Bạn đang xem bài viết Trẻ Sơ Sinh Thở Khò Khè Và Hay Vặn Mình Mẹ Nên Làm Gì? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
2. Biểu hiện khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mìnhBiểu hiện trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình kèm theo đỏ mặt, là một trong những tình trạng mà hầu hết trẻ sơ sinh gặp phải. Nếu mẹ thấy trẻ vặn mình đến mức đỏ mặt gay gắt mà khoảng 2-3 phút sau tự hết, và không còn biểu hiện nào khác, trẻ vẫn ăn uống, ngủ nghỉ bình thường thì mẹ yên tâm, đây là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh.
Trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình còn kèm theo các dấu hiệu như: đỏ mặt, khó ngủ và ngủ ít không đạt đủ ít nhất 15 tiếng một ngày trong thời gian này, đổ nhiều mồ hôi, bị thức giấc giữa đêm, tóc rụng hình vành khăn, nôn ói và chậm tăng cân,… thì đây là biểu hiện cho thấy trẻ bị thiếu canxi nên các mẹ nên cho trẻ đi khám và tìm cách bổ sung thêm canxi cho trẻ.
Vì thiếu canxi nên trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình – Ảnh Internet
3. Cách chữa cho trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mìnhTrường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình nhiều hoặc quấy khóc vào ban đêm, thì các mẹ cần lưu ý:
Mẹ cần chú ý những yếu tố bên ngoài như nhiệt độ phòng để làm sao tạo không khí nằm nghỉ cho trẻ được sạch sẽ, thoải mái nhất.
Nhiệt độ quá lạnh khiến trẻ dễ bị cảm lạnh và gây nên tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình.
Vào mùa hè thì mẹ nên để một chậu nước trong phòng để giúp bé tránh bị khô mũi, khô da làm trẻ khó chịu, không chịu nằm yên.
Nhiệt độ phòng cũng là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình – Ảnh Internet
4. Một vài trường hợp mẹ cần chú ý khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mìnhTrường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình trong nhiều ngày, tóc rụng hay bé không tăng cân , chậm phát triển thì cần đưa đến cơ sở y tế kiểm tra chắc chắn bởi bác sĩ chuyên môn.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu canxi hoặc vitamin D và một số nguyên tố vi lượng khác cho máu và xương – là nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi hay vặn mình.
Lượng canxi cần bổ sung cho trẻ và bổ sung như thế nào là đúng thì các mẹ không nên tự mình quyết định, mà nên đi khám và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì nếu cha mẹ bổ sung không đúng cách thì lượng canxi cũng không hấp thụ được vào cơ thể. Hoặc nếu uống quá nhiều canxi cũng có thể gây nên một số bệnh hệ lụy sau đó như rối loạn tiêu hóa, táo bón, giảm lượng hấp thụ những nguyên tố vi lượng khác.
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình trong nhiều ngày – Ảnh Internet
Cha mẹ hãy thường xuyên cho trẻ tắm nắng lúc sáng sớm, để trẻ hấp thu vitamin D tự nhiên, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển. Thời gian thích hợp trẻ tắm nắng là trước 9h sáng hoặc sau 5h chiều, đối với ngày đông có thể tắm khoảng 3-4h chiều để tránh muộn quá trẻ lại bị lạnh. Vitamin D có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chuyển hóa canxi, giúp trẻ dễ dàng hấp thụ được canxi hơn.
Nhiều mẹ vẫn nuôi con theo qua niệm kiêng cữ xưa như tránh nắng, tránh gió khi trẻ còn trong tháng, điều này là không nên. Việc kiêng khem quá mức này ảnh hưởng lớn tới việc hấp thụ canxi ở trẻ nhỏ, dẫn tới trẻ trong tháng đều có hiện tượng vặn mình, rướn mình, khóc đỏ au mắt, tím tái vì thiếu canxi. Vì vậy, các mẹ cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết cho bé ngay và nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng trợ giúp.
Tắm nắng giúp trẻ tiêu đờm và bổ sung canxi – Ảnh Internet
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình đa phần là hiện tượng bình thường không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn luôn phải theo dõi từng biểu hiện kèm theo, nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường như bài viết đã đề cập, thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị hiệu quả. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho cha mẹ những kiến thức hữu ích, trong việc chăm sóc trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Ngọc Huyền tổng hợp
Thóp Trẻ Sơ Sinh Là Gì, Cách Thăm Khám Thóp Trẻ Sơ Sinh An Toàn
Thóp trẻ sơ sinh là một bộ phận nhỏ trong hộp sọ, phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Cùng tìm hiểu thóp trẻ sơ sinh là gì, cách thăm khám thóp trẻ sơ sinh an toàn.
Thóp trẻ sơ sinh là gì?Thóp hay còn gọi là cửa đình đầu, nơi xương đỉnh đầu của trẻ sơ sinh chưa khép hết. Trên thực tế, trẻ sơ sinh có hai thóp là thóp trước và thóp sau:
Thóp trước nằm trên đỉnh đầu, là khe hở hình thoi, có kích thước khoảng 1 đến 3cm khi mới sinh.
Thóp sau chính là khe hở hình tam giác nằm ở phía sau hộp sọ của trẻ, có kích thước nhỏ hơn ½ cm khi sinh ra.
Thóp trẻ sơ sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển bình thường của trẻ.
Thóp để lại không gian cho xương hộp sọ di chuyển trong quá trình sinh nở, các thóp có các khoảng hở đàn hồi cho phép đầu của bé lọt qua lực ép chặt từ tử cung của người mẹ để chui ra ngoài. Các khoảng hở đó giúp bé không bị đau và gây chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.
Ngoài ra, giai đoạn sơ sinh bé dễ bị ngã gây chấn động ở phần đầu, lúc này thóp có chức năng như chiếc đệm bảo vệ bé khỏi chấn thương não.
Khi nào thì thóp trẻ sơ sinh sẽ đóng lại?Từ khi sinh ra, các mảnh xương sọ của trẻ rời rạc nhau và liên hệ với nhau qua các đường khớp lỏng lẻo. Đó là lý do tại sao não của trẻ sơ sinh lại có thể phát triển nhanh chóng trong những ngày tháng đầu đời.
Đến lúc khoảng trống đó được lấp đầy thì tức thóp sẽ sơ sinh đã đóng lại. Thông thường, thóp sau sẽ đóng từ 1 đến 2 tháng và thóp trước sẽ đóng từ 9 đến 18 tháng. Thời điểm đóng thóp có thể sớm hoặc muộn hơn khoảng thời gian này nhưng vẫn được xem là bình thường.
Cách thăm khám thóp trẻ sơ sinh an toànThóp trẻ sơ sinh nếu trong tình trạng bình thường thì sẽ bằng phẳng, tức không có dấu hiệu sưng, phồng lên hay lõm xuống so với hộp so. Trường hợp thóp trước có thể nhô hoặc phồng lên khi trẻ khóc, nôn hoặc đặt trẻ nằm xuống. Đồng thời, thóp sẽ phập phồng như đang đập theo nhịp tim. Đây là hiện tượng bình thường nên cha mẹ không nên quá lo lắng.
Khi khám thóp trẻ sơ sinh, chúng ta dùng đầu ngón tay sờ nhẹ lên đỉnh đầu của trẻ thì sẽ có cảm giác hơi mềm, phẳng và phía dưới trống rỗng với một đường cong nhẹ hướng xuống.
Advertisement
Bố mẹ nên kiểm tra thóp của trẻ thường xuyên bằng cách sờ đầu của bé để cảm nhận tình trạng của thóp như thế nào. Điều này sẽ giúp bố mẹ theo dõi sự phát triển, tăng trưởng của bé trong những ngày tháng đầu đời và phát hiện sớm nếu như có những dấu hiệu bất thường.
Nếu phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường như thóp quá lõm hoặc quá lồi, thời gian đóng thóp quá sớm hoặc quá muộn, mật độ của thóp chắc, bên dưới thóp không rỗng mà có gì đó nhô lên,… bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để có thể tìm ra bệnh lý và chữa trị kịp thời.
Nguồn: Trang thông tin sức khỏe Vinmec
Bảng Cân Nặng Trẻ Sơ Sinh Chuẩn Quốc Tế Mới Nhất Mẹ Hãy Tham Khảo Ngay
Dựa vào bảng cân năng trẻ sơ sinh, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sự tăng trưởng phát triển của bé. Bé đạt chuẩn cân nặng, chiều cao là điều mọi bố mẹ luôn mong mỏi. Giúp bố mẹ có thể theo dõi được chỉ số về chiều cao, cân nặng của trẻ, Tổ chức Y tế thế giới (viết tắt là WHO) đã đưa ra bảng cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 0-5 tuổi. Từ bảng này, các quốc gia sẽ có thêm điều chỉnh phù hợp nhất với tình trạng phát triển chung của trẻ ở đất nước mình. Các mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng theo tiêu chuẩn, để từ đó kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho con.
1. Quá trình phát triển về cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinhNgay khi vừa chào đời, cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh sẽ nhanh chóng tăng lên. Khi bé được 1 tuổi, cân nặng có thể gấp ba lần so với lúc mới sinh. Theo như bảng cân nặng trẻ sơ sinh của WHO, cân nặng của trẻ gái 1 tuổi khoảng 8.9kg, trong khi đó bé trai có thể đạt 9.6kg. Chiều cao trong năm đầu tiên sẽ tăng khoảng 25cm, đến năm thứ hai tăng 10cm.
Cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh tăng theo từng tháng. Ảnh: Internet
Sau đó, đến giai đoạn tiền dậy thì, được biết đến là thời điểm phát triển nhanh nhất. Chúng ta thường nghĩ rằng, tuổi dậy thì là lúc mà chiều cao của trẻ sẽ đat tốc độ nhanh nhất. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng, bởi giai đoạn tiền dậy thì mới quan trọng, đến lúc bước vào giai đoạn dậy thì, mọi chỉ số sẽ có phần chậm lại. Nhiều trẻ gần như không tăng, hoặc chỉ tăng 1-2cm mỗi năm.
2. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh 2023 – điều bố mẹ cần biếtTrong vài năm trở lại đây, nhiều bậc cha mẹ thường dựa theo bảng cân nặng trẻ sơ sinh cũng như bảng chiều cao trẻ sơ sinh để chăm sóc bé một cách toàn diện hơn. Thông qua đó, bố mẹ có thể phát hiện được những điều bất thường của trẻ. Từ đó chúng ta có thể nhanh chóng can thiệp y tế đúng lúc, đạt hiệu quả.
Việc theo cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cực kỳ cần thiết và bắt buộc để đảm bảo bé vẫn phát triển một cách bình thường. Điều này cũng giúp bố mé có một quá trình chăm con hoàn hảo và khoa học, tránh việc nuôi con theo cảm tính. Đôi khi bạn cho rằng bé đang phát triển tốt nhưng thực ra bé có thể đang bị dư thừa cần. Nếu như các chỉ sổ về cân nặng của bé nằm ngoài mức đã được đưa ra trong bảng cân nặng trẻ sơ sinh, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này.
Chỉ số cân nặng, chiều cao có thể chẩn đoán được tình trạng phát triển của bé. Ảnh: Internet
Từ bảng cân nặng trẻ sơ sinh, chúng ta có thể biết được bé đang tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh về sau. Ví dụ, trẻ sơ sinh mà trên 4kg có nguy cơ bị bệnh hạ đường huyết. Kéo theo đó là hàng loạt các hệ lụy như suy hô hấp, suy tim, hạ thân nhiệt. Nguy hiểm hơn là trẻ về sau có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường, ưng thư, béo phì cao hơn các trẻ khác.
Lượng Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh 3 Tháng Tuổi
Khi xác định được lượng sữa cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ giúp mẹ chăm con toàn diện hơn. Tránh được trường hợp trẻ bú quá nhiều dẫn đến nôn trớ, khó chịu; hoặc trẻ bú quá ít dẫn đến chậm phát triển và thường xuyên quấy khóc.
1. Lượng sữa cần cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi là bao nhiêu
Theo lượng sữa khuyến cáo của các chuyên gia y tế, đối với những trẻ từ 3 tháng tuổi sẽ cần khoảng 800ml sữa mỗi ngày.
Lượng sữa này sẽ được chia ra thành 5-6 lần lần ăn, mỗi lần khoảng 130-160ml.
Thời gian giãn cách giữa các bữa ăn là 2-3 giờ/lần (ban ngày) và 5-6 giờ/lần (ban đêm).
Khi mẹ cho con ăn theo những đề xuất này sẽ đảm bảo trẻ đủ no, đồng thời giúp hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh được bảo vệ tốt nhất.
2. Cách xác định lượng sữa cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi theo nghiên cứu của WHO
2.1. Cách xác định lượng sữa cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi theo loại sữa
a) Lượng sẽ cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ
Dựa theo các nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng từ WHO đã kết luận rằng, trẻ sơ sinh trong tháng thứ 3 cần khoảng 500-700ml sữa mẹ.
Lượng sữa này bé sẽ tiếp nạp trong 5-6 lần bú mẹ, mỗi lần bé sẽ bú 60-120ml.
Lưu ý: Các mẹ hãy kiểm soát tốt lượng sữa cho con ti mỗi lần. Vì có những bé mê ti đến nỗi, no rồi mà vẫn ti, dẫn đến trường hợp trẻ bị nôn trớ, tức bụng, khó thở,…
Mách mẹ cách tính lượng sữa trẻ đã bú trong mỗi lần ti mẹ:
Đối với những mẹ cho con ti bình sữa thì rất dễ để kiểm soát lượng sữa con đã bú. Khi con ti mẹ trực tiếp, các mẹ có thể ước lượng theo thời gian.
Ví dụ để bé bú hết bình sữa 100ml cần bao nhiêu thời gian. Từ đó, quy ra thời gian mẹ sẽ cho bé ti trực tiếp.
b) Lượng sẽ cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa công thức
Khi sử dụng sữa công thức, mẹ hãy cho bé uống theo liều lượng gợi ý của các hãng sữa đã quy định trên vỏ hộp.
Lưu ý: Lượng sữa cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi mỗi lần không nên vượt quá 150ml.
2.2. Hướng dẫn cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi theo cân nặng
Tổng lượng sữa cần cho trẻ sơ sinh 3 tháng dùng trong 1 ngày = Cân nặng x 150ml
Lượng sữa cần cho trẻ sơ sinh 3 tháng dùng trong 1 lần = Thể tích dạ dày của bé x2/3 = (Cân nặng x 30ml ) x2/3
Ví dụ cụ thể:
Đối với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, có cân nặng 5.5 kg thì:
* Lượng sữa cần cho trẻ sơ sinh 3 tháng dùng trong 1 ngày = 5.5 kg x 150ml= 825ml
* Lượng sữa cần cho trẻ sơ sinh 3 tháng dùng trong 1 lần = (5.5 x 30ml ) x2/3=110ml
3. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thực tế mà trẻ cần là bao nhiêu
Tất cả những hướng dẫn tính lượng sữa cần cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi mà chúng tôi vừa gợi ý ở trên, là chỉ số mà mẹ có thể tham khảo để có cơ sở chăm con tốt hơn. Trên thực tế, nhu cầu ăn của trẻ có thể nhiều hơn hoặc ít hơn.
Lazada
Shopee
– Mím môi: Khi no trẻ sẽ có dấu hiệu mím chặt môi hoặc né tránh sữa.
– Bú chậm lại rồi ngừng hẳn: Có một số trẻ khi đã no vẫn ngậm núm vú nhưng không bú.
– Nhè vú và thiu thiu đi vào giấc ngủ: Trẻ sơ sinh thường sẽ chìm vào giấc ngủ sau khi ăn no khoảng 15 – 20 phút. Chỉ một số ít trẻ có thể có biểu hiện nô đùa, nghịch ngợm sau khi ăn no.
– Số lần thay tã trong ngày: Bé cần phải thay tã 5 – 7 lần trong vòng 24 giờ.
– Số lần bé đi đại tiện trong ngày: Bé đi đại tiện 2-4 lần/ ngày và phân của trẻ có dấu hiệu mềm như bơ.
– Mức tăng cân trung bình: Bé tăng cân trung bình khoảng 125gr/tuần hoặc từ 600 gr/tháng.
Như vậy, để tính chính xác lượng sữa cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, mẹ hãy tham khảo những số liệu mà chúng tôi vừa gợi ý trên kết hợp với những biểu hiện thực tế của trẻ để điều chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp với con nhất.
Đánh giá bài viết
Baby Oil Dùng Để Làm Gì? Mẹo Làm Đẹp Hay Dành Cho Mẹ
1. Thành phần của Baby oil
Baby oil đã có mặt trên thị trường hơn 100 năm và từ lâu đã trở thành mặt hàng được bố mẹ ưa chuộng sử dụng. Nó là một chất lỏng trong suốt được làm từ dầu khoáng và hương thơm có nguồn gốc từ dầu mỏ.
Baby oil được pha chế để không gây dị ứng, không chứa paraben, phthalate và thuốc nhuộm. Điều này có nghĩa là nó an toàn cho hầu hết mọi người khi bôi lên da mà không sợ phản ứng dị ứng.
2. Baby oil có tác dụng gì cho bé 2.1 Dùng baby oil massage da béGiải đáp câu hỏi baby oil dùng để làm gì. Mục đích chính của sản phẩm là được thoa lên da bé trước khi massage. Nó có tác dụng làm dịu da bé, cung cấp độ ẩm vượt trội. Sản phẩm được khuyên dùng sau khi da đã ẩm với nước, chẳng hạn như sau khi bé tắm.
2.2 Vệ sinh mũi, tai, rốn cho béNhỏ một chút baby oil vào bông tăm giúp mẹ có thể vệ sinh tai, mũi, rốn cho bé sạch hơn. Bằng cách này các mảng bám sẽ dễ dàng được lấy đi và không gây tổn thương trên da bé.
3. 10 mẹo làm đẹp cho mẹ từ baby oil 3.1 Tẩy đi vết sơn bám trên taySử dụng baby oil kết hợp cùng với chuyển động tròn để những vết sơn trên da tay nhẹ nhàng trôi đi. Đây là một mẹo khá hay mà ít người biết đến.
3.2 Điều trị vết nứt nẻ gót chânBaby oil được sử dụng phổ biến như một loại kem dưỡng ẩm để giúp điều trị da khô, nhạy cảm. Xoa một ít dầu lên chân trước khi đi ngủ. Sau đó đi tất, lưu ý chọn màu tất để không dính màu dầu trên vải. Trong khi bạn ngủ, da chân của bạn sẽ mềm ngay lập tức.
3.3 Tẩy lôngBaby oil không thể tẩy lông, nhưng nó hiệu quả khi bổ trợ cho quá trình này. Việc sử dụng dầu em bé thường xuyên có thể giữ cho làn da của bạn ẩm và mềm mại hơn. Từ đó giúp việc tẩy lông dễ dàng hơn.
3.4 Tẩy trangMột miếng bông được làm ẩm với baby oil giúp tẩy trang mắt. Nó có thể được sử dụng như một loại nước tẩy trang mà không có nguy cơ gây kích ứng cho vùng da nhạy cảm quanh mắt và mặt.
Tuy nhiên, nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá, bạn nên tránh bôi baby oil lên mặt. Nó sẽ tạo ra một hàng rào trên da. Điều này làm bí da, giữ lại bụi bẩn xâm nhập vào lỗ chân lông. Tình trạng mụn trứng cá sẽ tồi tệ hơn.
3.5 Dưỡng tócMặc dù thoa dầu trẻ em lên tóc chắc chắn có thể khiến chúng trông bóng nhờn, nhưng sử dụng baby oil như một liệu pháp xả sạch có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu cho da đầu khô và khô nẻ ở tóc. Nhiều người sau khi thử cảm thấy rất hài lòng. Cho rằng nó giúp giữ ẩm và giúp tóc bóng mượt.
3.6 Làm mờ vết rạn trên daHầu hết các vết sẹo và vết rạn da đều lõm vào da. Bôi dầu em bé có thể làm căng da ở những khu vực này. Nó khiến cho những vết rạn trở nên mờ đi. Baby oil sẽ mất đi trong vòng 48 giờ sau khi thoa trên da. Vì vậy, để giữ cho làn da ẩm mượt và căng mọng, bạn nên chăm chỉ bôi nhiều lần.
4. Mẹ có thể dùng baby oil để làm gì trong sinh hoạtBaby oil dùng để làm gì trong sinh hoạt? Bên cạnh những công dụng về làm đẹp thì baby oil còn mang tới những tác dụng hay ho trong cuộc sống mà bạn cần bỏ túi.
4.1 Gỡ kẹo cao su dínhVết kẹo cao su dính tương đối khó nhằn để gỡ chúng ra. Bạn chỉ cần đổ một ít baby oil sau đó đợi một chút. Vết kẹo cao su sẽ dễ dàng bong tróc ra nhiều.
4.2 Chống muỗiTrong những trường hợp cấp bách không có thuốc chống muỗi, dầu trẻ em sẽ là thứ cứu cánh. Hương thơm từ dầu sẽ giúp phòng tránh muỗi đốt hiệu quả. Khi tìm hiểu baby oil dùng để làm gì, đây chắc chắn sẽ là mẹo vặt gây bất ngờ nhất.
4.3 Gỡ các chuỗi vòngNhững chuỗi vòng tự quấn vào nhau, rất khó gỡ rối. Nhỏ và giọt dầu em bé để việc gỡ rối dễ dàng và nhanh chóng hơn.
4.4 Bóc băng y tếĐây là mẹo giúp tránh tình trạng bé khóc mỗi khi thay băng y tế. Làm ướt nó bằng baby oil và đợi một chút. Chất kết dính sẽ tự nhả ngay lập tức mà không hề gây đau đớn.
Bướu Máu Ở Trẻ Sơ Sinh: Những Điều Cần Biết
Nhiều trẻ sinh ra đời kèm theo một cái bớt đỏ ở một vị trí bất kì trên cơ thể. Đó là hình ảnh thường gặp của bướu máu ở trẻ sơ sinh. Đa số trường hợp, bướu máu thường lành tính và không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của trẻ.
Bướu máu ở trẻ sơ sinh (Hemangiomas) là sự tăng sinh của nhiều mạch máu tại một vị trí của cơ thể. Bướu máu thường không diễn tiến thành ung thư. Đây là tình trạng thường được phát hiện ở ngoài da. Một số có thể được tìm thấy trong mắt, đường tiêu hóa hoặc các cơ quan khác của cơ thể.
Hầu hết bướu máu xuất hiện khi trẻ vừa mới sinh hoặc trong vòng một đến hai tuần sau đó. Diễn tiến tự nhiên của bướu máu là thường tăng kích thước trong 6 tháng đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, sau đó chúng nhỏ dần và biến mất khi trẻ được 3 đến 5 tuổi. Mỗi trẻ thường chỉ có 1 bướu máu.
Vị trí thường gặp của bướu máu là ở ngoài da. Chúng có màu đỏ tươi hoặc tím, ấn mềm, nổi gồ phía trên bề mặt da và sần sùi. Bướu máu có thể nhỏ như đầu ngón tay hoặc có kích thước đến 20 cm. Chúng thường có giới hạn rõ ràng và hoàn toàn không làm trẻ đau.
Bướu máu thường xuất hiện nhiều nhất trên đầu, ngực hoặc lưng. Một số trẻ có bướu máu ở sâu hơn dưới da. Bạn có thể thấy da trẻ có màu xanh nhạt hoặc hồng với đường viền không rõ.
Bướu máu có thể hình thành như một vết sưng nhỏ màu đỏ nhưng sau đó nhanh chóng lớn dần. Khi trẻ được 12 đến 18 tháng tuổi, bướu máu có thể bắt đầu chuyển sang màu hồng nhạt. Đây là một dấu hiệu cho thấy chúng đang dần biến mất. Nếu bướu máu bị tổn thương có thể gây chảy máu kéo dài và nhiễm trùng thành vết loét nếu không vệ sinh sạch sẽ.
Bướu máu có thể ở các cơ quan bên trong cơ thể và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Chúng thường được tình cờ tìm thấy khi trẻ làm những xét nghiệm vì một vấn đề khác. Khi bướu máu có kích thước lớn, có thể gây ra các triệu chứng như:
Đau bụng, đặc biệt ở phía trên rốn hoặc bên hông phải. Nếu bướu máu ở xương, có thể khiến trẻ đau khi vận động.
Sờ thấy một khối u tại vị trí có bướu máu.
Bướu máu ở đường hô hấp có thể chèn ép vào đường thở, khiến trẻ khó thở.
Hầu hết trẻ có thể được Bác sĩ chẩn đoán khi thăm khám mà không cần phải làm thêm bất kỳ xét nghiệm nào. Bác sĩ có thể cần chỉ định những xét nghiệm để xác định chẩn đoán và kiểm tra các bướu máu ở vị trí khác bên trong cơ thể, nếu con bạn là một trong những trường hợp sau:
Bướu máu rất lớn gây đau hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày của trẻ.
Trẻ có hơn 2 đến 3 bướu máu trên da.
Các xét nghiệm có thể bao gồm:
Siêu âm bụng.
CT scan ngực hoặc bụng.
Sinh thiết bướu máu: trẻ sẽ được lấy một mẫu mô nhỏ để xét nghiệm tính chất của bướu máu.
Hầu hết các bướu máu sẽ có xu hướng giảm kích thước và cuối cùng biến mất mà không cần điều trị. Đôi khi, con bạn có thể cần điều trị bằng thuốc, laser để thu nhỏ bướu máu hoặc phẫu thuật để loại bỏ nó nếu:
Bướu máu quá lớn gây ảnh hưởng đến trẻ. Bướu máu lớn ở miệng, mũi, mắt hoặc tai khiến trẻ gặp khó khăn với việc ăn uống, thở, nhìn hoặc nghe.
Bướu máu chảy máu thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ hoặc gây đau.
Biến chứng phổ biến nhất của phẫu thuật cắt bỏ bướu máu là chảy máu. Ngoài ra, bướu máu có thể tái phát sau phẫu thuật, tùy thuộc vào tính chất và vị trí của nó.
Sẽ mất bao lâu để sức khỏe của trẻ hồi phục.
Những hoạt động trẻ nên tránh và khi nào trẻ có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
Cách chăm sóc trẻ tại nhà.
Những triệu chứng hoặc vấn đề bạn nên theo dõi và cách xử trí nếu con bạn gặp phải.
Khi nào trẻ cần quay lại để Bác sĩ kiểm tra.
Nó có thể làm bạn và chính trẻ khó chịu nếu bướu máu ảnh hưởng đến vẻ ngoài của con bạn. Bác sĩ sẽ tư vấn giúp cha mẹ và trẻ khi tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là trước khi con bạn bắt đầu đi học.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Thở Khò Khè Và Hay Vặn Mình Mẹ Nên Làm Gì? trên website Gqut.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!