vì nó thường chơi với em. Và nó cũng giúp ích rất nhiều cho gia đình em. Dạo này vì nó mập lên nên bố mẹ đang giao em nhiệm vụ giúp nó giảm cân.
Dàn ý tả con mèo – Mẫu 2I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
II. Thân bài:
1. Tả bao quát:
Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?
Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.
Con mèo khoác lên mình bộ lông màu gì.
2. Tả chi tiết
Đầu: đầu nó tròn như trái banh
Mắt: long lanh
Hai cái tai: vểnh vểnh hình tam giác trông vui mắt
Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt
Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ
Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoản 15 cm
Chân: có móng vuốt
3. Hoạt động, tính nết của mèo
Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa
Khi ăn rất từ tốn và gọn gàng
Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về con mèo
Nêu tình cảm của bạn với con mèo
Dàn ý tả con mèo – Mẫu 3a. Mở bài
– Giới thiệu về con mèo nhà em:
Con mèo ấy có tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi?
Ai là người đã đưa chú mèo ấy về gia đình em?
b. Thân bài
– Miêu tả ngoại hình của chú mèo:
Thân hình chú mèo có đặc điểm như thế nào? (thon dài, béo tròn…)
Kích thước thân chú mèo là bao nhiêu? (HS có thể so sánh với những đồ vật khác, như: chai coca, ấm chè, bắp tay…)
Bộ lông của chú có màu sắc gì? Khi chạm vào có cảm giác ra sao?
Cái tai của mèo có hình gì? Dựng lên hay cụp xuống?
Đôi mắt của chú mèo có hình gì? Màu sắc ra sao? Có khả năng nhìn đặc biệt hơn chúng ta không? (nhìn trong bóng tối)
Cái đuôi của chú mèo dài không, nó dựng lên hay hơi cụp xuống?
Bốn cái chân của nó ngắn hay dài? Phần đệm chân có mềm không? Có màu sắc gì?
– Miêu tả hoạt động, tính cách của chú mèo:
Hằng ngày, chú mèo thường làm gì? (bạn ngày nằm ngủ, phơi nắng, ban đêm rình bắt chuột)
Chú thích nhất là trò chơi gì? (đuổi theo chiếc lá khô, quả cầu lông…)
Món ăn mà chú thích nhất? (cá khô…)
Chú quý ai nhất trong nhà? Được thể hiện qua hành động gì?
c. Kết bài
Tình cảm của em dành cho chú mèo
Em thường làm gì cùng với chú mèo?
Em có mong muốn gì dành cho chú mèo?
Dàn ý tả con mèo – Mẫu 4a) Mở bài: Giới thiệu về chú mèo mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Những buổi trưa mùa đông hiếm hoi có nắng ấm, thật dễ dàng để bắt gặp trên mái hiên nhà em một cục bông đen tròn như cái chảo đang nằm im sưởi nắng. Đó chính là chú mèo yêu quý của cả gia đình em đấy.
b) Thân bài:
– Miêu tả chung về chú mèo em muốn miêu tả:
Đó là chú mèo thuộc giống mèo mun, năm nay đã gần hai tuổi
Chú nặng gần 5kg, lớn như quả dưa hấu – kích thước khá to lớn so với các chú mèo cùng giống khác
Bộ lông màu đen tuyền từ đầu đến chân, không một sợi khác – nếu đứng im trong bóng tối và nhắm mắt thì không thể tìm thấy được
– Miêu tả chi tiết chú mèo:
Cái đầu to như nắm tay, có hình như cái yên xe đạp
Đôi mắt to tròn, đồng tử là hình elip dựng thẳng; mắt có thể nhìn trong bóng tối rất tốt
Cái mũi màu đen, lúc nào cũng ươn ướt, thích dùng mũi để dụi vào người chú thích
Hai cái tai nhỏ và mỏng, dựng thẳng, bên trong có nhiều lông tơ mềm mịn; tai mèo rất thích, có thể nghe thấy dù là âm thanh rất nhỏ
Những chiếc râu của mèo khá dài và cứng
Hàm răng sắc nhọn, cứng cáp giúp mèo nhai xương cá, các loại cá khô
Cái bụng tròn và mềm mại; rất thích được người thân vuốt ve ở phần bụng
Lông mèo dày và mềm mượt, có lớp lông tơ mịn ở bên trong, bên ngoài là lớp lông đen dài
Cái đuôi khá dài và nhỏ, rất dẻo dai nên có thể cuốn quanh cổ tay của em
Bốn cái chân thon dài, có móng vuốt sắc nhọn, có phần đệm thịt dày nên di chuyển không có tiếng động
– Miêu tả hoạt động của chú mèo:
Thích ngủ vào ban ngày và hoạt động vào ban đêm
Thích nằm ngủ và sưởi nắng ở nơi cao, ít người qua lại
Thích được vuốt ve, ôm ấp và chơi với các đồ vật có thể di chuyển như lá khô, túi bóng…
Thích ăn các loại cá khô, thịt xé nhỏ
Có thể chạy nhảy rất nhanh, bắt chuột và thằn lằn rất giỏi
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chú mèo
Mẫu: Đối với em, chú mèo không chỉ là một vật nuôi trong nhà, mà chú còn là một người bạn, một người em nhỏ. Lúc nào, em cũng muốn yêu thương, vuốt ve và chơi với chú mèo của mình. Em mong chú sẽ luôn mạnh khỏe và sống thật lâu cùng với gia đình em.
Dàn ý tả con mèo – Mẫu 5a. Mở bài: Giới thiệu về chú mèo mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Nhà bà em có nuôi một chú mèo rất đẹp. Chú ta lúc nào cũng thân thiện và ngoan ngoãn, nên được tất cả mọi người yêu quý.
b. Thân bài:
– Miêu tả khái quát về chú mèo:
Chú mèo đó thuộc giống mèo gì? Được mua về từ đâu? Hay do ai tặng, cho?
Đó là chú mèo đực hay cái? Năm nay đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó có con hay cháu không?
Cân nặng, kích thước của cơ thể chú mèo như thế nào? (có thể so sánh với các sự vật khác để làm rõ)
Advertisement
So với các chú mèo khác (hoặc các chú mèo cùng loài) thì nó có to lớn hay nhỏ bé hơn không?
– Miêu tả chi tiết về chú mèo:
Bộ lông của chú mèo có dày không? Lông của chú ta ngắn hay dài? (độ dài đó là do bẩm sinh hay do được cắt tỉa?
Màu lông của chú mèo là gì? Có các màu sắc khác nhau ở các bộ phận khác nhau không? Em có cảm nhận như thế nào về các màu sắc đó? So sánh màu sắc của bộ lông chú mèo với các sự vật, đồ vật tương tự.
Em có cảm giác như thế nào khi vuốt ve bộ lông của chú mèo? Em có thích làm như vậy không?
Cái đầu của chú mèo có hình dáng gì? Có lớn không? Một bàn tay của em có thể nắm được đầu chú không?
Cái trán của chú mèo dô hay bằng phẳng?
Hai cái tai của chú to như thế nào? Mỏng hay dày? Phần thịt bên trong có lộ ra không? Tai chú thường dựng lên hay cụp xuống?
Đôi mắt chú mèo có hình dáng gì? Tròng mắt của chú có màu sắc như thế nào? Đôi mắt của chú mèo có khả năng gì đặc biệt?
Cái mũi của chú mèo màu gì? Thường ướt hay khô? Khi chú dùng mũi chạm vào em thì nghĩa là đang muốn biểu đạt điều gì?
Những sợi lông xung quanh miệng chú mèo có màu gì? Ngắn hay dài? Tác dụng của chúng là gì?
Phần cổ và bụng của chú mèo khi chạm vào có cảm giác như thế nào? Màu lông và độ dài sợi lông ở đây có gì khác so với ở lưng? Em phải làm gì thì mới được chú mèo cho chạm vào vị trí đó?
Bốn cái chân của chú mèo có to không? Dài hay ngắn? Phần đệm thịt lót của chú có dày không? Màu sắc là gì? Có tác dụng gì với chú mèo khi di chuyển?
Cái đuôi của chú mèo ngắn hay dài? Dựng lên hay để thõng tự nhiên? Chú mèo có thường vẫy đuôi như các chú chó không? Khi nào thì chú sẽ vẫy đuôi?
– Miêu tả hoạt động của chú mèo:
Chú mèo thường thích nằm ngủ và sưởi nắng ở đâu?
Chú mèo thích chơi trò chơi gì? Cùng với ai?
Chú mèo thích ăn gì nhất? Chú có kén ăn không? Khi được cho ăn đồ ăn ngon thì chú có cảm giác như thế nào?
Ban đêm chú mèo thường làm gì? Em suy nghĩ như thế nào về việc làm của chú?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chú mèo đó.
Tập Làm Văn Lớp 4: Tả Cây Nhãn Trong Vườn Nhà Em Dàn Ý & 18 Bài Văn Tả Cây Nhãn Lớp 4
Bên cạnh cây cam, bưởi, thì nhãn cũng là trái cây được nhiều người yêu thích. Nhãn ăn ngọt thơm, cùi dày. Quả nhãn ngoài ăn trực tiếp, còn có thể nấu chè, pha trà, ngâm rượu. Khi miêu tả cây nhãn, các em có thể tả theo từng thời kì phát triển hoặc tả từng bộ phận như thân, cành, lá, hoa, quả.
Bài văn tả cây nhãn lớp 4
Dàn ý tả cây nhãn trong vườn nhà em
Tả cây nhãn ngắn gọn
Tả cây nhãn mà em biết
Tả cây nhãn trong vườn nhà em (16 mẫu)
Dàn ý tả cây nhãn trong vườn nhà emI. Mở bài:
* Giới thiệu miêu tả cây nhãn.
Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.
Những cây nhãn này đã được 11 tuổi.
II. Thân bài:
* Tả cây nhãn theo thời kì
Mùa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.
Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.
Hè về, từng chùm hoa vàng ươm, li ti đậu kín vòm cây.
Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.
Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành chen kín cả cây.
Vài tuần sau, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.
Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng.
III: Kết bài
Quả nhãn ngọt và thơm.
Mỗi khi đến mùa nhãn, em đều nhớ về ngoại.
Tả cây nhãn ngắn gọnSân nhà bà ngoại em không lợp mái, nhưng mùa hè lúc nào cũng mát rượi. Tất cả là nhờ cây nhãn lớn được trồng ngay một bên góc sân.
Cây nhãn này lớn tuổi hơn cả em. Cây cao vượt cả mái ngói nhà bà. Thân cây to và chắc nịch, khoác lớp áo nâu xì xì, gân guốc. Cách mặt đất chừng một mét rưỡi, các cành cây bắt đầu mọc vươn ra, đan xen tạo nên cái ô che nắng xanh mượt. Lá nhãn không quá to nhưng dài và xanh sẫm. Nhờ có số lượng lá dày mà tán cây nhãn còn bảo vệ được góc sân khô ráo khi trời mưa. Mỗi năm cây nhãn ra hoa vào đầu xuân. Từng chùm hoa trắng nhỏ li ti ẩn trong tán lá. Phải đến khi từng chùm nhãn trĩu quả lủng lẳng nhô ra khỏi lá xanh, thì mọi người mới biết được. Chùm nhãn khá to, phải cả mấy chục trái. Trái nào cũng to tròn cỡ quả trứng cút. Nhãn nhà bà em ngon lắm. Vỏ mỏng, thịt dày và ngọt, hột lại bé xíu. Mỗi mùa nhãn đến, em và các anh chị được ăn thỏa thích. Còn lại bà đem bán, lấy tiền mua quà cho mấy chị em.
Cây nhãn gắn liền với cả tuổi thơ của em cùng với anh chị và bà yêu quý. Đến bây giờ, mỗi lần sang nhà bà, em vẫn ngồi dưới gốc cây để chờ mong sự xuất hiện cũng những chùm quả tròn xoe ấy.
Tả cây nhãn mà em biếtEm sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nổi tiếng về nhãn lồng vì vậy mà đâu đâu cũng thấy có rất nhiều cây nhãn. Trong vườn nhà trồng nhãn đã đành, thậm chí dọc cả hai bên đường cũng trồng nhãn. Vì vậy mà đối với em hình ảnh cây nhãn đã trở nên thân quen vô cùng.
Trong vườn nhà em cũng có một vài gốc nhãn. Bố mẹ em trồng nhãn vừa để cho gia đình thưởng thức, vừa để góp phần nâng cao kinh tế cho gia đình. Chính vì vậy mà bố mẹ chăm sóc những gốc nhãn cẩn thận lắm. Khi mùa xuân gõ cửa, những hạt mưa xuân đổ xuống vườn nhãn. Những cái lá cây thon dài cũng vươn mình ra hứng những hạt mưa xuân. Sớm ra, những hạt sương vẫn còn đọng lại trên lá, cảm giác như cây nhãn muốn hứng lấy tất cả những gì tinh khôi nhất của đất trời.
Khi mùa hè sang, cái nắng oi ả của ngày hè chẳng làm cây nhãn nản lòng. Thậm chí, nó còn nở ra những bông hoa vàng đẹp tuyệt. Hoa e ấp trong nắng và dường như trong chúng có một khát khao cháy bỏng rằng sẽ được chuyển mình thành những quả ngon. Quả thực chỉ một thời gian ngắn sau, người ta đã nhìn thấy những quả nhãn lủng lẳng trên cây. Quả nhãn không mọc riêng lẻ mà chúng mọc thành từng chùm với rất nhiều quả. Em nhìn chùm nhãn và nghĩ có lẽ chúng cũng muốn thể hiện tinh thần đoàn kết của mình. Những quả nhãn với cùi trắng rất dày, những hạt nhãn đen và tròn là loại quả ưa thích của nhiều người vào những ngày hè.
Năm nào nhãn sai quả và được giá là những người dân quê em lại vui như tết vậy. Em chỉ mong sao trời thương cho năm nào nhãn cũng sai quả như vậy để người dân quê em không còn phải lo lắng quá nhiều.
Tả cây nhãn trong vườn nhà em Tả cây nhãn – Mẫu 1Bên cạnh nhà em có một chút đất, chẳng hiểu cây nhãn đã mọc lên ở đó từ bao giờ. So với cây mít khổng lồ ở bên cạnh, cây nhãn trở nên nhỏ bé vô cùng.
Mảnh đất nhà em không được màu mỡ giống như đất ở đồng bằng nhưng bố mẹ em vẫn trồng một vài loại cây ăn quả. Có lẽ một phần do người chăm bón tốt mà năm nào chúng cũng ra quả ngon. Tuy không sai trĩu cành nhưng cũng đủ cho cả gia đình thưởng thức. Cây nhãn cũng vậy. Mặc dù bố mẹ em không chủ đích trồng nhưng cây nhãn vẫn lớn lên và cho quả ngọt.
Thân của cây nhãn không to lắm. Nó chỉ to bằng cái bắp chân của em thôi. Cây cũng không cao lớn dù nó mọc từ lâu lắm rồi. Cây chỉ cao đến ban công tầng 2 nhà em vì vậy mà mỗi khi mùa nhãn đến, em có thể đứng từ ban công và hái quả một cách dễ dàng. Vào mùa xuân, cây nhãn ra lá xanh um. Lá nào lá nấy bóng lưỡng. Những chiếc lá có hình thon dài. Khi những chiếc lá già và khô đi, chúng sẽ rơi rụng xuống mặt đất để nhường chỗ cho những chiếc lá mới. Vào mùa hè đến, những chùm hoa nhãn bắt đầu đua nở. Rồi hoa nhãn cũng rụng nhưng thật tuyệt vời làm sao khi đó lại là dấu hiệu cho thấy cây nhãn đã bắt đầu kết quả. Những quả nhãn mọc thành từng chùm và cứ thế lớn dần lên cho đến ngày chúng được thu hoạch.
Em thích nhất là được ăn những quả nhãn của chính cây nhãn nhà mình. Tuy không ngọt sắc như cây nhãn ngoài chợ và cùi nhãn cũng mỏng thôi nhưng không hiểu sao em vẫn thấy đó là những quả nhãn ngon nhất mà em từng ăn.
Tả cây nhãn – Mẫu 2Cây nhãn trong vườn là một cây có ý nghĩa rất đặc biệt đối với gia đình em, bởi đó là món quà được họ hàng gửi từ miền Bắc xa xôi vào miền Nam.
Cây nhãn được trồng từ năm 2014, đến nay đã được gần 5 năm, cây vẫn cao lớn và không ngừng phát triển từng ngày. Gốc to, rễ nhô lên trên cả mặt đất, thân thẳng chắc khỏe từng cành to vươn ngang đâm ra tạo thành một tán lá rộng lớn che rợp một góc vườn, dáng đứng hiên ngang như một chàng thanh niên đầy cường tráng. Mùa nhãn thay lá là lúc cả cây lốm đốm những lá xanh lá vàng, rồi dưới gốc vàng ruộm màu lá úa, thay lá xong đến mùa sắp ra hoa là những chồi non mới đâm ra xanh tươi mơn mởn. Hoa nhãn nở thành chùm to, giống như những que kẹo bông màu trắng sữa, còn khi đã đậu thành những quả nhãn nhìn chúng lại giống như những que kẹo sô-cô-la vì màu nâu vỏ quả nhãn.
Quả nhãn nhỏ nhưng lại rất có võ, bởi nó rất ngon, thật tuyệt vời khi nhà em có được một loại cây ăn quả ngon như vậy.
Tả cây nhãn – Mẫu 3Trong vườn nhà ông em hay cả nhà các bác em ở quê thì nhà ai cũng có nhãn, nhãn được trồng rất nhiều ở trong vườn và cây nào cũng rất tươi tốt.
Ở quê em thì những cây nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con đường không còn xa lạ nữa. Thế rồi khi mà mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và lúc này đây thì cây nhãn cũng vậy. Cây nhãn trong vườn nhà ông em dường như nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Thế rồi những cây nhãn dường như cũng đang say sưa uống những hạt mưa xuân, đồng thời nó cũng như sẽ xòe ra những chồi non xanh. Ta cũng như thấy được đó cũng chính là những lá xanh non mịn màng. Và đặc biệt hơn đó chính là khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa và kết quả. Hàng ngày em dường như cũng đã thấy được có từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dường như nó cũng đã dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại thật đáng yêu.
Khi thời gian thấm thoát đi thì em thấy được những bông hoa nhãn rụng đầy quanh gốc. Đặc biệt hơn ta như cũng đã thấy được ngay trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu, nếu như ta quan sát ta như cũng đã thấy được những quả nhãn và cùi chưa phân chia gì cả mà lúc này đây thì cũng chỉ có một màu trắng. Về sau khi lớn lên chút nữa thì lại được chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại.
Thế rồi cũng chính vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Em như thấy được các bạn cùng trang lứa như cũng thật là háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn. Không thể nào mà không trầm trồ lên mà khen được vị ngon ngọt của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó.
Em cũng rất yêu thích cây nhãn, vì cây đã cho em ăn những trái chín như cũng thật là mát lành biết bao nhiêu.
Tả cây nhãn – Mẫu 4Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.
Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ. Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại.
Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn.
Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nảy mầm, xanh tươi.
Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư.
Tả cây nhãn – Mẫu 5Nhắc đến quê hương em thì không ai không nhớ tới đặc sản nổi tiếng đó là nhãn lồng Hưng Yên. Dọc những con đường làng thì hai bên đều là những hàng nhãn lâu năm được người dân nơi đây trồng.
Từ xa nhìn lại thì cây nhãn giống như một cây nấm khổng lồ. Nhãn là một loài cây rất dễ trồng và cũng không tốn nhiều công chăm sóc như nhiều loại cây khác. Người ta chỉ cần giữ độ ẩm cho cây và bón phân lúc cây ra hoa. Cây nhãn thường thích hợp với khí hậu nóng ẩm, chính vì thế một vùng quê của miền bắc rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn.
Thân cây nhãn ở trước cửa nhà em to gấp hai lần bắp chân của bố em và nó được trồng từ rất lâu rồi. Cây nhãn có lớp vỏ sần sùi và có màu nâu. Những cành cây khẳng khiu tỏa ra những tán lá. Lá nhãn có màu xanh và thon dài. Trên lá có thể nhìn thấy rõ đường sống lá. Khi mùa xuân đến thì nhãn đâm chồi nảy lộc. Từ những ngọn của chồi non ấy chính là những chùm hoa nhãn. Hoa nhãn giống với hoa vải, hoa xoài bởi nó mọc thành từng chùm hoa khá lớn và hoa thì nhỏ li ti, có màu vàng. Hoa có mùi thơm và nó thu hút các loài côn trùng, ong, bướm. Chính vì vậy ở quê em còn nổi tiếng với loại mật ong nhãn và được nhiều người ưa chuộng. Khi hoa kết trái thì những trái nhãn bắt đầu được hình thành, từ những trái còn nhỏ tí xíu có màu xanh dần dần lớn lên và nó có thể to bằng hòn bi ve. Khi nhãn lớn, lớp vỏ xù xì trở nên căng hơn và quả có màu nâu khi đó là nhãn chuẩn bị được thu hoạch. Nhãn lồng là loại nhãn có quả to, cùi nhãn dày và ngọt.
Em rất thích ăn nhãn. Đó là một loại quả thơm ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra nhãn còn trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở nơi em sống.
Tả cây nhãn – Mẫu 6Nhà em có một cây nhãn rất to. Nó được ông nội em trồng khi em mới sinh ra. Cây nhãn gắn bó với gia đình em từ đó cho đến nay và em rất yêu quý nó.
Khi ông em trồng thì cây nhãn mới chỉ là một cành nhỏ được chiết từ cây nhãn lớn ở nhà ông em. Nhiều năm trôi qua thì nó càng ngày càng lớn hơn. Cho đến nay thì một vòng tay em không thể ôm hết được thân cây nhãn. Nhãn là một loại cây có lớp vỏ sần sùi và cây nhà em thì rất cao. Nó cao khoảng hơn 3 mét và mỗi lần hái quả thì nhà em đều phải dùng thang mới có thể hái được.
Lá của cây nhãn nhỏ, dài và có màu xanh. Đến mùa thu lá không rụng hết như những loài cây rụng lá khác mà chỉ rụng một ít. Trước khi lá rụng thì nó sẽ chuyển sang màu vàng. Khi thu hoạch quả nhãn thì người ta sẽ bẻ cả chùm quả kèm theo cành của nó. Cho đến khi mùa xuân tới thì từ những chỗ bẻ đó sẽ đâm chồi nảy lộc và bắt đầu ra những chùm hoa mới. Hoa nhãn có màu vàng và kích cỡ thì rất nhỏ. Chính mùi hương của hoa nhãn khiến nó thu hút những loại côn trùng tới và vô tình đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây thụ phấn. Quả nhãn khi còn non có màu xanh, kích thước nhỏ và sau đó sẽ lớn hơn bằng với hòn bi ve và bắt đầu chuyển sang màu nâu. Nhãn có vị rất ngọt và tùy theo loại nhãn sẽ có lớp cùi nhãn mỏng hay dày khác nhau.
Đối với em thì nhãn không chỉ là một loại quả ưa thích mà cây nhãn còn giống như một người bạn cùng trang lứa, cùng nhau lớn lên dưới sự chăm sóc của gia đình.
Tả cây nhãn – Mẫu 7Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ. Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại.
Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn. Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nảy mầm, xanh tươi.
Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư.
Tả cây nhãn – Mẫu 8Có thể nói được rằng không biết cây nhãn ở trong vườn nhà ông nội đã có từ bao giờ mà em dường như cũng đã thấy được cây nhãn này rất lâu năm rồi. Cây cũng như đã chứa biết bao nhiêu kỷ niệm của em.
Quê em là xứ sở của nhãn lồng – Hưng Yên. Có lẽ chính vì thế mà ta như đi khắp quê hương tôi không nơi nào thiếu vắng bóng cây nhãn cả. Nhận thấy được màu xanh của nhãn bao trùm khắp nẻo đường quê. Thế rồi em như cũng đã nhận thấy đực cây nhãn đã gắn bó với người dân quê em từ biết bao đời nay. Thế rồi em như thấy được những buổi trưa hè nắng như đổ lửa. Lúc này đây em mới như thấy được những cây nhãn tỏa bóng mát cho người dân đi làm đồng về. Thật lạ khi em sờ tay vào cái lớp vỏ sần sùi, nâu nâu, gợn gợn của cây nhãn.
Cây nhãn đã gắn bó với tuổi thơ em một cuộc hành trình thật dài. Và em như thấy được rằng, cứ mỗi lần em mà đến trường, cây nhãn xòe bóng rợp đường cho em đi. Khi mà mùa xuân về, em như cũng đã thấy được rằng chính hoa nhãn nở khắp trời, thế rồi nó dường như cũng đã tung cái màu vàng ươm mỡ màng phủ kín cả làng quê. Và hương hoa nhãn không như cái loài hoa khác, cũng thơm đó nhưng phải tận hưởng thật kỹ thì mới có thể cảm nhận hương thơm như mộc mạc này. Chẳng thế mà hương thơm của hoa nhãn như cũng đã thu hút được rất nhiều những chú ong đến lấy nhụy hoa mang về.
Thế rồi khi nắng bắt đầu vàng vọt trên mỗi lùm cây, đặc biệt hơn đó chính là khi em cũng đã thấy được những tiếng sấm ầm ù báo hiệu những cơn mưa đầu hạ là lúc nhãn dồn những ngọt ngào từ rễ, từ thân, từ trên quả. Lúc này khi những quả nhãn đã có hạt như lại bắt đầu chuyển sang màu đen bóng, cùi dày mọng lên để vỏ dần căng ra, mịn hơn. Để rồi khi mà cho đến tháng sáu, tháng bảy, đặt quả nhãn lên môi, dùng răng cắn nhẹ. Lúc này đây thì em cũng như thấy được vỏ nứt ra và một dòng nước ngọt ngào thấm dần lên miệng thơm ngon.
Có thể thấy được rằng, cứ mỗi khi đi xa, và cứ mỗi khi nhớ quê hương thì những người dân nơi xứ nhãn như lại cùng nhớ về quê hương mình.
Tả cây nhãn – Mẫu 9Đi khắp mọi miền của Tổ quốc ta đều bắt gặp hình ảnh cây nhãn quen thuộc được trồng ở khắp mọi nơi. Nhưng hình ảnh cây nhãn đầu thôn đã đem lại cho em nhiều cảm xúc.
Cây nhãn đầu thôn không biết được trồng từ bao giờ, nó sống được bao nhiêu năm và nó bao nhiêu tuổi. Chỉ biết khi những đứa trẻ trong thôn lớn lên nhãn đã có tự lúc nào. Đó là một cây nhãn cao lớn. Gốc cây to phải vài đứa trẻ con ôm mới hết. Rễ cây cong chồi lên như những con rắn đang lăn lộn trên mặt đất. Vỏ cây nhãn màu nâu, sần sùi như đang chuẩn bị thay một bộ áo mới. Thân cây to, cao và chia thành nhiều nhánh. Các nhánh cây ấy lại đâm ra rất nhiều cành nhãn thẳng tắp đâm xiên vào nhau tạo thành một lùm cây canh mát không có chỗ hở. Những cành nhãn mọc tua tủa. Lá nhãn nhỏ như lá chanh nhưng dài hơn lá chanh. Lá nhãn có màu xanh đậm. Cuối thu, đầu đông, những cành cây nhãn khẳng khiu, trụi lá. khi lá già rụng đầy xuống gốc cây, mọi người trong thôn hay ra quét lá nhãn khô về đun bếp cháy rất đượm. Nhưng mỗi khi xuân về, những chồi non xanh biếc mơn mởn lại mọc ra. Những chiếc lá nhãn non dần lớn lên. Chẳng mấy chốc cây nhãn lại xanh tươi, ngọn cây đua nhau đâm chồi khoe sắc giữa tiết trời xuân ấm áp. Một thời gian sau, nhãn bắt đầu ra hoa. Những chùm hoa nhãn màu vàng nở đầy phủ kín ngọn cây. Khi hoa nhãn rụng kín gốc cây là khi những quả nhãn non bắt đầu hình thành. Rồi dần dần, nhờ thời tiết thuận hòa, quả nhãn sẽ to dần. Vỏ nhãn lúc này màu nâu giống màu cành. Khi thấy trên cây nhãn có quả bị chim ăn chính là lúc nhãn có thể thu hoạch. Bọn trẻ trong thôn trèo lên cây nhãn hái xuống ăn và cười nói vui vẻ. Ăn nhãn ta phải bóc lớp vỏ cứng ấy ra rồi đưa phần thịt bên trong vào miệng. Nhãn có lớp cùi dày, vị ngọt như mật ong, hấp dẫn không tả hết. Bên trong lớp cùi ấy là một chiếc hạt nhỏ như hạt vòng. Hạt đó có thể đem reo mọc thành cây mới.
Cây nhãn đã từ lâu là chỗ nghỉ chân của các cô các bác trong thôn mỗi khi đi làm đồng về. Là nơi mà bọn trẻ con chúng em được ăn những quả nhãn ngon và chơi những trò chơi bổ ích của tuổi thơ. Em càng thêm yêu quý cây nhãn hơn.
Tả cây nhãn – Mẫu 10Ở quê em người ta trồng rất nhiều nhãn, nhãn được trồng dọc các con đường, trong sân trong vườn nhà nào hầu như cũng trồng nhãn. Cây nhãn như một người bạn gắn bó với người dân quê em vậy.
Cây nhãn gắn bó với cả tuổi thơ của em, những hàng nhãn rợp bóng mát con đường em tới trường, mùa nhãn chín cả đám trẻ con rủ nhau hái những quả nhãn ngọt lịm cười nói vui vẻ.
Cây nhãn là loại cây thân gỗ cao từ 10 đến 15 mét, thân cây được bao phủ một lớp vỏ màu nâu thỉnh thoảng có vài vết nứt nhỏ và những mảng vỏ nứt ra. Cây nhãn có nhiều cành tỏa ra bốn phía , trên cành có rất nhiều lá. Lá của cây nhãn nhỏ và mọc đối xứng, lá nhãn non có màu nâu đỏ, màu sắc của lá dần chuyển sang màu xanh đậm, trên mặt lá có nổi những đường gân lá.
Cây nhãn bắt đầu ra hoa vào màu xuân ấm áp, hoa nhãn nhỏ li ti mọc thành từng chùm màu trắng ngà. Mùa hoa nhãn khắp xóm làng được bao phủ bởi màu sắc và mùi hương thoang thoảng của hoa nhãn. Hoa nhãn được thụ phấn nhờ gió và ong bướm tạo thành những quả nhãn non màu xanh có những chiếc gai li ti ở bên ngoài. Quả nhãn to dần vỏ nhãn chuyển sang màu nâu. Đến mùa nhãn chín từng chùm nhãn sai trĩu quả trông thật thích mắt. Những người dân bắt đầu thu hoạch nhãn, những quả nhãn to bằng ngón tay lớp vỏ ngoài căng mịn. Cùi nhãn dày và trong mọng nước, trong cùng là hạt nhãn đen nhánh như những viên bi. Mỗi mùa nhãn nhãn được bán ở đầu làng, khắp chợ mọi người mua về ăn hoặc làm quà biếu.Giống nhãn quê em rất ngọt và nhiều nước, cùi nhãn nấu với đỗ xanh làm thành món chè long nhãn rất bổ và mát. Nhãn cũng có thể đem sấy cả vỏ làm thành món nhãn khô rất ngon nữa.
Cây nhãn đã gắn bó với quê hương với tuổi thơ em từ rất lâu rồi. Cây nhãn có giá trị kinh tế cao giúp cải thiện cuộc sống của những người dân quê em. Em rất yêu quý những cây nhãn quê em.
Tả cây nhãn – Mẫu 11Trước cổng nhà em là một cây nhãn rất to, có thể gọi nó là một cây cổ thụ bởi nó cũng nhiều tuổi rồi. Ông nội em trồng nó cách đây đã mười năm, tuổi của nó còn lớn hơn tuổi của em, tuy đã già cỗi nhưng trông nó vẫn tràn đầy nhựa sống.
Gốc cây to hơn một vòng ôm tay của em, cây cao phải đến hơn chục mét, tán rộng bao trùm hết cổng và cả đường đi. Cây nhãn cũng như con người, người già thì da nhăn nheo còn cây già thì thân vỏ xù xì, nứt vỡ và mục gần hết lớp bên ngoài. Lá cũng đã rụng nhiều thưa thớt chứ không còn rậm lá như trước, tuy nhiên cứ đến mùa đâm chồi nảy lộc chúng vẫn ra rất nhiều lá xanh mơn mởn. Càng lâu năm cây nhãn càng nhiều hoa và sai quả, mỗi mùa hoa nhãn là cả cây nở những chùm hoa li ti trắng xóa có mùi hương thoang thoảng dịu nhẹ. Quả nhãn cũng mọc thành từng chùm, chính vì rất sai quả nên quả thường bé chứ không to, tuy nhiên vẫn rất mọng nước, cùi dày và ngọt lịm.
Em mong cây nhãn luôn tươi tốt, khỏe mạnh để mỗi năm em lại được ăn những quả nhãn ngon ngọt, bổ dưỡng.
Tả cây nhãn – Mẫu 12Em không biết cây nhãn có từ bao giờ và ai là người đã đặt tên cho nó nhưng em thực sự rất thích loài cây này. Nhà em có một cây nhãn, mà theo bố em nói nó là giống nhãn lồng nổi tiếng rất ngon, quả to, cùi dày và giòn lại thêm vị ngọt đậm không có loại nhãn nào sánh bằng.
Cây nhãn nhà em được trồng ngay trước sân, nó là một cây thân gỗ cao lớn, nhiều lá và tán rộng nên trồng ở đó để lấy bóng mát cho ngôi nhà, dưới gốc cây nhãn bố em đã để bộ bàn ghế đá ngồi uống nước rất tiện. Cây nhãn chẳng yêu cầu chăm bón gì nhiều nhưng mỗi năm vẫn đều đều ra quả và nhà em luôn được bội thu. Từng chùm nhãn to, nặng trĩu kéo các cành cây xõa ra tứ phía khiến cho cây nhãn đung đưa một cách nặng nề trong gió. Quả nhãn thường mọc đầu ngọn cây nên dù có trèo lên cây cũng rất khó để có thể hái được, phải đứng ở dưới và dùng những chiếc sào có ngoắc để bẻ gãy và lấy xuống. Hạt của quả nhãn có màu đen bóng giống như lòng đen của mắt, có lẽ vì thế mà người ta gọi nó là quả nhãn, bởi “nhãn” cũng có nghĩa là “mắt”. Cây nhãn không chỉ cho những trái ngọt thơm, vươn những tán rộng cho bóng mát mà còn là loài cây gắn liền với tuổi thơ của em.
Em rất yêu quý cây nhãn của nhà mình, em mong rằng cây sẽ mãi xanh tươi và cho nhiều trái ngọt quả thơm.
Tả cây nhãn – Mẫu 13Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài cây ăn quả nào là cây cam, cây chuối, cây xoài… Nhưng có lẽ loài cây em thích nhất là cây nhãn. Em không biết cây nhãn được trồng từ bao giờ chỉ được nghe ông nội kể lại là nó có từ rất lâu rồi.
Cây nằm ở chính giữa của khu vườn nổi bật hẳn so với những loài cây khác. Nhìn từ xa cây như một chiếc ô khổng lồ che rợp một khoảng đất. Rễ cây ngoằn ngoèo cắm sâu xuống lòng đất. Gốc cây to. Thân cây không quá to, lớp da sần sùi màu nâu sẫm. Cành nhãn hướng ra bốn phía, đan cài vào nhau.
Mùa xuân, mưa bay lất phất, vạn vật đâm chồi nảy lộc tràn đầy sức sống và cây nhãn cũng vậy. Nó trút bỏ đi lớp áo cuối đông vươn mình đón lấy những cơn mưa xuân xòe ra những chồi cây li ti, những chiếc lá non mơn mởn. Xuân đến dáng cây cong nghiêng, uốn lượn như khoe hương sắc của cây trong thời kì phát triển. Hè về, từng chùm hoa nhỏ nhắn màu vàng ươm phơi mình trên tán cây. Chim chóc, ong bướm từ khắp nơi bay đến thưởng thức mật ngọt, hương sắc của hoài. Khi mùa thu tới, thay cho những chùm hoa li ti là vô số những quả nhãn kết chùm treo lơ lửng trên những cành cây. Lúc đầu, quả nhãn nhỏ màu xanh non. Thế nhưng chỉ khoảng vài tuần sau lớp áo ấy đã chuyển sang màu nâu đất. Từ trong vườn, hương thơm của những chùm nhãn lan tỏa khắp căn nhà.
Advertisement
Em nhớ nhất là những ngày mùa thu được cùng ông đi bẻ nhãn. Những chùm nhãn to, quả nhãn tròn xoe. Bên trong lớp vỏ ram ráp là lớp ruột màu trắng đục. Mỗi lần thưởng thức vị ngọt ngào của quả như lan tỏa trong miệng khiến mọi người thích thú không thôi.
Em rất yêu cây nhãn. Nó không chỉ mang lại quả ngọt mà còn chứa đựng những kỉ niệm tuổi thơ của em. Em hứa sẽ chăm sóc cây thật tốt để cây mãi xanh tươi.
Tả cây nhãn – Mẫu 14Trước cổng nhà em bố trồng một cây nhãn rất cao to, đây là kỷ niệm cho ngày em sinh ra đời vì mẹ em rất thích ăn nhãn.
Cây nhãn đã được 15 tuổi, cùng tuổi với em luôn nên em xem nó như một người chị em của mình. Hàng ngày em đều ra thăm và tưới nước cho nó. Cây nhãn vẫn lặng lẽ đứng đó ngắm nhìn mọi sinh hoạt của gia đình em và đồng hành cùng em khôn lớn. Từ một cây nhỏ tí hon, yếu đuối nhờ sự chăm sóc của bố mẹ mà nay nó đã cao to và sum suê quả, bằng tuổi mà nó cao hơn em nhiều.
Cây nhãn cao tầm sáu mét như một người khổng lỗ, oai phong đứng canh gác cho ngôi nhà em. Bộ rễ của nó to và khỏe bám sâu xuống lòng đất để lấy chất dinh dưỡng của mẹ đất và trụ bảo vệ cây nhãn khổng lồ, nhưng cũng có vài chùm rễ trồi lên cả mặt đất trông giống những con trăn. Thân cây to như cái cột đình, một mình em ôm không xuể. Thân cây xù xì, vài khối u to bự hằn trên đó như dấu tích sương gió để lại. Cành cây đua nhau tỏa tứ phía làm thành một bộ khung vững chắc nâng đỡ tầng trên của cây nhãn, chúng làm thành tầng tầng lớp lớp như chiếc ô khổng lồ. Những cành cây to khỏe, mập mạp nâng đỡ nhánh cây đang vươn mình ra trước nắng gió, được bao phủ bởi một tán lá xum xuê. Lá nhãn hình mũi mác, có màu xanh đậm, cuống lá ngắn, những đường vân hiện lên như một bộ xương cá.
Mùa xuân đến, muôn vật tỉnh giấc, nhãn cũng bắt đầu hân hoan trút bỏ những lá tàn úa để đón chào những chồi non xanh tươi. Khi nhận những giọt mưa xuân ấm áp thì nhãn bắt đầu đơm hoa, từng chùm hoa đua nhau tỏa hương thơm ngát cả không gian làm lũ ong cứ vờn nhau rộn ràng. Khi những chùm hoa rụng thì những chùm nhãn lủng lẳng, tròn vo nhìn như những chùm đèn lung linh xuất hiện. Quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm đến cuống họng. Mùa nhãn chín, lũ trẻ con xóm em thi nhau hái, đứa nào cũng thích cái hương vị ngọt ngào của cây nhãn này. Nhãn không chỉ để thưởng thức mà còn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn.
Em rất yêu quý cây nhãn này, nó đã lớn lên cùng em như một người chị cùng em trải qua bao buồn vui của thời thơ ấu. Em sẽ chăm sóc cây nhãn thật tốt để nó luôn xanh tươi và cho trái ngọt để gia đình em thưởng thức hàng năm.
Tả cây nhãn – Mẫu 15Bên cạnh bờ ao nhà em có một cây nhãn, không biết cây nhãn có từ bao giờ. Từ khi em sinh ra cây nhãn đã ở, hàng năm cho những chùm quả ngọt lịm thơm mát.
Cây nhãn nhà em cao gần 10 mét, thân cây màu nâu khẳng khi thô ráp hơi nghiêng về phía bờ ao. Từ thân cây chia ra thành nhiều nhánh nhỏ mọc ra những tán lá um tùm, lá nhãn nhỏ và có màu xanh đậm. Cây nhãn xum xuê như một chiếc ô màu xanh che mát một khoảng vườn rộng. Em thường cùng với bố ngồi câu cá ở bờ ao dưới bóng mát của cây nhãn lắng nghe tiếng chim hót líu lo trên câu. Dù ngoài trời rất nóng nhưng chỉ cần ngồi dưới gốc cây không khí dịu mát đi rất nhiều.
Mùa xuân đến mang theo những cơn mưa phùn lất phất cây nhãn sẽ trổ hoa. Màu xanh của lá nhãn sẽ được xen kẽ bởi những chùm hoa nhãn li ti màu vàng nhạt. Đứng gần cây nhãn mùa ra hoa có thể ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng trong gió. Những chú ong chú bướm theo mùi hương bay đến để hút mật. Sau một thời gian hoa nhãn sẽ rụng đầy mặt đất, để lộ ra những quả nhãn non nhỏ xíu màu xanh. Cây nhãn miệt mài đưa chất dinh dưỡng nuôi quả nhãn lớn dần.
Nhãn chín vào cuối hè, quả nhãn chín có vỏ màu nâu căng bóng như có thể nứt ra, từng chùm nhãn sai trĩu kéo cành cây gục xuống trông rất thích mắt. Năm nào cũng vậy mẹ em sẽ hái những chùm nhãn to nhất ngon nhất để thắp hương ông bà tổ tiên. Đằng sau lớp vỏ màu nâu của quả nhãn là cùi nhãn dày, trong và mọng nước, ăn vào có cảm giác ngọt và mát, hạt nhãn màu đen nhánh. Cây nhãn nhà em năm nào cũng cho quả rất sai, ăn không xuể mẹ em còn mang ra chợ để bán nữa.
Cây nhãn sẽ rụng lá vào mùa đông rồi lại chờ đợi đến mùa xuân đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái. Cứ như vậy năm nào cây nhãn cũng cho gia đình em những chùm quả ngọt nặng trĩu. Em rất yêu cây nhãn nhà em.
Tả cây nhãn – Mẫu 16Mỗi sáng ngắm nhìn cây lá trong vườn, em lại bắt gặp dáng hình quen thuộc của cây nhãn nơi góc vườn. Nhãn vừa là cây ăn trái vừa là cây bóng mát do ba em trồng. Cây lặng lẽ đứng yên ở đó tỏa những cành lá xum xuê rợp bóng râm cả một khoảng trời.
Nhìn cây như chú lính chì lặng lẽ canh giữ sự bình yên cả khu vườn. Lớp vỏ cây xanh xám, sần sùi nổi lên nhiều u bướu vì trải qua bao nắng mưa vẫn hiên ngang đứng thẳng. Rễ cây trồi lên mặt đất, ngoằn ngoèo như những con rắn nằm phơi mình hóng mát. Đến mùa hoa, những chùm nụ nhỏ xíu, trăng trắng như bông tuyết len lỏi cài lên mái tóc xanh tốt của cây. Hương hoa thoang thoảng gọi về bao ong bướm đến chơi hoa. Chẳng bao lâu, hoa tàn để lộ ra từng chùm nhãn non xanh như những ông mặt trời tí hon. Ba em thường chăm bón cho cây như bắt sâu, tưới nước để có một mùa thu hoạch năng suất. Quả nhãn lớn nhanh như thổi, từ khắp đầu cành tua tủa những chùm quả lúc lỉu. Cây nhãn như đền đáp công lao của ba em nên mùa quả nào cũng sai trĩu cành. Vị ngọt giòn của cùi nhãn làm dịu đi cơn khát của những trưa hè. Cây nhãn còn giúp gia đình em có thêm thu nhập.
Tự lúc nào, cây nhãn cứ âm thầm trở thành một phần không thể thiếu trong nhà em, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ, một thời tinh nghịch. Em yêu quý cây nhãn, thầm hứa sẽ chăm hứa chăm sóc cây thật tốt.
Tập Làm Văn Lớp 4: Tả Cây Cam Trong Vườn Nhà Em Dàn Ý & 17 Bài Văn Tả Cây Cam Lớp 4
Cam là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích, ăn ngọt mát, bổ sung nhiều Vitamin C, giúp tăng sức đề kháng. Cam cũng có nhiều loại như cam sành, cam xoàn, cam chanh… Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết để có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài văn miêu tả cây ăn quả của mình.
Bài văn tả cây cam lớp 4
Dàn ý tả cây cam trong vườn nhà em
Tả cây cam ngắn gọn
Tả cây cam lớp 4
Tả cây cam trong vườn nhà em (15 mẫu)
Dàn ý tả cây cam trong vườn nhà emI. Mở bài:
Giới thiệu cây ăn quả
II. Thân bài
1. Tả bao quát
– Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chít cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
– Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chít lá và cành.
– Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
– Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
khi lá non
khi lá trưởng thành
khi lá già
lá ra sao khi đổi mùa
– Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
nụ hoa
cánh hoa
– Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
khi trái non
khi trái già
khi trái chín
– Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
– Rễ cây: ngoằn ngoèo, sần sùi, có nhô lên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với em và mọi người
Em có chăm sóc cây và yêu quý nó như thế nào
III. Kết bài
Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó.
Tả cây cam ngắn gọnTrong vườn nhà bà em có trồng một cây cam từ rất lâu rồi.
Cây cao gần ba mét, với thân cây không quá to lớn nhưng rất chắc chắn và dẻo dai. Cây cam có cành con khá nhiều. Cùng với đó là những chiếc lá xanh mướt mọc chi chít, tạo ra cả một tán lá xum xuê. Cây cam khi đến mùa ra hoa thì thơm lắm. Hoa cam có năm cánh trắng, nhỏ như là cánh ve, tỏa mùi thơm ngọt dịu. Khi hoa đậu trái thì sẽ tàn đi, để lại những trái cam non nhỏ như hạt đậu đen màu xanh sẫm. Chờ trái chín, thì to như là cái chén con, vàng rực. Bên trong là các múi cam nhỏ thơm ngon. Quả cam ăn rất tốt cho sức khỏe nên ai cũng yêu thích.
Mỗi lần sang nhà bà chơi, em đều ra vườn thăm và tưới nước cho cây.
Tả cây cam lớp 4Ông ngoại em là một người rất yêu cây cối. Chính vì vậy mà ông trồng rất nhiều loại cây trong vườn. Hầu hết chúng đều là những loại cây ăn quả. Nhưng trong số rất nhiều loại cây ấy, em yêu thích nhất là cây cam.
Cây cam này ông ngoại em trồng từ cách đây 4 năm rồi. Nó là giống cây cam sành do ông xin từ nhà một người bạn. Có lẽ vì còn nhỏ tuổi nên gốc cam không lớn lắm. Tuy nhiên, cây tách ra làm nhiều nhánh và nhánh cây nào cũng xum xuê lá. Lá cây cam có màu xanh đậm, nhìn hao hao như lá chanh. Cây không cao lắm nên một vài cành rủ bóng xuống mặt đất.
Vào mùa cam ra hoa, những bông hoa trắng li ti tô điểm cho cây cam thêm đẹp. Hương hoa cam bay quanh vừa mang đến cho con người cảm giác dễ chịu. Một thời gian sau, những bông hoa ấy sẽ kết thành những quả cam. Quả cam còn nhỏ có màu xanh thẫm, dần dần chúng lớn lên và có thể nhìn rõ cái vỏ xù xì. Quả cam lớn nhất to hơn nắm tay của ông ngoại một chút. Vỏ của nó mỏng lại. Bên trong, những múi cam đã mọng nước chỉ chờ đợi có người thưởng thức. Tuy nhiên, vẫn phải đợi thêm một chút nữa để quả cam chín vàng. Khi ấy, cam mới thật sự ngọt nước.
Sau khi ông bứt cam, bà ngoại thường bổ đôi quả cao ra và vắt nước cho em uống. Uống một ngụm nước cam thôi là đủ để cảm nhận cái vị ngọt thanh của loại quả này rồi.
Em rất yêu cây cam và luôn nhớ ơn công lao vun trồng của ông.
Tả cây cam trong vườn nhà em Tả cây cam – Mẫu 1Tuổi thơ mỗi người thường gắn liền với những buổi chiều thả diều trên đê, những lần đuổi bắt cùng lũ trẻ hàng xóm hay chốn bố mẹ ra tắm mưa. Còn đối với em, thời thơ ấu là những cây cam trong vườn nhà bà ngoại do chính em và bà ngày ngày chăm sóc và theo dõi chúng lớn lên.
Em nghe bà kể, đó là giống cam xoàn trong một lần ông đi công tác mua về, là giống cam ít hạt, thơm ngon và ngọt nhất. Nhìn từ xa, cây cam như một cây nấm khổng lồ màu xanh lá điểm một vài đốm xanh vàng trông thật xinh xắn, mỗi cây chỉ cao khoảng 2-2 mét rưỡi nhưng đã chiếm hết một góc vườn bà. Thân cây nhỏ nhưng vươn ra nhiều cành như có vô vàn cánh tay dài ngoẵng, lá cam màu xanh thẫm, rất dày một mặt lá như được phủ một lớp ni lông bóng. Đặc biệt, khi xé một mẩu lá ra đặt lên mũi sẽ ngửi thấy một mùi thơm hơi cay cay nồng nồng bọn trẻ con chúng em hay chơi. Em thích nhất là hoa cam, chúng thường nở hoa vào tháng Chạp, tháng Giêng, những bông hoa cam điểm trắng cả một góc vườn. Đêm đêm tỏa hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng cùng nhịp võng đưa em vào giấc ngủ say. Hoa nở sau một hai tuần thì rụng, nhường chỗ cho những quả lúc đầu chỉ bằng quả bóng tennis, phải chờ đến tháng sáu, tháng bảy, quả mới to bằng nắm tay, vỏ xanh thẫm, căng bóng. Đến khi bóc ra, những múi căng mọng những tép cam xếp đều nhau như những chú lợn con ôm nhau. Quả cam càng nhỏ, vị càng thanh mát, múi càng chắc, đặc biệt là giống cam này vỏ mỏng, nên khi vắt ra được rất nhiều nước, những trưa hè nóng nực được uống nước cam mát lạnh thì còn gì bằng.
Cho đến bây giờ, phải lên thành phố, không được ở cùng bà, không còn được ngày ngày ra vườn ngồi dưới gốc cam nghe bà kể chuyện nhưng mỗi lần được ăn những quả cam bà gửi lên, những kỷ niệm đó lại ùa về trong em, khiến em không thể nào quên được cây cam, góc vườn tuổi thơ, cây cam như một người bạn gắn liền thời thơ ấu của em, em sẽ cố gắng học tập thật giỏi để mai sau sẽ trồng thêm nhiều cây hơn nữa, làm đẹp cho đời, cho cuộc sống.
Tả cây cam – Mẫu 2Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả, nhưng em thích nhất là cây cam do ông em trồng. Cây không lớn lắm, cành lá xòe tròn bốn phía, nhìn từ xa như một cái ô. Thân cây khá thấp, chỉ cao đến mông em, to bằng bắp đùi em, màu nâu nhạt.
Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, cần mẫn chút chất dinh dưỡng nuôi cây. Từ thân cây, ba cành cây vươn ra như những “cánh tay” của cây cam, từ những cành cây ấy, lại vươn ra những “ngón tay” nhỏ. Trên những “ngón tay” ấy, chi chít những lá cam bằng 2 ngón tay, màu xanh thẫm, vươn ra đón nhận ánh nắng mặt trời. Đến mùa, cam trổ ra từng nụ hoa trắng ngần, từng chùm, từng chùm e ấp nép trong tán lá. Rồi từng nụ hoa đó bung nở, để lộ cái nụ vàng tươi, hương thơm thoang thoảng bay khắp khu vườn, thu hút ong bướm gần xa lượn lờ đến hút mật. Những bông hoa ấy kết quả, thành những quả non bằng đầu ngón tay, màu xanh đẫm, rồi từ từ lớn dần thành những quả cam căng mọng, to bằng nắm tay.
Theo thời gian, những quả đó chín vàng, trĩu nặng trên cành cây. Mỗi mùa cam, mẹ em thường cắt những trái cam ngon lành ấy để cúng tổ tiên rồi đem cho cả nhà thưởng thức. Những tép mọng nước, màu vàng ươm, xếp san sát nhau trong từng múi cam.
Em rất thích vị cam ngọt lành, mát rượi tan chảy trong miệng. Mỗi buổi chiều, em thường cùng ông ra vườn tưới nước, bắt sâu, tỉa lá cho cây cam. Em rất yêu quý cây cam này. Em sẽ chăm sóc nó cẩn thận để cây luôn xanh tốt.
Tả cây cam – Mẫu 3Từ khi còn bé, em đã rất thích ăn cam. Bởi vậy, năm em vào lớp Một, bố đã trồng một cây cam nhỏ ở góc vườn nhà.
Em vẫn còn nhớ cây cam ấy mới ngày nào còn bé lắm, mới chỉ cao bằng người em thôi, vậy mà bây giờ nó đã cao hơn em nhiều lắm rồi, vậy mà em mới chỉ là cô bé học sinh lớp Bốn. Bố em nói, cây luôn lớn rất nhanh, chỉ cần một thời gian ngắn là nó đã có thể lớn hơn em nhiều là điều dễ hiểu. Những trái cam mọng nước, ngọt vô cùng. Lớp vỏ dày sần sùi bên ngoài cũng không thể nào che giấu được hương cam dịu nhẹ bên trong. Trái cam đặc biệt ở chỗ nó có hai lớp vỏ bảo bọc, gọt đi lớp vỏ bên ngoài xong, bên trong vẫn còn lớp cùi trắng mềm mềm, đó là cùi cam, ăn vào rất ngon. Những múi cam bên trong xếp đều nhau, khép thành một hình cầu đẹp mắt.
Bố em nói, để có những múi cam thơm ngọt ấy, cây đã phải trải qua biết bao ngày tháng gian nan khổ cực, chắt chiu từng chất tinh túy của đất trời. Những chiếc lá xanh ngày đêm đón nắng, thực hiện chức năng quang hợp, hô hấp cho cây, không chỉ vậy còn bảo vệ những bông hoa cam khi xuân về, những trái cam khi hè tới khỏi những con vật có hại.
Những chiếc rễ cắm sâu trong lòng đất lại không ngừng hút chất dinh dưỡng, chuyển hóa mà qua thân cây đưa lên trên nuôi hoa, nuôi trái. Những chiếc cành khẳng khiu vươn ra trời xanh, đem hoa ngày ngày đón ánh nắng mặt trời mà chậm rãi khoe sắc tỏa hương, theo thời gian mà kết trái, khiến những trái cam xanh ngày nào từ từ khoác lên mình chiếc áo màu vàng cam ấm áp.
Em rất yêu cây cam này bởi nó là đặc biệt bố vì em mà trồng, là món quà bố dành tặng cho em nên em chăm sóc cho cây vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ, mong cây càng ngày càng lớn hơn nữa.
Tả cây cam – Mẫu 4Cây cam trong vườn nhà em đã lúc lắc những quả chín vàng mọng, nhìn chúng thật đáng yêu biết bao nhiêu.
Mới ngày nào cây cam còn thấp lũn cũn như một cậu bé mới biết đi mà bây giờ đã lớn, có những chùm quả ngon ngọt. Cây cao chừng hơn năm mét, như một chiếc ô che nắng khổng lồ. Thân cây rắn chắc giống cánh tay của một lực sĩ đang tập tạ. Nó trông càng khoẻ mạnh nhờ mấy cái gai trên cây. Lá cây mọc tốt và xanh ngăn ngắt, mọc so le nhau, mép nhẵn và khá dày. Đến mùa, cây cam ra hoa rất đẹp. Hoa mọc đơn hay thành chùm nhỏ, mỗi bông hoa nằm lọt trong lòng bàn tay với năm cánh hoa trắng và rất nhiều nhị. Hoa thường có mùi rất đậm hương, nhất là vào buổi trưa hương thơm lan toả khắp không gian. Sau một thời gian, những quả cam nhỏ chào đời. Quả thuộc loại có múi, quả mọng hình cầu, lơ lửng trên cành như chùm đèn lồng nhỏ. Khi bóc vỏ, bên trong có lớp cùi trắng, mỏng và dài bao quanh các múi có nhiều tép mọng những nước. Buổi trưa hè nóng bức mà được uống ly nước cam đá ngọt mát hay ăn một miếng cam thì bao nhiêu mệt nhọc tự nhiên tan biến hết, chỉ còn lại hương thơm và vị ngọt pha chút chua chua dễ chịu mà thôi.
Cây cam có nhiều tác dụng nên được trồng ở rất nhiều nơi và được mọi người yêu thích. Em cũng rất yêu quý cây cam nhà em, em sẽ luôn chăm sóc cây để cây mau lớn.
Tả cây cam – Mẫu 5Cây cam này đã được 10 tuổi. Ông nội các cháu trồng cây cam này được hai năm thì ông mất. Năm đó, cây cam này bói quả chỉ được năm trái thôi. Cây cam đọng lại trong lòng bà cháu bao tình thương nhớ…
Cây cam vườn bà là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội. Một người bạn là cựu chiến binh thời chống Pháp đã tặng ông cây cam này. Cây cam sum sê cành lá, tỏa bóng trên một diện tích vườn độ hai chiếc chiếu trải ra. Ngọn cam chỉ cao độ hai mét. Lá cam dày, một mặt bóng, rộng và dài độ ba ngón tay người lớn. Hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn tỏa ra. Bà vẫn hái lá cam, lá chanh nấu nước gội đầu, nấu nước tắm cho các cháu.
Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc, lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa. Tháng hai, tháng ba trong tiết mưa xuân và nắng xuân ấm áp, cam trổ hoa. Những nụ hoa trắng tím bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Cây cam phủ đầy hoa nở trắng. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm nồng nàn đưa em vào giấc ngủ say. Dưới ánh xuân ban mai, hoa cam ướt đẫm sương, long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc.
Cánh hoa rụng trắng gốc cây, rụng trắng vườn. Cam đã kết trái. Lúc đầu chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàn.
Càng lớn, trái cam càng xinh, vỏ cam xanh thẫm, bóng mượt. Mưa nắng, khí trời, chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức sống căng tròn. Đến tháng bảy tháng tám, nhẹ bóc quả cam, đặt những múi cam vàng óng lên bàn tay, nhẹ cắn một múi cam vừa ngọt vừa chua thấm vào lưỡi. Tháng mười một, cam đã chín. Những trái cam mọng nước chín vàng. Cành cam trĩu quả. Những năm được mùa, bà hái được gần nghìn trái cam. Cam Canh 7-8 quả được một cân. Là thứ cam bóc, vỏ mỏng, không hột, tép cam sóng sánh chất mật ong, có vị ngọt đậm.
Mỗi cân cam Canh có lúc bà bán được 30.000 đồng. Mồng 8 tháng 11 giỗ ông, bà hái cam để cúng, đó là những quả cam đầu tiên của mùa cam vườn bà. Năm nào, bà cũng để lại trên cây, hai ba chục trái cam để sau đó hái bày mâm mũ quả và cho con cháu làm quà Tết.
Mùa hoa cam, mùa trái chín, con cháu lại nhớ đến ông. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” sao không nhớ ông được?
Tả cây cam – Mẫu 6Từ ngày về hưu, ông ngoại em rất thích trồng cây. Chỉ trong vòng mấy năm, ông đã tạo được một vườn cây ăn quả gồm nhiều loại: cam, bưởi, chanh, nhãn, ổi, quýt, hồng xiêm, táo… Em thích nhất là cây cam ở giữa vườn.
Ông em trồng cây cam này đã được bốn năm. Nó là giống cam sành. Gốc cam không lớn lắm, thân chia thành nhiều nhánh màu nâu mốc, cành lá rườm rà. Có những cành uốn cong, la đà sát mặt đất. Lá cam xanh bóng, nhỏ cỡ hai ngón tay em.
Cây cam đang mùa ra hoa trông rất đẹp. Dọc theo cành, hoa cam nở trắng, phô túm nhị vàng, toả hương thơm dịu.
Hoa kết thành trái, khắp cây trái sai và lớn rất nhanh. Lúc còn non, trái cam màu xanh thẫm, vỏ dày xù xì. Càng lớn, vỏ càng mỏng và những múi cam bên trong cũng căng mọng nước. Những trái cam chín chuyển sang màu vàng sậm. Bóc vỏ ra, ta sẽ thấy chừng chục múi cam xếp thành vòng tròn đều đặn. Tách từng múi bỏ vào miệng nhấm nháp, sẽ thấy vị cam ngọt thanh, thơm ngon vô cùng!
Cam sành là một loại cây quý được trồng trên khắp đất nước ta. Cam vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc bồi bổ sức khoẻ rất tốt. Khi trời nắng nóng, lúc vừa làm xong một công việc nặng nhọc hay vừa ốm dậy mà được uống một ly nước cam tươi, ta sẽ thấy sức khoẻ hồi phục rất nhanh và tâm hồn sảng khoái.
Cả nhà em đều quý cây cam này. Ngày ngày, em giúp ông bắt sâu, tưới nước, bón phân cho cây xanh tốt.
Tả cây cam – Mẫu 7Có lần, em hỏi bà: “Bà ơi! Cây cam này đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó có từ khi nào bà nhỉ?” Bà trả lời: “Cây cam đã được năm tuổi rồi đấy cháu à, ông ngoại cháu đã trồng được hai năm thì ông mất. Năm đó, cây cam bói quả chỉ được năm trái thôi…” Từ đó, bạn cam luôn là một người bạn thân của em.
Cây cam trong vườn là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội đấy. Cây cam này luôn luôn xum xuê cành lá, chiếm chỗ một khoảng rộng trong khu vườn. Ngọn cam chỉ cao độ hai mét. Lá dày, một mặt bóng, rộng và độ ba ngón tay người lớn. Mỗi khi hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn, hăng hắc tỏa ra làm em phải ngất ngay. Mỗi ngày, bà vẫn thường hái lá cam lá chanh nấu nước gội đầu cho em.
Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc. Những chiếc lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa. Tháng Hai, tháng Ba, trong mùa xuân ấm áp, cam bắt đầu trổ hoa. Những cô nụ hoa trắng xanh bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng đưa em vào giấc ngủ say. Dưới ánh nắng ban mai, hoa ướt đẫm sương long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc… Rồi mấy ngày đã qua, những cánh hoa đã rụng trắng gốc cây và một góc vườn. Cam đã kết trái, lúc đầu các anh cam chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàn. Càng lớn, những quả cam ấy càng dễ thương, vỏ xanh thẫm, bóng mượt. Nhờ mưa nắng, khí trời, chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức sống căng tròn. Đến tháng Bảy tháng Tám, nhẹ bóc quả cam và đặt những múi cam vàng óng lên bàn tay, nhẹ cắn một múi vừa ngọt vừa chua đã thấm vào lưỡi. Tháng Mười một, ôi! Cam đã chín rồi! Những anh cam mọng nước chín vàng thèm ơi là thèm! Những năm được mùa, bà hái được mấy thúng, chỉ bảy tám quả là được một cân. Là thứ cam bóc, vỏ mỏng, không hạt, tép cam sóng sánh chất mật ong, có vị ngọt đậm nên có lúc bà bán được đủ tiền tiêu cho một cái Tết to …Cứ mỗi mồng tám tháng Mười một giỗ ông, bà hái cam để cúng, đó là những quả cam đầu tiên của mùa cam ở vườn. Đặc biệt, năm nào bà cũng để lại trên cây hai ba chục trái cam để sau đó hái bày mâm ngũ quả và cho con cháu làm quà Tết.
Những tình cảm và kỉ niệm không sao quên được trong em là nhờ cây cam của ông. Cứ mỗi mùa hoa cam,mùa trái chín, em lại nhớ đến ông và một câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Ông ơi! Cháu hứa với ông sẽ thường xuyên chăm sóc và tưới cây để cây ngày càng xanh tốt.
Tả cây cam – Mẫu 8Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Một góc mẹ dùng để trồng rau, một góc mẹ dùng để trồng hoa và góc còn lại, ba em dùng để trồng cây ăn quả. Trong đó, em thích nhất là cây cam lặng lẽ nơi góc vườn.
Cây cam này lớn lắm. Thân cây to và cao, khoác lên mình chiếc áo nâu xù xì in đầy những dấu vết đặc trưng của thời gian. Rễ cây cắm sâu vào lòng đất, ngày đêm cần mẫn chăm chỉ tìm kiếm hút chất dinh dưỡng để nuôi lớn cây. Lên trên một chút nữa là những cành cây khẳng khiu được bao phủ bởi những chiếc lá cam xanh đậm đặc trưng.
Ẩn sau những chiếc lá ấy, khi xuân tới, có thể thấy những bông hoa cam màu trắng muốt. Hương hoa nhè nhẹ thoang thoảng trong không gian, được nàng gió mang đi thật xa, thật xa khiến lòng người dễ chịu, ong bướm ngẩn ngơ. Qua thời gian, những bông hoa ấy đua nở khoe sắc. Khi những cánh hoa rụng xuống, ấy là khi những trái cam non xuất hiện.
Từng trái cứ lớn dần, lớn dần, mang màu xanh sậm rồi sẽ chuyển sang sắc vàng cam ấm áp bắt mắt. Khi những tia nắng hè chiếu xuống, những trái cam dần dần thêm ngọt, thêm ngon. Đó cũng là lúc có thể thu hoạch trái. Mỗi năm, cây cam nhà em cho ra rất nhiều trái, không chỉ mang lại nguồn hoa quả cho nhà em mà còn mang lại nguồn kinh tế nữa.
Em rất yêu cây cam nhà mình. Em sẽ cùng bố chăm sóc cho cây cẩn thận để năm sau cây lại cho ra những trái cam ngon ngọt hơn nữa.
Tả cây cam – Mẫu 9Vườn cây nhà ông em không quá rộng nhưng nó lại được trồng rất nhiều cây ăn quả. Đặc biệt ở góc vườn có một cây cam năm nào cũng ra sai trĩu quả, khi ăn có vị ngọt đậm đà, có lẽ chính vì thế mà em lại đặc biệt yêu thích cây cam này so với nhiều loại cây khác trong vườn.
Ông em kể với em rằng “Ông cũng đã trồng cây cam này đã được bốn năm”. Cây cam mà ông em trồng nó là giống cam sành. Gốc cam không lớn lắm mà đã thế phần thân chia thành nhiều nhánh màu nâu mốc, cành lá của cây cam này cũng thật là rườm rà. Đặc biệt hơn em như thấy được nó lại có những cành uốn cong, la đà sát mặt đất. Lá cam xanh bóng một màu xanh thẫm và chỉ nhỏ cỡ hai ngón tay em. Em rất thích nhìn cây cam đang mùa ra hoa bởi trông rất đẹp. Dọc theo cành cây thì đó chính là những bông hoa cam nở trắng, phô túm nhị vàng, toả hương thơm dịu.
Hoa cam lúc này đây dường như cũng đã dần kết thành trái, khắp cây trái sai trĩu xuống và lớn nhanh như thổi. Lúc còn non, em như thấy được những trái cam màu xanh thẫm, vỏ dày xù xì. Càng lớn hơn thì những chiếc vỏ càng căng ra và những múi cam bên trong cũng căng mọng nước. Thế rồi em như thấy được những trái cam chín chuyển sang màu vàng sậm. Khi mà em đã bóc vỏ ra, ta sẽ thấy chừng chục múi cam xếp thành vòng tròn đều đặn, mũm mĩm. Thế rồi để tách từng múi bỏ vào miệng nếm thử, sẽ thấy vị cam ngọt đậm đà, thơm ngon vô cùng và em cũng rất thích ăn nữa.
Cam được biết đến chính là một loại cây quý được trồng trên khắp đất nước ta. Cam vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc bổ sức khoẻ rất tốt. Hơn nữa khi mà trời nắng nóng, cứ có những lúc vừa làm xong một công việc nặng nhọc hay vừa ốm dậy mà được uống một ly nước cam tươi, con người ta dường như cũng sẽ thấy sức khoẻ hồi phục rất nhanh và tâm hồn sảng khoái.
Cả nhà em đều quý cây cam này và luôn chăm sóc cho nó. Cứ mỗi một buổi sáng em lại ra vườn giúp ông bắt sâu, tưới nước, bón phân cho cây thêm xanh tốt hơn.
Tả cây cam – Mẫu 10Thu về, bao trái chín treo mình trong gió, tỏa hương thơm ngát đến với mọi nhà. Trong khoảng sân nhỏ của ông em, cây cam mật ông trồng đã trĩu quả. Cây cam đã để lại bao kỷ niệm giữa ông và em. Đây cũng chính là loài cây em yêu thích nhất.
Chao ôi! Trông những quả cam mật nhún nhảy trên cành cây mới thích mắt làm sao! Mới hôm nào quả cam đang còn bé tí xíu như quả chanh, da dày, màu xanh đậm có vẻ xù xì. Nhưng một thời gian sau, làn da ấy cứ mỏng dần rồi chuyền từ màu xanh sang màu xanh nhạt rồi chuyển sang màu vàng cam theo từng ngày, từng tháng. Đến hôm nay, những chùm cam ấy đã vàng ươm, vỏ căng mọng nước. Nhìn những chùm cam như những chiếc đèn lồng nhỏ treo lơ lửng trên cây. Từng chùm quả nặng trĩu đung đưa theo làn gió thu hiu hiu, nhè nhẹ. Mặc dù ông và em đã chống rất nhiều cành tre to để đỡ nhưng những các nhánh cam ấy vẫn cứ sà xuống gần mặt đất. Thân cây khoác chiếc áo màu xanh giản dị, đứng đó làm trụ đỡ cho những cành cây chi chít quả. Những chú chim sâu đang nhảy nhót trên cành, đưa chiếc mỏ xinh xinh vạch lá tìm sâu. Hai ông cháu em đứng bên nhau ngắm nhìn chùm quả chín. Gió vườn xào xạc như khúc hát ru đưa các “bé cam” vào giấc ngủ say nồng. Trong giấc mơ, chắc chúng sẽ rất vui khi được biết chính những múi cam ngọt ngào của chúng sẽ làm mát lòng bao người những lúc mệt mỏi.
Đứng trước cây cam vàng trĩu quả, em cũng như được vui lây với những “bé cam”. Ôi! Những quả cam là kết tinh của bao công sức lao động, bao ngày vun xới, chăm sóc của ông và em. Nó còn là niềm vui của hai ông cháu hằng ngày. Chính vì vậy đây chính là loài cây em yêu thích nhất.
Tả cây cam – Mẫu 11Hương sắc bốn mùa đa dạng và phong phú, mỗi một mùa đều có những đặc trưng riêng khác nhau cũng giống các loài cây loài quả vậy. Trong cuộc sống có biết bao loài cây nào là cây ăn quả, cây bóng mát, cây dược liệu,… Nhưng có lẽ thiết thực nhất với người dân chúng ta đó chính là cây ăn quả. Đặc biệt là cây cam – loài cây mà em yêu thích nhất.
Khi đến mùa cây trái đơm bông kết quả, những đứa trẻ hàng xóm thường tíu tít sang nhà em để hái cơm. Mọi người vừa ăn vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị. Những trái cam thơm ngon, quả nào quả ấy căng mọng. Cây cam nhà em, cây nào cây ấy đầy quả. Mới hôm nào quả cam còn bé xíu như quả chanh thế mà sau một thời gian như chớp mắt nó đã từ màu xanh với lớp vỏ xù xì chuyển sang màu vàng với vỏ ngoài căng bóng Cây cam là loại cây, có nhiều vitamin A,C,B, rất tốt cho sức khỏe. Em rất thích ăn cam vào mỗi khi trời nóng nực. Vì cam giúp con người mát mẻ hơn,ăn cam giúp con người không bao giờ bị thiếu nước. Cây cam, nó có thân mình to, nhiều cành lá xum xuê, đan chéo nhau. Trên thân cây mọc ra những cành lá đan thành một mái nhà. Từ lá mọc ra những bông hoa trắng tinh, mùi thơm tỏa ngát. Theo thời gian những bông hoa ấy đua nhau khoe sắc tỏa hương. Khi những cánh hoa rụng xuống ấy là khi những trái cam non bắt đầu lộ diện.
Cây cam giống như một người bạn thân thiết và gần gũi với ông của em vậy. Hằng ngày ông chăm bón, tưới tắm cho nó một cách tỉ mỉ và chu đáo không khác gì chăm sóc một đứa trẻ. Mỗi khi tối đến đêm trăng sáng lũ trẻ quanh nhà thường sáng ngồi dưới gốc cây cam thưởng thức những quả cam thơm ngon và nghe ông em kể những câu chuyện hấp dẫn. Ai nấy đều cười như nắc nẻ, có đứa còn bò lăn ra không sao đừng cười.
Cây cam giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của con người đặc biệt là quả cam. Nó mang trong mình nhiều chất vitamin giúp mắt sáng, giải khát,… Em rất yêu quý cây cam nhà em.
Tả cây cam – Mẫu 12Nhà bà ngoại em trồng rất nhiều loại cây ăn quả, mẹ em thích cây bưởi lúc ra hoa, bố em thích hồng ở góc vườn còn em lại rất thích cây cam trồng ở giữa vườn nhà ngoại.
Cây được trồng từ khi bà ngoại em còn rất nhỏ, cho đến bây giờ cây đã ra nhiều mùa quả ngon. Nhìn từ xa, cây cam trông như một cái nấm khổng lồ màu xanh mơn mởn, tràn đầy sức sống. Cây cao khoảng hai mét, càng đến gần càng lộ rõ những cành chi chít, xum xuê lá. So với những cây khác trong vườn thân cây nhỏ hơn một chút, chỉ to bằng cái ôm của em. Từ thân cây tỏa ra những cành khẳng khiu bị che lấp bởi những tán cây với những chiếc lá nhỏ nhưng dày dặn. Từng phiến lá nhỏ chụm lại tạo thành từng tán, chặt chẽ kín đáo không cho tia nắng nào lọt qua. Lá cam thì không to bằng lá bưởi nhưng lại xanh mướt và mượt mà hơn. Khi cam còn non thường có màu xanh sẫm và bóng mịn, từng quả nhỏ nhắn lấp ló sau những phiến lá đầy ấp úng, e lệ. Sau những nỗ lực tích góp mật ngọt của đất trời, quả dần to lên sáng mịn hơn và mang sắc vàng mọng nước trông rất ngon mắt. năm nay cây cam ra rất nhiều quả, quả nào quả nấy tròn trịa, căng mọng những nước. Bóc quả cam ra, vỏ dày dặn bao bọc những múi cam vàng ươm thích mắt, cam ngọt lịm, nhiều nước. Em rất thích ăn cam lúc thời tiết nóng bức chỉ cần một quả cam có thể giải nhiệt rất tốt. sau những buổi làm việc vất vả, mẹ em thường vắt cho bố một quả cam to để bố giải khát. Nhiều mùa cam chín sai quả, bà ngoại em thường hái một ít chia cho những bác hàng xóm để cùng thưởng thức. Ai cũng khen cam nhà em vừa ngot vừa nhiều nước,còn khen ngoại em chăm bón tốt. Đôi lúc bà ngoại còn mang cho em đưa đến lớp cho các bạn em cùng thưởng thức, các bạn ai cũng thích thú và vui vẻ.
Advertisement
Sắc vàng của cây cam như mời nắng, gọi chim về cho khu vườn ngoại em. Mỗi khi hái quả chăm cây bà em đều vui vẻ, trông bà như trẻ hơn, khỏe hơn. Em mong cây sẽ mãi khỏe mạnh làm niềm vui tinh thần cho ngoai em có thể vui vẻ mãi.
Tả cây cam – Mẫu 13Mùa hè đến cũng là mùa của trái cây trĩu cành với nhiều loại trái cây thơm mát ngọt ngào. Trong đó em thích nhất là cây cam được trồng trong vườn nhà ông.
Lần đầu tiên nhìn thấy cây cam đó là khi ông mới mang về vườn trồng. Lúc đầu cây bé, chỉ cao hơn cô nhóc lớp 1 có hai cái đầu vậy mà chỉ sau 3 năm, dưới bàn tay chăm sóc của ông, cây đã cao lớn vùn vụt và cho trái mỗi khi vào mùa. Khỏi nói để cây được lớn nhanh như vậy một phần là nhờ sự chăm sóc vun đắp cho cây mau lớn, phần khác chính là do những chiếc rễ cắm sâu dưới đất không ngừng hút chất dinh dưỡng nuôi cây lớn lên mỗi ngày. Thân cây cam không to lắm, một vòng tay em ôm là xuể, bên ngoài lớp vỏ nâu sần sùi ấy là cả một sự sống nhiệt huyết đang tuôn chảy bên trong. Tán cây cao, rộng, những cành cây khẳng khiu vươn mình ra đón ánh nắng mặt trời, đôi lúc trông như đang khoe mình trước thiên nhiên. Cây cam cứ vậy mà hút tinh hoa của đất trời mà lớn lên, mà đơm hoa kết trái. Qua xuân, hoa cam trắng muốt thơm dịu dàng một góc vườn cũng rụng để nhường chỗ trái cam bắt đầu kết trái. Ban đầu chỉ là những trái cam nhỏ xanh sậm cùng lớp vỏ sần sùi bên ngoài. Nhưng thời gian qua, từ một màu xanh hòa lẫn vào lá đã trở thành màu cam đặc trưng sai trĩu cành. Hè năm ấy cây được mùa lắm, ông em hái cho hàng xóm mỗi nhà một túi to oạch. Khi bổ cam ra, mùi cam liền lan ra cả căn nhà, những tép cam mọng nước khi cắn liền ứa ra tan chảy trong miệng, chua chua mà ngọt ngọt cảm giác vô cùng thanh mát. Vỏ cam cũng không vội vứt đi mà em để trên bàn học, mùi cam dịu mát làm em học hành thêm chăm chỉ hơn.
Em rất yêu cây cam nhà em. Mong rằng mỗi năm cây lại một sai quả để em lại được nếm vị cam thanh mát.
Tả cây cam – Mẫu 14Mấy hôm nay, góc vườn nhà em rực rỡ hắn lên bởi sắc vàng ươm của những quả cam chín. Vậy là, sau bao tháng ngày chăm sóc, cây cam cũng đã kết trái ngọt.
Cây cam đó được bố em trồng cũng đã gần bốn năm rồi. Đó là một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không phải ngắn. Cây cam cao chừng hơn 2m một chút, vừa ngang với đường hàng rào. Thân cây to như bắp chân của bố, cứng cáp và chắc chắn. Lớp vỏ của thân cây màu nâu đen, thô ráp và sần sùi. Một số chỗ ở gần dưới gốc có màu xám trắng như bị mốc. Từ đoạn cách mặt đất tầm 1m, cây bắt đầu tỏa cành. Cành mẹ cành con đua nhau với ra các phía, tạo thành tán lá rộng. Các cành của cây cam khá thưa, những cành con thường nhỏ và ngắn. Cả cây chỉ có bốn cánh chính lớn mà thôi. Lá cam có hình dáng như các lá khác, to hơn cái thìa một chút, màu xanh sẫm.
Quả cam lúc chín có màu vàng ươm như nghệ, tròn và to như cái nắm tay. Lớp vỏ mỏng, thường được dùng để làm tinh dầu thơm hoặc làm mứt. Bên trong là các múi cam xếp sát vào nhau tạo thành hình trong. Ở trong mỗi múi là những tép cam li ti. Quả cam chín sẽ ngọt lịm, hơi đọng chút chua nhẹ, rất dễ ăn. Ngoài ra, còn có thể dùng để làm nước ép, kem, bánh kẹo vị cam nữa. Tuy đã có trái chín, nhưng trên cây vẫn có lác đác vài đóa hoa đang nở màu trắng tinh khôi. Tạo nên một bức tranh tươi đẹp cho khu vườn nhỏ.
Em thích cây cam lắm. Hằng ngày khi đi học về, em sẽ ra tưới nước cho cây. Em còn để một cái ghế con dưới gốc cây để ngồi đọc sách ở đó nữa. Cây cam thật là một cây trồng hữu ích.
Tả cây cam – Mẫu 15Chắc chắn chúng ta ai cũng đã từng thưởng thức vị ngon ngọt của những trái cam. Nhưng không phải ai cũng nhìn thấy cây cam vì không phải nơi nào cũng trồng được cây này. Và em thật may mắn khi cuối tuần và rồi được cha mẹ đưa lên Hòa Bình tham quan. Nơi đây, em đã được tận mắt nhìn thầy, sờ thấy cây cam.
Chao ôi! Cây cam mới sai quả làm sao. Vừa bước xuống xe khách em được đặt chân tới một vườn cam đang độ thu hoạch. Cả vườn cam toát lên một màu xanh mát, điểm xuyết những màu vàng cam của những trái cam như một bức tranh sơn mài tuyệt đẹp. Lại gần em thấy những cây cam với thân hình mảnh mai. Lớp vỏ cây màu xanh xám vì đã trải qua bao mùa nắng mưa. Từng cành lá vươn ra dài rộng để hứng ánh nắng mặt trời. trên những chiếc cành khẳng khiu đó là những chiếc lá xanh mướt đầy sự sống. Những chiếc lá giúp cây trao đổi chất để tổng hợp chất dinh dưỡng, đồng thời cung cấp Oxi cho con người hô hấp. Chính vì thế, khi đứng gần cây cam chúng ta sẽ thấy không khí trong lành và dễ chịu hơn. Lá cam nhỏ, có đường gân li ti đang rung rinh trong gió như đang chào mời mọi người đến thưởng thức hương vị ngọt lành của quả cam. Khi em đến tham quan là cây đang vào mùa thu hoạch, từng chùm cam căng tròn, vàng tươi, trĩu cành trông thật thích. Cả khu vườn phảng phất mùi thơm dịu nhẹ của hương cam. Từng chùm cam mọng nước là sự đền đáp xứng đáng với công lao của những người đã vun trồng. Em được người dân nơi đây hái từng quả cam trực tiếp trên cây xuống để thưởng thức. Từng tép cam mọng nước, vàng óng, hương vị ngọt ngào đã giúp em xua tan cái oi nóng của thời tiết. Em muốn ở đây mãi để thưởng thức hết cả vườn cam ngọt lành này.
Chẳng mấy chốc là trời đã xế chiều, em lại cùng gia đình trở về nhà với sự tiếc nuối. Em yêu quý cây cam và thầm biết ơn thiên nhiên đã ban tặng cho con người một loại quả thật thơm ngon.
Tập Làm Văn Lớp 4: Tả Ngôi Nhà Em Đang Ở (Dàn Ý + 3 Mẫu) Bài Văn Tả Ngôi Nhà Lớp 4
Giới thiệu chung về ngôi nhà của em.
Ngôi nhà có đặc điểm gì dễ nhận biết.
2. Thân bài
– Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà.
Hình dáng của ngôi nhà ra sao? Bên ngoài được sơn màu gì?
Nhà lớn hay bé? Cũ hay mới?
– Miêu tả đặc điểm của ngôi nhà (theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới)
Cổng nhà được làm bằng gì? Hình dáng ra sao? Màu sắc như thế nào? Có gì đặc biệt không?
Mái nhà ra sao? Cửa vào nhà như thế nào? Các cửa sổ ra sao?…
Không gian phía trong ngôi nhà
Trong nhà gồm bao nhiêu phòng? Đó là những phòng nào? Trong từng phòng được bố trí ra sao?
Mọi người trong gia đình sinh hoạt trong ngồi nhà như thế nào?
3. Kết bài
Tình cảm của em đối với ngôi nhà.
Ai cũng có một nơi gọi là nhà, đó là nơi ta sinh ra, tổ ấm của ta, nơi ta lớn lên, nơi có những người thân yêu máu mủ ruột thịt của ta, nơi chứa đựng đầy ắp những kỉ niệm vui buồn của những thành viên trong gia đình. Nhà em cũng là một chốn thân thương để em tìm về.
Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không to lớn mà nhỏ nhắn nằm ở trong một con ngõ nhỏ. Đi vào nhà em đầu tiên sẽ thấy một cái cổng xinh xinh với cả một giàn hoa giấy hồng rực bao quanh. Đó là cây hoa giấy ông em trồng từ hồi em còn nhỏ tí xíu, giờ nó đã to lớn, lan ra ôm lấy cả cái cổng nhà em. Vài lần bố em đã tỉa bớt cành đi bởi vì cành lá lan ra quá xum xuê. Bước sâu vào bên trong là một khoảng sân rộng, đó là nơi em tập xe hồi nhỏ, trên đó không biết bao lần em ngã xe. Cạnh khoảng sân đầy kỉ niệm đó là một khoảng vườn nhỏ, nơi bà em trồng rất nhiều những loại rau khác nhau. Bà nói trồng rau sạch của nhà để khỏi phải ra chợ mua rau, vừa ngon miệng lại vừa an toàn. Trước cái vườn nhỏ đó là bể cá của ông em, nơi ông nuôi những chú cá vàng xinh xắn. Mỗi lần đi học về đầu tiên em nhìn thấy luôn là hình ảnh ông đang cho cá ăn. Ở góc sân nhà em bố em có trồng một cây khế, hè nào em cũng được ăn những quả khế mát lành, chín mọng từ cái cây đó.
Nhà em là ngôi nhà nhỏ với những căn phòng nhỏ chia đều cho từng thành viên trong gia đình. Mỗi phòng đều được sắp xếp và bố trí đồ đạc một cách hài hòa, hợp lí. Em rất yêu ngôi nhà nhỏ của mình.
Tuổi thơ em lớn lên cùng thầy cô, mái trường và bao người thân mà em luôn yêu quý suốt cả cuộc đời. Trong năm tháng tươi đẹp ấy, hình ảnh ngôi nhà nhỏ nơi cả gia đình em đang sống là một hình ảnh sẽ mãi theo em trên đường đời.
Ngôi nhà của em là một ngôi nhà hai tầng nhỏ nhỏ nằm ở cuối làng, nơi phía trước là cánh đồng lúa trải rộng mênh mông thẳng cánh cò bay. Phía sau là con sông nhỏ nước trong lành chảy róc rách mang nước tươi tiêu cho đồng ruộng. Ngôi nhà ấy là nơi ba thế hệ gia đình em chung sống cùng nhau. Từ xa nhìn lại, ngôi nhà nổi bật lên giữ dãy dài các nhà bốn gian mái ngói đỏ đã bạc màu theo thời gian với vẻ đẹp hiện đại của căn nhà hai tầng bà lớp sơn xanh lam mát mắt. Đến gần, hiện lên trước mắt là căn nhà nhỏ xinh đáng yêu được tự tay các thành viên trong nhà trang trí. Trước nhà là khu vườn cây của ông nội với rất nhiều loại cây khác nhau, nào là hoa hồng, hoa sứ, hoa nhài rồi hoa đồng tiền… Khi xuân đến tất cả cùng nhau đua sắc tỏa hương làm cho khu vườn tràn trề sức sống. Con đường dẫn từ cánh cổng gỗ màu xanh vào nhà lát đá xanh cô kính, cỏ hai bên xanh non mơn mởn. Cánh cửa nhà bằng gỗ lim sơn màu nâu cánh gián bóng loáng luôn rộng mở để chào đón các thành viên trong nhà trở về sau một ngày làm việc, học tập vất vả. Bước vào trong là gian phòng khách rộng rãi thoáng mát, của kính bốn bên. Bộ ghế sô pha màu xám tro luôn được mẹ em dọn dẹp, giặt giũ thơm tho, sạch bong. Ở giữa là chiếc bàn gỗ lớn, bên trên lát kính, được cả nhà gắn rất nhiều ảnh kỉ niệm lên. Phía trên là bàn thờ tổ tiên, mỗi ngày rằm hay đầu tháng, mùi hương trầm tỏa ra thơm ngát khiến em cảm giác ấm áp đến lạ. Phòng tắm có bồn tắm và bồn rửa mặt rất tiện lợi do bố em thiết kế. Cả nhà gồm có năm phòng ngủ và một phòng cho khách, các phòng gọn gàng, ngăn nắp và thơm mùi gỗ trầm nhè nhẹ. Phòng của em được vẽ rất nhiều nhân vật hoạt hình mà em yêu thích, những bức ảnh thời nhỏ, ảnh đi du lịch, ảnh kỉ niệm bạn bè, gia đình tràn ngập. Góc học tập của gia sách với truyện, sách tham khảo, tạp chí. Bàn học màu vàng rất bắt mắt. Đối diện giường ngủ là cửa sổ lớn chạm sàn, mỗi sáng mai, ánh nắng tràn vào đánh thức em dậy.
Em rất yêu quý ngôi nhà đã từng ngày nhìn em lớn lên, nâng đỡ em trong suốt cuộc đời. Mai này dù con đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về mái ấm nơi có bố mẹ và ông bà đang chờ đợi.
Advertisement
Đối với em ngôi nhà mà em yêu thích nhất là ngôi nhà mình đang sống hiện tại. mặc dù nó không quá to nhưng nó có đủ hơi ấm tình thương mà đối với em ngôi nhà hạnh phúc và đẹp nhất nhà ngôi ngôi nhà luôn tràn ngập tiếng cười của mọi thành viên trong đó.
Ngôi nhà của em là một căn nhà ba tầng thoáng mát và rộng rãi. Nhìn từ xa là có thể thấy tường nhà màu xanh da trời ấm áp cùng giàn hoa giấy nở rộ trên tường nhà .Xung quanh nhà em trồng rất nhiều cây để lấy khí oxi làm cho không khí thêm trong lành và dễ chịu. Cánh cổng được sơn màu đỏ trông rất sáng bên cạnh cánh cổng có để hai chậu hoa nho nhỏ tô điểm thêm cho ngôi nhà thêm phần sinh động. Ngôi nhà gia đình em có 4 phòng, một phòng khách ngay ở giữa rất rộng, hai phòng ngủ của ba mẹ và của hai chị em em, còn lại là phòng bếp với đầy đủ tiện nghi. Căn phòng khách gia đình em có đặt một bộ bàn ghế salon màu đất. Đó là nơi mà hai chị em em vẫn hay vui đ Ngôi nhà em quả là không có gì đặc biệt, nó giống như bao nhiêu ngôi nhà bình thường khác trong thành phố. Nhưng nếu có ai hỏi em có yêu nó không, em sẽ không ngần ngại trả lời rằng em yêu nó lắm, cũng như em yêu bố mẹ em, những người đang vất vả nuôi em khôn lớn từng ngày.
Em rất yêu ngôi nhà của em và chắc chắn sau này, dù có đi đâu xa đi chăng nữa, thì em vẫn luôn mong ngóng để được trở về ngôi nhà thân yêu ấy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tập Làm Văn Lớp 4: Tả Một Con Vật Nuôi Trong Nhà Dàn Ý & 25 Bài Tả Con Vật Nuôi Lớp 4 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!